LUẬN VĂN:Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ
lượt xem 22
download
Bán lẻ hàng hóa là hoạt động kinh tế quan trọng, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là kênh phân phối hàng hóa từ các nhà sản xuất đến người mua ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vì thế, hoạt động kinh doanh này có vai trò rất rất quan trọng đời sống kinh tế của các quốc gia. Các Nhà nước cũng chính vì thế rất cần phải quản lý hoạt động này do đó cần đặt ra hệ thống các tiêu chuẩn quản lý cho lĩnh vực bán lẻ. Trước đây, hoạt động...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN:Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ
- LUẬN VĂN: Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ
- LỜI NÓI ĐẦU Bán lẻ hàng hóa là hoạt động kinh tế quan trọng, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là kênh phân phối hàng hóa từ các nhà sản xuất đến người mua ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vì thế, hoạt động kinh doanh này có vai trò rất rất quan trọng đời sống kinh tế của các quốc gia. Các Nhà nước cũng chính vì thế rất cần phải quản lý hoạt động này do đó cần đặt ra hệ thống các tiêu chuẩn quản lý cho lĩnh vực bán lẻ. Trước đây, hoạt động bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam được tiến hành tự phát, chủ yếu do các tổ chức tư nhân thực hiện. Tuy nhiên từ 1997, trên thị trường Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện các nhãn hiệu hàng tiêu dùng của các tập đoàn đa quốc gia. Ngay lập tức, các công ty này đã xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối nhằm chiếm lĩnh thị phần. Từ đó, cung cách buôn bán và phân phối hàng hoá truyền thống đã có nhiều thay đổi bởi sự xuất hiện một mạng lưới các nhà phân phối nhỏ được hình thành ở khắp 64 tỉnh, thành trong cả nước. Cũng trong giai đoạn này, thị trường trong nước bắt đầu có hàng loạt các trung tâm bán lẻ của các công ty Việt Nam xuất hiện và cạnh tranh cùng những siêu thị của các tập đoàn phân phối nước ngoài. Tuy nhiên chúng ta hiện chưa hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn để quản lý hoạt động kinh doanh quan trọng này. Hiện tại, với lộ trình gia nhập WTO. Việt Nam cam kết phải mở cửa cho các tổ chức bán lẻ tham gia thị trương trong nước. Trước thách thức này, chúng ta cũng có trách nhiệm phải xây dựng hệ thống các quy định bán lẻ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Với các doanh nghiệp trong nước, để đương đầu với tương lai sắp diễn ra này, họ đang gấp rút nâng cao khả năng cạnh tranh và vì thế cũng cần nhà nước ban hành các quy định về tiêu chuẩn làm cơ sở cho những thay đổi. Với cơ sở thực tiễn trên, tôi xin đưa ra đề tài “Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ”. Qua đề tài này tôi muốn bày tỏ một số quan điểm của bản thân về vấn đề bán lẻ hàng hóa trong nền kinh tế Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động này.
- Chương 1 Những lý luận chung và tính thực tiễn của đề tài .1. Những khái niệm cơ bản .1.1. Hoạt động bán lẻ hàng hoá và thị trường bán lẻ Thương mại hàng hoá hiện nay chủ yếu được thực hiện theo hai phương thức là giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Trường hợp thứ hai chính là hoạt động kinh doanh bán lẻ hàng hóa. Bán lẻ hàng hoá là hoạt động bán trực tiếp hàng hoá cho người tiêu dùng, từng cái, từng ít một. Hàng hoá thông qua bán lẻ sẽ đi và tiêu dùng. Hoạt động bán lẻ được thực hiện thông qua các chợ, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, đại siêu thị bán lẻ Thị trường bán lẻ hàng hoá là thị trường với sự tham gia của ba nhân tố: thứ nhất là các tổ chức kinh doanh bán lẻ, có vai trò thu mua hàng hóa từ người sản xuất, phân phối và bán hàng hoá đến tay người tiêu dùng; thứ hai là người tiêu dung, đây là đối tượng hướng đến của các tổ chức bán lẻ trên, họ mua hàng hoá về để sử dụng nhằm thoả mãn các nhu cầu bản thân; thứ ba là nhà nước, nhân tố có vai trò giám sát, quản lý và điều tiết hoạt động của thị trường này, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý thông qua việc ban hành các luật, các quy định, các tiêu chuẩn và thông qua các cơ quan quản lý thị trường. .1.2. Vai trò của ngành kinh doanh bán lẻ trong nền kinh tế Do bán lẻ là hoạt động bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dung nên đây là một ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Vai trò của bán lẻ là trung gian giữa nhà sản xuất, phân phối và khách hàng, do đó hoạt động này có ảnh hưởng quan trọng tới cả phía sản xuất và tiêu dùng. Bán lẻ giúp các nhà sản xuất bán sản phẩm và người mua có nhiều lựa chọn hơn khi mua hàng, đồng thời còn là kênh trung gian giữa người mua và người bán, nghĩa là qua đó nhà sản xuất có thể nhận được các phản hồi về sản phẩm để nắm được thói quen, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng nhằm tiến hành cải tiến, nâng cấp, lựa chọn và cho ra đời các sản phẩm tốt nhất; ngược lại phía người mua cũng được cung cấp thông tin về hàng hoá, nhà sản xuất hay được hưởng những dịch vụ hậu mãi, bảo hành…
- .1.3. Các tổ chức bán lẻ hàng hoá Các đơn vị tham gia trong thị trường bán lẻ rất đa dạng. Đó có thể là các đơn vị rất nhỏ như là các sạp kinh doanh ở chợ, các cửa hàng tạp hoá tư nhân, các cửa hàng kinh doanh, và cũng có thể ở quy mô lớn và rất lớn như các siêu thị, trung tâm thương mại hay các đại siêu thị bán lẻ. Vì vậy sở hữu các đợn vi kinh doanh này có thể là các cá nhân hay là các doanh nghiệp. Hoạt động bán lẻ nhau cũng diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau. Ngoài các cách thức truyền thống, hoạt động kinh doanh bán lẻ hiện nay có thể không cần đến cửa hàng, cũng như không cần quá nhiều nhân viên như bán hàng qua mạng, qua catalogue, hay các hoạt động bán hàng đa cấp Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu về các doanh nghiệp bán lẻ lớn kinh doanh theo lối truyên thống qua các chuỗi cửa hàng, các siêu thị, trung tâm thương mại, bởi đây là các tổ chức có quy mô, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này và cũng chính vì thế sự phát triển của họ ảnh hưởng nhiều đến thị trường nói chung, đồng thời những chính sách quản lý của Nhà nước cũng chủ yếu được xây dựng nhằm quản lý các doanh nghiệp này. .1.4. Tiêu chuẩn bán lẻ Tiêu chuẩn là các chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện. Và tiêu chuẩn do Nhà nước đặt ra là các điều kiện bắt buộc, có tính cưỡng chế thi hành. Tiêu chuẩn cho các tổ chức bán lẻ là các tiêu chuẩn do nhà nước đặt ra cho các tổ chức này nhằm quản lý hoạt động bán lẻ trên lãnh thổ Việt Nam. Các tiêu chuẩn bán lẻ được quy định quản lý toàn bộ các tổ chức kinh doanh bán lẻ trên lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên mỗi loại hình kinh doanh lại có những quy định khác nhau, quy định dành cho các hộ kinh doanh các chợ các hàng tạp hóa sẽ khác với các tiêu chuẩn dành cho kinh doanh các siêu thị... Các tổ chức sẽ chịu tác động nhiều nhất của các tiêu chuẩn này là các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn bởi Nhà nước cần xác định trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp này có vai trò to lớn, có khả năng ảnh hưởng mạnh tới thị trường tiêu dùng trong nước. .2. Tính tất yếu của việc xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ hàng hoá của Việt Nam
- .2.1. Kinh doanh bán lẻ trong thời điểm hiện nay Kỷ nguyên chúng đang sống hiện nay được các nhà kinh tế nhận định là kỷ nguyên của "toàn cầu hoá", là thời điểm mà hầu như tất cả các Quốc gia đều đang thực hiện mở cừa, thừa nhận sự tác động qua lại, đồng thời và liên tục giữa các nền kinh tế. Vì thế nghiên cứu hoạt động bán lẻ trong thời điểm này chính là viêc xem xét, đánh giá hoạt động bán lẻ trong thời kỳ "toàn cầu hoá". Hoạt động bán lẻ trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế Toàn cầu hóa, theo nghĩa rộng, là các hoạt động vượt biên giới quốc gia, với quy mô và thể hiện mang ý nghĩa toàn thế giới. Toàn cầu hoá được phản ánh trên tất cả các khía cạnh của đời sống nhân loại: kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa... Với ý nghĩa là một nội dung trong sự gắn kết với các khía cạnh khác nhau của toàn cần hoá, toàn cầu hóa kinh tế thể hiện sự liên kết quốc tế ngày càng sâu sắc các quá trình sản xuất, kinh doanh và các loại hình thị trường giữa các nền kinh tế. Quá trình toàn cầu hoá không chỉ diễn ra thông qua thương mại hàng hoá và dịch vụ truyền thống, mà còn bao gồm cả những giao dịch khác qua biên giới quốc gia như các luồng đầu tư, tài chính, công nghệ, thông tin (kể cả ý tưởng về phát triển, công nghệ và quản lý), và nhân công (chuyên gia, lao động có và chưa có tay nghề). Toàn cầu hoá còn được thúc đẩy trên cơ sở các quan hệ song phương và đa phương, các tổ chức quốc tế và khu vực. Toàn cầu hoá nền kinh tế không phải là một xu thế mới xuất hiện gần đây mà đã được nhen nhóm vào thế kỷ 16 và phát triển khá mạnh vào cuối thế kỷ 19 cho đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá trong một số thập kỷ qua, nhất là từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước cho đến hiện nay đã trở nên hết sức sâu sắc và có những biến đổi mạnh mẽ chất, mang nhiều đặc trưng và nhân tố mới. Nhân tố quan trọng đầu tiên dã tạo ra sự gia tăng mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế vừa qua là tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ. Tiến bộ về công nghệ thông tin, tin học và vận tải cùng việc giá cả hạ nhanh chóng đã rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các nước, đã đẩy nhanh sự lan toả công nghệ và quá trình gắn kết, chuyên môn hoá kinh tế giữa các quốc gia. Một nhân tố nữa là sự thay đổi tư duy về phát triển cùng những cải cách kinh tế định hướng thị trường, tự do hoá và mở cửa thương mại, đầu tư và tài chính tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, không thể không tính đến
- một nhân tố quan trọng là sự giao lưu ngày càng tăng của các tầng lớp dân cư giữa các quốc gia thong qua trao đổi chính thức (các mhà chính trị, các học giả...), qua du lịch, qua chuyển giao nhân công, và di cư cũng đã góp phần làm sâu sắc thêm quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế và cả toàn cầu hoá nói chung. Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế là một xu thế sẽ còn tiếp tục và không thể đảo ngược. Đồng thời đây cũng là một quá trình có tác động không đồng đều đến các nước và còn chưa thật rõ ràng về nhịp độ và xu hướng vận động. Ý nghĩa và tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ thông tin cũng như những thay đổi tư duy và ý tưởng về phát triển còn chưa được thấy hết. Những chế định quốc tế và đa phương đối với các loại hình giao dich qua biên giới còn nhiều bất cập trước thực tế. Trong khi đó, toàn cầu hoá đang diễn ra trong bối cảnh một thế giới đa cực, nhưng còn chưa cân bằng, các cường quốc vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau; xung đột và tiềm năng xung đột cũng như những áp đặt và tham vọng chính trị, dặc biệt là của những nước lớn, là các vấn đề không đồng thuận cho toàn cầu hoá. Hơn nữa, trên thế giới hiện có sự cách biệt đáng kể giữa các nhóm nước vế trình độ phát triển, năng lục bộ máy nhà nước và trình độ lao động. Nhiều nước còn cơ bản phải dựa và tài nguyên và chi phí lao động thấp để thúc đẩy sự phát triển, trong khi không ít nước đã bước và giai đoạn cảu các nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng kiến thức- trí tuệ. Trong bối cảnh trên, xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ thể hiện qua 4 đặc điểm sau: Thứ nhất, thị trường bán lẻ là thị trường có tính toàn cầu và vai trò của các công ty xuyên quốc gia là rất lớn Thứ hai, khả năng trao đổi, thu nhận và xử lý thông tin đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp tham gia thị trường. Thứ ba, Tổ chức Thương mai thế giới WTO là tổ chức Quốc tế đa phương có trách nhiệm điều chỉnh hệ thống thương mại toàn cầu và các vấn đề liên quan như dịch vụ, đầu tư, quyền sỏ hữu trí tuệ...và giám sát chính sách của các thành viên trên cơ sở các nguyên tắc chung. Thứ tư, sự tác động đến họat động bán lẻ đến từ chính sách của các nhóm kinh tế có quyền lực như G7, G10, G20, G77 và các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB)...
- Hoạt động bán lẻ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Toàn cầu hoá nền kinh tế chính là sự phản ánh quá trình hội nhập kinh tế của các quốc gia. Quá trình hội nhập hội nhập kinh tế thể hiện qua các biện pháp tự do hoá và mở cửa kinh tế địa phương, khu vực và đa phương ở phạm vi toàn cầu như Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Tham gia vào WTO có nghĩa là chúng ta đã cam kết tự nguyện thực hiên các hoạt động hội nhập với Thế giới. Tiến trình hội nhập của Việt Nam đang đến giai đoạn mở cửa, tự do hoá rộng rãi hàng hoá và dịch vụ. Để tiến tới tự do hoá thương mại và đầu tư trong hoạt động kinh doanh bán lẻ theo cam kết khi gia nhập WTO, chúng ta cần phải cụ thể hoá hơn nữa các nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia, xây dựng các trình tự, điều kiện, thủ tục áp dụng các nguyên tắc này đồng thời có chiến lược và chính sách bảo hộ bộ phận để giành lợi thế cạnh tranh khi không có điều kiện bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước. Quá trình hội nhập của Việt Nam sẽ tác động đến hoạt động bán lẻ trong nước ở các mặt sau: Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự đan xen, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trương trong nước và thế giới, vừa hợp tác để cùng phát triển, vừa đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình, chống lại các áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế và các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia. Thứ hai, hội nhập kinh tế là quá trình xoá bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ giữa Việt Nam và các quốc gia khác theo hướng tự do hóa. Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế một mặt tạo điền kiện thuận lợi mới cho các doanh nghiệp bán lẻ trong kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp đó phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. Thứ tư, hội nhập kinh tế thế giới tạo thuận lợi phát triển các hình thức bán lẻ ở Việt Nam nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, là sức ép đối với chúng ta trong việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô thị trường bán lẻ. Thứ năm, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện mở rông thị trường, chuyển giao công nghệ và các kinh nghiêm quản lý các hoạt động bán lẻ.
- Xem xét hoạt động bán lẻ trên khía cạnh tác động của xu thế toàn cầu hoá cũng như trên quan điểm hội nhập cùa Việt Nam chúng ta thấy sự cần thiết của việc xây dựng tiêu chuẩn cho hoạt động kinh doanh bán lẻ. .2.2. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ - yêu cầu khách quan khi Việt Nam gia nhập WTO Ngày 7.11.2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khi đã là thành viên của tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới này thì chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm thực hiện các nguyên tắc của tổ chức. Các nguyên tắc này của WTO bảo đảm đạt được một nền thương mại thế giới tự do, công bằng, có tính dự báo cao và các bên cùng có lợi, trong đó có yêu cầu mở cửa ngành dịch vụ bán lẻ. Lúc này, ta phải thấy đặt ra các tiêu chuẩn bán lẻ là vấn đề khách quan, thực hiện theo những gì chúng ta đã cam kết. Ngoài ra với nguyên tắc không phân biệt đối xử trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, việc gia nhập WTO cũng đưa ra các yêu cầu như phải sử dụng tiêu chuẩn quốc tế làm căn cứ cho việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia. Các tiêu chuẩn lúc này cần phải phù hợp với các nguyên tắc trên. Nghĩa là yêu cầu khách quan là các tiêu chuẩn phải được thay đổi hay quy định mới hoàn toàn theo xu hướng trên. Ngoài ra, do việc gia nhập WTO, sẽ làm cho cơ cấu kinh doanh bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam thay đổi, thành phâm tham gia sẽ đa dạng hơn, sẽ có thêm nhiều mối quan hệ kinh tế xuất hiện… vì thế sẽ cần phải có các quy định về mới. Các lý do trên đặt ra vấn đề cấp thiết là phải xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ. .2.3. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ - giải pháp cho vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước Triển vọng của ngành công nghiệp bán lẻ tại Việt Nam cũng đồng nghĩa với các kênh phân phối truyền thống như chợ và cửa hàng tạp hóa dần bị thu hẹp. Bên cạnh đó, thị trường mở cửa, nhiều sản phẩm nước ngoài sẽ xâm nhập thị trường Việt Nam và lấn áp về thương hiệu. Một khi kênh phân phối truyền thống bị suy yếu sẽ kéo theo sự sụp đổ của một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam. Hệ thống phân phối nội địa ở Việt Nam
- cũng đối diện nguy cơ bị điều khiển bởi các tập đoàn nước ngoài khi mà các doanh nghiệp Việt Nam thiếu một kế hoạch vững chắc cho ngành bán lẻ nội địa. Theo lộ trình cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, từ năm 2007, các doanh nghiệp Mỹ sẽ được tham gia cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực thương mại. Hiện các tập đoàn bán lẻ của nhiều nước trên thế giới cũng đang muốn tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Làm thế nào để xây dựng được các tập đoàn, kênh phân phối đủ mạnh do chính các doanh nghiệp Việt nam nắm giữ? Với những cam kết khá mạnh mẽ về mở cửa hệ thống bán lẻ, sự hiện diện của các tập đoàn, siêu thị lớn thế giới sẽ có mặt tại Việt Nam là điều chắc chắn. Đây là một thách thức cho hệ thống phân phối, bán lẻ còn non trẻ trong nước. Với tiềm lực mạnh về tài chính, kinh nghiệm, phương tiện quản lý hiện đại, toàn bộ thị trường bán lẻ trong nước có thể sẽ bị họ thu tóm, chi phối bởi chính sách kinh doanh của họ; họ có thể áp dụng biện pháp không lành mạnh để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Viêc xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ có thể được xem như một biện pháp cho vấn đề trên. Xây dựng các tiêu chuẩn cững là biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả hơn với các tập đoàn và tổ chức bán lẻ quốc tế. Khi đó các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam được đặt trong môi trường kinh doanh khắt khe hơn, có tinh cạnh tranh cao hơn. Và với nỗ lực phải tốt hơn, chuyên nghiệp hơn để tồn tại và phát triển sẽ là động lực cho họ làm mới, tạo ra những đột phá về mặt chất nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các đối thủ từ nước ngoài. Không những thế, việc áp dụng các tiêu chuẩn bán lẻ cũng bắt buộc các nhà sản xuất, các doanh nghiệp trong nước áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất, chế tạo sản phẩm, nâng cao chất lượng và tinh hấp dẫn của hàng hoá. Các tiêu chuẩn cũng sẽ giúp hạn chế các hành vi phản cạnh tranh mà các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng áp dụng. Thực hiện các tiêu chuẩn và kiểm tra việc thực hiện giáup ngăn chặn các hành vi làm cho người tiêu dùng lầm tưởng về hàng hóa thông qua quảng cáo, khẩu hiệu sai trái, phóng đại quá mức về sản phẩm hay những quảng cáo dối trá nhằm che đậy sự thật hoặc lừa dối người tiêu dùng. Nếu chúng ta trọng thành lập cơ quan quản lý thực hiện tiêu chuẩn và cơ quan này hoành thành tốt chức năng là bộ
- máy kiểm tra và cân đối quyền lực trên thị trường trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ chắc chắn trên thị trường sẽ ít xảy ra các hành vi phản cạnh tranh như nói trên Tuy nhiên cơ quan quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn trên cần phải cân băng giữa việc can thiệp của chức quản lý Nhà nước đối với thị trường, các biện pháp tạo môi trường pháp lý nhằm bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và thực thi Luật cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, bán lẻ. .2.4. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ - chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh trong nước Theo các nhà quản lý thì khi Việt Nam gia nhập WTO chắc chắn sẽ là cho hoạt động kinh doanh bán lẻ thay đổi rất nhanh về cả về lượng và chất. Về măt lượng, nền kinh tế của chúng ta sẽ phát triển với tốc độ cao, tăng nhanh các lọai hình tổ chức kinh doanh bán lẻ, người dân có thu nhập ngày càng cao hơn và chi nhiêu tiền hơn cho tiêu dùng. Còn về mặt chất, cơ cấu thành phần các lọai hình tổ chức bán lẻ sẽ thay đổi theo xu hướng kinh doanh với quy mô lớn hơn, cơ cấu về mặt hàng cũng thay dổi theo thị hiếu ngày càng cao, và chi tiêu cho các mặt hàng đắt tiền của người dân sẽ tăng. Người tiêu dùng cũng càng ngày càng đòi hỏi phải được hưởng các điều kiện tốt nhất khi mua sắm. Xây dựng các tiêu chuẩn cho hoạt động kinh doanh bán lẻ cũng như các hoạt động kinh doanh khác còn được xêm như là biện pháp của nhà nước nhằm thay đổi những tập quán kinh doanh lạc hậu, thay đổi tư duy, hướng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trở nên chuyên nghiệp hơn, tiếp cận với phong cách mới, hiện đại và hiệu quả. Cúng cách làm việc, kinh doanh sẽ khó mà hiệu quả nếu như thiếu các tiêu chuẩn. Trong kinh doanh bán lẻ cũng vậy, nếu chúng ta thiếu các quy định, hoạt động bán lẻ sẽ được tiến hành giống như ở các chợ trời hiện nay. Nghĩa là, việc kinh doanh diễn ra rất lộn xộn. Là người mua, chúng ta sẽ rất khó biết được nên mua hàng ở đâu, nơi nào bán với giá tốt nhất, xuất xứ hàng hoá ra sao, bảo hành, bảo trì thế nào,ai chịu trách nhiệm về sản phẩm... Người bán không muốn hay không thể cung cấp được các thông tin về sản phẩm, sẵn sàng lừa dối bằng nhiều cách như cân sai, cân thiếu, bớt xén, thay đổi thành phần, thay đổi bao bì, nhãn hiệu... Tuy nhiên các hành động vi phạm trên của người bán sẽ không bị xử phạt, răn đe và quyền lợi hiển nhiên của người mua không
- được bảo vệ. Nhà nước cần phải có biện pháp để giải quyết các mối quan hệ trên. Điều cần thiết là xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ. Việc xây dưng một hệ thống các tiêu chuẩn đày đủ và chặt chẽ sẽ giúp hoạt động kinh doanh nay như là trong siêu thị. Người bán cố gắng thu hút người mua và cạnh tranh với các đối thủ bằng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, do đó họ phải , sắp xếp hàng hoá theo một trật tự hợp lý nhất, yêu cầu nhân viên bán hàng có thái độ niềm nở, tận tình, sẵn sang giúp đỡ khách, luôn phải có các chương trình khuyên thị, khuyến mãi, bảo hành, bảo trì... Người mua có nhiều lụa chon mua sắm hơn, họ sẽ chon những của hàng có mức giá cả tốt nhất, tiện nghi tốt nhất, cung cách phục vụ tốt nhất, có nhiều ưu đãi cho khách hàng nhất, đồng thời với các cam kết về bảo hành, bảo trì, các hàng hoá được gián nhãn mác xuất xứ, ghi rõ cách thức, thời hạn sử dụng nên quyền lợi của họ luôn được đảm bảo. Như trên có thể thấy, việc xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ không chỉ khiến cho hoạt động bán hàng trở nên chuyên nghiệp hơn mà còn là cho họat động mua hàng trở nên tiện lợi hơn, đồng thời Nhà nước cũng thể hiện chức năng cao hơn khi quản lý hoạt động kinh doanh này bằng pháp luật.
- .2.5. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ -xây dựng thương hiệu bán lẻ cho Việt Nam Việc phát triển ngành kinh doanh bán lẻ cần được xem là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Nguyên nhân là bán lẻ còn có thể được xem như phương tiện để phát triển các ngành kinh tế khác. Có thể xét đến các điển hình từ các nước láng giềng trong ASEAN như Singapore, Thái Lan. Nhờ tác động qua lại tich cực giữa họat động bán lẻ với các hoạt động kinh tế khác đã xây dựng được một thương hiệu bán lẻ ở tầm quốc gia. Singapore được cả thế giới biết đến như là “thiên đương mua sắm” đồ điện tử, máy vi tính, không chỉ bởi nước này có ngành sản xuất hàng điện tử phát triển (Đài Loan có thể mạnh hơn Singapore trong lĩnh vực này) mà còn do họ biết gắn kết hai ngành này với nhau. Tại Singapore có mật hầu hết các tên tuổi nổi tiếng về các mặt hàng sản phẩm máy tính, máy nghe nhạc, máy ảnh kỹ thuật số… Tại đây, người mua có rất nhiều lựa chọn mua sản phẩm, hưởng chế độ bảo hành trên toàn thế giới, thái độ phục vụ tận tình và mức giá bán lẻ gần như là thấp nhầt. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh bán lẻ còn được hỗ trợ bởi chiến lược thu hút khách du lịch, xây dựng các tua du lịch giá rẻ đến Singapore... Nhiều quốc gia khác cũng có cách làm tương tự như Thái Lan với mặt hàng may mặc, Hồng Kông với đồ gia thuộc, Malaysia với hàng điện gia dụng… Xây dựng thương hiệu bán lẻ quốc gia góp phần phát triển quốc gia đó. Việc Việt Nam chúng ta chưa có thế mạnh trong sản xuất một mặt hàng tiêu dùng nổi trội nào là một bất lợi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phát triển mô hình trên theo xu cách sau. Đó dành thật nhiều ưu đãi cho hoạt động đầu tư, sản xuất và thương mại của một nhóm các sản phẩm tiêu dùng nổi bật nào đó, chẳng hạn như điện thoại di động hay thời trang cao cấp, ngằm khuyến khích các quốc gia hay các tập đoàn lớn có thế mạnh về các sản phẩm trên thực hiện sản xuất hoặc mở hệ thống phân phối, bán hàng tại Việt Nam. Kết hợp với xây dựng, quảng cáo các tua du lịch đến Việt Nam mua sắm. Vì thế khi cần xây dụng các tiêu chuẩn riêng cho định hướng phát triển theo cách trên, nới lỏng về thủ tục nhưng phải chặt chẽ về mặt chất lượng.
- Chương 2 Nhận định về thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay và các tiêu chuẩn cần được áp dụng 2.1. Toàn cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam Là thành viên chính thức của WTO, nước ta đã bước vào sân chơi toàn cầu về kinh tế. Trong đó, ngành phân phối bán lẻ hàng tiêu dùng được dự báo là một trong những ngành gặp nhiều khó khăn nhất trong giai đoan đầu của hội nhập. Mở cửa thị trường bán lẻ là một trong những vấn đề được đàm phán căng thẳng nhất. Và việc mở cửa thị trường bán lẻ cũng được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là sẽ tác động rất lớn đến hệ thống phân phối trong nước và chi phối đến quá trình sản xuất hàng hoá của các doanh nghiêp. 2.1.1. Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam Việt Nam trong thời gian qua là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Năm ngoái, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng 8,4%, trong khi con số tương tự ở Mỹ chỉ là 3,5%. Trong số 84 triệu dân, hơn một nửa người Việt Nam thuộc lứa dưới 30 tuổi. Điều này rất ấn tượng đối với các nhà bán lẻ bởi chính lớp trẻ là người yêu thích mua sắm hơn cả. Cũng vì thế mà lượng tiền người tiêu dùng bỏ ra mua sắm trong 2005 tăng 16% so với năm trước, còn doanh số bán lẻ tăng 20%. Theo Tổng cục Thống kê, tổng doanh thu bán lẻ năm 2005 đạt 335.383 tỉ đồng, tương đương 20,93 tỉ USD. Theo Bộ Thương mại, mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,7 triệu đồng, so với 5 năm trước đó chỉ là 2,8 triệu đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 580,7 nghìn tỷ đồng (tính theo giá thực tế) tăng 20,9% so với năm trước và tăng trên 13%, nếu loại trừ yếu tố giá, đây là mức tăng tương đối cao so với mức tăng trưởng GDP hàng năm, chứng tỏ sức mua tăng và tiêu dùng của dân cư tăng lên. Trong tổng mức, kinh tế nhà nước tăng 8,2%; kinh tế tập thể tăng 20,8%; kinh tế cá thể tăng 22,4%; kinh tế tư nhân tăng 25%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,5%. Phân tích theo ngành kinh tế, thương nghiệp tăng 19,9%; khách sạn, nhà hàng tăng 22,3%; dịch vụ tăng 31,6% và du lịch lữ hành, chiếm 0,7% tổng mức nhưng tăng 30,5%. Theo đánh giá của Bộ Thương mại, trong giai đoạn 2001 - 2006 doanh thu bán lẻ thị trường Việt Nam tăng
- bình quân 18%/năm, cao gấp khoảng hai lần so với mức tăng trưởng bình quân của GDP cùng kỳ. Một cuộc khảo sát quy mô của Câu lạc bộ hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006 cho thấy mức chi tiêu của người tiêu dùng năm 2006 cao hơn năm 2005, khu vực người có thu nhập từ 1 triệu đồng/tháng trở lên có mức chi tiêu tăng cao nhất với 34% (năm 2005 tăng 18,4% ) Cả nước hiện có trên 200 siêu thị; 30 trung tâm thương mại; khoảng 10.000 cửa hàng tự chọn; 9.063 chợ, 165 chợ đầu mối cấp vùng và cấp tỉnh. Tuy nhiên, hàng hóa đến người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (40%), cửa hàng bán lẻ (44%), còn hệ thống phân phối hiện đại chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại 6% do các nhà sản xuất trực tiếp bán hàng Chính sách mở cửa của Việt Nam cùng với sức mua tăng cao đang biến thị trường 84 triệu dân, có mức tăng GDP 8,4% và tổng tiêu dùng lên đến 21 tỉ USD này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Do vậy, thị trường Việt Nam đang thu hút sự chú ý của các nhà phân phối nước ngoài. Wal-Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Lotte Shopping (Hàn Quốc), Dairy Farm (Hồng Kông), South Asia Investment PTE (Singapore)... đã lần lượt "đánh tiếng" với cơ quan chức năng Việt Nam, thậm chí có công ty đã lập văn phòng đại diện và tiến hành nghiên cứu thị trường chờ thời cơ bước vào thị trường Việt Nam. Đại diện nhiều tập đoàn chuyên tư vấn bất động sản quốc tế cho rằng sức hấp dẫn còn do mức giá cho thuê các trung tâm thương mại tại Việt Nam khá rẻ và linh động. Ngoài ra, Việt Nam còn là cửa ngõ dẫn tới một số thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và Lào. Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế xây dựng kế hoạch để xâm nhập thị trường sau khi Việt Nam vào WTO, trong đó có 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh), cùng nhiều tập đoàn châu Á như Dairy Farm (Hồng Kông) và South Asia Investment (Xinhgapo). Trước đó, nhiều tập đoàn phân phối lớn đã có mặt tại Việt Nam như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaixia), Zen Plaza (Nhật Bản) và Diamond Plaza (Hàn Quốc).
- Với thì trương đang phát triển như thế nhưng hiện nay việc quản lý hoạt động kinh doanh bán lẻ lại chưa được quan tâm đúng mức. Cụ thể là chúng ta chưa có mệt hệ thống tiêu chuẩn hoàn chỉnh và đồng bộ cho các tổ chức bán lẻ. Vì vậy, việc xây dựng tiêu chuẩn cho các tổ chức bán lẻ ở Việt Nam là việc làm cấp thiết và cần được Nhà nước thực hiện trong thời gian ngắn tới đây. 2.1.2. Các tổ chức bán lẻ hàng hóa trong nước hiện nay Khi nghiên cứu hiện trạng của các tổ chức bán lẻ trong nước tôi rút ra được những kết luận sau. Điểm mạnh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là hiện đã định vị được thương hiệu và thị phần, am hiểu địa phương tốt và có thể xoay chuyển kế hoạch nhanh hơn và có thể duy trì vị thế bằng cách tìm thuê càng nhiều mặt bằng trước càng tốt, nhằm đi trước các tập đoàn nước ngoài trong cuộc tìm kiếm những địa thế kinh doanh có khả năng tạo ra lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, phải thấy rằng những mặt thuận lợi trên là quá nhỏ bé nếu so sánh với những hạn chế hay thua thiệt của các doanh nghiệp chúng ta với các doanh nghiệp nước ngoài. Nặt khác, những điểm mạnh trên không đem lại bao nhiêu lợi thế cho chúng ta trong khi các điểm yếu thì khó được nhận biết hơn, trong khi chính các điểm này lại mang đến nhiều hậu quả không tốt và làm lu mờ các ưu điểm trên. Những điểm yếu được xem là “tử huyệt” của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thể thấy rõ nhất là. Sự yếu kém của hệ thống phân phối Hệ thống phân phối trong nước còn yếu kém, lạc hậu và thiếu trình độ quản lý, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và kể cả phương thức kinh doanh đều chưa theo chuẩn mực quốc tế.... Do vậy, thị trường dễ bị tổn thương mỗi khi có biến động khách quan. Ngoài hệ thống G7-Mart, Saigon Co.op Mart và Maximark, chưa có hệ thống siêu thị nào mạnh hơn. Hệ thống siêu thị Saigon Co.opMart có 15 siêu thị và hàng chục cửa hàng tiện lợi; INTIMEX có 8 siêu thị; Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Phong có 5 siêu thị Maximark; Công ty TNHH mại và dịch vụ Đông Hưng có 10 siêu thị Citimark. Tập đoàn dệt may Việt Nam có 28 siêu thị và cửa hàng tự chọn VINATEX. Định hướng đến năm 2010 sẽ nâng lên 90, trong đó có 30 siêu thị và trung tâm thương mại, 60 cửa hàng tự chọn. Về các hệ thống phân phối sản phẩm do các nhà sản xuất tổ chức, các doanh nghiệp lớn trong nước mạnh ai nấy làm. Có hệ thống phân phối mạnh nhất phải
- kể đến Vinamilk, Kinh Đô... nhưng cũng không thể qua mặt được hệ thống phân phối bao trùm của các công ty nước ngoài như Unilever, P&G hay Colgate, Palmolive... Thời điểm này các doanh nghiệp cả trong và ngoài n ước đang chạy đua xây dựng, mở rộng hệ thống, chuỗi cửa hàng bán lẻ theo tiêu chuẩn, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đây là một mô hình mới ít nhiều giúp một số doanh nghiệp có thể đứng vững trong cuộc chiến thị phần với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng xét về bản chất thì mô hình này còn chứa đựng nhiều điều bất ổn, do tâm lý người Việt Nam đã quen kinh doanh nhỏ lẻ và nếu có thể thuyết phục họ tham gia vào hệ thống thì cũng chỉ là mang th ương hiệu một công ty lớn chia nhỏ ra. Hệ thống các cửa hàng tiện lợi cũng đã đón chào những tên tuổi mới như Day & Night, Small Mart 24g/7, Shop & Go, Best & Buy... Tuy nhiên, khách không đến nhiều vì cửa hàng chủ yếu bán các mặt hàng hóa mỹ phẩm, thực phẩm đóng hộp, sản phẩm sữa... chứ chưa phải là các nhu yếu phẩm hằng ngày. Mô hình cửa hàng Vissan, F-Mart khá thành công vì đáp ứng được những gì cần cho việc chuẩn bị một bữa ăn, từ thịt, rau quả, trái cây, gia vị... Mặc dù lúc trước nhà đầu tư Masan Mart cũng đã phải đóng cửa cả hệ thống vì chọn sai địa điểm và đối tượng khách hàng. Hạn chế về khả năng tài chính Mô hinh đang được một số doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam quanh tâm là xây dựng các cửa hàng tiện lợi. Mô hình này xem ra khá là khả thi do không đòi hỏi quá nhiề vốn như xây dựng các siêu thị và trung tâm thương mại. Cửa hàng tiện lợi kiểu VN phải là mô hình một siêu thị thu nhỏ, rộng khoảng 200m2, đặc biệt phải có khu thực phẩm tươi sống, đầy đủ cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của một gia đình mới mong có thể tồn tại và phát triển được. Tuy nhiên xây dựng một ột cửa hàng như thế cũng đòi hỏi vốn đầu tư phải đến 2-4 tỉ đồng. Do đó, mặc dù việc kinh doanh bán lẻ đã dễ dàng kiếm lợi nhuận hơn trong mấy năm gần đây nhưng vẫn không phải là “sân chơi” của những doanh nghiệp yếu về tiềm lực tài chính và non kinh nghiệm. Vì hầu hết các công ty có những mặt hàng bán chạy đều không bán “gối đầu” nên đòi hỏi nhà phân phối phải có số vốn lưu động rất lớn. Ngoài ra, hiện nay không dễ tìm những mặt bằng rộng 5.000-10.000m2 trong nội thành để kinh doanh siêu thị, đó là chưa kể khoản vốn đầu tư ban đầu đã lên đến 50-60 tỉ đồng.
- Theo các nhà phân phối hàng tiêu dùng, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã và đang khó khăn trong việc tìm cho mình một hệ thống phân phối hiệu quả trong bối cảnh kém xa về điều kiện tài chính, nhân lực và công nghệ kinh doanh. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà kinh doanh phân phối đều bi quan. Trên thực tế, đã có những doanh nhân đưa ra phương án phá vỡ thế bế tắc, mà đi đầu trong việc đối phó với nguy cơ bành trướng của hệ thống phân phối hàng hoá mà các tập đoàn phân phối đa quốc gia sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam, các doanh nhân kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hàng hoá hàng đầu trong nước đã khẩn trương lập ra công ty TNHH thương mại và dịch vụ G7 (G7 Mart) để xây dựng hệ thống phân phối hàng hoá trên khắp thị trường Việt Nam, với mô hình nhượng quyền kinh doanh. Bước đầu mô hình này đã cho kết quả khả quan mà biểu hiện rõ nhất đã dịnh vị được vị trí thương hiệu khá rõ nét đối với người tiêu dùng Báo cáo với Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ về mô hình kinh doanh của G7 Mart, công ty này đã lập ra một mạng lưới phân phối khổng lồ nhưng được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, gồm: 70 nhà phân phối tại 64 tỉnh thành, 18 tổng kho bán buôn, 500 cửa hàng chính, 9.500 cửa hàng tiêu chuẩn thành viên... với tổng giá trị đầu tư lên tới 395 triệu USD, sẽ cuốn hút 26.395 lao động tham gia hệ thống trong năm 2006 . Theo kế hoạch Công ty G7 Mart, sẽ có 5.000 cửa hàng G7 Mart được chính thức đưa vào hoạt động trong tổng số 200.000 cửa hàng tạp hoá hoạt động trên địa bàn cả nước trong năm 2006-2007. Ngoài ra, Công ty sẽ có 7.000 cửa hàng G7 Mart thành viên và 100 trung tâm phân phối được chính thức triển khai từ nay đến năm 2007. Về chiều sâu, các doanh nghiệp này cũng cần đầu tư lớn cho việc đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi, đầu tư cho hệ thống quản lý hiện đại. Hiện mô hình này được coi là giải pháp tối ưu trong thời điểm hiện nay bởi sự tiện ích cho cả nhà cung cấp lẫn khách hàng
- Doanh nghiệp bán lẻ trong nước “móc túi” người tiêu dùng Nhận định này có cơ sở khi nghiên cứu số liệu mới đây của Tổng cục Thống kê: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 5 năm qua của nước ta đạt 1.738,8 tỷ đồng, bình quân tăng 16,86%/năm; dự báo mức tăng 2006 sẽ vào khoảng 23%. Tuy nhiên, theo tính toán của Tổng cục Thống kê và các chuyên gia kinh tế, thì “tác nhân” gây tăng doanh thu từ thị trường bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng là do “sự tăng giá” của hàng hóa (năm 2004 mức tăng là 7,7%, năm 2005 mức tăng 8,3%, mức tăng 2006 có thể tới gần 10%). Còn tốc độ tăng thực chất của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2004 còn 10,85%, năm 2005 là 11,29%, năm 2006 cũng được dự báo là không cao. Con số này đồng nghĩa với tổng mức thua thiệt về giá của người tiêu dùng “tăng vọt” hàng năm: 2002, 2003 chỉ mới trên 10 nghìn tỷ đồng, nhưng năm 2004 là 28 nghìn tỷ đồng, 2005 lên tới 37 nghìn tỷ đồng, năm 2006 được dự báo khoảng 50 nghìn tỷ đồng. Lời lãi của sự tăng giá hàng năm trong tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng được người tiêu dùng trong nước “cống nạp” cho đa phần doanh nghiệp bán lẻ trong nước gồm hệ thống 160 siêu thị, 32 trung tâm thương mại, 150.000 cửa hàng bán lẻ và 8.751 chợ các loại (số liệu của Bộ Thương mại). Chính sự “đột biến” giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng như mấy năm vừa qua, đã kéo mức sống của gần 40% dân số Việt Nam tụt xuống. Khi gia nhập WTO, xoá bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa tiêu dùng nước ngoài được dọn đường tràn vào trong nước sẽ đẩy các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó thấy rõ nhất là nguy cơ trở tay không kịp và nguy cơ mất trắng thị trường trong tương lai. Vì vậy, không nên ôm tư duy kinh doanh cũ mèm là “móc túi” khách hàng và mạnh ai nấy thắng, và nên có sự liên kết chuỗi kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, tạo nên một sức mạnh khổng lồ trong nước để đối trọng với các gã khổng lồ bán lẻ nước ngoài. Nếu ngay bây giờ, các doanh nghiệp Việt Nam không có các biện pháp khắc phục hạn chế trên thì sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ đánh mất thị phần và khach hàng vào tay các tập đoàn bán lẻ quốc tế. Vì thế, việc nhà nước ban hành một hệ thống các tiêu chuẩn cho lĩnh vực kinh doanh này sẽ là động lực bắt buộc cho các doanh nghiệp điều chỉnh và qua đó hạn chế dần những nhược điểm kể trên.
- 2.1.3. Thị trường Việt Nam hấp dẫn các hãng bán lẻ nước ngoài Năm 2006, tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới AT Kearney đã đánh giá chỉ số phát triển bán lẻ chung (Global Retail Development Index - GRDI) của Việt Nam đạt 84 điểm, đứng thứ 3 thế giới. Chỉ số GRDI được A.T. Kearney tính toán dựa trên sự đánh giá mức độ hấp dẫn đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ ở 30 thị trường mới nổi trên toàn cầu. Thông tin này khiến “các gã khổng lồ” bán lẻ nước ngoài xúc tiến vào Việt Nam sớm hơn, và các doanh nghiệp trong nước lại có nguy cơ “tuột tay” cơ hội kinh doanh bán lẻ ngay trên sân nhà. Sức mạnh của các tập đoàn kinh doanh bán lẻ nước ngoài Theo bà Phạm Chi Lan - thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ thì “nước ta có một thị trường nội địa rộng lớn, đồng thời lại là một nền kinh tế mới nổi trong quá trình cải cách kinh tế - xã hội nên đã trở thành tầm ngắm của các tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn trên toàn cầu”. Thực tế đã có nhiều tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài đang bắt đầu “làm mưa, làm gió” trên thị trường tiêu dùng trong nước. Như hệ thống gần 10 đại siêu thị của tập đoàn Metro Cash&Carry (Đức) trong cả nước đang kinh doanh bán buôn bán lẻ 15.000 mặt hàng các loại với giá thấp hơn các siêu thị trong nước 10 - 15%, cùng với các đại gia khác như Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Hàn Quốc)... đã “nẫng” từ tay các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống siêu thị gần 60% lượng khách hàng. Sức mạnh của các đại gia kinh doanh bán lẻ nước ngoài cũng như thành công thực tế của Metro, BigC... vừa qua tại Việt Nam, theo các chuyên gia kinh tế thì ngoài những yếu tố truyền thống như kinh nghiệm, tiềm lực tài chính - thì họ đã tạo ra một luật chơi rất công bằng với người tiêu dùng Việt Nam mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước chưa hề làm: Đưa ra giá cả phù hợp nhằm tạo cơ hội cho người tiêu dùng mua được nhiều hàng hóa hơn, đồng thời tăng khả năng bán hàng của mình gấp nhiều lần so với doanh nghiệp Việt Nam. Hơn thế, trong khi các đại gia kinh doanh bán lẻ nước ngoài chỉ tập trung vào khâu phân phối, bán hàng theo hướng chuyên nghiệp thì phần nhiều các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong nước lại ôm đồm thêm chức năng sản xuất, và theo các chuyên gia kinh tế thì “nhiều nghề sẽ yếu nghề”, nghĩa là khâu kinh doanh đầu ra sẽ kém hiệu quả. Sắp tới sẽ có nhiều tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn của nước
- ngoài vào Việt Nam, như Dairy Farm (Singapore), Lotte (Hàn Quốc) và một số tập đoàn của Mỹ đang làm thủ tục xin cấp phép kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam. Theo phân tích của giới kinh doanh và phân phối hàng tiêu dùng, với một thị trường khoảng 84 triệu dân, có mức tăng GDP 8,4% và tổng tiêu dùng lên đến 21 tỉ USD trong năm 2005, VN đang là điểm đến lý tưởng của các tập đoàn phân phối đa quốc gia. Đây cũng là điều lý giải vì sao khi đàm phán để VN gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các đối tác luôn đưa ra yêu sách VN phải mở cửa lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hoá. Theo các thông tin công bố chưa chính thức, khi gia nhập WTO, đối với lĩnh vực phân phối, VN cam kết từ 2008 doanh nghiệp nước ngoài được liên doanh không hạn chế, từ 2009 được thành lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài. Và với sức mạnh tài chính, kinh nghiệm phân phối hàng hoá hiện đại... của các tập đoàn phân phối đa quốc gia sẽ tràn vào VN khi chúng ta là thành viên của WTO, nguy cơ sụp đổ kênh phân phối truyền thống là điều khó tránh. Lúc đó, các thương hiệu của các nhà phân phối nhỏ sẽ dần bị triệt tiêu, còn hệ thống phân phối có nguy cơ "rơi" vào tay những tập đoàn lớn Giới kinh doanh và phân phối hàng tiêu dùng Việt Nam đang lo ngại rằng khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các tập đoàn phân phối đa quốc gia, với sức mạnh tài chính, kinh nghiệm phân phối hàng hóa hiện đại, sẽ tràn vào và việc sụp đổ kênh phân phối truyền thống trong nước là điều khó tránh. Sự có mặt của các tập đoàn phân phối đa quốc gia sẽ đẩy hoạt động kinh doanh bán lẻ trên cả nước đi vào bước ngoặt mới của cuộc cạnh tranh. Trong khi đó, hầu hết các nhà kinh doanh bán lẻ trong nước đều thiếu kinh nghiệm, nguồn lực, trình độ chuyên môn, vốn và thương hiệu. Doanh thu bán lẻ từ hệ thống phân phối hiện tại của Việt Nam chiếm chưa tới 10%, thị trường bán lẻ trong nước vì phần lớn hệ thống phân phối còn rất non trẻ. Bên cạnh đó, Nhà nước vẫn chưa thể hiện được vai trò hoạch định chính sách để phát triển mạng lưới phân phối. Việc quy định các tiêu chuẩn cho các tổ chức bán lẻ sẽ giúp khẳng định khả năng quản lý, điều tiết của nhà nước. 2.2. Xây dựng tiêu chuẩn cho các loại hình tổ chức bán lẻ hàng hoá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU XÂY DỰNG - Bài 2
4 p | 523 | 152
-
Đề tài: Bước đầu đánh giá độ ổn định và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở thuốc mỡ Eupolin - Nguyễn Đức Cường
43 p | 197 | 41
-
Luận văn: Nghiên cứu tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong Doanh nghiệp tư vấn xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam
112 p | 110 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thành phố, ứng dụng cho thành phố Hà Nội
166 p | 109 | 19
-
Luận văn: Cần thiết đóng góp của tất cả các cơ quan doanh nghiệp vào xây dựng hạ tầng cho nền kinh tế
94 p | 89 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu tiêu chuẩn ISO 27001 và ứng dụng
28 p | 79 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam vận động viên đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau 2 năm tập luyện
61 p | 24 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn giám định hiệu quả huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị của đội bóng chuyền nam Sanest Khánh Hòa
46 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Nghiên cứu độ an toàn của tinh chè chiết từ phế phẩm của quá trình chế biến Chè xanh Thái Nguyên
95 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực nữ VĐV trẻ môn Judo tỉnh Sóc Trăng lứa tuổi 12-14
45 p | 40 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo (keo lá tràm (a.Auriculiformis), keo tai tượng A.Mangium, keo lai (A.Auri x A.Man) và thông nhựa (Pinus Merkusii) đến môi trường tại một số tỉnh vùng bắc trung bộ nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp
73 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu tính toán móng cọc theo tiêu chuẩn Mỹ và tiêu chuẩn Việt Nam - Tính toán áp dụng cho móng cọc cống Phú Định - Thành phố Hồ Chí Minh
114 p | 35 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn về hình thái, chưc năng, thể lực và tâm lý cho vận động viên bóng đá U13 tại Thành phố Hồ Chí Minh
32 p | 34 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ kỹ chiến thuật và thể lực cho sinh viên chuyên sâu cầu lông ngành giáo dục thể chất Trường Đại học TDTT TP.HCM
36 p | 25 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh
32 p | 10 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật cầu lông cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất khoá 10 sau khi học môn cầu lông ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Cà Mau
27 p | 27 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hình thái, chức năng, thể lực cho các VĐV Điền kinh lứa tuổi 14 - 15 TP.HCM sau một năm tập luyện
62 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn