Luận văn: Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan dùng để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phần hoá học hữu cơ lớp 12 nâng cao
lượt xem 105
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan dùng để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phần hoá học hữu cơ lớp 12 nâng cao', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan dùng để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phần hoá học hữu cơ lớp 12 nâng cao
- TRƯỜNG……………………… KHOA…………………… BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan dùng để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phần hoá học hữu cơ lớp 12 nâng cao
- PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục là trọng tâm của sự phát triển. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là con người. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi nhà trường phải tạo ra những con người lao động năng động, sáng tạo làm chủ đất nước, tạo nguồn nhân lực cho một xã hội phát triển. Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 ( khoá VII) đã xác định: phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Định hướng này đã được pháp chế hoá tro ng luật Giáo dục điều 24.2, trong Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Đổi mới phương pháp học tập nhằm phát huy tối đa sự sán g tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thí nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay…. Chính vì thế trong thời gian gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hoạt động hoá người học. Năm học 2008 -2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trên phạm vi toàn quốc chương trình sách giáo khoa lớp 12 mới THPT và năm học với 1
- nhiệm vụ được xác định là “Năm học đẩy mạnh công nghệ thông tin, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là phát triển tư duy cho học sinh ở mọi bộ môn, trong đó có bộ môn hoá học. Hoá học là môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết, vì thế bên c ạnh việc nắm vững lý thuyết, người học cần phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo mọi vấn đề thông qua hoạt động thực nghiệm, thực hành giải bài tập. Một trong những phương pháp dạy học tích cực là sử dụng bài tập hoá học trong hoạt động dạy và học ở trường phổ thông. Bài tập hoá học đóng vai trò vừa là nội dung vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và kỹ năng thực hành bộ môn một cách hiệu quả nhất. Bài tập hoá học không chỉ củng cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện để tìm tòi, hình thành kiến thức mới. Rèn luyện tính tích cực, trí thông minh sáng tạo cho học sinh, giúp các em có hứng thú học tập, chính điều này đã làm cho bài tập hoá học ở PT giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy và học hoá học, đặc biệt là sử dụng hệ thống bài tập để phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học. Đã có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu các vấn đề về bài tập hoá học và cũng có nhiều công trình được áp dụng ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên hệ thống bài tập hoá học lớp 12 NC phần hóa học hữu cơ và việc nghiên cứu sử dụng chúng để phát huy tính tích cực của học sinh vẫn còn là cái mới. Với mong muốn tìm hiểu và sử dụng hiệu quả các bài tập hoá học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trung học phổ thông, tô i đã lựa chọn đề tài “Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm khách quan dùng để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phần hoá học hữu cơ lớp 12 nâng cao trƣờng THPT” 2
- Đây là hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm dùng để hình thành khái niệm mới, củng cố kiến thức, nâng cao kiến thức rèn kỹ năng tư duy logic và để kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh trên lớp. II. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực áp dụng trong môn hóa học. -Thiết kế, xây dựng và tuyển chọn hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm thuộc chương trình hoá học lớp 12 nâng cao dùng để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phần hoá học hữu cơ lớp 12 NC trƣờng THPT và dùng để củng cố, nâng cao kiến thức, đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học trong giai đoạn hiện nay. III. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của các phương pháp dạy học tích cực. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về bài tập hóa học: + Trắc nghiệm tự luận. + TNKQ. - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa hoá học lớp 12 nâng cao. - Tuyển chọn xây dựng hệ thống bài tập tự luận và TNKQ dạng nhiều lựa chọn theo chương trình hoá học lớp 12 NC dùng để phát huy tính tích cực của học sinh. - Nghiên cứu sử dụng hệ thống bài tập trên để phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học hóa học lớp 12NC. - Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng. - Xử lý kết quả thực nghiệm bằng toán học thống kê. IV. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập hoá học phần hữu cơ lớp 12 NC nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. 3
- V. Giả thuyết khoa học Nếu giáo viên nắm được nội dung phương pháp dạy học tích cực thì sẽ biết cách thiết kế và sử dụng bài tập tự luận và TNKQ trong giảng dạy một cách có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học hóa học, phát triển tư duy, trí thông minh, phát huy tính tích cực của học sinh đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng học tập. VI. Phƣơng pháp nghiên cứu a. Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và đào tạo có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và các tài liệu liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa hoá học THPT đặc biệt là chương trình hoá học lớp 12 NC phần hóa học hữu cơ. - Căn cứ vào nhiệm vụ đề tài, dựa trên chương trình hoá học 12 nâng cao, dựa trên cơ sở lý thuyết về câu hỏi TN để xây dựng hệ thống bài tập tự luận và TNKQ nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS khi học phần hóa học hữu cơ lớp 12 NC. b. Nghiên cứu thực tiễn Thăm dò trao đổi ý kiến với các giáo viên dạy hoá THPT về nội dung, hình thức diễn đạt, số lượng câu hỏi tự luận và TNKQ của mỗi bài học và sử dụng trong quá trình dạy học. c. Thực nghiệm sư phạm - Đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống bài tập tự luận và TN để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. - Xử lý kết quả thực nghiệm bằng toán học thống kê. 4
- VII. Điểm mới của đề tài - Lần đầu tiên tuyển chọn và biên soạn hệ thống bài tập tự luận và TNKQ theo các mức độ biết, hiểu, vận dụng thuộc chương trình hoá học 12 NC, phần hóa học hữu cơ. - Đề xuất phương hướng sử dụng hệ thống bài tập này nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. - Góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa và tác dụng của BTHH trong quá trình phát triển tư duy và phát huy tính tích cực của HS trong dạy học hoá học THPT. VIII. Phạm vi ứng dụngcủa đề tài - Sử dụng trong quá trình dạy học hóa học lớp 12NC phần hóa học hữu cơ. - Dùng để củng cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng hoá học của học sinh lớp 12 nâng cao sau mỗi bài học. - Dùng trong kiểm tra- đánh giá kiến thức hoá học của học sinh lớp 12 NC phần hóa học hữu cơ. 5
- PHẦN II:NỘI DUNG CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH CỰC I.1.1. Tính tích cực nhận thức [36] I.1.1.1. Tính tích cực nhận thức Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người. Con người không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ động sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, chủ động cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Hình thành và phát triển tính tích cực là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển xã hội. I.1.1.2. Tính tích cực học tập Tính tích cực con người được thể hiện trong hoạt động, đặc biệt trong những hoạt động chủ động của chủ thể. Tính tích cực trong hoạt động học tập, về thực chất là tính tích cực nhận thức và được đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết đến mà nhằm lĩnh hội những tri thức loài người đã tích luỹ được. Tuy nhiên, t rong học tập học sinh cũng “khám phá” ra những hiểu biết mới đối với bản thân dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV. Học sinh sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã nắm được qua hoạt động nỗ lực của chính mình. Nhưng khi đạt tới một trình độ nhất định thì sự h ọc tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng có thể tạo ra những tri thức mới cho khoa học. 6
- I.1.1.3. Những dấu hiệu của tính tích cực học tập Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: - Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên đặt ra, tích cực bổ sung các câu trả lời của bạn. - Thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra và có lập luận để bảo vệ ý kiến đó. - Hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ và đi sâu vào bản chất của sự kiện. - Chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập trung chú ý vào vấn đề đang học. - Kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản chí trước những tình huống khó khăn…. Tính tích cực học tập được sắp xếp theo những cấp độ từ thấp đến cao như: - Bắt chước: gắng sức là theo các mẫu hành động của thầy, của bạn…. Bắt chước thường được biểu hiện trong các tiết thực hành: học sinh bắt chước các kĩ năng biểu diễn thí nghiệm của giáo viên và khi đạt được ở mức độ cao hơn thì biến thành kỹ năng của mình. - Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề…, được biểu hiện khi học sinh tự giải bài tập hoá học hay tự tiến hành thí nghiệm theo hướng nghiên cứu…. - Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu. Tính tích cực trong hoạt động học tập liên quan trước hết đến động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Tính tích cực tạo ra nếp tư duy độc lập. Tư duy độc lập là mầm mống của sáng tạo. Sự biểu hiện và cấp độ từ thấp đến cao của tính tích cực học tập, mối liên quan giữa động cơ và hứng thú trong học tập được diễn đạt trong sơ đồ sau: 7
- TÝch cùc häc tËp BiÓu hiÖn CÊp ®é - Khao kh¸t häc,h¨ng h¸i tr¶ lêi c©u hái - B¾t ch-íc - Hay nªu th¾c m¾c - T×m tßi - Chñ ®éng vËn dông - S¸ng t¹o - TËp trung chó ý - Kiªn tr× §éng c¬ Høng thó S¸ng t¹o Tù gi¸c tÝch cùc ®éc lËp I.1.1.4. Những nguyên tắc sƣ phạm cần đảm bảo để nâng cao tính tích cực nhận thức cho học sinh Qua những cơ sở lý luận trên ta nhận thấy muốn nâng cao tính tích cực nhận thức của học sinh cần dảm bảo những nguyên tắc sau: - Việc dạy học phải được tiến hành ở mức độ gắng sức đối với HS. Cần phải lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhận thức tích cực, kích thích sự ham hiểu biết của học sinh, có chú trọng đến năng lực và khả năng của học sinh sao cho mỗi học sinh phải huy động hết mức trí lực của mình. Giáo viên không nên làm cho hoạt động học tập trở nên khó khăn với học sinh bằng bài 8
- tập tình huống khó mà phải tạo cho học sinh một chướng ngại nhận thức bằng những bài tập sáng tạo và rèn luyện ý chí nhận thức. - Việc nắm vững kiến thức lý thuyết phải chiếm ưu thế. Cần giúp học sinh nắm vững một cách sâu sắc nội dung lý thuyết, đi sâu vào bản chất của các hiện tượng và các chất nghiên cứu nhằm lĩnh hội những quan điểm và khái niệm quan trọng nhất. Nội dung lý thuyết, khái niệm là cơ sở cho tư duy hoạt động trí tuệ. - Trong quá trình dạy học phải duy trì nhịp độ khẩn trương của việc nghiên cứu tài liệu, còn những kiến thức đã lĩnh hội sẽ được củng cố khi nghiên cứu kiến thức mới. Qua thực tế đã chứng minh việc dừng lại lâu để nghiên cứu một nội dung học tập sẽ chóng làm học sinh mệt mỏi vì tính chất đơn điệu của nó, nên khi học sinh đã hiểu một số vấn đề rồi thì phải chuyển sang nghiên cứu vấn đề khác. Như vậy hoạt động của học sinh sẽ được liên tục, không bị nhàm chán. - Trong dạy học phải tích cực chăm lo sự phát triển trí tuệ của tất cả các đối tượng học sinh (khá giỏi, trung bình, yếu kém). Giáo viên điều khiển, chỉ đạo hoạt động trí tuệ của học sinh theo năng lực của họ làm cho học sinh tư duy tích cực để vượt qua chướng ngại nhận thức bằng hoạt động tự lực, độc lập. Như vậy những nguyên tắc trên đều hướng tới các hoạt động điều khiển của giáo viên nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong đó có chú trọng đến việc dạy học sinh phương pháp học tập, phương pháp hoạt động trí tuệ, hình thành năng lực giải quyết vấn đề và khả năng tự đánh giá kết quả học tập của mình. I.1.2. Phƣơng hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hoá học I.1.2.1. Khái niệm phƣơng pháp dạy học [16] Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học. 9
- I.1.2.2. Phƣơng hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học hoá học [36] Từ thực tế của ngành giáo dục, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS, coi học sinh là chủ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học . Nguyên tắc này đã được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ trên thế giới và được xác định là một trong những phương hướng cải cách giáo dục phổ thông Việt Nam. Những tư tưởng, quan điểm, những tiếp cận mới thể hiện nguyên tắc trên đã được chúng ta nghiên cứu, áp dụng trong dạy học các môn học và được coi là phương pháp dạy học tích cực. Những quan điểm, những tiếp cận mới dùng làm cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học hoá học: a. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm Đây là một quan điểm được đánh giá là tích cực vì hướng dạy học chú trọng đến người học để tìm ra những phương pháp dạy học có hiệu quả. Quan điểm này đã chú trọng các vấn đề: - Về mục tiêu dạy học: Chuẩn bị cho HS thích ứng với đời sống, xã hội. Tôn trọng nhu cầu, hứng thú, khả năng và lợi ích của HS. - Về nội dung: Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho HS hoà nhập với xã hội. - Về phương pháp: Coi trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự khám phá và giải quyết vấn đề, phát huy sự tìm tòi tư duy độc lập sáng tạo của HS thông qua các hoạt động học tập. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Học sinh chủ động tham gia các hoạt động học tập. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển, động viên, huy động tối đa vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng HS trong việc tiếp thu kiến thức và xây dựng bài học. 10
- - Về hình thức tổ chức: Không khí lớp học thân mật tự c hủ, bố trí lớp học linh hoạt phù hợp với hoạt động học tập, đặc điểm của từng tiết học. - Về kiểm tra đánh giá: Giáo viên đánh giá khách quan, học sinh tham gia vào quá trình nhận xét đánh giá kết quả học tập của mình (tự đánh giá), đánh giá nhận xét lẫn nhau. Nội dung kiểm tra chú ý đến các mức độ: biết, hiểu, vận dụng. - Kết quả đạt được: Tri thức thu được vững chắc bằng con đường tự tìm tòi, học sinh được phát triển cao hơn về nhận thức, tình cảm, hành vi, tự tin trong cuộc sống. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm đặt vị trí của người học vừa là chủ thể, vừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học, phát huy tối đa những tiềm năng của từng người học. Do vậy vai trò tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của người học được phát huy. Người giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn động viên các hoạt động độc lập của học sinh, đánh thức các tiềm năng của mỗi học sinh giúp họ chuẩn bị tham gia vào cuộc sống. Như vậy bản chất của “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” là đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, chú trọng đến những phẩm chất, năng lực riêng của mỗi người, họ vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học, phấn đấu cá thể hoá quá trình dạy học để cho các tiềm năng của mỗi cá nhân được phát huy tối đa. Tư t ưởng của quan điểm này đã được thể hiện qua các định hướng chỉ đạo hoạt động dạy học ở nước ta với các phong trào: “ Tất cả vì học sinh thân yêu”, “ Thầy chủ đạo, trò chủ động”, “ Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, “học sinh là chủ thể sáng tạo trong học tập”. b. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học Định hướng hoạt động hoá người học đã chú trọng đến việc giải quyết vấn đề dạy học thông qua hoạt động tự giác tích cực và sáng tạo của người 11
- học, hình thành công nghệ kiểm tra đánh giá, sử dụng phương tiện kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin trong quá trình dạy học. Theo định hướng hoạt động hoá người học các nhà nghiên cứu đã đề xuất: - Học sinh phải được hoạt động nhiều hơn và trở thành chủ thể hoạt động đặc biệt là hoạt động tư duy. - Các phương pháp dạy học hoá học phải thể hiện phương pháp nhận thức khoa học hoá học như: thực nghiệm hoá học, phân tích lí thuyết, dự đoán lí thuyết, mô hình hoá… và tận dụng khai thác nét đặc thù của môn hoá học để tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng phong phú của học sinh trong giờ học. - Chú trọng dạy học sinh phương pháp tự học, phương pháp tự nghiên cứu trong quá trình học tập. Nét đặc trưng cơ bản của định hướng hoạt động hoá người học là sự học tập tự giác và sáng tạo của học sinh. Để học sinh học tập tích cực, tự giác cần làm cho học sinh biết biến nhu cầu của xã hội thành nhu cầu nội tại của bản thân mình. Để có tư duy sáng tạo thì phải tập luyện hoạt động sáng tạo thông qua học tập. Như vậy ngay trong bài học đầu tiên của môn học phải đặt học sinh vào vị trí của người nghiên cứu, người khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới và coi việc xây dựng phong cách “ học tập sáng tạo” là cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học. Biện pháp hoạt động hoá người học áp dụng trong dạy học hoá học là: - Khai thác nét đặc thù môn hoá học tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú của học sinh trong giờ học như: +Tăng cường sử dụng thí nghiệm hoá học, các phương tiện trực quan (mô hình, tranh vẽ…), phương tiện kĩ thuật trong dạy học hoá học (máy chiếu, máy tính, các phần mềm dạy học…). + Trong giờ học cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động phong phú của học sinh như: thí nghiệm, dự đoán lí thuyết, mô hình hoá, giải thích, thảo luận nhóm… giúp học sinh được hoạt động tích cực chủ động. 12
- - Tăng thời gian hoạt động của học sinh trong giờ học. Hoạt động của giáo viên chú trọng đến việc thiết kế, hướng dẫn điều khiển các hoạt động và tư duy hay hoạt động nhóm. Giáo viên cần động viên học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học, giảm tối đa các hoạt động nhận thức thụ động. - Tăng mức độ hoạt động trí lực chủ động của học sinh thông qua việc lựa chọn nội dung và hình thức sử dụng các câu hỏi, bài tập có sự suy luận, vận dụng kiến thức một cách sáng tạo. Như vậy tư tưởng chủ đạo của định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học là học sinh được phát huy tính tích cực nhận thức học tập đến mức tối đa thông qua các hoạt động chủ động, độc lập, sáng tạo trong giờ học. I.1.2.3. Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học [6] Cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chống lại thói quen học tập thụ động. Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới hình thức tương tác xã hội trong dạy học với định hướng: - Chuyển từ mô hình dạy học truyền thụ một chiều sang mô hình dạy học hợp tác hai chiều. - Chuyển từ xu hướng dạy học “ lấy GV làm trung tâm” sang quan điểm dạy học “ lấy HS làm trung tâm”, “ hoạt động hóa người học”. - Dạy cách học, bồi dưỡng năng lực tự học và tự đánh giá. - Sử dụng các PPDHTC. - Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc các phương pháp dạy học hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống. - Tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học, lưu ý đến ứng dụng của công nghệ thông tin. 13
- I.1.3. Phƣơng pháp dạy học tích cực [36] I.1.3.1. Khái niệm phƣơng pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực là khái niệm nói tới những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Vì vậy phương pháp dạy học tích cực thực chất là các phương pháp dạy học hướng tới việc giúp học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo chống lại thói quen học tập thụ động. Phương pháp dạy học tích cực chú trọng đến hoạt động học và vai trò của người học trong quá trình dạy học theo các quan điểm, tiếp cận mới về hoạt động dạy học như: “ Lấy người học là trung tâm”, “Hoạt động hoá người học”.... I.1.3.2. Đặc trƣng cơ bản của phƣơng pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản như: - Dạy học có chú trọng đến việc tổ chức, chỉ đạo để người học trở thành chủ thể hoạt động, tự khám phá những kiến thức mà mình chưa biết. Trong giờ học học sinh được tổ chức, động viên tham gia vào các hoạt động học tập qua đó vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới vừa nắm được phương pháp nhận thức, học tập. Trong phương pháp dạy học tích cực việc tổ chức để học sinh học được tri thức, kĩ năng, phương pháp học tập luôn gắn quyện vào nhau theo quá trình học kiến thức- hoạt động đến biết hoạt động và muốn hoạt động, qua đó mà phát triển nhân cách người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo. Người học- đối tượng của hoạt động “ dạy” đồng thời là chủ thể của hoạt động “ học”- được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ. - Dạy học có chú trọng rèn luyện kĩ năng, phương pháp và thói quen tự học, từ đó mà tạo cho HS hứng thú, lòng ham muốn, khát khao học tập, khơi dậy những tiềm năng vốn có trong mỗi HS để giúp họ dễ dàng thích ứng với cuộc sống của xã hội phát triển. PPDHTC xem việc rèn luyện phương pháp 14
- học tập không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. - Dạy học chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập của từng học sinh, hoạt động hợp tác trong tập thể nhóm, lớp học thông qua tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS. Bằng sự trao đổi, tranh luận, thể hiện quan điểm của từng cá nhân, sự đánh giá nhận xét những quan điểm của bạn mà học sinh nắm được kiến thức, cách tư duy, sự phối hợp hoạt động trong một tập thể. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá thể trên con đường chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng. Thông qua thảo luận, tranh luận ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của HS, lớp học sẽ sinh động và kích thích được sự hứng thú học tập nhờ sự động viên khích lệ của thầy, của bạn. Học hợp tác làm tăng hiệu quả học tập nhất là khi xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong việc học hợp tác tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, tính ỷ lại được uốn nắn, ý thức tổ chức, tì nh bạn, tinh thần tương trợ được phát triển, lớp học sẽ trở nên thân thiện hơn. - Dạy học có sự phối hợp sử dụng rộng rãi các phương tiện trực quan nhất là các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn, máy vi tính, phần mềm dạy học…tăng tính năng động cho người học đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo năng lực và nhu cầu của mỗi học sinh, giúp các em tiếp cận được với các phương tiện hiện đại trong xã hội phát triển. - Dạy học có sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá đa dạng, khách quan, tạo điều kiện để học sinh được tham gia tích cực vào hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá phải đa dạng, phong phú với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, 15
- máy tính và phần mềm kiểm tra để đảm bảo tính khách quan, phản ánh trung thực tình trạng kiến thức của học sinh và quá trình đào tạo. Sự thay đổi khâu đánh giá sẽ có tác dụng mạnh mẽ là động lực để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực. I.1.3.3. Sự đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng dạy học tích cực Sự đổi mới phương pháp dạy học hoá học theo hướng dạy học tích cực được dựa trên cơ sở quan niệm về tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh và dạy học hướng vào học sinh. Dạy học tích cực áp dụng trong dạy học hoá học được đặt ra do yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung môn học và được tiến hành đồng bộ với đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh. Như vậy đổi mới phương pháp dạy học có quan hệ mật thiết với việc đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học và cách thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. a.. Đổi mới hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động dạy học hoá học không chỉ là quá trình truyền thụ kiến thức, thông báo thông tin mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiế t kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập của học sinh để đạt được các mục tiêu cụ thể ở mỗi bài học. Như vậy hoạt động cụ thể của giáo viên sẽ là: - Thiết kế giáo án (kế hoạch giờ dạy) gồm các hoạt động của học sinh theo những mục tiêu cụ thể của mỗi bài học mà học sinh cần đạt được. - Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm như: nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức hoạt động tìm tòi, phát hiện tri thức và hình thành kĩ năng hoá học, kĩ năng nghiên cứu hoá học ... . - Định hướng điều chỉnh các hoạt động của học sinh: giáo viên có nhiệm vụ làm chính xác hóa các khái niệm, kết luận, nhận xét về các hiện 16
- tượng, bản chất của quá trình hoá học mà học sinh đã tự tìm tòi trong hoạt động học tập của mình và thông báo thêm một số thông tin có liên quan đến bài học mà học sinh không thể tự tìm tòi được qua hoạt động trên lớp.... - Thiết kế và thực hiện việc sử dụng các phương tiện trực quan, thí nghiệm hoá học, hiện tượng thực tế như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, phát hiện những kiến thức kĩ năng cần nghiên cứu, tiếp thu. Trong quá trình tổ chức, điều khiển luôn tạo điều kiện để học sinh được bộc lộ và vận dụng nhiều hơn những kiến thức đã có của mình để giải quyết các vấn đề học tập và các vấn đề có liên quan đến hoá học trong đời sống sản xuất. b. Đổi mới hoạt động học tập của học sinh Quá trình học tập hoá học không phải là quá trình tiếp nhận một cách thụ động kiến thức mà chủ yếu là quá trình tự học, tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức hoá học một cách chủ động, tích cực. Đó chính là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề hay là quá trình tập nghiên cứu khoa học dưới sự điều khiển của giáo viên. Như vậy trong giờ học, học sinh được tiến hành các hoạt động như: - Tự phát hiện vấn đề hoặc hiểu được vấn đề, nhiệm vụ do giáo viên nêu ra. - Hoạt động cá nhân hoặc hợp tác theo nhóm để tìm tòi phát hiện vấn đề, giải quyết các vấn đề đặt ra. Tuỳ theo nội dung và nhiệm vụ đặt ra mà học sinh cần thực hiện các hoạt động như: dự đoán lý thuyết, làm thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích rút ra kết luận hoặc phán đoán, suy luận, đề ra giả thuyết, trả lời câu hỏi, tìm dữ kiện để khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết đề ra. Nếu nhiệm vụ đòi hỏi hoạt động nhóm, học sinh cần chuẩn bị ý kiến, tham gia thảo luận nhóm rút ra kết luận và báo cáo kết quả hoạt động của cá nhân hoặc nhóm của mình.... - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải thích hiện tượng hoá học xảy ra trong đời sống, sản xuất và giải các dạng bài tập hoá học. 17
- - Tự đánh giá và đánh giá việc nắm kiến thức của bản thân, của bạn, của nhóm. Như vậy sự đổi mới phương pháp dạy học hoá học là cần phải làm cho học sinh được hoạt động nhiều hơn, tư duy một cách tích cực chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng. Học sinh phải luôn có ý thức và biết cách vận dụng kiến thức hoá học vào thực tế đời sống. Thông qua các hoạt động điều khiển của giáo viên, học sinh không chỉ nắm được các tri thức, kĩ năng hoá học mà còn nắm được kĩ năng hoạt động tìm tòi, phát hiện vấn đề học tập và kĩ năng hoạt động tích cực để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo. Cùng với sự đổi mới hoạt động dạy, hoạt động học thì cũng cần có sự đổi mới hình thức tổ chức dạy học. c. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học và sử dụng phương tiện dạy học Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thì hình thức tổ chức dạy học cũng cần thay đổi cho phù hợp với các phương pháp dạy học được sử dụng trong bài học. Hình thức tổ chức lớp học phải đa dạng phong phú cho phù hợp với việc tìm tòi của cá nhân, hoạt động nhóm và cả lớp. Địa điểm học của HS không chỉ diễn ra trên lớp mà còn thực hiện ở phòng bộ môn, phòng học đa phương tiện, ở ngoài trường học…HS thu nhận thông tin qua nhiều kênh khác nhau như SGK, băng, đĩa, mạng internet… Khi lựa chọn các hình thức tổ chức lớp học giáo viên cần chú ý tạo ra môi trường học tập đảm bảo được mối liên hệ tương tác giữa hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh và nhằm đảm bảo cho học sinh tiến hành các hoạt động học tập có hiệu quả, chất lượng cao. Các phương tiện dạy học được đa dạng hóa , không chỉ là phấn, bảng, sách vở…mà còn là dụng cụ thí nghiệm, mô hình , mẫu vật, máy chiếu, bản trong, máy tính, phần mềm ứng dụng dạy học. Phương tiện dạy học, thí nghiệm hóa học được sử dụng như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi, phát hiện, thu nhận kiến thức. 18
- d. Sử dụng phối hợp, linh hoạt các phương pháp đặc thù của hóa học Với yêu cầu đổi mới quá trình dạy học hoá học, GV cần chú ý đến việc khai thác các yếu tố tích cực trong từng phương pháp dạy học được sử dụng để tạo điều kiện cho HS được hoạt động nhiều hơn, tích cực, chủ động hơn trong giờ học. Sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng dạy và học hoá học. Trong dạy học hoá học có nhiều phương pháp được sử dụng theo hướng dạ y học tích cực như: sử dụng các PPDH dạy học truyền thống theo hướng tích cực, sử dụng thí nghiệm, phương tiện dạy học, sử dụng bài tập hoá học … , tiếp thu có chọn lọc những phương pháp dạy học hiện đại như: dạy học kiến tạo, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, dạy học tương tác…. I.1.3.4. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực [6] - Nhóm phương pháp trực quan: Sử dụng thí nghiệm hay các phương tiện trực quan theo PP nghiên cứu, để kiểm nghiệm giả thuyết, thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm nêu vấn đề…, sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng… để tổ chức các hoạt động dạy học. - Nhóm phương pháp thực hành: Về mặt hoạt động nhận thức thì các PP thực hành là “tích cực” hơn các PP trực quan, các PP trực quan là “tích cực” hơn các PP dùng lời .Trong nhóm các PP thực hành, HS đượ c trực tiếp tác động vào đối tượng (quan sát mẫu chất, lắp dụng cụ thí nghiệm, làm thí nghiệm …) tự lực khám phá tri thức mới. - Đàm thoại tìm tòi : Trong số các PP dùng lời thì đàm thoại tìm tòi là một PPDHTC. Trong đàm thoại tìm tòi, GV là người tổ chức sự tìm tòi, còn HS là người tự lực phát hiện kiến thức mới. - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề giúp cho HS không chỉ nắm được tri thức mới mà còn nắm được cả phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội: phát hiện kịp thời và giải quyết 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối tại Nhà Máy Chế Biến Thức Ăn Chăn Nuôi Bông Lúa Vàng – Công Ty Cổ Phần Thành Phát ’’
63 p | 1012 | 615
-
Luận văn “Xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối tại Nhà Máy Chế Biến Thức Ăn Chăn Nuôi Bông Lúa Vàng – Công Ty Cổ Phần Thành Phát ’’
63 p | 371 | 122
-
Luận văn: Xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam
103 p | 358 | 113
-
Luận văn: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng nông nghiệp và cơ sở hạ tầng Hải Phòng - Ngụy Tiến Hà
86 p | 212 | 66
-
Luận văn Xây dựng nhà máy chế biến trà Linh chi Trung tâm giới thiệu sản phẩm Và nhà khách hương lúa của Công ty Nấm Xuất khẩu Thanh Bình
53 p | 228 | 65
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối tại Nhà Máy Chế Biến Thức Ăn Chăn Nuôi Bông Lúa Vàng – Công Ty Cổ Phần Thành Phát
63 p | 200 | 43
-
Luận văn: Xây dựng lựa chọn thị trường mục tiêu và chiến lược marketing trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
104 p | 289 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Xây dựng và cách suy luận để giải nhanh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Hiđrocacbon lớp 11 - THPT ban Khoa học tự nhiên
119 p | 92 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Vissan đến năm 2015
102 p | 61 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
104 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược phát triển của Tập đoàn Trường Thịnh
96 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020
110 p | 32 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chính sách marketing đối với thị trường nội địa tại Công ty cổ phần Giày Bình Định
101 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển của công ty TNHH Ống Silicon Việt Nam đến năm 2018 tại thị trường Việt Nam
105 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Đầu tư hạ tầng và đô thị Viglacera (VCI)
134 p | 9 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hiđrô cacbon để phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
148 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống thông qua dạy học Hóa học vô cơ lớp 11 trung học phổ thông
109 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn