intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT

Chia sẻ: Nguyễn Văn Toàn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lãi suất là tỷ lệ tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và lời tức người cho vay có được đối với việc trì hõan chi tiêu. Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi (hay chi phí phải trả) trên một số lượng tiền nhất định để được sở hữu và sử dụng số tiền ấy trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận trước. (trang 256 – “Tiền và họat động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT

  1. I – LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT 1. Khái niệm Lãi suất là tỷ lệ tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và lời tức người cho vay có được đối với việc trì hõan chi tiêu. Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi (hay chi phí phải trả) trên một số lượng tiền nhất định để được sở hữu và sử dụng số tiền ấy trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận trước. (trang 256 – “Tiền và họat động ngân hàng” – NXB Chính trị Quốc gia). 2. Vai trò NHTM với hai nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh của mình là huy động vốn và sử dụng vốn đã phản ánh quy mô hoạt động của các NHTM. Với phương châm “đi vay để cho vay”, NHTM huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong các doanh nghiệp và dân cư để cho vay phát triển kinh tế và các nhu cầu tiêu dùng khác của nhân dân. Để huy động vốn và cho vay có hiệu quả, NHTM phải xác định lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay một cách hợp lý. Nếu lãi suất huy động tiền gửi quá thấp thì không khuyến khích các doanh nghiệp và dân cư gửi tiền vào, dẫn đến NHTM không đủ vốn cho vay để đáp ứng yêu cầu khách hàng. Lãi suất Ngân hàng là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM và khách hàng. Nếu lãi suất hợp lý sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển và ngược lại. Bởi vậy lãi suất Ngân hàng vừa là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước vừa là công cụ điều hành vi mô của các NHTM. Do vậy, khi huy động tiền gửi mà với lãi suất thấp thì không khuyến khích doanh nghiệp và dân cư gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, sẽ dẫn đến hậu quả là NHTM không đủ vốn để cho vay đáp ứng yêu cầu vay vốn của khách hàng. Ngược lại, nếu lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không có lãi hoặc lãi quá thấp sẽ thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động để gửi vốn vào ngân hàng. 3. Nguyên tắc hình thành lãi suất Lãi suất tồn tại trên thị trường trong một thời kỳ nào đó được hình thành trên những nguyên tắc nhất định buộc những tác nhân và thể nhân tham gia vào quan hệ tín dụng phải tuân theo. 3.1. Căn cứ vào cơ chế lãi suất dương Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng cho nên giá cả “hàng hóa” của ngân hàng phải do ngân hàng ấn định. Tuy nhiên giá cả này có thể biến đổi theo thị trường sao cho giá cả đo có thể đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động một cách có hiệu quả: vừa huy động được nhiều vốn đồng thời cũng phải cho vay được nhiều vốn nhất, đặc biệt là phải có lãi. Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng lãi suất ngân hàng chỉ có thể phát huy tác dụng khi nó thực sự là tổng hòa lợi ích của các bên tham gia vào quan hệ tín
  2. dụng. Cơ chế lãi suất dương ra đời để đảm bảo yêu cầu này. Nội dung của cơ chế lãi suất dương như sau: Tỷ lệ lạm phát bình quân < Lãi suất huy động vốn bình quân < Lãi suất cho vay bình quân =< Lợi nhuận bình quân. 3.2. Căn cứ vào quan hệ cung cầu về vốn Lãi suất tín dụng tức là lãi suất huy động và lãi suất cho vay, hay hiểu đơn giản là giá mua và giá bán hàng hóa của thị trường tiền tệ. Khi giá mua tăng tất yếu giá bán cũng phải tăng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu được lợi nhuận và ngược lại khi giá mua giảm thì việc giảm giá bán hòan tòan có thể xảy ra. Thật vậy, khi nền kinh tế đang “đói” vốn, để huy động ngân hàng có thể quy định một mức lãi suất đủ cao để thu hút khách hàng. Lượng tiền này ngân hàng sẽ bơm cho nền kinh tế bằng cách cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh vay. Với mức lãi suất này, các nhà đầu tư buộc phải suy nghĩ thật chín chắn trước khi quyết định đầu tư cho một dự án, họ phải xem dự án mà họ đầu tư có hiệu quả, có khả năng có lãi hay không? Điều này giúp loại bớt những khoản vay không hiệu quả của những dự án không mang tính kinh tế cao. Khi lượng vốn trong ngân hàng đang ứ đọng, tức là ngân hàng chưa cho vay được hết lượng vốn mà mình huy động và như vậy cầu về vay vốn của ngân hàng là rất ít. Lúc này ngân hàng sẽ hạ lãi suất huy động vốn nhằm hạn chế người dân gửi tiền vào ngân hàng đồng thời cũng hạ lãi suất cho vay để kích thích các tác nhân trong nền kinh tế tăng cầu về vốn cho hoạt động đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của mình. 3.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay Giống như tất cả các loại hình cho vay khác, đầu tư vào họat động kinh doanh vốn tất yếu phải gặp rủi ro cao. Thời gian đầu tư càng dài thì khả năng gặp rủi ro càng lớn. Những rủi ro đó có thể do cung cầu về vốn thay đổi, tình hình lạm phát trong nước, hoặc do sự biến động về kinh tế trong và ngòai nước… tác động đến tâm lý khách hàng. Vì vậy khi xác định lãi suất phải tính đến những yếu tố trên. 4. Chính sách lãi suất 4.1. Chính sách lãi suất của NHNN a. Lãi suất huy động tiền gửi * Đối với VNĐ Ngân hàng nhà nước ban hành thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 quy định: - Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm. - Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có hỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm; riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có hỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14,5%/năm.
  3. * Đối với ngoại tệ (USD) NHNN ban hành Thông tư 14/2011/TT-NHNN quy định: - Lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ áp dụng đối với tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú là 0,5%/năm. - Lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ áp dụng đối với cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú là 2,0%/năm. Động thái của NHNN thể hiện rõ việc siết chặt thị trường ngoại hối, hạn chế việc nắm giữ và vay vốn bằng USD, nâng cao vị thế của tiền đồng và khống chế cuộc chạy đua vượt trần lãi suất của các NHTM bắt đầu từ cuối năm 2010. b. Lãi suất cho vay đối với các TCTD LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng 15% 2210/QĐNHNN 06/10/2011 10/10/2011 14% 929/QĐ-NHNN 29/4/2011 01/05/2011 13% 692/QĐ-NHNN 31/3/2011 01/04/2011 12% 379/QĐ-NHNN 8/3/2011 08/03/2011 11% 271/QĐNHNN 17/02/2011 17/02/2011 LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng 13% 929/QĐ-NHNN 29/4/2011 01/05/2011 12% 379/QĐ-NHNN 8/3/2011 08/03/2011 7% 447/TB-NHNN 29/11/2010 01/12/2010 7% 2620/QĐNHNN 05/11/2010 05/11/2010 6% 402/TB-NHNN 27/10/2010 01/11/2010 4.2. Chính sách lãi suất của NHTM a. Lãi suất cho vay - Lãi suất cho vay: phương thức thỏa thuận - NHTM cho vay với lãi suất ưu đãi 17-19%/năm dành cho các đối tượng nhất định, cho vay đối với cá nhân và tổ chức ngoài diện ưu đãi với mức lãi suất rất cao từ 25-28%/năm. trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, các NH khá thận trọng khi cho vay và mức lãi suất 17-19%/năm vẫn là mức tương đối cao, nên các điều kiện để tiếp cận mức lãi suất này cũng khá khắt khe. Lãi suất liên NH vẫn chưa thực sự ổn định nên dù được hỗ trợ thanh khoản, NH vẫn dè dặt hạ lãi suất cho vay một cách đại trà.
  4. b. Lãi suất huy động Mặt bằng lãi suất huy động hiện nay vẫn là 14%/năm đối với VNĐ và 2%/năm đối với USD. Nếu tham gia các chương trình khuyến mãi, khách hàng phải chấp nhận giao dịch với mức lãi suất thấp hơn từ +-0.1% đến +-0.4%/năm, tùy theo giải thưởng và giá trị của từng chương trình khuyến mãi mà ngân hàng đang triển khai. Từ đầu tháng 11 đến nay , lãi suất huy động trung bình đang ở mức +_ 13,54%. Đẩy mạnh sản phẩm dịch vụ, gia tăng thêm tiện ích cho khách hàng là những “chiêu” đang được các ngân hàng TMCP quan tâm áp dụng nhằm thu hút thêm nguồn vốn từ dân cư. Tuy nhiên theo thông tin từ Thống Đốc NHNN ngay trong tháng 12 sẽ xem xét hạ trần lãi suất tiền gửi xuống dưới 14% nếu lạm phát tháng 11 chỉ tăng ở mức 1%. Điều này càng tạo tâm lý e ngại cho cả ngân hàng và người gửi tiền. II- THỰC TRẠNG LÃI SUẤT NHỮNG NĂM 2008-2010 1. Biến động lãi suất năm 2008 Ấ LÃI S U T N ĂM 2008 20 15 NĂM 10 5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T H Á NG Hình 5: Lãi suất huy động tiền gởi VNĐ năm 2008 Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của NHNN gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các NHTM. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên NH, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm;
  5. nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biết có trường hợp áp tới 20%/năm. Đó cũng là thời điểm mà hđ cho vay của nhiều NHTM cầm chừng, DN vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng td gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng; cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%). Năm 2008 có thể được coi là năm của lãi suất khi lãi suất biến động trái chiều với một biên độ lớn chỉ trong vòng 12 tháng. Diễn biến lãi suất trong năm 2008 gồm 2 giai đoạn chính: Cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng vào nửa đầu năm 2008 và một cuộc đua khác theo chiều hướng ngược lại, đua giảm lãi suất, dù mức độ quyết liệt kém hơn. 1.1. 6 tháng đầu năm 2008, lãi suất tăng mạnh: Từ mức lãi suất tháng 1 là 8,5%, các ngân hàng bắt đầu vào cuộc đua lãi suất, khởi đầu là các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh. Lãi suất tăng cao đến đỉnh điểm vào tháng 6 năm 2008 là 18,5%. Hiện tượng người dân rút tiền từ ngân hàng có lãi suất thấp chuyển sang ngân hàng có lãi suất cao xuất hiện. Đây là lý do để có ngân hàng buộc phải cấp tốc điều chỉnh lãi suất. Có nhiều nguyên nhân khác nhau: Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường… do lạm phát trong nước cao 19.39% vào 1/2008. Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Mỹ làm khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút khiến các NH không muốn đẩy mạnh cho vay mà chú trọng vào việc bảo đảm an toàn hoạt động. Mặt khác kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu thế giới. Cú sốc giá lương thực thực phẩm, giá dầu, giá phôi thép, giá phân bón… khiến hàng nội địa tăng giá chóng mặt trong nửa đầu năm 2008. Trước tình hình đó, NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%/năm và nâng lãi suất cơ bản từ 8.25% lên 8.75%/năm kể từ 01/02/2008 lãi suất huy động có lúc lên trên 20%, lãi suất cho vay cũng tăng lên ở mức tương ứng, rút tiền khỏi thị trường thông qua việc phát hành 20,300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc 17/03/2008, đồng thời buộc Kho bạc rút 50.000 tỷ từ các Ngân hàng Thương mại làm cho tính thanh khoản của các ngân hàng bị chặn đột ngột điều này gây ra tình trạng thiếu vốn trầm trọng thể hiện rõ qua làn sóng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn trong toàn hệ thống ngân hàng. 1.2. 6 tháng cuối năm lãi suất giảm mạnh: Bắt đầu từ tháng 7 trở đi, các ngân hàng lại bước vào cuộc đua lãi suất mới nhưng với xu hướng ngược lại so với 6 tháng đầu năm. Cuộc đua ban đầu chỉ mới nhích nhẹ từ 18,5% xuống còn 17,5% và bắt đầu giảm mạnh từ tháng 10 năm 2008. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do các ngân hàng đã giữ được tính thanh khoản của dòng tiền, đảm bảo được độ an toàn cao và tính rủi ro thấp. Mặt khác, sau 6 tháng đã huy động được một lượng tiền khổng lồ về thì nay các ngân hàng giảm lãi suất cho vay để kích thích người tiêu dùng trong hoạt động
  6. sản xuất cũng như cho các doanh nghiệp vay để đầu tư. NH nào cũng chỉ muốn cho vay khách hàng tốt, nhưng khách hàng tốt thì chỉ vay khi LS ở mức hợp lý (chỉ có khách hàng xấu là vay bằng mọi giá). Vì vậy để có vốn rẻ khuyến khích nhu cầu vay của DN tốt thì phải hạ LS huy động. Thứ hai, tín hiệu tích cực từ lạm phát và chuyển biến kinh tế vĩ mô cũng là cơ sở để có được sự điều chỉnh này. Lạm phát có chiều hướng giảm - Do dư nợ tăng thấp nên vốn khả dụng VND dư thừa tương đối nhiều, cộng thêm tình hình kinh tế có dấu hiệu giảm phát, các NH đã liên tục hạ LS tiền gửi VND. Từ 16,5%- 17,5%/năm giảm về từ 10,5%-14,5%/năm. Và thứ ba, trên cơ sở xem xét các nhu cầu tín dụng, cân đối khả năng huy động cũng như yêu cầu quản trị…, các ngân hàng đã có quyết định phù hợp với trường hợp của mình, cũng như theo hướng chung của hệ thống. Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, chi phí đầu vào tăng lên, khi có điều kiện các ngân hàng sẽ xem xét để có điều chỉnh hợp lý, tính đến cả mục tiêu lợi nhuận của mình nữa, cùng với nhận định việc giảm lãi suất huy động sẽ không ảnh hưởng lớn tới tốc độ huy động trong thời gian tới. Những sự kiện lớn đối với diễn biến lãi suất năm 2008 diễn ra như sau: Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên NH tăng cao chóng mặt, đặc biệt lãi suất liên NH ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm, ngày 18/2/2008 lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 lên tới 43%/năm. Lãi suất thị trường mở qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn tại NHNN lên tới 10%, thậm chí 15%/năm cho kỳ hạn vay 2 tuần, gấp 2-3 lần mức lãi suất bình thường. Ngày 22/2/2008, NHNN phải bơm thêm 6000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở cho 1 số NHTM trúng thầu với lãi suất tới 13%/năm cho kỳ hạn 14 ngày, giảm 2% so với mức 15%/năm của ngày 21/2/2008. Ngày 19/5/2008, các TCTD ấn định lãi suất huy động và cho vay bằng VND trên cơ sở lãi suất cơ bản là 12%/năm, lãi suất cho vay bằng VND tối đa là 18%/năm. Việc điều chỉnh mức lãi suất cơ bản lần này lên 12%/năm được xác định dựa trên 3 cơ chế là: cơ sở lãi suất thị trường nội tệ liên NH, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN, lãi suất huy động đầu vào của TCTD; xu hướng biến động cung - cầu vốn; mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong ngắn hạn. Để tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ “thắt chặt” nhằm kiếm chế LP, ổn định KT vĩ mô, ngày 10/6/2008 Thống đốc NHNN đã ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12%/năm tăng lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm tăng lên 13%/năm và có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 11/6/2008. Ngược lại, từ cuối tháng 7 cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên (gói kích cầu 1 tỷ USD) , lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của NHNN, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng trong đó 2 tháng cuối năm cắt
  7. lãi suất với nhịp độ 2 lần/1 tháng. Từ đỉnh điểm trên 19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm; lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm 2. Biến động lãi suất năm 2009 Ngay từ những tháng đầu năm, lãi suất huy động của các ngân hàng tăng nhẹ (hình 6). Một lý giải chắc chắn cho đợt điều chỉnh lãi suất huy động mới của các NH, vốn không chỉ dừng lại ở khối các NHTMCP, là nhằm chuẩn bị một nguồn vốn dồi dào trước các dự báo cho rằng nhu cầu vốn của DN sẽ đặc biệt tăng mạnh trong năm 2009. Các điều chỉnh tăng vì thế được thực hiện với hầu hết các kỳ hạn, từ kỳ hạn tuần đến kỳ hạn 36 tháng. Ngày 12.3 của các NHTM gây chú ý khi công bố áp dụng mức lãi suất huy động cao nhất 8,7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất các kỳ hạn lần lượt được điều chỉnh tăng, lên mức 8%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng, 7,32%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, và các kỳ hạn 6 - 9 - 12 tháng lần lượt nhận được mức lãi suất 7,44%/năm, 7,524%/năm và 8,004%/năm. Từ tháng 5 đến tháng 7/2009, làn sóng đua tăng lãi suất huy động Việt nam đồng (VND) ở các NHTM chưa có dấu hiệu dừng do nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế tăng cao, lãi suất huy động VND đang tiến sát về mức trần cho vay. Nhiều NHTM chỉ trong 2 tuần đã tăng lãi suất tiền gửi 2 đến 3 lần. Trong tuần đầu tiên của tháng 5, lãi suất giao dịch mới chỉ tăng nhẹ. Ở khối NHTM Nhà nước, lãi suất huy động VND không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6 tháng: 7,5%/năm và 12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối NHTM cổ phần, mức 2,87%/năm dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm. Đến tuần cuối của tháng 5, làn sóng tăng lãi suất huy động bằng VND tăng khá mạnh Tại khối ngân hàng thương mại cổ phần, mức 2,87%/năm dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm. Từ tháng 8 đến tháng10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất và đỉnh cao nhất lên đến 9,5%. Tiếp tục sau đó các ngân hàng thương mại đưa ra các mức lãi suất huy động cơ bản như 15 tháng (9,4%), 24 tháng (9,8%) hay 36 tháng (10,3%/năm) và tiếp tục tăng lãi xuất huy động 0.3%. Đặc biệt, vào ngày 12/8 lãi suất huy động vốn VND đã lên tới đỉnh là 10.3%. Đến đầu tháng 11 nhóm NHTM cổ phần điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND vơí c tư ́ ư ḿ́ 0,1-0,3%/năm và tăng lãi sú huy đấộ USD tư ́ ở t ng 0,1-0,2%/năm ́ hầu hết các kỳ hạn, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn. Hiện nay, lãi suất của các ngân hàng đã lên tới 9.99%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Lãi su ấ năm 2009 t 12 10 8 Lãi suất 6 4 2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tháng Hình 6: Lãi suất huy động tiền gởi VNĐ năm 2009
  8. Có thể thấy, thực tế lãi suất huy động tăng gần sát lãi suất cho vay đã phản ánh sự căng thẳng nguồn vốn của các ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các ngân hàng tiến vào cuộc đua lãi suất vào cuối năm. Trước hết là do áp lực về vốn để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của chính phủ và nhu cầu đáo hạn các khoản tiền gởi vào cuối năm. Khi ngân hàng thực hiện hỗ trợ lãi suất, một yêu cầu bắt buộc là không được từ chối cho vay nếu đối tượng đủ điều kiện. Hơn nữa, những hợp đồng tín dụng đã ký từ trước đã đến ngày giải ngân cũng là một áp lực về vốn đối với ngân hàng. Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn không chỉ đến với ngân hàng thương mại mà cả đối với Ngân hàng Nhà nước. Mặt khác, để ổn định tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, chính phủ phải bảo vệ sự ổn định của lượng tiền cung ứng tăng thêm, do thực tế, nếu phát hành thêm một đồng thì vòng quay của một đồng đó trong một năm lên tới 4,85 lần. Ngoài ra, do tác động của việc nới lỏng chính sách tài khoá và tiền tệ, nhất là cơ chế hỗ trợ lãi suất trong 10 tháng đầu năm 2009, làm cho việc kiểm soát tốc độ tăng ở mức hợp lý của hai chỉ tiêu trên gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không thuận lợi đối với việc kiềm soát lạm phát, ổn định lãi suất thị trường trong các tháng cuối năm 2009 và sẽ kéo dài sang năm 2010 do độ trễ của tác động tiền tệ. Ngày 25/11/2009, NHNN bất ngờ công bố quyết định tăng lãi suất cơ bản lên mức 8% năm, áp dụng từ ngày 1/12/2009. Đây là quyết định khá bất ngờ, bởi trong 11 tháng liên tiếp duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7%/năm, NHNN vẫn khẳng định sẽ giữ mức này tối thiểu đến hết năm 2009. Với mức lãi suất cơ bản mới, trần lãi suất kinh doanh tại các ngân hàng thương mại sẽ là 12%/năm, thay vì mức 10,5%/năm trước đó. NHNN cũng tăng một loạt lãi suất tái cấp vốn (từ 7% lên 8%/năm) và lãi suất chiết khấu (từ 5% lên 6%/năm). Các mức lãi suất mới này cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12, qua đó gián tiếp hạn chế tín dụng bằng cách tăng chi phí vốn của các ngân hàng thương mại. Với trần lãi suất kinh doanh 12%/năm theo mức lãi suất cơ bản mới, các ngân hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn để “kéo” khách hàng đến gửi tiền, tăng cơ hội giành nguồn vốn từ các kênh đầu tư khác như vàng hay chứng khoán. 3. Năm 2010 Năm 2010, một năm đầy biến động của thị trường tiền tệ trong nước cũng như trên thế giới, một năm mà nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 – 2009. Trước những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả. Theo đó, NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9% trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát.
  9. Nguồn: NHNN Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ hoạt động theo quy luật thì trường, có sự quản lý của nhà nước, NHNN từng bước bỏ các quy định rằng buộc về các loại lãi suất của các TCTD. Cụ thể là trong năm, NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN; Thông tư 07/2010/TT-NHNN; Thông tư 12/2010/TT-NHNN cho phép TCTD được thực hiện cho vay bằng VND theo cơ chế lãi suất thoả thuận. 3.1. Lãi suất huy động Diễn biến của mặt bằng lãi suất huy động trong năm nổi lên một số điểm đáng chú ý như sau: (i) Diễn biến của lãi suất đi theo đúng kịch bản của năm 2009: lãi suất điều hành ổn định trong một thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm nhằm kiếm chế lạm phát (ii) Lãi suất thị trường chịu áp lực tăng cao qua các tháng, đặc biệt các tháng cuối năm. (iii) Không còn sự khác biệt về mức lãi suất huy động giữa các kỳ hạn, thậm chí những tháng cuối năm nghiêng hẳn về các kỳ hạn ngắn. (iv) TCTD tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nhằm hợp lý hoá các chi phí phụ cho hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng thông qua các chương trình khuyến mại, các loại phí... - Đối với lãi suất huy động VND: Trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm 2009, lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những tháng đầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III và gia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96 – 3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng. Trong 6 tháng đầu năm lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009 với hai mốc tăng tương đối ổn định. Nếu như trong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình
  10. quân 0,03 – 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại thì bước sang tháng đầu tiên của Quý II, để chấm dứt các chính sách tặng thưởng được xem là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt ngưỡng 10,5% - là tỷ lệ được duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành nên một mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%. Việc lãi suất huy động cao đã tác động đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận. Vì vậy, đến tháng 7/2010, để tạo sự thống nhất về mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND để góp phần thực hiện hạ mặt bằng lãi suất của thị trường theo Nghị quyết 23/NQ – CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận được với vốn của khu vực ngân hàng khi mà tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm hoặc tăng nhẹ trong những tháng đầu năm. Và như vậy là sau khi tăng dần từ đầu năm, đến tháng 7 lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11 – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đến tháng 10. Cho đến ngày 15/10/2010, trên bình diện tốc độ huy động vốn đã được cải thiện rất nhiều so với năm 2009 và trước nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế trong bối cảnh lãi suất vay vốn ngày càng cao, dưới sự hỗ trợ của NHNN và sự đồng thuận của các ngân hàng, lãi suất huy động một lần nữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8 – 11%. Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, tỷ lệ lãi suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ hai đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mới được thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh, có thời điểm giao động xoay quay mức 17 – 18%. Trước tình trạng leo thang khó có điểm dừng của lãi suất huy động dưới nhiều hình thức, NHNN đã phải trực tiếp lên tiếng yêu cầu các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất huy động, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, sẽ không vượt quá 14%/năm. Như vậy, mặc dù đã cho phép các ngân hàng được áp dụng lãi suất thoả thuận nhưng trước việc chạy đua lãi suất, NHNN đã phải can thiệp bằng biện pháp hành chính. Mặt bằng lãi suất huy động trung bình một số thời điểm năm 2010 như sau: Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả
  11. Ngu ồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả - Đối với lãi suất ngoại tệ: Lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ trong năm 2010 tiếp tục tăng nhẹ qua tất cả các tháng (tính đến cuối tháng 12, lãi suất huy động USD tăng khoảng 0,82 – 1,36% cho các kỳ hạn so với đầu tháng 1/2010). Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả Lãi suất huy động USD một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010 (đơn vị: %) Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả
  12. Như vậy, có thể thấy rằng, mặt bằng lãi suất huy động chịu sức ép tăng trong năm do một số nguyên nhân chính: Nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh phục hồi kinh tế; Chịu sức ép từ chỉ số lạm phát do tác động trễ của các chính sách năm 2009 (trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng chỉ giữ được ổn định từ tháng 3 đến tháng 8, các tháng còn lại biến động tăng cao đã ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ và các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN); Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của một vài các TCTD và tâm lý, kỳ vọng của người dân. Mặc dù mặt bằng lãi suất có nhiều biến động nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích của người tiền trong bối cảnh lạm phát gia tăng vào cuối năm, vì vậy tốc động huy động vốn trong năm 2010 đã được cải thiện rõ rệt so với những năm trước. Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả 3.2. Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay tuy đã có sự điều chỉnh giảm ở một số lĩnh vực, ngành nghề, nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao. Lãi suất cho vay trong năm 2010 thể hiện hai điểm nóng là trong những tháng đầu năm (trước và sau khi thực hiện lãi suất thoả thuận theo Thông tư số 07/2010/TT-NHNN) và hai tháng cuối năm thì lãi suất cho vay ở mức khá cao (khoảng 14,5 – 18%).
  13. Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả Các tháng giữa năm, bắt đầu từ tháng 5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 23 ngày 7/5/2010 chỉ đạo NHNN có biện pháp phù hợp để khẩn trương hạ lãi suất huy động xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% và điều hành tỷ giá ở mức hợp lý. Tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc tăng tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng. Để thực hiện nhiệm vụ này, NHNN đã tích cực hỗ trợ vốn cho các NHTM thông qua hoạt động của thị trường mở và thị trường liên ngân hàng nên mặt bằng lãi suất cho vay VND có xu hướng giảm dần (giảm khoảng 1%), một số đối tượng và ngành nghề kinh doanh có mức giảm lớn hơn (giảm 2 - 2,5%) như: các khoản vay để sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu, chi phí sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa... Tuy nhiên, trước những diễn biến không thuận lợi của kinh tế vĩ mô, mặt bằng lãi suất đã tăng cao trở lại trong hai tháng cuối năm, dao động trong khoảng 13,5–18,5%. 3.3. Cuộc chạy đua lãi suất của các NHTM năm 2010 - Tình trạng vượt trạm về lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại không còn lạ, Ngân hàng nhà nước (NHNN) thì cứ việc ban hành mức trần lãi suất, còn các NHTM lại cư thản nhiên, mỗi NH tự áp dụng mỗi mức lãi suất khác khau. - Hàng loạt các ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất huy động. Cụ thể: + NHTMCP Sài Gòn (SCB) áp dụng lãi suất kỳ hạn từ 6 - 13 tháng đồng loạt ấp mức 11.6%/năm; các kỳ hạn ngắn 1 tuần đến 5 tháng có mức lãi từ 10.8% - 11.55%/năm. + ACB đã tăng lãi suất thêm 0.1 - 0.2% và đạt mức lãi suất huy động cao nhất lên tới 11.6%. + NH Xuất nhập khẩu VN (EximBank) đã gây đột biến khi đưa lsuất huy động VND các kỳ hạn 3 và 6 tháng tăng lên 11,5% và 11.58%; với những khoản tiền gửi >10tỷ đồng, lãi suất lên tới 11.7 - 11.8%. Ngòai ra NH này còn khuyến mãi cho một số khách hàng bằng cộng thêm lãi suất 0.2%/năm hoặc 0.4%/năm. - Giám đốc một ngân hàng cổ phần cho rằng, tăng lãi suất vượt mặt bằng cam kết có nghĩa các ngân hàng đang chịu sức ép lớn trong huy động vốn. Nếu như một số ngân hàng nhỏ tăng huy động còn có thể lý giải là do khó khăn thanh khoản
  14. tạm thời nhưng nhiều ngân hàng lớn cũng có mặt trong việc tăng lãi suất cho thấy, thực tế ngân hàng đang gặp khó khăn huy động vốn đầu vào để cho vay. - Sáng ngày 8/12/2010, lãi suất tăng kỷ lục 17% từ Teccombank, ngay sau đó lãi suất tăng từng giờ. Có ngân hàng tăng đến đến 18%/năm, rồi 4 giờ sau đó tụt liền 4%/năm. Thị trường tài chính tiền tệ có một ngày náo loạn lãi suất. - Techcombank ngày 8/12 tăng lãi suất tiết kiệm lên 17%, và cùng ngày SeaBank lập đỉnh lãi suất huy động VND lên 18%/năm. Có thể gọi ngày 8/12 là ngày của biến động lãi suất. - Techcombank ngày 8/12 chỉ đưa ra mức lãi suất 17% là ở một sản phẩm ngắn hạn trong vòng 3 ngày thôi và có điều kiện. Nhưng dù sao đi nữa cũng vẫn là lãi suất rất cao và hậu quả của nó là làm hỗn loạn thị trường tài chính tiền tệ. Bên cạnh đó là cho các NH khác rơi vào tình trạng "khó xử". Nhưng quan trọng là nó tạo ra một mặt bằng lãi suất cực kỳ cao, rất nguy hiểm cho nền kinh tế. - Sau khi Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá…) của các tổ chức (trừ TCTD) và cá nhân, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm. Mức lãi suất này được thực hiện kể từ ngày 15/12/2010 4. Năm 2011 4.1. 6 tháng đầu năm 2011 a. Lãi suất huy động và cho vay nội tệ - NHNN đã 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn và 2 lần tăng lãi suất tái chiết khấu: + Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm được điều chỉnh tăng dần từ 11% /năm lên 14%/năm. + Lãi suất tái chiết khấu tăng dần từ 7%/năm lên 13%/năm. + Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở tăng từ mức 11%/năm lên 15%/năm. - Đồng thời nguồn cung tiền từ NHNN bị giảm sút mạnh mẽ khiến cho những NH trông đợi vào nguồn tiền này rơi vào tình cảnh khó khăn, đối mặt với rủi ro về thanh khoản. => Biện pháp mà các NHTM áp dụng là tăng lãi suất huy động để hút vốn bù đắp cho lượng thiếu hụt. .Động thái này từ chỉ xuất hiện ở số ngân hàng khác lao vào cuộc chạy đua lãi suất huy động dưới các hình thức: khuyến mại, tặng thưởng, huy động tiết kiệm lãi suất linh hoạt… dù đã có cam kết giữa các ngân hàng về trần lãi suất huy động 14%/năm. Trước tình hình đó, NHNN đã có Thông tư chính thức quy định mức trần lãi suất huy động VND tối đa là 14%/năm (riêng với quỹ tín dụng nhân dân là 14.5%). - Về lãi suất cho vay: Trong 6 tháng đầu năm 2011, lãi suất cho vay đã leo thang chóng mặt cùng với sự leo thang của lãi suất huy động. + Vào đầu năm: Lãi suất cho vay theo báo cáo của NHNN ở vào mức bình quân 16.23%/năm (cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu ở mức14- 16%/năm ; lĩnh vực phi sản xuất là 18-20%/năm). + Vào tháng 5/2011, mức lãi suất cho vay trung bình ở mức 20%/năm, trong đó lãi suất cho vay tiêu dùng tại một số NHTM Cổ phần đã lên tới 23-25%/năm, cá
  15. biệt có ngân hàng đã nâng lên đến mức 27%/năm, nghĩa là cao hơn cả mức kỷ lục năm 2008, cao nhất trong mấy chục năm qua. => Lãi suất này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các cá nhân, doanh nghiệp vay vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp vốn đang phải vật lộn với giá cả đầu vào tăng cao và thị trường tiêu thụ thu hẹp trong thời kỳ bão giá. b. Lãi suất huy động và cho vay ngoại tệ - Về lãi suất huy động: + Vào những tháng đầu năm, cùng với sự leo thang của lãi suất VND, lãi suất USD cũng liên tục nóng lên và tăng cao nhất vào tháng 3/2011. + Nhằm thực hiện chính sách chống đôla hóa, ngày 09/4/2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 09/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chứ, các nhân tại TCTD. Theo đó, phải đảm bảo lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức là 1.0% /năm và của cá nhân là 3.0%/năm. + Sau quy định này, lãi suất huy động USD đã giảm xuống trong những tháng đầu, trong khi đó lãi suấ cho vay USD vẫn ở mức cao. + Ngày 01/6/2011, NHNN đã ra Thông tư số 14/2011/TT-NHNN giảm trần lãi suất USD xuống còn tương ứng 2% và 0,5%. c. Lãi suất liên ngân hàng - Lãi suất liên ngân hàng cũng liên tục duy trì ở mức cao: + Cho vay qua đêm ở mức 13-14%/năm + Kỳ hạn một tuần 14-15%/năm, + Kỳ hạn tháng 15-16%/năm, + Và chỉ hạ nhiệt đôi chút sau khi các NHTM đảm bảo dự trữ bắt buộc vào cuối tháng. => Đây chính là dấu hiệu cho thấy một thị trường liên ngân hàng đang thực sự căng thẳng, các ngân hàng đang thực sự khát vốn để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản. Như vậy xem xét sự biến động lãi suất trên thị trường thời gian qua có thể thấy 3 đặc điểm đáng chú ý: - Thứ nhất, nhiều ngân hàng đã nâng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lên mức rất cao, đến mức gần chạm trần lãi suất 14%/năm mà không hề có bất kỳ ràng buộc gì với khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn là loại hình tiền gửi có mức độ ổn định rất cao, việc huy động với lãi suất gần bằng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn sẽ gây ra sự méo mó trong cơ cấu tiền gửi của hệ thống NHTM, đồng thời gây khó khăn cho công tác quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng. - Thứ hai, lãi suất kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài không có sự chênh lệch, thậm chí lãi suất ngắn hạn còn cao hơn lãi suất dài. Nguyên nhân của tình trạng này là lãi suất đang rất cao nên ngân hàng muốn hạn chế nguồn vốn dài hạn vì hy vọng chị phí huy động vốn sẽ giảm xuống vào những tháng tiếp theo. - Thứ ba, tuy đã có quy định về trần lãi suất huy động nhưng do khó khăn về thanh khoản và nhu cầu huy động vốn tăng cao nên rất nhiều NHTM tìm mọi cách để huy động với lãi suất vượt trần. Nếu nhìn vào diễn biến lãi suất liên ngân hàng có thể thấy rất nhiều thời điểm lãi suất này xấp xỉ trần lãi suất 14% của NHNN, điều này
  16. khẳng định thực tế lãi suất huy động của các ngân hàng không thể ở mức tối đa 14%/năm theo quy định. 4.2. Từ tháng 6/2011 đến nay - So với cuối tháng 6/2011, trong tháng 7: + Lãi suất huy động VND giảm khoảng 0,5-0,8%/năm + Lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực sản xuất - kinh doanh giảm nhẹ khoảng 0,1-0,3%/năm + Lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực phi sản xuất tăng khoảng 0,5%/năm + Lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ tương đối ổn định. + Lãi suất cho vay VND bình quân khoảng 18,64%/năm (lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 16-21%/năm, cho vay sản xuất – kinh doanh khác khoảng 18-22%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 20- 25%/năm); + Lãi suất huy động USD bình quân khoảng 1,96%/năm, lãi suất cho vay USD bình quân khoảng 6,1%/năm. + Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng ổn định so với cuối tháng 6/2011, lãi suất cho vay qua đêm ở mức 12-13%/năm, lãi suất cho vay kỳ hạn 1 tuần ở mức 14-15%/năm, lãi suất cho vay kỳ hạn từ 2 tuần trở lên ở mức 15,5- 16,5%/năm. - Trên thị trường liên ngân hàng, mặt bằng lãi suất bắt đầu bật tăng ở những kỳ hạn ngắn trong tuần đầu của tháng 9: + Lãi suất qua đêm tăng 2-3% lên mức 13.5% - 14%/năm. + Lãi suất kỳ hạn 1 tuần tăng 4-5% lên mức 16% - 18%/năm + Lãi suất kỳ hạn trên 2 tuần tăng 1.5-2% lên mức 14% - 16%/năm. - So với cuối tháng 9/2011, trong tháng 10: Lãi suất huy động và cho vay VND tương đối ổn định; Lãi suất huy động USD có dấu hiệu tăng nhẹ và lãi suất cho vay USD ít biến động. Cụ thể như sau: + Lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 3,6-6%/năm đối với không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 14%/năm đối với các kỳ hạn từ 01 tháng trở lên; + Lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 17- 19%/năm, cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18- 21%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 20-25%/năm; + Lãi suất huy động USD phổ biến ở mức 2,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế; + Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn, 7,5- 8%/năm đối với trung và dài hạn. + Lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức cao trong các ngày từ 11/10 đến 19/10/2011 (kỳ hạn qua đêm ở mức 16-17%/năm, 1-2 tuần ở mức 17-19%/năm,
  17. 1 tháng ở mức 20-22%/năm; cùng với các kỳ hạn ngắn, lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tăng đột biến trong ngày 17-18/10 ở mức 17,06%/năm và 20,73%/năm), chủ yếu do một số ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Từ chiều ngày 20/10, lãi suất trên thị trường này đã giảm trở lại sau khi Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời. - Cuối tháng 10 đến 14/11/2011: + Lãi suất huy động: Lãi suất huy động VND ít biến động, các TCTD huy động với mức lãi suất phổ biến sát 6%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 14%/năm ở các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên. Lãi suất huy động USD phổ biến 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế. + Lãi suất cho vay VND tương đối ổn định; lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 16-19%/năm, thấp nhất 15%/năm; cho vay sản xuất - kinh doanh khác 18-21%/năm, thấp nhất 17%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất 22-25%/năm. Lãi suất cho vay USD: Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn; 7,5-8%/năm đối với trung và dài hạn. Chiều ngày 24/11/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đã trả lời chất vấn trước Quốc hội. Trả lời một số câu hỏi về lãi suất ngân hàng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, thời điểm cuối năm 2010 trần lãi suất huy động là 14% có ý nghĩa tích cực vì kế hoạch lạm phát năm 2011 đưa ra là 7%. Từ đầu 2011 đến tháng 7/2011, lạm phát cao hơn nên trần lãi suất 14% trở thành rào cản, trong giai đoạn này việc người gửi tiền bị thiệt là có thật. Tuy nhiên, từ cuối tháng 8, trước diễn biến lạm phát giảm dần, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tốt hơn, trần lãi suất huy động 14% là để giảm cho vay từ trên 20% xuống 17- 19%. Thống đốc cho rằng, đến nay, chúng ta đã đạt được mục tiêu đó. Nhiều ngân hàng đã đưa ra chương trình tín dụng lên đến hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất 16%, lãi suất cho nông nghiệp, nông thôn ở mức 14- 15%. Hiện nay, đa số hoạt động sản xuất kinh doanh lành mạnh đã tiếp cận được vốn ở mức lãi suất này. Lạm phát tiếp tục giảm trong thời gian tới là điều kiện để xem xét việc giảm trần lãi suất. Sá ngá 25/11/2011, t́ Hạộ trường Quốc hội, Thống đốc Ngân ng y i i hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình tiế tú tŕ lảờ chất vấn trước p c i Quốc hội về vấn đề đươc cá Đábiếư c hốđắra t́́ u ngá ́ c i u Quố i t chiế y 24/11/2011 vá c câu hótrưc tiế cú cá Đábiế Quố hốngay táHố cá i ́ p a c i u c i i i trương. ́ - Về trì tà u trùhề ng ngân hà lồ nh i cầ c thồ ng: - Càvầđề quan hoà ng cùhề ng TCTD c n liên t đồ a thồ - Về n đề n lỳ t đồ kinh doanh và vầ quà hoà ng ng: - Cà vầ đề điề hà chì sà tiề tề hoàđồ ngân hà cù c n về u nh nh ch n và t ng ng a NHNN:
  18. Tiếp tục trả lời thêm về thưc hiềtrần lãi suất huy đồ 14% m̀ năm, Thộố ̀ n ng t ng đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng hiện nay, việc thưc hiề trần lãi huy đồ nà ̀ n ng y phù ơp, cà ngân hàng nhỏ, ngân hà hoàđồ lành m̀ không gạặ khó h ̀ c ng t ng nh p khăn, chỉ có hiềtương ng̀ i gưì t tiề̀̀ n ̀ ̀̀ rù n TCTD hoà ng yơu kém. t đồ ư ơ ế Thồ đồNHNN cho biềtrần lãi suất huy đồ 14%/năm đã đ̀ c àdù ng c t, ươ ng ̀̀ p ng từ cuối năm 2010 nhưng trước khi siết chặt kỷ cương từ 7/9/2011 thì ện tượng hi huy động vượt trần diễn ra ơ ̀ u ngân hà ph̀ biổế ở mức 17-18% một năm. nhiề ng, n Trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức nhiềcuộc thanh tra nhưng không phát hiện được u TCTD nào vi phạm. Thống đốc thưa nhầđây là ̀ n khuyề m cùNHNN trong công t điề a tàthanh tra, già sà t đồ cùcàngân hà c m t hoà ng a c ng. Về vầ đề n chênh lề giưa làsuầcho vay và i suầhuy đồ theo Thồ đồ ch ̀ i t là t ng, ng c NHNN, trước tháng 8/2011, lãi suất huy đồ phổ biến ơ ̀ c 16 -18% mưt năm; ng m̀̀ ộ cho vay 19 – 22%. Như vầ chênh lệch dao động 2 – 4% là phù hợp với tì hì ơ ̀ y, nh nh Việt Nam và quốc tế. Đến nay, ngân hàng huy động 14%, cho vay ơ ̀ư c 16-18% m̀̀ thì chênh lệch vầ̀̀ơc cho phép. n m ̀ư Về kiề nên quy đì thêm trầ làsuầcho vay, Thồ đồNHNN cho ỳ n nh n i t ng c biềư t NHNN đà nghiên c̀̀kỳ n đề y và rằ nềquy đì trầlà t cho u vầ nà cho ng u nh n i suầ vay thì dầ tơì n tương cà bằ trong hoàđồ cho vay cùcàngân hà sè n hiề ̀ o ng t ng a c ng đồvơì c doanh nghiề không phân biề ươc doanh nghiềhoàđồ tồ doanh i cà p, tđ ̀ p t ng t, p t ng ưu, nghiề hoàđồ xầ loàhì doanh nghiề cầ ̀ tiên phàtriề và i nh p n u t n công tà c điềhà cùNHNN sè p khò u nh a gằ khăn. lơ vầ doanh nghiềkhò p cầvồtìdù ngân hà Thồ đồ Trà ì n đề p tiề n n n ng ng, ng c NHNN khằ đì Triềkhai thưc hiềcàNghì t cùĐà và nh phù ng nh: n ̀ n c quyề a ng Chì về m là t, n ươ kiề chề m phà ồ đì kinh tề mô, tồđồ nh vì c tăng tr̀ ng tì dù năm nay ̀̀ n ng khoà 12-13%. Trong đò n ngân hà tầtrung vàlì vưc sàxuầ c tiề ng , vồ ng p o nh ̀ n ư t tr̀̀ p, hoà ng xuầ u, doanh nghiềnhò vưa, khu v̀̀ t đồ t khầ p và ̀ư c nông nghiềvà p nông thôn và ơ g v̀̀ c trong th̀̀ cù n ơ i viề i gian gầđây càngân hà già là t cho vay nên n c ng m i suầ ưp t ngươ càdoanh nghiề hoàđồ trong càlì v̀̀ c c nh c trên đà p cầđ̀ c nguồ vồ tiề n ̀̀ n n tì dù ngân hà Tuy nhiên, trong lì lì vưc phi sà xuầch̀ đưươ ̀ư n ng ng. nh nh ̀ n t a c u ̀ tiên nguồvồtìdù và i v̀̀ nh v̀̀ y thì c ngân hà thơc hiềcho n n n ng đồ i lì c nà cà ng ̀ n ư ư vay theo cơ chề i suầ a thuầ(cao hơn 18%/năm) nên mồ doanh nghiềphi là t thò n t sồ p sàxuầ khò n t cò khăn khi tiềcầvồtìdù ngân hà p n n n ng ng. Giải thích về việc áp dù trần lãi suất huy đồ đồ đô la Mỳ 2% ng ng ng là một năm trong khi các ngân hà cho vay tới 8%, Thồ đồNHNN cho rằ đây là ng ng c ng biện pháp nhằ triề khai th̀̀ n Đền ch̀ đô la hóa nề kinh tề lãi ư m ốn c hiề à ng n nên suất 8% là để hạn chế vay. Đồ thơi, đây cù là n phàđề ến khích ngươì ng ̀ ng biề p khuy dân và doanh nghiềchuyềtư ̀ p n quan hề mươn ngoà sang th̀̀ n quan hề vay, ̀ iưtề c hiề mua, bàngoà qua hề ng ngân hà n i tề thồ ng. Về ợ xấu của hệ thống ngân hàng, đến nay là khoảng 3,3% trên tổng dư n nợ cho vay. Riêng cho vay trong lì vưc bầ ng sà dư nợ cho vay khoà 8,3% nh ̀ t đồ n, ng tổng dư nợ chung cùtoàhề ng, trong đó ǹ xợấ chiếm 4,2% dư nợ cho vay a n thồ u bầ ng sà Do vậy, nợ xấu trong cho vay bầ ng sàkhông ph̀ là yềtồ ả t đồ n. t đồ n i u ch ủ yếu về t đì tì hì nợ xấu của Việt Nam. Đồ th̀̀ ơ nơ ̀ nơ ̀ u cù quyề nh nh nh ng id ưvà xầ a cho vay bầ ng sàcù không phà nguyên nhân dầđềhiềtương thiềvồ t đồ n ng i là n n n ̀ u n cho vay đồ ơì n kinh tề i v nề .
  19. Mằkhà theo chù kẩế t c, n toán Việt Nam thì nợ xấu hoàn toàn trong tầm kiểm soát. Còvầđề rằ theo chù quẩố tế thì xầcùcàngân hà n n cho ng n c ơǹ̀ u a c ng Viề cầ i xem xè ơì chuẩnơquốc tế có nhiều nội dung t Nam là h̀ thì n phà cao n t b vì khác nhau. III – Kiến nghị - NHNN tiếp tục áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản: ` Từ những phân tích và thực tế, trong thời gian tới, việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản là một giải pháp thích hợp, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, cung - cầu vốn thị trường. Việc điều tiết lãi suất thị trường theo hướng ổn định, được thực hiện kết hợp giữa điều tiết khối lượng tiền thông qua các công cụ gián tiếp, điều hành linh hoạt các mức lãi suất chủ đạo và làm tốt công tác truyền thông. Sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hoá phải trên cơ sở đánh giá một cách khoa học và thực tiễn các điều kiện kinh tế, thị trường tài chính - tiền tệ ở trong và ngoài nước, cũng như các rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, sự an toàn và phát triển của hệ thống tài chính. - NHTW cần giảm lãi suất cơ bản: Thứ nhất, trước áp lực từ phía Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng muốn cho vay ngắn hạn theo lãi suất thỏa thuận thì điều đầu tiên là phải giảm dần lãi suất cho vay trung dài hạn đi. Đây giống như là điều ràng buộc. Thứ hai, lãi suất cho vay quá cao thì doanh nghiệp sẽ không muốn vay (quy luật cung cầu trên thị trường), trong khi đó lợi nhuận ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn từ hoạt động tín dụng, do đó ngân hàng buộc phải giảm lãi suất dần hợp lý, sao cho vẫn có lãi, có như vậy thì tín dụng mới tăng trưởng và ngân hàng mới đạt mục tiêu lợi nhuận . Thứ ba, tín dụng ngoại tệ tăng đột biến so với nội tệ, một phần được giải thích là do lãi suất VND quá cao, trong khi vay USD lợi hơn nhiều (lợi về lãi suất, tỷ giá), nhưng thực chất việc vay USD lại không dễ dàng như vay VND vì phải tuân thủ một số nguyên tắc ràng buộc từ phía NHNN nên ngân hàng không còn cách nào khác là giảm lãi suất cho vay VND để tìm kiếm lợi nhuận. Cuối cùng, việc các ngân hàng lách luật bằng cách chuyển kỳ ngắn hạn 365 ngày sang kỳ trung dài hạn 366 ngày để hưởng cơ chế lãi suất thỏa thuận, vô hình chung làm đường cong lãi suất lệch lạc, các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong phương pháp hạch toán và thỏa thuận với khách hàng, cũng như phân loại nợ theo quyết định 493 (mà điều này rất ít được đề cập đến trong các bài báo). => Hơn ai hết, bản thân các ngân hàng rất muốn được giảm lãi suất nhằm tìm kiếm nguồn vốn chi phí rẻ để đem cho vay với lãi suất thấp hơn thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tìm kiếm lợi nhuận, nhưng vấn đề cuối cùng. Ngoài ra, NHNN dần dần cần nới lỏng trần lãi suất huy động, để tạo tính thanh khỏan cho thị trường. Việc hạ lãi suất cho vay có thể là nước cờ khá mạo hiểm nhưng rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Việc hạ nhanh hay chậm, hạ đến mức nào còn tuỳ thuộc vào bản thân mỗi ngân hàng, vào cung cầu tín dụng và áp lực lạm phát. Nhưng về phía ngân hàng sẽ chịu nhìu "áp lực" hơn, hạ lãi suất đồng nghĩa với việc giảm nguồn thu từ tín dụng, giảm lợi nhuận... Còn nếu vẫn giữ mức lãi suất như hiện nay, ngân hàng có thể sẽ mất dần khách hàng. Do đó, trong thời gian tới việc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng sẽ trở nên căng thẳng và quyết liệt hơn. Các ngân hàng phải thật sự cân nhắc...
  20. - Giảm lãi suất vẫn cần phải tính toán thận trọng: Tuy nhiên,hiện nay đang là thời điểm cuối năm,theo ý kiến của các Ngân hàng thương mại,quy định bắt buộc áp dụng mức lãi suất 14% đã gây khó khăn cho ngân hàng huy động vốn suốt thời gian qua. Nếu tiếp tục hạ lãi suất sẽ khiến ngân hàng khó khăn hơn trong khi nhu cầu tiền mặt cuối năm lại tăng. Hai tuần nay khi dân cư giảm gửi tiền khi các tổ chức lại cho xu hướng rút tiền để lo kinh doanh cuối năm khiến ngân hàng phải tìm mọi cách để bù đắp thanh khoản.Rất nhiều khách hàng đã không gửi tiền với kỳ hạn dài mà lựa chọn giải pháp thận trọng chờ những động thái của ngân hàng nhà nước.Những con số bơm tiền của ngân hàng nhà nước và lãi suất liên ngân hàng đứng cao đã thể hiện căng thẳng của hệ thống ngân hàng. "Cuối năm, bao giờ cũng là giai đoạn căng thẳng, thông thường ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để huy động. Nay nếu giảm sẽ gây nhiều căng thẳng cho thanh khoản của các ngân hàng". Từ tháng 9 thực hiện trần lãi suất mới, huy động vốn toàn hệ thống liên tục giảm, nay nếu hạ lãi suất chắc chắn tình hình này sẽ căng thẳng hơn. Như vậy lãi suất về nguyên tắc là có thể giảm nhưng vấn đề bây giờ là làm sao để cân đối giữa các yêu cầu giảm lãi suất, an toàn của các ngân hàng. Trong khi đó, lãi suất cũng chính là nhân tố có tác động mạnh đến khi tỷ giá, giá vàng... và sự ổn định của thị trường. Vì thế, giảm lãi suất vẫn cần phải tính toán thận trọng. Trong bài toán vốn vay cho nền kinh tế, các ngân hàng thương mại trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, cần có lộ trình ổn định mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá ngoại tệ, tiến tới giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cung cấp vốn với chi phí vay thấp hơn, ổn định và nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế. - Điều chỉnh mức trần lãi suât USD tiến dần về 0%: Việc làm này là cần thiết nhằm chống tình trạng đôla hóa,giảm áp lực tỷ giá, kiềm chế lạm phát. Hiện nay các ngân hàng thương mại đang thiếu đôla để đảm bảo thanh khoản,trong khi có một lượng đôla không nhỏ nằm trong tay dân cư.Việc găm giữ đôla cũng giống như cho Mỹ vay USD không lấy lãi.. Cách đây không lâu, trước việc nhiều ngân hàng đẩy lãi suất huy động USD lên mức cao gây ra tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại tệ, NHNN đã chính thức quy định mức trần lãi suất đối với USD là 3%/năm. Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, trong gần 5 tháng đầu năm 2011, thanh khoản bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng được đảm bảo, nhưng tín dụng bằng ngoại tệ tăng ở mức khá cao.Đầu tháng 6 thì ngân hang nhà nước cũng đã tiếp tục điều chỉnh mức trần lãi suất USD là 2%.Hai lần điều chỉnh hạ này đã mang lại những động thái tích cực nhất định, thì ương ngoà i đà tr ̀ i hồ chuyềbiềtheo chiềh̀ ng tì c̀̀ ươ Tỳ giao dì trên thì n n u ̀̀ ch c h n. ư ơ già ch trương ngoà cò u hiềgià. Cung ngò hạốtại các NHTM hiện đang khá dồi dào,giảm ̀ i tề biề n m i i tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân cư,tăng nguồn cung cho thị trường. Quyết định này hướng tới 4 mục đích, trước hết là ngăn chặn việc găm giữ USD cũng như chặn cuộc đua lãi suất huy động USD. Bên cạnh đó, giúp cho việc thu gọn USD lại để chuyển dần từ hoạt động vay-trả USD sang mua-bán USD. Đặc biệt là tạo ra yếu tố để giảm mặt bằng lãi suất VND xuống bởi khi các nguồn USD giảm để chuyển sang tiền đồng sẽ khiến nguồn cung tiền đồng được cải thiện, sẽ có một dòng vốn VND chảy vào ngân hàng (NH) góp phần tạo giá thành đồng vốn rẻ hơn, là điều kiện tốt giảm lãi suất cho vay vốn VND.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2