intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý luận Điện ảnh

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

280
lượt xem
82
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với đa số công chúng, lý luận điện ảnh dường như không tồn tại, nếu có thì cũng chỉ là những bài báo nhỏ giới thiệu phim trên các báo, tạp chí. Tuy nhiên, đây lại là một trong những vấn đề quan trọng nhất vì nếu không có phần lý luận điện ảnh vững chắc thì không bao giờ chúng ta có được một đời sống điện ảnh phong phú, đậm đà tinh thần Việt như trong báo cáo của các hội nghị về điện ảnh hiện đại. Cùng lắm, trong những phút ngẫu nhiên và cảm giác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý luận Điện ảnh

  1. Lý luận Điện ảnh
  2. Đối với đa số công chúng, lý luận điện ảnh dường như không tồn tại, nếu có thì cũng chỉ là những bài báo nhỏ giới thiệu phim trên các báo, tạp chí. Tuy nhiên, đây lại là một trong những vấn đề quan trọng nhất vì nếu không có phần lý luận điện ảnh vững chắc thì không bao giờ chúng ta có được một đời sống điện ảnh phong phú, đậm đà tinh thần Việt như trong báo cáo của các hội nghị về điện ảnh hiện đại. Cùng lắm, trong những phút ngẫu nhiên và cảm giác mơ hồ, các nhà viết kịch bản, đạo diễn cũng chỉ "vô tình" chộp được một vài ánh loé sáng của hào quang nghệ thuật! Đối với bất kỳ một thể loại nghệ thuật nào, phần lý luận bàn về thể loại đấy là nền tảng cơ bản và duy nhất giúp cho nghệ thuật phát triển. Trước khi sáng tạo, người nghệ sĩ bắt buộc phải học được những kiến thức sơ đảng nhưng cơ bản. Hơn nữa, các nhà lý luận ngoài việc tạo ra một cái "khung" cơ bản về các đặc điểm nhận biết thể loại họ còn "chỉ'' cho các nghệ sĩ những hướng sáng tạo mới. Đối với điện ảnh thì phần lý luận lại càng quan trọng. Một bộ phim là một "sản phẩm" nghệ thuật do nhiều người cùng tham gia sáng tạo nên yếu tố "cá nhân" (yếu tố quyết định sáng tạo nghệ thuật truyền thống) trong sáng tạo nghệ thuật bị bó hẹp lại. Mỗi cá nhân "tham gia" theo một cách khác nhau. Chính vậy mà muốn bộ phim không trở thành một "nồi lẩu" cá tính thì những người tham gia ít nhất phải "OK" với nhau những khái niệm nghề nghiệp cơ bản nhất. Hơn nữa, nhà lý luận còn "dự cảm" cho đạo diễn, diễn viên... thấy những trào lưu mỹ cảm mới xuất hiện trong xã hội. Để bộ phim ngoài nhiệm vụ có thể phân tích, soi tỏ, còn "hướng" những mỹ cảm mới ấy đi hợp theo dòng chảy tinh thần của dân tộc Việt, không tạo ra những lối sống lầm lạc trong xã hội. Với lý tưởng ấy thì chúng ta thật khó hình dung được giá trị của "lý luận điện ảnh Việt Nam" đang ở mức nào. Chỉ có điều rõ ràng rằng nó hầu như không có tác dụng đến đời sống điện ảnh. Những bộ phim vẫn được làm theo cảm xúc ngẫu nhiên của mọi người. Có những cảnh quay, tình huống rất luộm thuộm không
  3. theo một chuẩn mực gì cả. Nếu sự "luộm thuộm" ấy có "ngầm ý" nghệ thuật thì khác, đằng này có mời thầy bói cao tay đến xem chắc thầy bói cũng chịu vì "bói" mãi cũng không ra một ý tưởng nào. Đơn giản như cảnh cuối cùng của Gái Nhảy, bộ phim đang gây ồn ào. Chúng ta chưa nói đến ý tưởng chính mà đề cập đến kỹ thuật điện ảnh sơ đẳng nhất. Nhân vật đứng "hô khẩu hiệu" vài phút như vậy đã "giết chết" tất cả những hành động biểu cảm. Có một nguyên tắc mà điện ảnh tôn thờ là khi không "diễn đạt" được bằng hình ảnh, bằng hành động, bằng... thì khi đó đạo diễn sẽ huỷ bộ phim và đi... ''tự tử" chứ kiên quyết không để cho diễn viên "diễn bằng lời"! Chúng ta lại phải quay về trường SKĐA, nơi được coi như là cái nôi của nền điện ảnh hiện đại. Ở đây cũng có cả một lớp dạy lý luận điện ảnh. Nhiều tài liệu của Liên Xô... sau này của Mỹ và các nước khác đều được dịch và dậy cho sinh viên. Những cuốn lý luận, phân tích về điện ảnh này rất có giá trị và nó giúp sinh viên có được hệ thống lý luận cơ bản về điện ảnh. Những sinh viên này sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành những người duyệt phim hoặc biên tập mục điện ảnh cho một tờ báo, tạp chí nào đó. Do ngành lý luận điện ảnh có vẻ như không được coi trọng, ít người hiểu được tầm quan trọng của nó nên cho đến giờ (14/3) trường SKĐA vẫn chưa biết có được chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo lý luận điện ảnh nữa hay không?) Bi kịch nằm ở chỗ này. Các nhà lý luận được đào tạo ở nước ngoài về dậy sinh viên chủ yếu cũng bằng những giáo trình soạn từ sách nước ngoài, cộng với kinh nghiệm học ở ngoài, cộng với những ví dụ từ những bộ phim kinh điển nước ngoài, cộng với kỹ thuật ánh sáng nước ngoài, cộng với kiểu biên tập phim với cách "chuyển" trường đoạn theo phim nước ngoài. Tóm lại, nếu điện ảnh là một ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, thì chúng ta đã phát triển chính xác rồi.. Bạn phải chịu khó kiên nhẫn "một phút" mới hiểu được bi kịch nằm ở chữ "nước ngoài" rất bác học này.
  4. Đối với điện ảnh, kiến thức lý luận từ những nền điện ảnh mạnh hơn không hẳn đã là tốt. Cùng một cử chỉ là "bàn tay đưa lên ngang mặt", mỗi dân tộc có một cách biểu cảm khác nhau, cánh cảm nhận khác nhau. Như vậy rất có thể một cái nháy mắt tình tứ của người Việt sẽ biến thành một hành động phỉ báng, giễu cợt trong văn hoá của dân tộc khác... Chính vậy mà khi chúng ta áp dụng lý luận điện ảnh "nước ngoài" không "uyển chuyển" thì tự nhiên các hành động trong phim sẽ thiếu tự nhiên, khôi hài và đôi khi vô tình cười nhạo cả công chúng Việt nữa. Như vậy, lý luận điện ảnh của Việt Nam chỉ có thể bắt đầu xây dựng từ những thất bại mà các bộ phim Việt Nam mang lại. Người Việt có một hệ thống biểu cảm như thế nào? Công việc đó phụ thuộc vào các nhà lý luận phê bình. Những kiến thức từ các nền điện ảnh khác là cần thiết nhưng nó chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không thể là cái "khuôn" của điện ảnh Việt Nam được. (Điện ảnh Trung Quốc để lại một bài học rất hay. Họ tạo ra cả một thuật ngữ "Phim Trung Quốc" để so sánh với các nền điện ảnh lớn trên thế giới). Nhưng dường như chúng ta mới chỉ thấy xuất hiện vài tác giả viết giới thiệu phim nghiêm túc, tức là đôi khi có đề cập đến những "đặc điểm cơ bản của điện ảnh", còn số sinh viên học lý luận ra trường cũng lặn mất tăm. Thay vào số đó là vô số các nhà lý luận, phê bình phim nghiệp dư. Bài của họ rải khắp trên các báo, tạp chí. Tuy nhiên, chúng ta có thể mường tượng về một ngàn bài giới thiệu về mười bộ phim khác nhau, như sau: Phim xúc động lắm, phim nhân văn lắm, phim có số phận lắm, nhân vật diễn đạt lắm, diễn như ngoài đời ấy, như thật ấy nhỉ... bao nhiêu "lắm", "nhỉ", "ấy"... cộng với câu cuối "Đoạn kết đạo diễn đã tài tình cho nhân vật..." là thành bài giới thiệu phim. Và thường họ không cần xem trực tiếp bộ phim mà chỉ đến lấy cái cốt truyện, bảng phân vai... xin vài cái ảnh thế là thành bài lý luận phê bình điện ảnh hiện đại! Thực sự chúng ta chưa có (nếu có "cao nhân lý luận điện ảnh" nào còn đang mai danh ẩn tích thì tôi xin thứ lỗi) một nhà lý luận điện ảnh thực thụ cùng với hệ
  5. thống lý luận hoàn hảo, riêng biệt về điện ảnh Việt nam. Chính vậy mà ý tưởng tốt nhất của các biên kịch, các đạo diễn mới chỉ là kể một câu chuyện cho hấp dẫn chứ chưa biết yếu tố nào, hành động nào sẽ có thể tức thời lay động, chuyển đổi mỹ cảm của xã hội. Và những bộ phim tiếp tục được sáng tạo 'tự phát" theo nghĩa cảm tính nhất của từ này. Lối ra của câu chuyện này xin để những người có trách nhiệm và tâm huyết với nền điện ảnh Việt Nam hiện đại trả lời thay. Còn công chúng, xin hãy đợi!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2