Lý luận về mâu thuẫn
lượt xem 51
download
Mâu thuẫn: Là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn là mối liên hệ tác động qua lại giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật.tác động qua lại giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật. Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính có xu hứơng phát triển ngược chiều nhau, tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng tác động biện chứng với nhau làm cho sự vật phát triển. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến Mâu thuẫn là khách quan có nghĩa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý luận về mâu thuẫn
- z Lý luận về mâu thuẫn 1
- Mục lục BÀI LÀM .......................................................................................................... 3 1-Nội dung quy luật .......................................................................................... 3 a) Mâu thuẫn: Là hiện tượng khách quan và phổ biến. .................................. 3 b)Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. .... 4 ý nghĩa phương pháp luận ................................................................................ 6 2-Vận dụng quy luật trên để phân tích một mâu thuẫn nổi lên có liên quan đến công việc của bản thân. .................................................................. 6 VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP ĐỂ PHÂN TÍCH MỘT MÂU THUẪN NỔI LÊN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG VIỆC CỦA ANH CHỊ. ................................................. 10 2
- BÀI LÀM Quy luật mâu thuẫn là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật là hạt nhân của phép biện chứng duy vật vì nó vạch ra nguồn gốc động lực của sự vận động phát triển của thế giới khách quan và vì nó là chìa khoá là cơ sở giúp chúng ta nắm vững thực chất của tất cả các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật. 1-Nội dung quy luật a) Mâu thuẫn: Là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn là mối liên hệ tác động qua lại giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật. Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính có xu hứơng phát triển ngược chiều nhau, tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng tác động biện chứng với nhau làm cho sự vật phát triển. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến Mâu thuẫn là khách quan có nghĩa là mâu thuẫn là cái vốn có ở mọi sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn hình thành phát triển là do cấu trúc tự thân bên trong của sự vật quy định nó không phụ thuộc vào bất kỳ một lực lượng siêu tự nhiên nào và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến có nghĩa là mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi kết thúc. Mâu thuẫn tồn tại ở mọi không gian, thời gian, mọi giai đoạn phát triển. Mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành. Trong mỗi sự vật không phải chỉ có một mâu thuẫn mà có thể có nhiều mâu thuẫn vì sự trong cùng một lúc có thể có nhiều mặt đối lập. Trong những điều kiện cụ thể khác nhau, mâu thuẫn thể hiện ra dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú khác nhau: + Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. + Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản 3
- + Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu + Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng. Cần chú ý: Trong tư duy thông thường khi nói đến hai mặt đối lập là nói lên mâu thuẫn. Còn trong tư duy biện chứng, không phải hai mặt đối lập nào cũng tạo nên mâu thuẫn mà chỉ những mặt đối lập tác động biện chưngs với nhau tạo nên sự vật hiện tượng và tạo lên sự phát triển mới được gọi là mâu thuẫn- mâu thuẫn biện chứng. b)Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa, ràng buộc quy định lẫn nhau làm tiền đề tồn tại cho nhau của các mặt đối lập. Không có sự thống nhất của các mặt đói lập thì không tạo ra sự vật. Theo nghĩa hẹp sự thống nhất là sự đồng nhất, phù hợp ngang nhau của hai mặt đối lập đó là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn.. Sự thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời tương đối, nghĩa là nó chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, đó chính là trạng thái đứng im, ổn định tương đối của sự vật, tính tương đối của sự thống nhất của các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hoá thành cacs bộ phận các sự vật đa dạng phực tạp, gián đoạn. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ phủ định biện chứng lẫn nhau của các mặt đối lập (Sự đấu tranh hiểu theo nghĩa tác động ảnh hưởng lẫn nhau của các mặt đối lập chứ không phải theo nghĩa đen) Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn. Nó diễn ra liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật kể cả trong trang thái sự vật ổn đinhj cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất. Sự đấu tranh của các mặt đối lập tạo lên tính chất tự thân, liên tục của sự vận động phát triển của sự vật. Cũng vì vậy muốn thay đổi sự vật tì phải tăng cường sự đấu tranh. 4
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp diễn ra từ thấp đến cao, gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng. +Giai đoạn đầu: Mâu thuẫn biểu hiện ra ở sự khác nhau của hai mặt đối lập song không phải sự khác nhau nào cũng là mâu thuẫn mà chỉ hai mặt khác nhau nào liên hệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau mới tạo thành giai đoạn đầu của maau thuẫn, trong giai đoạn này sự đấu tranh chưa rõ và chưa gay gắt. +Giai đoạn sau: Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, sự khác nhau biến thành đối lập, khi đó hai mặt đối lập càng rõ, càng sâu sắc thì sự đấu tranh giữa chúng ngày càng gay gắt và quyết liệt, nếu có điều kiện chín muồi thì hai mặt chuyển hoá lẫn nhau và mâu thuẫn được giải quyết. c)Sự đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Đấu tranh của các mặt đối lập gây ra những biến đổi của các mặt đối lập khi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập trỏ lên quyết liệt và có điều kiện chín muồi thì sự thống nhất của hai cũ bị phá huỷ, các mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá của các mặt đối lập chính là lúc mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ bị mất đi, sự vật mới xuất hiện. Các mặt đối lập có thể chuyển hoá lẫn nhau với ba hình thức. -Các mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập kia và ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự vật. Ví dụ, Mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản biểu hiện thành cuộc cách mạng vô sản lật độ giai cấp tư sản -Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển hoá thành mặt đối lập mới. Ví dụ Giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ (chế độ phong kiến) xã hội lại xuất hiện mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản (Chế độ TBCN). 5
- -Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau, cải biến lẫn nhau. Trong sự vật mới lại có mâu thuẫn mới, các mặt đối lập trong mâu thuẫn mới lại đấu tranh với nhau, làm cho sự vật ấy lại chuyển hoá thành sự vật khác tiến bộ hơn, cứ như vậy mà các sự vật hiện tượng thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng, vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của mọi quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng. ý nghĩa phương pháp luận Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, nên trong nhận thận thức và thực tiễn phải tôn trọng mâu thuẫn, tức là không được lẩn tránh mâu thuẫn cũng như không được tạo ra mâu thuẫn. Vì mâu thuẫn là động lực của sự phát triển nên muốn thúc đẩy sự phát triển phải nhận thức được mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn, phải tạo ra điều kiện thúc đẩy sự đấu tranh của các mặt đối lập theo chiều hướng phát triển. Vì mọi mâu thuẫn đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến hoá. Vì sự vật khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau, mỗi mâu thuẫn lại có những đặc điểm riêng của nó. Do đó phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và tìm cách giải quyết mâu thuẫn. 2-Vận dụng quy luật trên để phân tích một mâu thuẫn nổi lên có liên quan đến công việc của bản thân. Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Bản thân tôi đang làm việc tại ngân hàng xuất nhập khẩu Hà nội, khách quan xung quanh môi trường làm việc của tôi tồn tại rất nhiều mâu thuẫn. Tôi xin phân tích một mâu thuẫn nổi lên có liên quan đến công việc của tôi trong lĩnh vực ngân hàng. Một quá trình sản xuất kinh doanh bao giờ cũng chứa đựng trong nó rấi nhiều mâu thuẫn như; mâu thuẫn giưa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mâu thuẫn giữa cung và cầu về sản phẩm, mâu thuẫn giữa chủ quản lý với công 6
- nhân, mâu thuẫn giữa tính kế hoạch trong xí nghiệp với tính tự phát của cơ chế thị trường, mâu thuẫn giữa sức phát triển nhanh của công cụ sản xuất và công nghệ tiên tiến với sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên liệu của sản xuất, mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro.... Tôi xin phân tích mối quan hệ mâu thuẫn giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được với rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Chúng ta đã biết hoạt động chính của ngân hàng là nhận gửi và cho vay với mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Mối quan hệ mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro là một mâu thuẫn biện chứng, là hai mặt của một vấn đề. Bất cứ quá trình sản xuất, kinh doanh nào cũng vậy, lợi nhuận và rủi ro luôn tồn tại song song với nhau, mâu thuẫn với nhau. Kết thúc một quá trình sản xuất, kinh doanh chúng ta có thể thu được lợi nhuận nhưng có khi là gặp phải rủi ro. Lợi nhuận dự kiến mang lại càng cao thì độ rủi ro nếu gặp phải cũng sẽ rất lớn và ngược lại. Nhưng mục đích của người kinh doanh bao giờ cũng là hướng tới lợi nhuận, và họ tìm mọi cách để hạn chế được rủi ro như, cải tiến kỹ thuật và phương pháp sản xuất., đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhanh nhạy và năng động, kịp thời nắm bắt và phân tích những biến động của thị trường, dự báo tình hình thị trường nhằm hạn chế tối đa rủi ro hoặc nếu có gặp rủi ro thì thiệt hại là rất nhỏ.... Do đó có thể nói mâu thuẫn giữa lợi nhuận vả rủi ro là một trong những mâu thuẫn cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, và là động lực để các doanh nghiệp ngày một phát triển về trình độ quản lý doanh nghiệp. Trong hoạt động ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng là số chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức phải trả trừ đi các chi phí nghiệp vụ ngân hàng số còn lại gọi là lợi nhuận. Ngân hàng thu hút vốn trong dân cư dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán, mởài khoản cho các tổ chức và cá nhân..... Rồi dùng vốn huy động đó để cho vay và hưởng chênh lệch lợi tức. Trong quá trình cho vay đó, ngân 7
- hàng sẽ thu được lợi nhuận sau khi đã trừ đi lợi tức phải trả khi vay, hoặc ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro nếu khách hàng không có khả năng thanh toán bởi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ rủi ro, thất bại nên mất khả năng thanh toán. Làm thế nào để hạn chế rủi ro và đối đa lợi nhuận chính là cách thức để giải quyết mâu thuẫn giưã lợi nhuận và rủi ro. Giảm rủi ro không phải là ngân hàng sẽ không cho vay đối với những khách hàng lớn, vay tiền nhiều mà hoạt động kinh doanh của họ tuy mang lại lợi nhuận cao nhưng độ rủi ro lớn. Mà thay vào đó ngân hàng phải tự đổi mới, tự phát triển mình, thông qua việc hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ tín dụng, đào tạo ra đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, năng động và nhanh nhạy với cơ chế thị trường. Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng, thẩm định dự án trước trong và sau khi cho vay. Trước khi cho vay thì tiến hành thẩm định dự án một cách cẩn thẩn, trong và sau khi cho vay phải thường xuyên tcử cán bộ tín dụng trực tiếp xuống cơ sở để giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, xem họ sử dụng tiền vay có đúng mục đích như cam kết khi vay không....Làm tốt các công việc trên, ngân hàng sẽ khắc phục và hạn chế được rủi ro, nhờ đó mà tăng được lợi nhuận cho ngân hàng, cũng có nghĩa là giải quyết tốt được mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro, (mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở méc phát triển hơn) đó la làm cho ngân hàng ngày một phát triển, điều này phù hợp với quy luật khách quan đó là; mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển. Tuy nhiên như trên chúng ta đã nghiên cứu, khi giải quyết được mâu thuẫn rồi không có nghĩa là không còn tồn tại mâu thuẫn, mà ngược lại, mâu thuẫn này mất đi, mâu thuẫn khác lại xuất hiện. Khi chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ tín dụng với trình độ cao, công tác thẩm định tốt nhưng rủi ro trên thương trường không phải là không xảy ra nữa mà trái laị khi trình độ sản xuất càng phát triển thì mức độ rủi ro nếu gặp phải sẽ rất lớn và thiệt hại cũng 8
- rất nặng nề, do vậy nó lại tiếp tục là động lực để cho ngân hàng phát triển. Như thế mới là phù hợp với quy luật khách quan. 9
- VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP ĐỂ PHÂN TÍCH MỘT MÂU THUẪN NỔI LÊN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG VIỆC CỦA ANH CHỊ. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập với việc phân tích hệ thống các mâu thuẫn biện chứng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
25 p | 779 | 309
-
Tiểu luận về: Mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
19 p | 264 | 82
-
Luận văn Vật lý hạt nhân - HÀ MẠNH KHƯƠNG
8 p | 293 | 48
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết người đại diện trong quản trị ngân hàng thương mại Việt Nam
172 p | 282 | 43
-
LUẬN VĂN: Lý luận về mâu thuẫn biện chứng với việc phân tích hệ thống mâu thuẫn của kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam
22 p | 188 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
145 p | 97 | 13
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quan hệ lợi ích trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
27 p | 80 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
31 p | 111 | 12
-
Tiểu luận tốt nghiệp: Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho ĐVTN học sinh của đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại trường THPT Quỳ Hợp 2
32 p | 87 | 12
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Luật học: Các nguyên tắc cơ bản trong hiệp định GATS và việc thực thi ở Việt Nam
25 p | 129 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: So sánh quy định về thỏa thuận trọng tài trong pháp luật việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Luật mẫu UNCITRAL
76 p | 57 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Từ tâm lý học hành vi đến thị trường chứng khoán - Sự mâu thuẫn về nhận thức và cách thức giải quyết những mâu thuẫn này của nhà đầu tư
77 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc điều tiết sự phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
123 p | 13 | 6
-
Lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp_ 3
8 p | 85 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Sự mâu thuẫn trong chính sách đối với chỗ đậu xe ở khu trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh
51 p | 34 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc giải quyết xung đột xã hội ở nước ta hiện nay (Qua thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo ở thành phố Đà Nẵng)
26 p | 13 | 3
-
Dự án tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và Môi trường: Đánh giá tài nguyên, kinh tế-xã hội và môi trường cho định hướng quy hoạch tổng thể đới bờ biển tỉnh Bình Thuận
27 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn