Tiểu luận tốt nghiệp: Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho ĐVTN học sinh của đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại trường THPT Quỳ Hợp 2
lượt xem 12
download
Việc xác định mâu thuẫn và giải quyết các mâu thuẫn trong giáo dục đạo đức để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho ĐVTN học sinh là một yêu cầu cấp bách đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Quỳ Hợp 2. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm rõ về nội dung của tiểu luận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận tốt nghiệp: Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho ĐVTN học sinh của đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại trường THPT Quỳ Hợp 2
- MỞ ĐẦU Quy luật mâu thuẫn hay còn gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, là hạt nhân của phép biện chứng trong triết học Mác Lênin. Mâu thuẫn biện chứng được tạo thành từ hai mặt đối lập có mối liên hệ vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Để thúc đẩy sự phát triển của sự vật tất yếu phải xác định đúng và tìm cách giải quyết mâu thuẫn theo xu hướng vận động của quy luật. Chính vì vậy, quy luật mâu thuẫn được vận dụng làm cơ sở phương pháp luận trong nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau nhằm chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Thực hiện chức năng là trường học xã hội chủ nghĩa của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, tri thức cho thanh niên luôn là một yêu cầu, nhiệm vụ công tác quan trọng, đặt ra thường xuyên, liên tục đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Nhận thức được vai trò của Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trong nhà trường ở thời kỳ đổi mới giáo dục của nước ta, đoàn thanh niên đã không ngừng đổi mới nâng cao hiệu quả các hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên, tích cực góp phần cùng nhà trường giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, phấn đấu vươn lên, sống có ích cho xã hội, tự hoàn thiện mình góp phần xây dựng đất nước theo đúng đường lối của Đảng: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Do vậy việc xác định mâu thuẫn và giải quyết các mâu thuẫn trong giáo dục đạo đức để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho ĐVTN học sinh là một yêu cầu cấp bách đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Quỳ Hợp 2. Chính vì vậy tôi chọn đề tài; “Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đao đ ̣ ức cho ĐVTN hoc sinh c ̣ ủa đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại trương THPT Quy H ̀ ̀ ợp 2” làm tiểu luận tốt nghiệp tốt Trung cấp lý luận chính trị. 1
- CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÂU THUẪN, CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO ĐVTN CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH 1. QUY LUẬT MÂU THUẪN 1.1. Nội dung của quy luật mâu thuẫn Trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật thì quy luật mâu thuẫn là hạt nhân của phép biện chứng. Nội dung cơ bản của quy luật mâu thuẫn đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin làm sáng tỏ thông qua các phạm trù: “mặt đối lập”, “sự thống nhất” và “sự đấu tranh” của các mặt đối lập. “Mâu thuẫn” là sự tác động lẫn nhau của các mặt, các khuynh hướng đối lập, là hiện tượng tất yếu, khách quan và là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. “Đối lập”, “mặt đối lập” là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh, vừa chuyển hóa cho nhau và là những nhân tố cấu thành nên mâu thuẫn biện chứng. Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. 1.2. Một số vấn đề phương pháp luận khi nghiên cứu và vận dụng quy luật mâu thuẫn Quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa phương pháp luận to lớn đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Nghiên cứu quy luật mâu thuẫn để phát hiện, nhận thức, phân tích mâu thuẫn và tìm ra con đường đúng đắn để giải quyết mâu thuẫn. Nhận thức mâu thuẫn tức là phân đôi cái thống nhất và nhận thức các mặt đối lập để nắm bắt sự vật trong sự thống nhất, đồng nhất của các mặt đối lập. Khi phân tích mâu thuẫn phải hiểu rõ nguồn gốc, điều kiện tồn tại và quá trình phát triển của mâu thuẫn. Giai đoạn cuối cùng là tìm ra phương pháp đúng đắn để giải quyết mâu thuẫn. Việc giải quyết mâu thuẫn là kết quả của quá trình đấu tranh của các mặt đối lập. Giải quyết mâu thuẫn không có nghĩa là xóa bỏ mâu thuẫn mà là kết hợp hài hòa các mặt đối lập. 1.3. Vai trò của mâu thuẫn với sự vận động và phát triển. Sự vận động và phát triển của sự vật thể hiện trong sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt: thống nhất của các mặt đối lập và đâu tranh của hai mặt đối lập. Trong đó: thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời, tương đối, còn đấu tranh giữa hai mặt đối lập là tuyệt đối. Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vận động và phát triển của sự vật là tự thân và diễn ra liên tục. 2
- Tính tương đối của thống nhất giữa các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hoá thành các bộ phận, các sự vật đa dạng phức tạp, giai đoạn … Như vậy, mâu thuẫn là khách quan phổ biến, đa dạng. Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều là thống nhất của các mặt đối lập. Chính sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự chuyển hoá giữa chúng là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. 2. LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC 2.1. Khái niệm đạo đức Ở phương Tây, danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos, moris, nghĩa là lề thói. Ngoài ra, còn một danh từ nữa cũng hay được sử dụng là ethicos, có gốc từ chữ Hy Lạp cũng có nghĩa là lề thói, tập tục. Theo nghĩa đó, khi nói đến đạo đức là nói đến những lề thói, tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong giao tiếp với nhau hàng ngày. Ở phương Đông, người Trung Quốc cổ đại sớm đưa ra các học thuyết về đạo và đức của họ. Theo đó, Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về sau khái niệm này được vận dụng trong triết học nhằm chỉ con đường của tự nhiên. Sau đó, đạo không chỉ là con đường của tự nhiên, mà còn có nghĩa là đường sống của con người trong xã hội. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính, là biểu hiện của đạo nghĩa, là nguyên tắc của luân lý. Như vậy, đạo đức được hiểu như những nguyên tắc, các quy định, các chuẩn mực xã hội nhằm điều tiết hành vi của con người mà mỗi người sống trong đó cần phải tuân theo. Đạo đức còn là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tựnhiên, giữa cá nhân với xã hội. Nó được phát triển, bị ảnh hưởng nhiều bởi các chế độ kinh tế xã hội khác nhau. Trong quá trình phát triển đó, cùng với sự vận động biến đổi của tồn tại xã hội, đạo đức cũng có những biến đổi, như các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã từng nói rằng, “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau”. Có thể thấy rằng, thứ nhất, với tư cách hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức chịu ảnh hưởng của tồn tại xã hội. Tuy nhiên, ở đây, có thể thấy rằng, quan hệ giữa kinh tế với đạo đức không phải là quan hệ đơn trị, một chiều. Vì vậy, không phải mọi biến đổi nào đó trong cơ sở kinh tế cũng đều nhất thiết và ngay lập tức dẫn đến sự biến đổi tương ứng trong đạo đức. Không phải mọi sự phát triển kinh tế nào cũng dẫn đến sự tiến bộ đạo đức. Hơn nữa, đạo đức còn bị ảnh hưởng triết học, chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,… nghĩa là của toàn bộ đời sống tinh thần. Thứ hai, với tư cách 3
- là những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội … điều tiết hành vi con người, người nào thực hiện đúng những nguyên tắc, chuẩn mực đó được coi là có đạo đức, được xã hội ủng hộ, biểu dương và ngược lại. 2.2. Giáo dục đạo đức Có nhiều quan niệm khác nhau về giáo dục đạo đức, song có thể coi “giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục để hình thành trong họ những yếu tố, tình cảm, niềm tin, lý tưởng và tất cả được thể hiện ở những hành vi đạo đức” [2, tr.45]. Như vậy, giáo dục đạo đức không chỉ làm cho con người nhận thức đúng các chuẩn mực đạo đức, các giá trị đạo đức mà còn thông qua đó để hình thành niềm tin và tình cảm đạo đức. Giáo dục đạo đức là một trong những hoạt động nhằm góp phần chuyển đạo đức xã hội thành đạo đức cá nhân. Đây cũng là quá trình mang những tri thức, kinh nghiệm, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm phát triển ý thức cũng như năng lực đánh giá và thực hiện hành vi đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức xã hội của cá nhân. Giáo dục đạo đức góp phần hình thành những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức trong từng cá nhân cụ thể; giúp họ xác lập khả năng lựa chọn, đánh giá các hiện tuợng xã hội. Giáo dục đạo đức cũng góp phần tích cực trong việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống. Những giá trị đạo đức truyền thống chỉ có thể được các thế hệ sau tiếp nhận thông qua giáo dục đạo đức như: thông qua giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, thế hệ trẻ sẽ tiếp nhận được những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lòng yêu nước, yêu hòa bình, tôn trọng đạo lý, tinh thần đoàn kết…Nhờ các hoạt động giáo dục đạo đức mà các thế hệ sau luôn kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nhờ vậy, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta không bị mai một. Quan điểm này cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong Di chúc, theo Bác, tương lai của đất nước, của dân tộc nằm ngay trong tay các thế hệ thanh niên: “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”. Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức cũng giúp cá nhân hoàn thiện nhân cách của mình. Người ta sinh ra là người, nhưng nhân cách chỉ hình thành trong hoạt động và giao tiếp. Về thực chất, đó là quá trình xã hội hóa cá nhân, cá nhân tiếp thu các giá trị văn hóa, đạo đức của gia đình, cộng đồng, xã hội để có thể gia nhập vào xã hội. Do vậy, không chỉ dừng lại ở bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội mà giáo dục đạo đức còn góp phần định hình và phát huy, 4
- hoàn thiện nhân cách, các chuẩn mực hành vi đạo đức cần thiết của con người như: tri thức, niềm tin; tình cảm, thái độ; hình thành cho mỗi người Về nội dung giáo dục đạo đức: tùy theo mục tiêu của các chủ thể giáo dục, nội dung giáo dục đạo đức có sự khác nhau giữa các quốc gia, dân tộc; giữa các thời kỳ lịch sử khác nhau. Ví dụ, như ở phương Đông thời kỳ phong kiến, nội dung giáo dục đạo đức tập trung vào những nội dung như “nhân,lễ, nghĩa, trí, tín”… Về phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức: phương pháp đàm thoại, diễn giải, thi đua, nêu gương, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn… Trong công tác giáo dục, đối tượng giáo dục cũng là một nhân tố quan trọng trong giáo dục. Bởi các chủ thể giáo dục dù có nội dung, phương pháp giáo dục hay đến thế nào đi chăng nữa mà đối tượng giáo dục không tiếp thu thì quá trình giáo dục cũng khó đạt hiệu quả như mong muốn. Đây chính là quá trình tự giáo dục của đối tượng giáo dục. 3. Tầm quan trọng và nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 3.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh Hiện nay theo Luật Thanh niên có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 thì “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”. Với độ tuổi từ 16 đến 30, thanh niên có những đặc điểm cơ bản sau: Có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý và trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có quan hệ gắn bó mật thiết với tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Thanh niên tiếp thu học vấn và giáo dục từ gia đình, nhà trường để bắt đầu cuộc sống độc lập trong xã hội với một nghề chuyên môn nhất định và một việc làm cũng như chỗ làm việc cụ thể. Đồng thời, thanh niên, một mặt, tiếp nhận giáo dục xã hội, từ đó, hình thành thế giới quan, nhân sinh quan của mình; mặt khác, có khả năng chuyển hóa giáo dục đào tạo của xã hội để tạo nên những phẩm chất riêng của mình. Một trong những đặc điểm nổi bật của thanh niên là những người giàu ước mơ, hoài bão, luôn có nhu cầu tìm hiểu, thích khám phá, năng động, sáng tạo, thích giao tiếp, thích tham gia các hoạt động xã hội, có nhu cầu cao về tình bạn, tình yêu nam nữ ... Mặt khác, thanh niên ngày nay do điều kiện sinh hoạt vật chất ngày càng được nâng cao nên con người sinh lý, tố chất sinh học phát triển, nhưng những phẩm chất xã hội thì chưa hoàn thiện, chưa ổn định 5
- vững vàng. Do đặc điểm này, bên cạnh những ưu điểm nổi trội, trong thanh niên vẫn tiềm ẩn những nhân tố tiêu cực và những hạn chế nhất định, như dễ bị tác động, có sự dao động, tính tự lập và tính kỷ luật chưa tốt,… Với những đặc điểm đặc thù riêng đó của thanh niên, việc thường xuyên giáo dục đạo đức cho thanh niên là hết sức quan trọng. Thứ nhất, giáo dục đạo đức cho thanh niên là góp phần bồi dưỡng những tri thức, tình cảm đạo đức cho thanh niên hiện nay. Thứ hai, giáo dục đạo đức cho thanh niên góp phần khắc phục sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận thanh niên hiện nay. Thứ ba, giáo dục đạo đức góp phần nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong học tập, lao động và nghiên cứu để trở thành người lao động – trí thức giỏi. Như vậy, việc giáo dục đạo đức cho thanh niên đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó là con đường, là cách thức cơ bản và chủ yếu để hình thành những phẩm chất đạo đức cho thanh niên; góp phần chuyển những quan niệm đạo đức, những chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức từ yêu cầu xã hội thành sự thôi thúc nội tâm của mỗi thanh niên, giúp cho họ nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn những nội dung, yêu cầu, quy tắc đạo đức, qua đó góp phần điều chỉnh hành vi của thanh niên cho phù hợp yêu cầu của xã hội. 3.2. Những nội dung đạo đức cần giáo dục cho thanh niên Thứ nhất, giáo dục tình yêu quê hương đất nước , kiên định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Giáo dục lòng yêu nước cho thanh niên phải bắt đầu từ việc giáo dục cho họ nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước, ý thức độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa gắn chặt với nhau, tạo nên sức mạnh của con người Việt Nam trong thời đại mới. Do vậy, cần làm cho thanh niên hiểu rằng, có giữ vững được độc lập dân tộc thì chúng ta mới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; đồng thời chỉ có thể đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì nền độc lập dân tộc mới được bảo đảm vững chắc. Sự gắn bó giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là thuộc tính của cách mạng Việt Nam; là đặc điểm cơ bản phản ánh nội dung cốt lõi và bản chất của ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, như Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, vì vậy, hơn ai hết, thế hệ trẻ phải có tình yêu đất nước nồng nàn và phải ý thức đ ược một cách sâu sắc vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối Tổ quốc, với đồng bào như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Nhiệm vụ của 6
- thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà! Mình phải làm thế nào cho ích nước lợi nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào. Có thể thấy rằng, thế hệ trẻ hôm nay, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn sẽ giúp cho thanh niên có thể vượt qua những cám dỗ vật chất tầm thường, đứng vững trên con đường xây dựng quê hương, đất nước còn nhiều khó khăn, thử thách trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai, giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc . Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã xây đắp nên nhiều truyền thống đạo đức cao đẹp. Trong đó, nổi bật là các giá trị đạo đức truyền thống như: lòng yêu thương, độ lượng, tinh thần đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, sống nhân nghĩa, thủy chung, thôn g minh hiếu học, đề cao nhân phẩm, quý trọng tình người, khiêm tốn, trung thực, giản dị, tiết kiệm… đây là những nét đặc sắc được giữ vững và nâng cao trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trở thành một tình cảm sâu sắc, thành những giá trị đạo đức tốt đẹp được các thế hệ nối tiếp nhau nâng niu, trân trọng bồi đắp và giữ gìn. Thứ ba, giáo dục tinh thần lao đ ộng, học tập, chăm chỉ, sáng tạo. Lao động là cơ sở tiến bộ xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, cần giáo dục cho thanh niên có thái độ lao động, học tập đúng đắn, đó là tình cảm, lòng say mê, sự cần cù, tính kỷ luật, sáng tạo trong lao động và học tập. Đức tính cần cù thể hiện trong tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, một nắng hai sương, thức khuya dậy sớm “canh ba chưa nằm, canh năm đã dậy” vật lộn với đất, với trời để làm ra của cải. Thứ tư, giáo dục đức tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật cho thanh niên Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập và có được mối quan hệ tốt là đức tính khiêm tốn. Từ điển tiếng Việt đã định nghĩa về khiêm tốn như sau: "Khiêm tốn là biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và dè dặt" . Do vậy, khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người nó thể hiện qua từng lời nói, cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diện một cách thật tâm nhất. Khiêm tốn giúp chúng ta sống tích 7
- cực và làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiệm, uy tín, lòng tin, sự yêu mến. Thực tế trong cuộc sống cho thấy, những người có đức tính khiêm tốn họ không biểu lộ sự tự mãn, kiêu căng, bốc đồng… nói quá về những gì mình có, đang làm, đang biết và nhờ vậy họ luôn tạo được sự gần gũi, đồng cảm của những người xung quanh. Nhờ đó, họ kết giao được với nhiều người, các mối quan hệ của họ cũng trở nên tốt đẹp, thân tình, bền chặt hơn. Đây là một đức tính tốt mà mỗi thanh niên cần phải trau dồi, rèn luyện và cần phải được giáo dục. Giản dị theo Hồ Chí Minh là phong cách sống của con người mới. Nghĩa là phải biết sống chừng mực, không cầu kì, xa hoa, ít lòng ham muốn về vật chất, đúng thời, đúng hoàn cảnh. Người dạy thanh niên , trong lúc nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn thiếu thốn mà cá nhân chỉ muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp là không có đạo đức. Trong thời đại ngày nay, việc giáo dục chuẩn mực đạo đức trung thực cũng rất quan trọng. Sống trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lý, luôn thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc, yêu lẽ phải, ghét sự giả dối. Rèn luyện lối sống trung thực phải bắt đầu từ bản thân mỗi người. Nếu không trung thực với bản thân thì không thể trung thực với mọi người. Trung thực là đầu mối của chữ “Tín”. Nhờ có tính trung thực mà trong quan hệ xã hội, con người được tạo niềm tin, dám dũng cảm đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống. Tính trung thực sẽ giúp con người tạo được lòng tin trong mọi mối quan hệ, giao dịch, đó là sức mạnh lớn nhất giúp thuyết phục người khác. Trung thực làm nên nhân cách con người. Ý thức tổ chức kỷ luật cũng là một trong những phẩm chất đạo đức cần được quan tâm giáo dục, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này được biểu hiện qua việc chấp hành những quy định, nội quy như của trường học, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức… một cách tự giác và chủ động. Ngoài ra, ý thực tổ chức kỷ luật cũng thể hiện ở tinh thần tôn trọng pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật. Do vậy, việc giáo dục phẩm chất này cho thanh niên sẽ góp phần xây dựng lối sống vì cộng đồng, xã hội văn minh, hiện đại, đặc biệt đối với người dân Việt Nam – một dân tộc có xuất phát điểm là nền nông nghiệp là chủ yếu. 4. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Điều lệ Đoàn khẳng định: Đoàn TNCS 8
- Hồ Chí Minh là tổ chức chính trịxã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện”. Điều này phản ánh đầy đủ Đoàn là một tổ chức thanh niên Cộng sản mang tính tiên tiến của giai cấp công nhân và tính quần chúng rộng rãi của thanh niên Việt Nam thông qua việc tổ chức các phong trào, hoạt động có tính chất xã hội, mỗi đoàn viên và cơ sở Đoàn đều được thể hiện tinh thần xung kích cách mạng, thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Đoàn có 3 đặc điểm cơ bản: là Đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, Nhà nước và các ngành. Đoàn luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là đội quân xung kích cách mạng tích cực tham gia xây dựng Đảng và là người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Bác Hồ; là Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp học tập rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay; là Người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. Đặc điểm này khẳng định rõ tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của thanh niên, vì thanh niên. Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng trong lao động tập thể; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại. Thứ nhất, Đoàn là một kênh quan trọng trong việc truyền thụ những tri thức đạo đức cho thanh niên. Thông qua việc tuyên truyền, giáo dục những chuẩn mực đạo đức cho thanh niên như: giáo dục tình yêu quê hương đất nước, kiên định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam , Đoàn góp phần quan trọng vào quá trình khẳng định những giá trị đạo đức tốt đẹp mà mỗi thanh niên cần hướng tới và góp phần thức tỉnh một bộ phận không nhỏ thanh niên đang sống một cuộc sống thiếu lý tưởng, thiếu niềm tin, thiếu lòng tự hào và kiêu hãnh dân tộc. Đoàn cũng góp phần quan trọng trong việc định hướng cho thanh niên giữ gìn, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lòng yêu thương, độ lượng, tinh thần đoàn kết, sống nhân nghĩa, thủy chung…; khắc phục những tác động tiêu cực của 9
- quá trình hội nhập và nền kinh tế thị trường đang là mảnh đất màu mỡ nảy sinh những lối sống ích kỷ, vụ lợi, những thói hư, tật xấu, những tệ nạn xã hội; tạo bước chuyển về chất trong nhận thức, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của thanh niên, phát huy, khơi dậy trong thanh niên tư duy năng động, sáng tạo, lạc quan, tự tin, dám nghĩ, dám làm, có ý chí khắc phục khó khăn vươn lên lập thân, lập nghiệp với khát vọng cống hiến vì tương lai tươi sáng của dân tộc; sống nhân ái, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; góp phần xây dựng cho thanh niên những đức tính cần thiết để có những hành vi phù hợp với những quy tắc ứng xử và chuẩn mực của xã hội… Thứ hai, Đoàn góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay. Giáo dục đạo đức cho thanh niên không chỉ thuần túy là giáo dục ý thức, lý trí đạo đức mà quan trọng và sâu xa hơn, Đoàn đã góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm đạo đức, để hình thành, phát triển và thường xuyên bồi đắp nhân tính, mà Hồ Chí Minh gọi là tính người, tình người, tình thương yêu con người, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, yêu điều thiện, ghét điều ác, bảo vệ cái thiện, trừng trị cái ác. Chính tình cảm đạo đức “sẽ làm sâu sắc thêm mối tương giao giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên”. Sự sâu sắc và tinh tế trong mối tương giao này là một trong những động lực làm tăng thêm sự phong phú, sâu sắc và mạnh mẽ của thế giới nội tâm, thúc đẩy con người vươn lên trong cuộc sống. Do vậy, không chỉ dừng lại ở những hoạt động giáo dục đơn thuần, giáo dục đạo đức được Đoàn thanh niên cụ thể, gắn liền với thực hành đạo đức, để từ lẽ sống trở thành lối sống và nếp sống hằng ngày, củng cố và phát triển nhu cầu đạo đức, thực hành các chuẩn mực, các quy tắc ứng xử đạo đức, làm cho giá trị đạo đức và văn hóa đạo đức trở nên bền vững. Thông qua các hoạt động giáo dục đạo đức để chuyển hóa thành tự giáo dục ở mỗi một chủ thể và định hình, hoàn thiện nhân cách. Trên cơ sở các hoạt động giáo dục ý thức đạo đức, là cơ sở để hình thành niềm tin và tình cảm đạo đức. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy hoạt động, dẫn đến những hành vi, hành động đạo đức theo những chuẩn mực và giá trị đạo đức được lựa chọn. Thứ ba, Đoàn quan tâm chăm lo đến quyền và lợi ích chính đáng, tạo điều kiện thuận lợi và đồng hành, cổ vũ thanh niên học tập, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành, góp phần khắc phục những hạn chế trong nhân cách của một bộ phận thanh niên Việt Nam hiện nay. Do vậy, không chỉ định hướng cho thanh niên và phát huy vai trò của thanh niên qua các hoạt động của Đoàn, Đoàn còn tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đồng hành cùng thanh niên trong thực hiện những ước mơ, hoài bão, lý tưởng sống cao đẹp của mình qua các chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” với việc tổ chức 10
- các chương trình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa những người thành đạt, những gương điển hình tiên tiến với đoàn viên thanh niên nói chung và đoàn viên thanh niên đã từng một thời lầm lỡ nói riêng;… Đoàn đã định hướng giá trị trong việc kế thừa, duy trì các giá trị truyền thống và hình thành những giá trị chuẩn mực mới, phù hợp với thời kỳ mới. Những giá trị truyền thống gia đình, tình nghĩa, đề cao cái tâm, chữ tín và đạo hiếu, lễ nghĩa vẫn được duy trì nhằm hạn chế, khắc phục tính ích kỷ, thờ ơ, thậm chí là lạnh lùng của một số thanh niên dưới tác động của cơ chế thị trường, của hội nhập quốc tế và nhằm “xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy, việc giáo dục rèn luyện đạo đức cho thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ thanh niên vừa "hồng", vừa "chuyên", góp phần xây dựng nước nhà ngày càng phát triển. Do vậy, hơn lúc nào hết, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với chức năng là “Trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên”, là đội dự bị tin cậy của Đảng cần phát huy tốt hơn những vai trò của mình trong công tác giáo đạo đức cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay. 11
- CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO ĐVTN Ở TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2 TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 1.1. Khai quat vê tr ́ ́ ̀ ường THPT Quy H ̀ ợp 2 va đia ph ̀ ̣ ương Trường THPT Quỳ Hợp 2 được thành lập từ năm 1997, tiền thân từ Phân hiệu 2 của trường THPT Quỳ Hợp. Địa điểm của trường là xóm Quyết Tiến xã Tam Hợp huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An, đến năm 2004 trường chuyển về tại xóm Tân Mỹ xã Tam Hợp huyện Quỳ Hợp. Năm học 1997 1998 trường có 4 lớp 8 (nay là lớp 10) với 200 học sinh và gần 20 giáo viên, từ năm học 2007 2008 đến nay. Năm học 20192020 trường có 36 lớp (12 lớp 12, 12 lớp 11 và 12 lớp 10) với hơn 1300 học sinh; tổng số CB,GV,NV là 87 người (3 CBQL; 77 GV; 5 NV). Chi bộ Đảng gồm 51 đảng viên với chi uỷ gồm 5 đồng chí. Công đoàn trường có trên 87 đoàn viên. Đoàn trường có 36 chi đoàn học sinh và 1 chi đoàn giáo viên. ́ ̉ ưc đoan thê: Chi b Cac tô ch ́ ̀ ̉ ộ có 51 đảng viên, Công Đoàn có 87 công đoàn viên; Đoàn trường có 01 chi đoàn giáo viên và 36 chi đoàn các lớp học sinh với 786 đoàn viên. Tổng số học sinh: có 1400 học sinh, Ban đại diện Cha mẹ học sinh nhà trường gồm 3 người và 36 chi hội cha mẹ học sinh các lớp. ̉ ̣ ̣ Ty lê hoc sinh lên lơp va đ ́ ̀ ỗ tôt nghiêp hang năm đat 90 98%. Hoc sinh ́ ̣ ̀ ̣ ̣ lớp 12 đỗ vao Đai hoc, Cao đăng t ̀ ̣ ̣ ̉ ừ mức 10.02% năm 2006, đã lên đến 63.58% năm 2010. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt hàng năm luôn được duy trì từ 89.0% đến 93.6 %. Tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm loại trung bình và yếu hàng năm từ 6,4% đến 11.0%. 1.2. Nhưng ̃ thuân ̣ lợi, khó khăn trong công tać giaó duc̣ đao ̣ đức ĐVTN hoc sinh c ̣ ủa tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở trương THPT Quy ̀ ̀ Hợp 2 1.2.1. Nhưng thu ̃ ận lợi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trương co bê day truyên thông vê công tac ̀ ́ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ́ ́ ̣ ̣ giao duc ĐVTN hoc sinh, v ơi gân 20 năm xây d ́ ̀ ựng va tr ̀ ưởng thanh t ̀ ổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trương đa góp ph ̀ ̃ ần giao duc đ ́ ̣ ược nhiêu thê hê ĐVTN ̀ ́ ̣ ̣ ̣ hoc sinh thanh đat. ̀ 12
- Đoàn trường có đội ngũ BCH là giáo viên có tinh thần đoàn kết, yêu nghề và tận tâm, nhiêt tinh, năng đông, sang tao trong công viêc. Môt sô đông chi co ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ̀ ́ ́ ̣ kinh nghiêm trong công tac giáo d ́ ục đạo đức học sinh. Đội ngũ BCH là giáo viên co tuôi đ ́ ̉ ời con tre, nhiêt tinh, năng đông, co ̀ ̉ ̣ ̀ ̣ ́ năng lực chuyên môn vưng vang, co th ̃ ̀ ́ ơi gian bam l ̀ ́ ơp, bam tro năng n ́ ́ ̀ ổ trong ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ực hương đên xây d công tác. đây la môt nhiêm vu thiêt th ́ ́ ựng “trường hoc thân ̣ ̣ ̣ ́ ực” góp phần lớn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. thiên, hoc sinh tich c Được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Quỳ Hợp va đia ph ̀ ̣ ương trên đia ban tr ̣ ̀ ương đong. ̀ ́ Sự quan tâm hỗ trợ của phụ huynh học sinh đối với nhà trường trong việc chăm lo cơ sở vật chất, xây dựng môi trường xanh sạch – đẹp an toàn. Công tác phối hợp 3 môi trường giáo dục: Nhà trường gia đình xã hội đã phát huy tác dụng tốt, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường. 1.2.2. Nhưng khó khăn ̃ Đội ngũ nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm vê giao duc đao đ ̀ ́ ̣ ̣ ức cho học sinh la con em dân tôc it ng ̀ ̣ ́ ươi, v ̀ ới những đặc điểm riêng biệt về tâm sinh lý dân tộc, nhất là đặc đăc điêm vê hu tuc quá ph ̣ ̉ ̀ ̉ ̣ ức tạp về tư tưởng, quan hệ… ̣ ̣ ơi phu huynh hoc sinh găp nhiêu kho khăn. viêc liên lac v ́ ̣ ̣ ̣ ̀ ́ Việc giao duc đao đ ́ ̣ ̣ ức cho học sinh co hoan canh kho khăn ́ ̀ ̉ ́ , như hoc sinh ̣ mồ côi, gia đình không hạnh phúc, cha mẹ bất hòa, ly hôn… ít có điều kiện chăm sóc con cái và bản thân; có em đã va vấp ngoài xã hội, tâm lý bất cần, chai sạn. Mặt khác, mặt bằng kiến thức một số học sinh co điêm đâu vao th ́ ̉ ̀ ̀ ấp, tiếp thu chậm, hổng kiến thức ở các lớp dưới nên khó nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giao duc đao đ ́ ̣ ̣ ức cho các em. Không ít học sinh ham chơi, lười học, thiếu chịu khó rèn luyện, tu dưỡng không chỉ làm cản trở kết quả học tập mà còn ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả giao duc đao đ ́ ̣ ̣ ức học sinh của Nhà trường. Địa bàn khu vực nhà trường đóng là khu vực miền núi, trình độ dân trí chưa cao, nhận thức về sự học, truyền thống hiếu học còn mặt hạn chế, đời sống của một bộ phận dân cư còn nghèo nên tác động nhiều đến việc đạt được các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. ̣ ̀ ̣ ̣ ̀ ̀ ư cho hoc tâp cua con em Quan niêm vê viêc hoc va đâu t ̣ ̣ ̉ ở đia ph ̣ ương chưa đông bô, môt sô gia đinh vân con thiêu tinh chu đông hoăc chi đ ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ̃ ̀ ́ ́ ̉ ̣ ̣ ̉ ứng ngoaì ̣ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̀ ương. cuôc pho măc viêc giao duc hoc sinh cho nha tr ̀ 2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NGUYÊN NHÂN 13
- 2.1. Những kết quả đạt được trong công tac giao duc đao đ ́ ́ ̣ ̣ ức cho ĐVTN hoc sinh c ̣ ủa tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở trương THPT Quy ̀ ̀ Hợp 2 Triển khai tốt Chương trình hành động của Đoàn thực hiện Chỉ thị số 42 CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 2030”; Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về các giải pháp tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên; Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi, giai đoạn 2018 2022” gắn với việc cụ thể trong duy trì nề nếp của đoàn trường. Tăng cường chuyển tải các nội dung học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn, lý luận chính trị đến ĐVTN bằng nhiều hình thức; phát thanh học đường, các cuộc thi, hội thi và sân khấu hóa, hội diễn để trong ĐVTN để tuyên truyền và thực hiện. Tổ chức cho ĐVTN giáo viên và học sinh đăng ký các nội dung cụ thể việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018 và 2019 gắn với thực tế của Nhà trường; chú trọng những việc làm theo bằng những hành động và việc làm cụ thể, thường xuyên rèn luyện, thực hành các thói quen tốt trong giảng dạy và học tập hàng ngày sát với thực tế của trường. Đẩy mạnh quán triệt, học tập và triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI của đoàn trong đoàn viên, thanh niên trường học với nhiều hình thức hấp dẫn theo KH của Ban Bí thư Trung ương Đoàn. Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc trong học sinh: Tuyên truyền, tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/02, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03 , Hội Sinh viên Việt Nam 09/01, các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của trường, địa phương, đất nước, tuyên truyền về những hình ảnh đẹp của đất nước, con người Việt Nam, lịch sử dân tộc. Đoàn các trường chủ động tham mưu với cấp uỷ, Ban giám hiệu trường tổ chức chào cờ, hát Quốc ca, Đoàn ca hàng tuần. Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống thông qua các chủ đề Ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, thội thi“rung chuông vàng” chủ đề dân số năm học 20182019 cho ĐVTN góp phần hình thành thói quen chấp hành luật giao thông trong ĐVTN. Vận động, giám sát thanh niên trường học sống đẹp, chia sẻ, học tập những câu chuyện đẹp về lối sống trong xã hội, trong học sinh. Đoàn trường đã chủ động, kịp thời tổ chức các hình thức thông tin, trao đổi để 14
- học sinh nhận thức đúng trước những biểu hiện chưa tốt về đạo đức, lối sống của thanh niên trong nhà trường, xã hội. Tiếp tục triển khai các phong phong trào “Học sinh 3 tốt”, “Khi tôi 18” và tổ chức có hiệu quả các hoạt động, phát huy khả năng sáng tạo của thanh niên trường học, các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên mạng XH trong các hoạt động giáo dục của đoàn; chú trọng đổi mới phương pháp nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận của học sinh; kịp thời, chủ động định hướng dư luận cho học sinh trước những vấn đề quan trọng, thời sự. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình tư tưởng và dư luận trong thanh niên trường học. Phối hợp với BGH tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về ATGT như; “An toàn GT cho nụ cười ngày mai”, do sở GD&ĐT Nghệ An triển khai để giáo dục pháp luật ATGT và cuộc thi online “tìm hiểu hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và cung cấp, sử dụng dịch vụ công” cho ĐVTN của nhà trường. Phối hợp duy trì tốt việc thực hiện nề nếp trong đoàn viên thanh niên học sinh và chi đoàn giáo viên nhằm góp phâng giáo dục đạo đức lối sống cho ĐVTN. Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, góp phần hình thành thói quen tốt trong môi trường học đường, ngoài xã hội và trên mạng internet cho học sinh. Vận động thanh niên trường học sống đẹp, chia sẻ, học tập những câu chuyện đẹp về lối sống trong xã hội; hình thành thói quen thường xuyên đọc sách trong học sinh. Kết quả công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận của học sinh; kịp thời, chủ động định hướng dư luận cho học sinh trước những vấn đề quan trọng, thời sự... Tổ chức ký cam kết không tàng trữ và sử dụng pháo và tham gia giao thông an toàn trong dịp lễ, tết đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả. 2.2. Chất lượng xếp loại ĐVTN và hạnh kiểm của học sinh Kết quả phân loại hàng năm có: 25 % 30% chi đoàn vững mạnh; 20% 25% chi đoàn khá, 16% chi đoàn trung bình, không có chi đoàn yếu. Kết quả phân loại đoàn viên cuối năm có: 80%85% ĐV xếp loại xuất sắc; 10%12% ĐV xếp loại khá, 3% 5% ĐV xếp loại trung bình, 0% đoàn viên yếu. Kết quả đạt được về hạnh kiểm của học sinh là phần lớn các em có được những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, từng buớc hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương, tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. 15
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận học sinh chưa ngoan, thường hay vi phạm đạo đức. 16
- Thống kê xếp loại Hạnh kiểm của học sinh trong các năm học gần đây THÔNG KÊ XÊP LOAI HANH KIÊM TR ́ ́ ̣ ̣ ̉ ƯƠNG THPT QUY H ̀ ̀ ỢP 2 Tư năm hoc 2015 đên 2019 ̀ ̣ ́ Năm học Năm học Năm học Năm học Nội dung 2015 2016 2016 2017 2017 2018 2018 – 2019 Tổng số HS 1280 1223 1229 1273 Tôt́ 1055 (82,4%) 1016 (81,9%) 1037 (84,38%) 1098 (86,3%) Khá 193 (15,1%) 186 (15,0%) 151 (12,29%) 153 (12%) Trung binh ̀ 25 (2,0%) 34 (2,7%) 38 (2,93%) 15 (1,5%) Yêú 7 (0,5%) 3 (0,4%) 3 (0,4%) 3 (0,23%) ̣ ̉ ̣ ́ ̀ ̉ ̣ Hanh kiêm loai tôt hang năm cua hoc sinh trong tr ương đêu chiêm ty lê cao, t ̀ ̀ ́ ̉ ̣ ư ̀ 77.5 % ( 20122013) đên 86.3% (20182019), trong đo co nhiêu l ́ ́ ́ ̀ ớp ty lê hoc sinh ̉ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ̀ ́ ̣ xêp hanh kiêm loai tôt đat 100%. Hoc sinh xêp loai trung binh va yêu dao đông t ư ̀ 4.0% (20122013) xuông 2% (20182019). ́ ̉ ̣ ̣ ̉ KÊT QUA XÊP LOAI HANH KIÊM TR ́ ́ ƯƠNG THPT QUY H ̀ ̀ ỢP 2 ̣ NĂM HOC 2015 – 2016 Chia ra Tổng Đánh giá học sinh Lớp Lớp Lớp số 10 11 12 Số học sinh chia theo hạnh kiểm 1280 422 424 434 Chia ra: Tốt 1055 337 350 368 Trong TS: + Nữ 671 202 241 228 + Dân tộc 198 67 66 65 + Nữ dân tộc 66 23 18 25 Khá 193 65 63 65 Trong TS: + Nữ 76 23 32 21 + Dân tộc 50 15 26 9 + Nữ dân tộ c 12 4 5 3 Trung bình 25 15 9 1 Trong TS: + Nữ 7 4 2 1 + Dân tộc 14 8 5 1 + Nữ dân tộc 5 3 2 0 Yếu 7 5 2 0 17
- ̉ ̣ KÊT QUA XÊP LOAI HANH KIÊM TR ́ ́ ̣ ̉ ƯƠNG THPT QUY H ̀ ̀ ỢP 2 ̣ NĂM HOC 2016 – 2017 Chia ra Tổng Đánh giá học sinh Lớp Lớp Lớp số 10 11 12 Số học sinh chia theo hạnh kiểm 1223 423 386 414 Chia ra: Tốt 1016 310 342 364 Trong TS: + Nữ 628 207 203 218 + Dân tộc 201 60 66 75 + Nữ dân tộc 136 48 38 50 Khá 172 84 38 50 Trong TS: + Nữ 50 27 9 14 + Dân tộc 50 22 14 14 + Nữ dân tộc 12 7 3 2 Trung bình 35 29 6 0 Trong TS: + Nữ 2 2 0 0 + Dân tộc 9 8 1 0 + Nữ dân tộc 0 0 0 0 Yếu 3 2 1 0 Trong TS: + Nữ 0 0 0 0 + Dân tộc 0 0 0 0 + Nữ dân tộc 0 0 0 0 ̉ ̣ KÊT QUA XÊP LOAI HANH KIÊM TR ́ ́ ̣ ̉ ƯƠNG THPT QUY H ̀ ̀ ỢP 2 ̣ NĂM HOC 2017 – 2018 Chia ra Tổng Đánh giá học sinh Lớp Lớp Lớp số 10 11 12 Số học sinh chia theo hạnh kiểm 1229 439 395 395 Chia ra: Tốt 1037 387 272 378 Trong TS: + Nữ 614 231 177 206 + Dân tộc 205 69 54 82 + Nữ dân tộc 128 46 38 44 Khá 151 43 91 17 Trong TS: + Nữ 50 13 34 3 + Dân tộc 34 15 16 3 + Nữ dân 0 tộc 14 5 9 Trung bình 38 13 25 0 Trong TS: + Nữ 5 0 5 0 18
- + Dân tộc 5 0 5 0 + Nữ dân 0 0 tộc 2 2 Yếu 3 2 1 0 Trong TS: + Nữ 1 0 1 0 + Dân tộc 1 0 1 0 + Nữ dân tộc 0 0 0 0 ̉ ̣ ̣ ̉ KÊT QUA XÊP LOAI HANH KIÊM TR ́ ́ ƯƠNG THPT QUY H ̀ ̀ ỢP 2 ̣ NĂM HOC 2018 – 2019 Chia ra Lớ Đánh giá học sinh Tổng số Lớ Lớp 10 p p 12 11 Số học sinh chia theo hạnh kiểm 1273 458 433 382 Chia ra: Tốt 1098 358 392 348 Trong TS: + Nữ 670 235 233 202 + Dân tộc 205 69 75 61 + Nữ dân tộc 142 54 47 41 Khá 153 84 36 33 Trong TS: + Nữ 38 25 6 7 + Dân tộc 20 7 6 7 + Nữ dân tộc 6 3 2 1 Trung bình 19 13 5 1 Trong TS: + Nữ 0 0 0 0 + Dân tộc 2 1 1 + Nữ dân tộc 0 0 0 0 Yếu 3 3 0 0 Trong TS: + Nữ 3 3 0 0 + Dân tộc 2 2 0 0 + Nữ dân tộc 2 2 0 0 3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 3.1. Những hạn chế trong công tac giao duc đao đ ́ ́ ̣ ̣ ức cho ĐVTN hoc̣ sinh tai tr ̣ ương THPT Quy H ̀ ̀ ợp 2 Mặc dù chất lượng giáo dục đạo đức cho ĐVTN học sinh đã có sự biến chuyển nhưng còn những tồn tại và hạn chế sau đây; 19
- Công tac xây d ́ ựng kế hoạch giao duc đao đ ́ ̣ ̣ ức cho ĐVTN hoc sinh ch ̣ ưa được sự quan tâm, chưa sat v ́ ơi th ́ ực tê va d ́ ̀ ự bao theo nh ́ ưng biên đông vê đ ̃ ́ ̣ ̀ ời ̉ ̣ sông KTXH cua đia ph ́ ương chủ yếu dựa vào kế hoạch chỉ đạo từ cấp trên. Trong năm học 20192020 Nhà trường có 01 kế hoạch nhưng được lồng ghép, Đoàn trường và GVCN không có kế hoạch chi tiết. ̣ Viêc thực hiên cac biên phap kiêm tra công tac giao duc đao đ ̣ ́ ̣ ́ ̉ ́ ́ ̣ ̣ ức cho hoc̣ ̉ ̃ ̣ sinh cua lanh đao nha tr ̀ ương, Đoan thanh niên con ch ̀ ̀ ̀ ưa thường xuyên năm học 20192020 chỉ kiểm tra được 05/năm học đợt, hinh th ̀ ưc kiêm tra con may moc, ́ ̉ ̀ ́ ́ đơn điêu it kiêm tra tr ̣ ́ ̉ ực tiêp nh ́ ư dự giờ, kiểm tra đột xuất 02 đợt. ̣ ́ ̣ ̣ ức cho hoc sinh Viêc lông ghep giao duc đao đ ̀ ́ ̣ ở cac bô môn, đăc biêt la ́ ̣ ̣ ̣ ̀ ́ ̣ môn giao duc công dân, tích hợp trong các môn học và hoạt động ngoại khóa còn mang tính hình thức tuy có thể hiện trên giáo án nhưng ít khi đề cập, chưa được quan tâm đúng mức mỗi năm học có 09 chủ đề ngoài giờ nhưng chỉ có 01 chủ đề về giáo dục đạo đức cho học sinh. ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ Môt sô can bô, giao viên đăc biêt la cán b ́ ́ ́ ộ đoàn, giao viên chu nhiêm ́ ̉ ̣ chưa nắm được và chưa nhân th ̣ ưc ro tinh thân chi đao, chu tr ́ ̃ ̀ ̉ ̣ ̉ ương cua Đang, ̉ ̉ ̀ ươc, Bô GD&ĐT, S Đoàn và nha n ́ ̣ ở GD&ĐT va nhiêm vu trong tâm cua nha ̀ ̣ ̣ ̣ ̉ ̀ trương hàng năm, theo kh ̀ ảo sát chỉ có khoảng 40% giáo viên năm được. Sự phôí hợp trong công tać giaó duc̣ đao ̣ đức cho hoc̣ sinh cuả cać ́ ̉ ức, đôi c CB,GV, cac tô ch ̣ ờ đo, ban an ninh, Hôi CMHS con ch ̉ ̣ ̀ ưa ăn khớp, nhip ̣ nhang va ch ̀ ̀ ưa đông bô các năm h ̀ ̣ ọc chưa tổ chức được Hội nghị bàn về giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. ̣ ̉ ̣ Viêc phân công giao viên chu nhiêm th ́ ương theo măt băng lao đông ma ̀ ̣ ̀ ̣ ̀ chưa đăt năng m ̣ ục tiêu giáo dục đạo đức lên hang đâu, công tac quan ly hoc sinh ̀ ̀ ́ ̉ ́ ̣ ̉ ̣ ́ cua môt sô GVCN ch ưa sat va đông bô. ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ Môt sô gia đinh hoc sinh con ch ̀ ̀ ưa thực sự quan tâm đên giao duc con cai, ́ ́ ̣ ́ con nuông chiêu bênh v ̀ ̀ ực, pho măc cho nha tr ́ ̣ ̀ ương. Môt sô phu huynh ch ̀ ̣ ́ ̣ ưa có phương phap giao duc khoa hoc, năng vê bao l ́ ́ ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ực. Thâm chi co phu huynh con ̣ ́ ́ ̣ ̀ ̀ ́ ực trước viêc giao duc con. hoan toan bât l ̀ ̣ ́ ̣ Hình thức giáo dục đạo đức chưa đa dạng, chưa tạo được sức lôi cuốn với ĐVTN chủ yếu từ các tiết học, được lồng ghép để giáo dục, chủ yếu là lý thuyết học sinh chưa có những trải nghiệm trong Nhà trường. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho ĐVTN. Trong Nhà trường chủ yếu từ giáo viên chủ nhiệm tổ chức Đoàn và giáo viên bộ môn. Công tác kiểm tra, đánh giá kết giáo dục đạo đức hàng năm chưa thường xuyên còn mang tính chủ quan chỉ dựa và xếp hạnh kiểm, chưa rút ra được giải pháp phù hợp cho từng năm học và từng giai đoạn cụ thể. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MẪU VIẾT LUẬN VĂN, TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
4 p | 3077 | 515
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người lính trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu
70 p | 27 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Ngòi bút trào phúng và châm biến qua tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
69 p | 21 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng
87 p | 45 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ xưng hô trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
83 p | 47 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cái xấu và cái ác trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
90 p | 49 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật sáng tác trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
75 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 30 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn đất của nhà văn Anh Đức
73 p | 33 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
74 p | 33 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những đóng góp của Khái Hưng trong tiểu thuyết phong tục
76 p | 22 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật tự vấn trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
80 p | 16 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
70 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật tác phẩm Trà Hoa Nữ của A. Dumas (Con)
61 p | 31 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Horece của George Sand
78 p | 16 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 22 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Khảo sát tiêu đề trên báo Tuổi trẻ
102 p | 15 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: "Sự thực ở đời" trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
80 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn