Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn đất của nhà văn Anh Đức
lượt xem 11
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn đất của nhà văn Anh Đức được thực hiện với mục tiêu nhằm giúp nhận thức sâu hơn, rõ hơn về từ xưng hô trong ngôn ngữ Nam Bộ. Từ đó, tích lũy được vốn kiến thức về đặc trưng ngôn ngữ Nam Bộ và hiểu biết thêm về tính cách của con người nơi đây. Đồng thời, cũng học hỏi được cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Anh Đức. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn đất của nhà văn Anh Đức
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ XƯNG HÔ TRONG TIỂU THUYẾT HÒN ĐẤT CỦA NHÀ VĂN ANH ĐỨC NGUYỄN THỊ CẨM MI Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ XƯNG HÔ TRONG TIỂU THUYẾT HÒN ĐẤT CỦA NHÀ VĂN ANH ĐỨC Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: BÙI THỊ TÂM NGUYỄN THỊ CẨM MI Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè và sự quan tâm của gia đình. Trước tiên, tôi xin cảm ơn các thầy cô ở trường Đại học Võ Trường Toản và trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức cho tôi. Thầy cô đã giúp tôi có được vốn tri thức để thực hiện nghiên cứu công trình khoa học đầu tiên này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Tâm, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Đồng hành cùng tôi là những người bạn trong lớp Đại học Ngữ văn K2. Họ đã động viên, cổ vũ tôi hết mình những lúc tôi chán nản, mệt mỏi. Tinh thần đồng đội đã giúp tôi vượt qua khó khăn và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn – những người bạn đáng yêu của tôi. Khoảng thời gian bốn năm tôi học đại học, là khoảng thời gian gánh nặng gia đình đè lên đôi vai ba mẹ tôi. Hai đấng sinh thành đã vất vả một nắng hai sương để nuôi tôi ăn học. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến họ - người đã nuôi tôi lớn, dạy tôi nên người và lo cho tôi ăn học. Đặc biệt là mẹ tôi, bà chịu biết bao gian truân, cực khổ để lo cho tôi. Bà không ngọt ngào và âu yếm như bao người mẹ khác nhưng tôi hiểu rõ hơn ai hết, mẹ là người đồng hành cùng tôi trong suốt chặng đường dài… NGUYỄN THỊ CẨM MI
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ CẨM MI
- MỤC LỤC Mở đầu Lí do chọn đề tài.......................................................................................................... 1 Lịch sử vấn đề ............................................................................................................. 1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ VÀ TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT 1.1. Khái niệm về từ, từ xưng hô trong tiếng Việt ........................................................ 5 1.1.1. Các quan điểm khác nhau về từ.......................................................................... 5 1.1.2. Khái niệm từ xưng hô và cách phân loại từ xưng hô trong tiếng Việt của các tác giả ngôn ngữ................................................................................................................ 6 1.2. Phân loại từ xưng hô trong tiếng Việt theo giá trị sử dụng, theo vị trí ngôi thứ xã hội ............................................................................................................................... 8 1.2.1. Từ xưng hô dùng trong gia tộc ........................................................................... 8 1.2.2. Từ xưng hô dùng trong xã hội.......................................................................... 10 1.2.3. Từ xưng hô dùng trong tình yêu....................................................................... 12 Chương 2 KHẢO SÁT TỪ XƯNG HÔ TRONG TIỂU THUYẾT HÒN ĐẤT CỦA NHÀ VĂN ANH ĐỨC 2.1. Những nét chính về tác giả, tác phẩm ................................................................. 14 2.1.1. Tác giả............................................................................................................. 14 2.1.2. Tác phẩm......................................................................................................... 14 2.2. Khảo sát từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức ................ 14 2.2.1. Khảo sát từ xưng hô dùng trong gia tộc............................................................ 14 2.2.2. Khảo sát từ xưng hô dùng trong xã hội ............................................................ 20 2.2.3. Khảo sát từ xưng hô dùng trong tình yêu ......................................................... 36 2.3. Đặc điểm của từ xưng hô Nam Bộ ...................................................................... 42 2.3.1. Tính lễ nghi ..................................................................................................... 42 2.3.2. Tính biểu cảm.................................................................................................. 43 2.3.3. Tính văn hoá .................................................................................................... 43 Chương 3 HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ TRONG TIỂU THUYẾT HÒN ĐẤT CỦA NHÀ VĂN ANH ĐỨC 3.1. Từ xưng hô thể hiện bản chất của nhân vật ......................................................... 45 3.1.1. Từ xưng hô thể hiện bản chất của nhân vật phản diện ...................................... 45 3.1.2. Từ xưng hô thể hiện bản chất của nhân vật chính diện ..................................... 48 3.2. Từ xưng hô thể hiện cảm xúc của nhân vật ......................................................... 53 3.2.1. Cảm xúc vui..................................................................................................... 53 3.2.2. Cảm xúc buồn.................................................................................................. 55 3.2.3. Cảm xúc tức giận ............................................................................................. 58 3.3. Từ xưng hô thể hiện nét đẹp về mặt văn hoá của con người Nam Bộ .................. 59
- 3.3.1. Từ xưng hô thể hiện sự thân thiện, cởi mở, lối sống nghĩa tình của con người Nam Bộ ..................................................................................................................... 59 3.3.2. Từ xưng hô thể hiện sự tiếp biến trong văn hoá Nam Bộ.................................. 61 3.3.3. Từ xưng hô thể hiện lễ nghi, tôn ti trật tự của con người Nam Bộ .................... 62 3.4. Từ xưng hô thể hiện thái độ của tác giả đối với nhân vật trong tác phẩm ............ 62 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong giao tiếp, từ xưng hô đóng vai trò vô cùng quan trọng. Giao tiếp có thành công hay không, một phần là do ta sử dụng từ xưng hô. Chính vì thế, ta phải xưng hô thế nào cho đúng để tạo nên thiện cảm với đối tượng giao tiếp. Từ xưng hô tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Mỗi địa phương, vùng miền có cách xưng hô mang nét đặc trưng riêng. Nét đặc trưng ấy làm nên tính cách riêng của con người ở từng vùng miền. Từ xưng hô Nam Bộ không những mang nét riêng biệt trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của con người nơi đây mà nó còn thể hiện một nét văn hoá rất riêng, rất Nam Bộ. Anh Đức đã khai thác được nét riêng đó qua những tác phẩm của ông, tiêu biểu là tiểu thuyết Hòn Đất. Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức là đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá. Đi vào tìm hiểu từ xưng hô trong tác phẩm, người nghiên cứu sẽ phát hiện ra những nét đẹp của văn hoá Nam Bộ. Bởi vì từ xưng hô Nam Bộ gắn lền với văn hoá Nam Bộ. Hai yếu tố này có mối quan hệ khắng khít với nhau. Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam Bộ. Tôi được thừa hưởng tiếng nói của con người Nam Bộ. Tiếng mẹ đẻ đẹp vô cùng: từ cách đặt tên các địa danh, từ cách gọi sự vật hiện tượng đến cách xưng hô trong giao tiếp giữa người và người. Tất cả đều tạo nên những nét riêng biệt của một vùng đất. Đặc biệt là lớp từ xưng hô, nó thể hiện được nét tính cách của con người Nam Bộ, và tôi đang sở hữu nét tính cách đó. Thế nhưng, từ xưng hô của một cá nhân không thể làm nên nét tính cách của cả cộng đồng người nơi đây. Mặt khác, từ xưng hô trong tác phẩm Hòn Đất thể hiện đậm nét văn hoá của người Nam Bộ. Vì thế tôi chọn đề tài này để đi sâu vào tìm hiểu nền văn hoá mà thế hệ cha ông đã tạo nên. Một lí do nữa cũng không kém phần quan trọng, Hòn Đất chính là quê hương của tôi - nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, nơi tôi đã bước từng bước đi chập chững,…Và cũng chính tại nơi này, tôi đã biết nói những tiếng nói đầu đời: ba, má,…Những từ xưng hô ấy rất quen thuộc, nó gắn liền với cuộc đời của tôi. Nhưng tôi vẫn chưa nhận ra hết được những giá trị tinh thần mà từ xưng hô mang lại và cũng chưa thực sự hiểu sâu sắc về văn hoá Nam Bộ. Những lí do đó đã thôi thúc tôi chọn đề tài này. Khi chọn đề tài Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức, tôi còn hướng đến một lí do nữa. Đó là, khi nghiên cứu, tôi sẽ hiểu hơn về tài năng và con người của nhà văn Anh Đức: ông am hiểu từ xưng hô Nam Bộ và vận dụng trong tác phẩm một cách nhuần nhuyễn. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này, tôi góp công sức nhỏ bé của mình trong việc đánh giá tài năng của nhà văn. 2. Lịch sử vấn đề Anh Đức là một nhà văn lớn, tác phẩm của ông cũng rất nhiều. Vì vậy, có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về những tác phẩm và nhà văn này. Trước hết phải kể đến Trần Thị Thuỳ Vân với bài viết Khảo sát từ địa phương Nam Bộ trong tác phẩm Hòn Đất của Anh Đức, tác giả này đã nhận định: “Trước hết, người đọc không khó để bắt gặp trong Hòn Đất một hệ thống từ địa phương thể hiện cách xưng hô khi giao tiếp rất đặc trưng của người dân Nam Bộ. Tuỳ vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, ngữ cảnh cụ thể mà Anh Đức vận dụng những lớp từ xưng hô riêng biệt” [17;24]. GVHD: Bùi Thị Tâm 1 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Mi
- Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức Ở bài viết này, Trần Thị Thuỳ Vân đã có nhận xét về từ xưng hô Nam Bộ. Nhưng đó là những nhận xét chung về từ địa phương Nam Bộ. Vì vậy, cái nhìn về từ xưng hô của tác giả chỉ ở một vấn đề nhỏ. Tác giả chưa nhìn nhận từ xưng hô trong việc nghiên cứu chúng riêng biệt. Trong cuốn Anh Đức - về tác gia và tác phẩm, hai tác giả Bùi Việt Thắng và Nguyễn Thị Năm Hoàng đã tổng hợp được rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu về nhà văn Anh Đức. Đáng kể nhất là ý kiến của Bùi Việt Thắng trong bài: Anh Đức – Nhà văn đồng hành cùng thời đại cách mạng, ông đã nhận xét như sau: “Văn của Anh Đức dễ động lại trong lòng người đọc vì sự đằm thắm, trong trẻo và dung dị, giàu “chất Nam Bộ”. Văn Anh Đức lột tả được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tâm hồn người Nam Bộ. Đặc biệt Anh Đức có lối văn lột tả chân dung và tính cách nhân vật rất sắc nét” [13;31]. Bên cạnh đó còn có bài viết Hòn Đất, hòn ngọc của Hoài Thanh, ông đã nhận định như sau: “ Hòn Đất vẫn đúng là một hòn ngọc, là câu chuyện về những tâm hồn trong sáng như ngọc, giữa sóng to gió lớn vẫn sáng ngời lên như ngọc” [13;133]. Cũng trong tập đó, Phan Cự Đệ có bài viết Hình tượng người phụ nữ miền Nam trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức. Tác giả khẳng định: “Các nhân vật phụ nữ trong Hòn Đất không chỉ là những bà mẹ hiền hậu, những người vợ đảm đang, những người yêu chung thuỷ, mà còn là những chiến sĩ anh hùng” [13;80]. Trong cuốn Anh Đức - về tác gia và tác phẩm còn có bài viết Anh Đức và những truyện ngắn, bút ký xuất sắc của Anh. Ở bài viết này, tác giả Diệp Minh Tuyền nhận định như sau: “Ngôn ngữ của Anh Đức trong sáng, chính xác, chứng tỏ rằng nó đã được trau chuốt cẩn thận. Đó là điều mà mỗi nhà văn, nhất là những nhà văn trẻ như anh phải bền bỉ thực hiện một cách nghiêm túc. Đặc biệt, Anh Đức đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ địa phương Nam Bộ: những từ trong ngôn ngữ địa phương Nam Bộ trong tác phẩm của anh được dùng ở mức độ cần thiết và những từ ấy thường là những từ mà không thể có từ nào khác diễn đạt một cách thành công cái điều mà anh muốn nói” [13;243]. Ngoài ra, tác giả Hà Minh Đức còn có bài viết Hòn Đất của Anh Đức. Ông nhận xét như sau: “Tiểu thuyết Hòn Đất phản ánh khá chân thực hiện thực cách mạng của miền Nam trong thời kì đầu đồng khởi. Đó là những năm tháng phong trào của nhân dân nổi dậy như vũ bão giành chính quyền và bảo vệ chính quyền” [13;73]. Tất cả các nghiên cứu về Anh Đức rất sâu về đề tài, nội dung, ngôn ngữ, cách miêu tả nhân vật…và tất cả đều đi đến khẳng định tài năng của nhà văn. Tuy nhiên, người viết vẫn nhận thấy chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu về từ xưng hô, cách dùng từ của nhà văn Anh Đức. Chính vì vậy, vấn đề của người viết đang nghiên cứu Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức là vấn đề mới mẻ có tính chất chuyên sâu. Vấn đề của người viết sẽ mang tính kế thừa các công trình nghiên cứu trước và đặc biệt nghiên cứu sâu hơn vấn đề này. Từ đó, người viết đưa ra một cái nhìn đúng đắn, chính xác, góp phần khẳng định giá trị, tài năng của nhà văn Anh Đức. Ngoài những ý kiến nhận xét về Anh Đức và tiểu thuyết Hòn Đất, người viết còn nhận thấy có một số công trình của các nhà nghiên cứu về lớp từ xưng hô như: các công trình của Diệp Quang Ban, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Văn Nở, Nguyễn Thiện Giáp… GVHD: Bùi Thị Tâm 2 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Mi
- Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức Thêm vào đó, người viết nhận thấy còn có một số ý kiến của các nhà nghiên cứu trên các tạp chí như: Bài viết Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô, trong bài viết này, Nguyễn Thị Trung Thành khẳng định: “Khái niệm từ xưng hô có nội hàm rộng hơn khái niệm đại từ xưng hô. Từ xưng hô trong tiếng Việt gồm có các loại sau: đại từ dùng để xưng hô, danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô, danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp. Như vậy, đại từ xưng hô chỉ là một bộ phận nhỏ nằm trong từ xưng hô” [19;2]. Hoàng Kim Ngọc, trong bài viết Từ xưng hô và văn hoá giao tiếp, cũng đã nhận định: “Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và phức tạp. Cuộc giao tiếp sẽ trở nên tốt đẹp nếu chúng ta tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực giao tiếp như lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh và tuân theo những ước định, chế định của xã hội và có tính khuôn mẫu trong văn hóa người Việt” [18;1]. Những ý kiến trên đây đã đưa ra những quan niệm, phân loại, quan điểm về từ xưng hô. Những ý kiến này đã giúp cho người đọc có được kiến thức cơ sở, kiến thức khoa học, để từ đó vận dụng trong việc nghiên cứu Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức. Từ những ý kiến trên, người viết khẳng định vấn đề người viết đang nghiên cứu là vấn đề mới mẻ. Với đề tài Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức, người viết sẽ tìm hiểu, khảo sát từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất một cách toàn diện, có hệ thống nhằm đánh giá những yếu tố làm nên đặc trưng trong lối viết của Anh Đức cũng như là ngôn ngữ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất. Qua đó, người viết mong muốn bài nghiên cứu này sẽ đem lại những kiến thức bổ ích cho người đọc. 3. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức sẽ giúp người viết nhận thức sâu hơn, rõ hơn về từ xưng hô trong ngôn ngữ Nam Bộ. Từ đó, người viết tích luỹ được vốn kiến thức về đặc trưng ngôn ngữ Nam Bộ và hiểu biết thêm về tính cách của con người nơi đây. Đồng thời, người viết cũng học hỏi được cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Anh Đức. Nghiên cứu đề tài này, người viết có dịp vận dụng kiến thức của mình vào vấn đề cụ thể. Mặt khác, người viết đã được học nhiều về nhà văn Anh Đức và các tác phẩm của ông. Tuy nhiên, người viết chưa đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về nhà văn này. Khi nghiên cứu về Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức, người viết đi sâu vào tìm hiểu cách dùng, cách vận dụng lớp từ này của Anh Đức. Từ đó, người viết có một cách nhìn bao quát hơn về tài năng của ông. Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức là đề tài nghiên cứu đầu tiên của người viết, cho nên người viết sẽ có được một cách thức, một kinh nghiệm trong việc nghiên cứu một đề tài khoa học và đó là công việc bổ ích cho người viết sau này khi ra trường. Nghiên cứu Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức không chỉ nghiên cứu sự tài hoa của Anh Đức trong việc dùng từ mà còn nhận ra cái đẹp, cái tinh hoa của tiếng mẹ đẻ. 4. Phạm vi nghiên cứu Anh Đức là nhà văn lớn, khối lượng tác phẩm của ông rất đồ sộ. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về đề tài Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức, người viết đã chọn lọc trong số các tác phẩm của ông. Sở dĩ, người viết chọn Hòn Đất bởi lẽ Hòn Đất là tác phẩm hay viết về vùng đất Nam Bộ, như ý kiến của Phan Nhân qua bài viết Hòn Đất – một bức tranh chân thật về giai đoạn đầu GVHD: Bùi Thị Tâm 3 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Mi
- Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Phan Nhân đã nhận định như sau: “Đây là bức tranh chân thật phản ánh giai đoạn đầu cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ hai của đồng bào ta ở miền Nam. Câu chuyện xảy ra vào đầu năm 1961 ở thôn Hòn Đất thuộc tỉnh Rạch Giá. Qua tác phẩm của Anh Đức cái thôn nhỏ bé nằm cạnh bờ biển này, hiện lên dưới mắt ta, cũng như trăm ngàn thôn ấp khác ở đồng bằng Nam Bộ, một mảnh đất nông thôn thật đáng yêu. Đáng yêu không những chỉ vì đất nước quê hương Nam Bộ giàu và đẹp, mà chủ yếu vì ở đó có cả một tập thể những con người anh dũng tuyệt vời” [13;90 – 91]. Không những thế, Hòn Đất còn là một tác phẩm thể hiện tài năng và phong cách riêng của nhà văn Anh Đức. Chính vì vậy, người viết chọn tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức [4;279 – 650]. Khi nghiên cứu về Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức, người viết chỉ tập trung nghiên cứu về lớp từ xưng hô. Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã có hệ thống, phân loại từng lớp từ xưng hô theo giá trị sử dụng. Cũng chính từ sự hệ thống, phân loại này, người viết đã có sự nhìn nhận, đánh giá một cách chính xác hơn về lớp từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất, về tài năng độc đáo của nhà văn Anh Đức. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu vấn đề này, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Trước tiên, người viết sử dụng phương pháp tổng hợp. Người viết tập hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước. Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có được cái nhìn toàn diện. Đồng thời, có được sự kế thừa và phát huy trong vấn đề của mình. Tiếp đó, người viết còn sử dụng phương pháp thống kê và phân loại. Dựa vào tác phẩm, người viết phân loại từ xưng hô, sau đó thống kê các loại từ xưng hô được sử dụng theo một số tiêu chí cần thiết để làm tư liệu cho quá trình phân tích, chứng minh sau này. Kế đến, còn có phương pháp đối chiếu và so sánh. Trong quá trình nghiên cứu, người viết sẽ đối chiếu và so sánh từ xưng hô Nam Bộ với từ xưng hô Bắc Bộ để làm rõ sự khác biệt của lớp từ xưng hô ở mỗi vùng miền. Cũng từ sự đối chiếu và so sánh, người viết phát hiện được nét hay riêng, nét văn hoá riêng trong lớp từ xưng hô. Ngoài ra, người viết sử dụng phương pháp phân tích cùng với thủ pháp chứng minh, miêu tả. Người viết đã phân tích được cái riêng, cái hay trong việc sử dụng lớp từ xưng hô của nhà văn Anh Đức. Từ đó, khẳng định giá trị của tiểu thuyết Hòn Đất cũng như tài năng của nhà văn. Tất cả các phương pháp trên được người viết sử dụng một cách tổng hợp. Người viết hi vọng với sự vận dụng các phương pháp người viết sẽ viết hay hơn và có những nhận định đúng đắn hơn. GVHD: Bùi Thị Tâm 4 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Mi
- Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ VÀ TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT 1.1. Khái niệm về từ, từ xưng hô trong tiếng Việt 1.1.1. Các quan điểm khác nhau về từ Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa để tạo ra câu nói; nó có hình thức, có một âm tiết, một khối viết liền” [6;168]. Ngoài ra, trong cuốn 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nguyễn Thiện Giáp đã định nghĩa về từ như sau: “Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ. Do tính chất hiển nhiên, có sẵn của các từ mà ngôn ngữ của loài người bao giờ cũng được gọi là ngôn ngữ của các từ. Chính tổng thể các từ là vật liệu xây dựng mà thiếu nó thì không thể hình dung được một ngôn ngữ. Có thể chấp nhận một định nghĩa chung về từ như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức” [5;440]. Theo quan điểm của tác giả Ju. X. Maxlov: “ Từ là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất tương đối độc lập của ngôn ngữ. Tính tương đối độc lập của từ lớn hơn tính tương đối độc lập của các hình vị thể hiện một cách nhất quán ở sự vắng mặt trong từ, đường ranh giới nghiêm nhặt giữa các từ (dĩ nhiên, có đường ranh giới nghiêm nhặt giữa các bộ phận của từ), và ngoài ra ở khả năng một số lớn từ ( nhưng không phải là tất cả) có thể hoạt động như là câu tối giản (câu một từ) hay như là thành phần câu” [2;13]. Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ: “Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng, của ngôn ngữ, là chỉnh thể gồm hai mặt (âm và nghĩa), có tính cố định, sẵn có, bắt buộc, là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có khả năng hoạt động tự do để tạo câu” [14;73]. Theo tác giả Mai Ngọc Chừ: “Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể sử dụng độc lập để cấu tạo câu” [3;334]. Theo tác giả Đỗ Việt Hùng: “Từ là một đơn vị của ngôn ngữ có tính chất tín hiệu, từ có mặt biểu đạt (hình thức ngữ âm) và được biểu đạt (nghĩa, ý nghĩa)” [7;16]. Theo tác giả Mai Thị Kiều Phượng: “Từ là một đơn vị ngôn ngữ có tổng thể hữu cơ, có tính toàn khối chuyên biểu thị thực tế khách quan, bao gồm các đặc trưng về ngữ âm, các thuộc tính ngữ nghĩa và ngữ pháp, có thể tồn tại tách rời nhau và được tái hiện trong các lời nói khác nhau; là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ: chứa đựng trong lòng nó những đơn vị của các cấp độ dưới nó; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc (có tính chất xã hội); là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống ngôn ngữ: độc lập về ý nghĩa và hình thức, tạo nên các đơn vị cú pháp: cụm từ và câu” [11;394]. Theo tác giả Nguyễn Văn Tu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết, cố định bất biến, có ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo). Cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu” [15;14]. Theo tác giả Lê Văn Lý: “Từ trong tiếng Việt…là một tín hiệu ngữ âm có thể cấu tạo bằng một âm vị hay sự kết hợp với âm vị, mà sự phát âm chỉ tiến hành trong một lần hoặc là một âm tiết mà chữ viết biểu thị bằng một đơn vị tách rời và có một ý nghĩa hiểu được” [12;30]. GVHD: Bùi Thị Tâm 5 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Mi
- Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức Theo Đái Xuân Ninh “Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình vị và cụm từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở ngay hàng sau nó tức hình vị và thành lập một khối hoàn chỉnh” [9;24]. Các khái niệm trên đã khái quát lên phần nào sự phức tạp của việc nghiên cứu về từ trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể định nghĩa chung về từ như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, được sử dụng độc lập về ý nghĩa và hình thức. Mỗi tác giả ngôn ngữ đều định nghĩa riêng về từ. Sự khác nhau giữa các tác giả đó là do người nghiên cứu đứng ở góc độ đồng đại hay lịch đại, do cách hiểu về khái niệm hình vị trong ngôn ngữ học đại cương khác nhau, đã dẫn đến cách chọn đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt của các nhà ngôn ngữ khác nhau. 1.1.2. Khái niệm từ xưng hô và cách phân loại từ xưng hô trong tiếng Việt của các tác giả ngôn ngữ Từ xưng hô là lớp từ dùng để xưng và gọi đối tượng trong quá trình giao tiếp. Quan điểm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp, ông đã định nghĩa từ xưng hô như sau: “Những từ được dùng để xưng hô với ai đó trong nói và viết. Cách thức mà người ta xưng hô với một người khác thường phụ thuộc vào tuổi tác giới tính, nhóm xã hội và quan hệ cá nhân. Nhiều ngôn ngữ có hình thức đại từ nhân xưng ngôi thứ hai khác nhau được sử dụng tuỳ theo người nói muốn xưng hô với đó một cách lịch sự hay ít nghi thức hơn. Chẳng hạn trong tiếng Đức Sie-du; trong tiếng Pháp, có vous-tu; tiếng Hán quan thoại có nín-nỉ. Nếu một ngôn ngữ chỉ có một hình thức đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, chẳng hạn, tiếng Anh, thì những hình thức xưng hô khác được sử dụng để thể hiện tính nghi thức hay tính không nghi thức. Thí dụ: Sir, Mr Brown, Bill. Trong một số ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Hán, những từ chỉ quan hệ thân thích như cha, mẹ, bác, cô…và những từ chỉ địa vị như thầy giáo, cô giáo,…được dùng làm hình thức xưng hô. Những hình thức xưng hô của một ngôn ngữ được sắp xếp vào một hệ thống xưng hô phức tạp với những quy tắc sử dụng riêng mà nếu người nào muốn giao tiếp thích hợp thì cần phải học những quy tắc đó” [5;460 – 461]. Quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Nở, Nguyễn Văn Nở đã định nghĩa như sau: “Từ xưng hô là lớp từ dùng để tự xưng và gọi đối tượng khi giao tiếp. So với các lớp từ vựng khác, từ xưng hô không nhiều nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong ngôn ngữ giao tế và được vận dụng rất đa dạng, phức tạp, gây không ít lúng túng cho người, các đối tượng khi tham gia cuộc thoại” [10;96]. Nguyễn Văn Nở đã phân loại lớp từ xưng hô theo tiêu chí chức năng như sau: Từ xưng hô dùng trong quan hệ thân tộc là những từ xưng hô được dùng theo tôn ti, trật tự: nhỏ như củ khoai theo vai mà gọi, xưng gọi sẽ dễ dàng hơn khi những người trong thân tộc ở chung một nhà và giao tiếp thường xuyên. Nhóm từ chỉ thân tộc bao gồm: vợ, chồng, dâu, rể, chắt, chút, chít, dượng, thím, cậu, mợ, dì, chú, bác, cô, cố, cụ, cốc, ông, bà, cha, mẹ, em, con, cháu… Từ xưng hô trong quan hệ xã hội: xưng khiêm hô tôn, là hạ mình nâng người. Kế đến là cách gọi thay vai, cách gọi này có thể sử dụng được trong gia đình hoặc là ngoài xã hội, nhằm thể hiện thái độ lịch sự đối với đối tượng giao tiếp. Ví dụ: vợ của em trai, ta có thể gọi là thím/ mợ (thay vai cho con). Quan điểm của tác giả Hà Thiên Vạn, ông cho rằng: “Tiếng Việt có hệ thống các từ xưng hô (đại từ nhân xưng) hết sức phong phú và chi tiết. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ xã hội hoặc quan hệ ngôi thứ, tuổi tác, mức độ quan hệ thân mật hay khách khí xã giao, thái độ tiếp chuyện,…giữa những người đối thoại, và tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà người nói có thể và đúng ra là phải dùng các từ xưng hô riêng cho phù hợp GVHD: Bùi Thị Tâm 6 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Mi
- Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức với từng trường hợp. Tức là, mỗi từ xưng hô thường biểu thị một cách rõ ràng và cụ thể về quan hệ xã hội, quan hệ ngôi thứ, tuổi tác, tình cảm riêng,…giữa người nói và người đối thoại” [16;293]. Hà Thiên Vạn xếp từ xưng hô vào từ loại đại từ và ông cũng đã phân loại đại từ nhân xưng theo ngôi thứ: “Với ngôi thứ nhất thì có thể chấp nhận được các từ “tôi” và “chúng tôi”, “chúng ta”. Ngôi thứ ba số nhiều có thể tạm ổn với từ “họ”, nhưng ngôi thứ ba số ít thì rất bí; trong số các từ ông ấy, bà ấy, anh ấy, chị ấy, nó, hắn,…không thể chọn được từ nào dung hoà được với mọi đối tượng. Ngôi thứ hai cũng trong tình trạng tương tự; trong số rất nhiều từ ngôi thứ hai số ít: ông, bà, anh, chị, em, nhà ngươi, mày,…và ngôi thứ hai số nhiều: quý vị, các vị, mọi người, các người, các ông, các bà, các anh, các chị, các em, chúng mày,…cũng không có từ nào có thể dùng chung được với mọi đối tượng giao tiếp” [16;294]. Tác giả Diệp Quang Ban đã nhận định như sau: “Đại từ nhân xưng là từ dùng để trỏ vào người hay vật tham gia quá trình giao tiếp, có sự phân biệt giới tính và số lượng” [1;333]. Theo Diệp Quang Ban, từ xưng hô thuộc từ loại đại từ. Ông đã phân loại đại từ nhân xưng theo ngôi qua bảng sau: Bảng 1.1: Phân tích các đại từ nhân xưng tiếng Việt Nhân vật trong Đại từ nhân xưng Biệt chú giao tiếp Số đơn Số nhiều Người nói: ngôi tôi, tao, tớ, (ta), chúng tôi, chúng tao, - ta số đơn có sắc nhất mình chúng tớ, chúng mình thái tự tôn Người nghe: Mày, mi Chúng mày, chúng - ta có thể dùng ngôi hai bay, bay như chúng ta Người, vật được Nó, hắn, y Chúng nó, chúng - ta , chúng ta, nói đến: ngôi ba chúng mình có thể dùng làm ngôi thứ nhất bao gộp, chỉ gồm chung cả người nói và người nghe. Ngoài ra, còn có cách phân loại của tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ. Tác giả này đã phân loại từ xưng hô theo hai tiêu chí: từ loại và chức năng. Xét về mặt từ loại, ta có các từ xưng hô như sau: Những đại từ như tôi, tớ, ta, tao, mình, mày, bay, chúng mày, chúng ta, chúng mình, bọn mình…(chưa kể những đại từ phương ngữ như: tui, choa, qua, bậu,…). Trước đây, trong tiếng Việt còn sử dụng những từ xưng hô chuyên dùng như: ngài, trẫm, thần, khanh, ngu đệ, hiền đệ, ngu huynh, hiền huynh, tại hạ, các hạ,…Tiếp đến là các danh từ riêng như: Lan, Điệp, Dung…Kế nữa là các danh từ thân tộc như: u, bầm, bủ, tía, má, ba, anh, chị, em, chú, bác, con, cháu,…Ngoài ra, còn có các từ chỉ nghề nghiệp như: bác sĩ, giáo sư, chủ tịch,… Dựa vào chức năng, có thể phân chia các từ xưng hô thành hai loại, đó là: Từ xưng hô chuyển ngôi và từ xưng hô kiêm ngôi. Từ xưng hô chuyển ngôi: là những từ chỉ có thể được dùng ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ hai. Ví dụ: các đại từ xưng hô tôi, tớ, mày… Từ xưng hô kiêm ngôi: là những từ có thể được dùng ở nhiều ngôi khác nhau. Loại này chủ yếu bao gồm những từ chuyển loại. Nó bao gồm nhiều nhóm nhỏ như: Những danh từ chung như người ta, mình…chuyển loại; tên riêng như Hồng, Lan, Điệp,… ; các danh từ thân tộc chuyển loại như ông, bà, chú, GVHD: Bùi Thị Tâm 7 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Mi
- Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức cháu,… ; các danh từ chỉ chức nghiệp như giáo sư, bác sĩ, thầy…chuyển loại. Riêng đại từ ngôi thứ nhất số nhiều, phân tích sâu, có thể thấy có hai loại: từ xưng hô bao gộp và những từ xưng hô không bao gộp. Ví dụ, chúng ta là đại từ bao gộp vì nó chỉ xuất cả nhóm người trong đó có cả người nói và người nghe; chúng tôi là đại từ không bao gộp vì nó chỉ xuất một nhóm người có người nói nhưng không kể đến người nghe. Tóm lại, qua các khái niệm về từ xưng hô, người viết nhận thấy có sự đồng nhất và khác biệt giữa các tác giả ngôn ngữ. Các tác giả ngôn ngữ đồng nhất với nhau: từ xưng hô thuộc từ loại đại từ. Thế nhưng, giữa các tác giả trên đều có sự khác biệt về cách phân loại từ xưng hô: tác giả Diệp Quang Ban, tác giả Hà Thiên Vạn đã phân loại đại từ nhân xưng theo ngôi (theo tiêu chí hình thức từ loại); tác giả Nguyễn Văn Nở phân chia từ xưng hô theo ngôi thứ trong xã hội; còn tác giả Nguyễn Thị Thu Thuỷ phân loại theo hai tiêu chí: từ loại và chức năng. Để tiện lợi cho sự đánh giá, khảo sát, người viết dựa trên sự phân loại từ xưng hô theo vị trí ngôi thứ trong xã hội Việt Nam. 1.2. Phân loại từ xưng hô trong tiếng Việt theo giá trị sử dụng, theo vị trí và ngôi thứ trong xã hội 1.2.1. Từ xưng hô dùng trong gia tộc Văn hóa ứng xử trong gia đình được người Việt đề cao và rất coi trọng. Người Việt luôn quan tâm đến cách xưng hô có tôn ti trật tự, kính trên nhường dưới. Bởi thế, phải xưng hô cẩn trọng, nếu xưng hô chưa đúng dễ dẫn đến xung đột, gây phản cảm và có khi còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Xưng hô trong gia tộc là xưng hô giữa những người có cùng huyết thống. Ở đây, người viết xét từ xưng hô ở các quan hệ như sau: xưng hô giữa ông bà và cháu, xưng hô giữa cha mẹ với con cái, xưng hô giữa anh chị em trong gia đình người Việt. Tuỳ vào mỗi đối tượng mà có những cách xưng hô khác nhau nhằm thể hiện thứ bậc, tình cảm của các thành viên trong gia đình. 1.2.1.1. Từ xưng hô giữa ông bà và cháu trong gia đình người Việt Khác với các gia đình ở châu Âu, trong gia đình Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác ở châu Á, ba thế hệ ông bà – con – cháu thường sống chung trong một mái nhà theo quan hệ cộng đồng gần gũi nhất về huyết tộc. Với điều kiện của một nước cư dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, kiểu sống chung ba thế hệ như vừa nói đã tạo ra được nhiều điều kiện để đảm bảo tính liên tục và sự ổn định trong cuộc sống. Trong gia đình người Việt, xưng hô giữa ông bà và cháu đòi hỏi phải có tôn ti trật tự cao. Vì thế, cần phải lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp để trên dưới thuận hoà. Xét ở góc độ xưng hô giữa ông bà và cháu trong gia đình người Việt, thì cặp từ xưng hô phổ biến nhất có tính thuận nghịch là: ông, bà – cháu. Người ông, bà tự xưng mình là ông, bà và gọi cháu mình bằng cháu. Ngược lại, người cháu xưng mình là cháu và gọi ông, bà của mình bằng ông, bà. Theo vai thì ông bà bao gồm ông bà nội, ông bà ngoại, cho nên ông bà và cháu thường thêm tiếng nội, ngoại để xác định rõ. Ở nhiều trường hợp, người ta rút gọn lại bằng cách bỏ tiếng ông, bà chỉ còn lại tiếng nội, ngoại (chung cho ông lẫn bà) để xưng hô với cháu. Có rất nhiều ông bà dùng tiếng con để gọi cháu. Xưng hô như vậy để tình cảm giữa ông, bà và cháu được thắm thiết, đậm đà hơn. Ngược lại, cũng có rất nhiều người cháu dùng tiếng con để xưng hô với ông bà cũng nhằm biểu hiện tình cảm thân thiết. GVHD: Bùi Thị Tâm 8 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Mi
- Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức Tóm lại, từ xưng hô giữa ông bà và cháu thể hiện rõ sự tôn ti trật tự trong gia đình người Việt. Cách xưng hô của cháu đối với ông bà luôn luôn thể hiện sự kính mến, tôn trọng. Từ dùng để xưng gọi giữa ông bà và cháu không mấy linh hoạt, cặp từ xưng hô phổ biến nhất là ông/ bà – cháu. 1.2.1.2. Từ xưng hô giữa cha mẹ với con cái trong gia đình người Việt Trong gia đình, người thân cận với con cái nhất là cha mẹ. Hoạt động giao tiếp giữa cha, mẹ và con cái diễn ra xuyên suốt từ khi con cái lọt lòng đến lúc trưởng thành. Bởi vậy, con cái ảnh hưởng từ cha mẹ rất nhiều. Vì thế, cha mẹ nên xưng hô đúng mực, phải cư xử phù hợp để làm gương cho con cái. Và con cái cần phải xưng hô lễ phép với cha mẹ. Có như thế thì gia đình mới đầm ấm, yên vui, thuận hoà.Cách xưng hô thông dụng nhất giữa cha, mẹ với con cái trong gia đình người Việt là: Người cha, mẹ tự xưng mình là cha, mẹ và gọi con mình là con; ngược lại, con cái tự xưng mình là con và gọi cha, mẹ bằng cha, mẹ. Từ đó, ta có cặp từ xưng hô: cha, mẹ - con. Ở từng khu vực, cách xưng hô giữa cha mẹ và con cái mang nét đặc trưng riêng. Cặp từ xưng hô cha, mẹ - con được thay đổi bằng các cặp từ xưng hô khác như: Ở một số vùng miền Bắc, cách xưng hô giữa cha mẹ và con cái thể hiện qua các cặp từ xưng hô: thầy, bố, cha…/mẹ, bầm, bủ, mế, u… - con. Ở miền Nam, ta thường bắt gặp các cặp từ xưng hô như: Cha, ba, tía…/má, mẹ… - con, tui. Đôi khi, cha mẹ có thói quen gọi con bằng mày và xưng là tao nhưng không có ý bực bội hay phật ý. Trái lại, đó là cách gọi giao tiếp thân mật trong gia đình. Ngược lại, ở thành thị hay một số vùng thân cận thành phố thì cách xưng hô này lại bị coi là khiếm nhã, chỉ được dùng khi cha mẹ tỏ ra bực bội với con cái. Cặp từ xưng hô này chỉ có tính chất một chiều: Tao – mày. Ngoài ra, khi xưng hô, người Việt còn căn cứ vào độ tuổi của con cái mà cha mẹ có sự thay đổi về cách xưng hô: Khi con còn nhỏ, bố mẹ xưng là bố, mẹ và gọi con mình bằng con: bố, mẹ - con. Khi đến tuổi trưởng thành hoặc khi con có gia đình, bố mẹ gọi con bằng anh, chị và vẫn tự xưng là bố mẹ hoặc tôi: anh, chị - bố, mẹ/ tôi. Cách xưng hô của con cái với cha mẹ cũng thay đổi theo thời gian. Điều đặc biệt từ xưng của người con không thay đổi mà chỉ có cách gọi cha mẹ thì có sự thay đổi. Theo thời gian, người con vẫn phải xưng mình là con và gọi là cha mẹ (khi cha mẹ còn trẻ), gọi là ông bà (khi cha mẹ đã có cháu), gọi là cụ (khi cha mẹ đã có chắt), gọi bằng kỵ (khi cha mẹ đã có chút). Nhìn chung cách xưng gọi giữa cha mẹ với con cái trong gia đình người Việt có sự linh hoạt. Điều đó thể hiện sự phong phú của lớp từ xưng hô trong giao tiếp. Qua các tác phẩm văn chương, ta sẽ thấy rõ điều đó. 1.2.1.3. Từ xưng hô giữa anh – chị - em trong gia đình người Việt Trong quan hệ ứng xử, người xưa cũng đặc biệt coi trọng tình nghĩa giữa anh chị em trong một gia đình: “Anh em như thể chân tay”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”, “Chị ngã em nâng”…Chính vì thế, cách xưng hô của anh chị em trong gia đình rất quan trọng. Cần phải xưng hô đúng mực, kính trên nhường dưới để anh chị em thuận hòa. Dù trong gia đình nhiều anh, chị, em hay ít đi chăng nữa thì cách xưng hô của anh chị em trong gia đình vẫn không thay đổi và có một ranh giới xác định. Anh chị có cách xưng hô của anh chị, em có lối xưng hô của em; trên ra trên, dưới ra dưới không được làm trái. Trong một số gia đình, xưng hô giữa anh chị em rất GVHD: Bùi Thị Tâm 9 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Mi
- Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức nghiêm khắc, anh chị buộc phải xưng là anh, chị, em thì phải xưng là em, không được thay thế bằng các từ xưng hô khác. Nhưng lại có một số gia đình thì việc xưng hô thoáng hơn, anh chị em trong gia đình xưng hô một cách thoải mái, tuy nhiên vẫn thể hiện quan hệ trên (anh, chị) – dưới (em). Những cặp từ xưng hô giữa anh chị em trong gia đình: Phổ biến nhất vẫn là cách xưng hô: anh/chị - em; ngoài ra còn có cách xưng hô bằng tên: tên – tên, xưng gọi nhau bằng tao – mày, anh/chị - tên,… Đặc biệt, ở Nam Bộ, người ta gọi nhau bằng thứ tự trong gia đình hoặc gọi bằng: anh, chị - thứ tự trong gia đình/ tên; thằng/ con - thứ thự trong gia đình/ tên. Ví dụ: Hai, Ba, Tư, Út…; anh Hai, chị Ba, em Út, anh Hải, chị Lan, em Đào, thằng Út, Con Lan… Kế đến, còn có trường hợp người em gọi anh chị mình là anh, chị và xưng là tui. Ở một số vùng miền có sự vay mượn các từ xưng hô của người Hoa để thay thế cách gọi anh chị em trong gia đình: người anh trong gia đình gọi là hia/ huynh, người chị gọi là chế/ tỷ, người chị dâu gọi là số, người em gọi là muội (con gái)/ đệ (con trai). Cách gọi này không phổ biến và chỉ có tính chất địa phương. Nhìn chung, lớp từ xưng hô giữa anh chị em trong gia đình người Việt rất phong phú, đa dạng; nhưng phổ biến nhất vẫn là cặp từ xưng hô anh/ chị - em. Những cặp từ xưng hô giữa anh chị em trong gia đình thể hiện tình cảm thân thiết, gần gũi, sự yêu thương, đùm bọc, quan tâm. 1.2.2. Từ xưng hô dùng trong xã hội 1.2.2.1. Từ xưng hô theo chức danh Trong gia đình, ta thường dùng những từ xưng hô gần gũi, thân mật để xưng gọi nhằm thể hiện tình cảm giữa các thành viên. Còn cách dùng từ xưng hô để chỉ chức danh thì có điểm khác. Ta không thể dùng những từ thân mật, gần gũi. Cách xưng hô này thường không thay đổi trong mọi trường hợp và mọi người phải xưng hô theo đúng chức danh, chức vụ, thứ bậc trong xã hội của đối tượng. Ở cơ quan, trong giờ làm việc, mọi người ít khi sử dụng những cặp từ xưng hô như: anh - em, chị - em, chú - cháu, cô - cháu… mà thay vào đó, họ xưng hô với nhau bằng chức danh, chức vụ: chủ tịch, tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, bộ trưởng, thứ trưởng, trưởng phòng, sếp, giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ…Ví dụ: Khi nhân viên đưa hợp đồng cho giám đốc kí, nhân viên có thể nói bằng hai trường hợp: “Anh kí dùm em hợp đồng này” hoặc “Giám đốc kí dùm tôi hợp đồng này”. Trong các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ giữa những đồng nghiệp cùng cơ quan, giữa cấp trên và cấp dưới bị chi phối rất nhiều bởi bối cảnh giao tiếp. Vì thế, trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, ta phải biết chọn lựa từ xưng hô cho phù hợp với đối tượng giao tiếp. Ví dụ: Ngoài giờ làm việc, ta có thể gọi sếp của mình là: Chú, bác, cô, dì, anh, chị…nhưng trong giờ hành chính, nhất là khi có mặt của cấp trên, của đồng nghiệp hoặc đối tác làm ăn thì ta phải gọi đúng chức danh, chức vụ của sếp mình. Tóm lại, ta có rất nhiều từ xưng hô biểu thị chức danh như: thạc sĩ, thiếu uý, thiếu tá, chủ tịch, tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc,…Chính lớp từ này tạo nên sự linh hoạt trong giao tiếp. Cách xưng hô theo chức danh là cách xưng hô mang tính xã hội. Vì thế, nó bị chi phối bởi điều kiện xã hội và bối cảnh giao tiếp. Cho nên, trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp, chúng ta cần phải lựa chọn từ xưng hô phù hợp với đối tượng giao tiếp, nhất là nơi công sở. 1.2.2.2. Từ xưng hô dùng trong quan hệ bạn bè, đồng đội Cuộc sống có rất nhiều mối quan hệ nhưng mối quan hệ cởi mở, thân thiện nhất có lẽ chỉ có ở bạn bè. Bởi vì, đó là mối quan hệ của những người đồng trang GVHD: Bùi Thị Tâm 10 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Mi
- Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức lứa hoặc cùng chung ý tưởng. Chính vì thế, từ xưng hô dùng trong quan hệ bạn bè cũng rất là gần gũi, thân mật. Những cặp từ xưng hô mà bạn bè thường xưng gọi với nhau là: mình – bạn, tôi – bạn, cậu – tớ, tên – tên,…thể hiện sự đúng mực, lịch sự trong quan hệ bạn bè. Ví dụ: “Bạn cho mình mượn quyển sách nhé!”. Ngoài ra, ta còn thấy một cặp từ mặc dù nghe rất khiếm nhã nhưng thật sự vô cùng thân thiện, đó là: mày – tao. Ví dụ: “Mày nhớ mang sách cho tao mượn nha!”. Trong học đường, những người bạn thân thiết với nhau còn sử dụng cặp từ trò –tôi để xưng gọi. Qua đó, ta thấy được sự cởi mở và không kém phần ngây thơ, dễ thương của lứa tuổi học sinh. Ví dụ: “Trò đợi tôi với!”. Ở một số địa phương vùng Nam Bộ, do ảnh hưởng bởi văn hoá giao tiếp của người Hoa, những người bạn thân thường gọi nhau bằng ní. Trong mối quan hệ của những người đồng đội, họ thường dùng cặp từ: đồng chí – tôi để xưng gọi. Ngoài ra, họ vẫn sử dụng những cặp từ xưng hô mà bạn bè thường hay xưng gọi với nhau. Những người đồng đội, họ luôn sát cánh cùng nhau vì thế họ thân thiết, gần gũi với nhau như bạn bè. Cho nên, họ hay sử dụng những từ xưng hô thể hiện mối quan hệ khăng khít đó: tao – mày, bạn – mình, tên – tên, bạn – tôi… Qua đây, người viết nhận thấy, lớp từ xưng hô dùng trong quan hệ bạn bè, đồng đội rất nhiều và đa dạng: đồng chí – tôi, bạn – mình, bạn – tôi, trò – tôi…nhưng phổ biến nhất là cặp từ trò – tôi. Ngoài ra thì có một số tiếng địa phương như: mi – tao, ní… 1.2.2.3. Từ xưng hô dùng trong quan hệ xóm giềng Người Việt Nam rất xem trọng tình làng nghĩa xóm. Mối quan hệ đó đã tồn tại từ ngàn xưa và còn được lưu giữ cho đến nay. Chính vì thế, từ xưng hô dùng trong quan hệ hàng xóm láng giềng thường rất được chú trọng, quan tâm. Ta phải xưng hô thế nào cho đúng mực, lịch sự với những người hàng xóm của mình. Từ xưng hô dùng trong gia tộc sẽ được dùng để xưng hô với xóm giềng. Người nào đáng tuổi ông bà thì ta gọi là ông bà, người nào đáng tuổi cô, dì, chú, bác thì ta gọi bằng cô, dì, chú, bác. Thậm chí, trong trường hợp là hàng xóm thân thiết với nhau, thì những người đáng tuổi cha mẹ ta, ta cũng có thể gọi bằng cha, mẹ. Những người bằng tuổi với anh của ta thì gọi bằng anh, bằng tuổi với em mình thì gọi bằng em. Và những người đồng trang lứa với ta thì ta có thể dùng cặp từ: mày – tao. Tuy rất khiếm nhã nhưng đối với những người thân thiết với nhau thì cặp từ này thể hiện sự thân thiện. Ngoài ra, ta có thể gọi anh và xưng bằng em với người hàng xóm bằng tuổi mình nhằm thể hiện sự đúng mực và phép lịch sự. Nhìn chung, từ xưng hô dùng trong quan hệ xóm giềng rất phong phú và đặc sắc. Đôi khi, người ta lấy ngay từ xưng hô dùng trong quan hệ gia tộc để gọi những người hàng xóm theo vai vế và độ tuổi. Những từ xưng hô này thể hiện sự đùm bọc, yêu thương, quan tâm, giúp đỡ… giữa những người sống cạnh nhau. 1.2.2.4. Từ xưng hô theo phép lịch sự Trong đời sống hàng ngày, ta phải gặp gỡ và giao tiếp với nhiều người thuộc nhiều độ tuổi, tầng lớp xã hội khác nhau. Vì thế, ta cần lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp với đối tượng giao tiếp để thể hiện phép lịch sự. Chẳng hạn, khi giao tiếp với người đáng tuổi ông, bà, cô, dì, chú, bác thì ta phải lễ phép và xưng hô đúng mực. Đôi khi để tỏ thái độ lịch sự với đối tượng giao tiếp đồng trang lứa, chúng ta thường gọi đối tượng giao tiếp là anh/ chị và xưng là em. Nhiều trường hợp, đối tượng nhỏ tuổi hơn mình, nhưng vì phép lịch sự ta vẫn gọi là anh/ chị. GVHD: Bùi Thị Tâm 11 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Mi
- Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức Ngoài ra, khi giao tiếp với người phụ nữ đã lấy chồng, những người trong gia đình chồng, hàng xóm hay bạn bè thường lấy tên chồng của người đó để gọi. Ví dụ: Người chồng tên Cường, mọi người sẽ gọi tên người vợ là chị Cường/ thím Cường/ vợ thằng Cường…Nhiều trường hợp, người ta thường lấy tên của người con lớn trong gia đình để gọi cha mẹ. Ví dụ: Người con lớn tên Dũng, mọi người sẽ gọi cha mẹ của Dũng là bố Dũng/ mẹ Dũng. Tóm lại, từ xưng hô theo phép lịch sự thể hiện trình độ văn hoá của con người trong xã hội. Vì vậy, ta phải xưng hô thế nào cho phù hợp với đối tượng giao tiếp cũng như là thể hiện sự lịch sự, hoà nhã với đối tượng giao tiếp. 1.2.3. Từ xưng hô dùng trong tình yêu Từ xưng hô trong tình yêu là từ mà hai đối tượng yêu nhau dùng để xưng gọi với nhau. Từ xưng hô trong tình yêu rất phong phú và đa dạng vì những người yêu nhau, họ luôn tìm những từ ngữ đẹp nhất, dễ thương nhất để gọi người yêu của mình. 1.2.3.1. Từ xưng hô trong tình cảm vợ chồng Do ảnh hưởng bởi hệ ý thức phong kiến, người chồng trong gia đình thường mang tính gia trưởng. Điều đó đã chi phối cách thức giao tiếp trong quan hệ vợ chồng. Tuy xã hội ngày càng tiến bộ, quan hệ vợ chồng ngày một bình đẳng nhưng trong gia đình, tiếng nói và địa vị của người chồng luôn có vị trí quan trọng. Trong giao tiếp giữa vợ và chồng, ta thường thấy các từ xưng hô sau: Người vợ gọi chồng mình bằng: mình, anh, nhà mình, nhà nó, chàng…và xưng bằng em. Ví dụ: “Mình ơi! Em yêu mình lắm!”. Người chồng gọi vợ mình bằng: nàng, em, mình, nhà mình, nhà nó…và xưng bằng anh hoặc tôi. Ví dụ: “Mình, anh cũng yêu mình!”. Ở một số địa phương, trong gia đình, vợ chồng thường xưng hô với nhau là: mày – tao. Người chồng gọi vợ mình là mày và xưng bằng tao. Cũng có một số nơi, người vợ xưng với chồng bằng từ tôi. Khi vợ chồng đã có con, từ xưng hô có sự thay đổi, tạo nên sự đa dạng và phong phú về cách thức xưng gọi. Cặp từ xưng hô anh – em sẽ hạn chế, thay vào đó là những cặp từ khác, chẳng hạn: Khi có con trai, người vợ sẽ gọi chồng là bố thằng/ bố cu – tên con trai và xưng là em hoặc tôi; còn người chồng sẽ gọi vợ là mẹ cu/ mẹ thằng – tên con trai và xưng là anh hoặc tôi. Ví dụ: “Bố cu Tính ơi! Lấy hộ em ly nước”, “Mẹ thằng Tính ơi! Tôi về rồi nè”… Khi có con gái, người vợ sẽ gọi chồng là bố cái/ bố con – tên con gái và xưng là em hoặc tôi; còn người chồng sẽ gọi vợ là mẹ cái / mẹ con – tên con gái và xưng là anh hoặc tôi. Ví dụ: “Mẹ con Lan ơi! Tôi ra thị trấn một chút nha!”. Ngoài ra, vợ chồng còn xưng gọi bằng những cặp từ: bà – tôi, ông – tôi. Người vợ gọi chồng là ông và xưng bằng tôi. Người chồng gọi vợ là bà và xưng bằng tôi. Ví dụ: “Bà với tôi lên Sài Gòn thăm con Lan xem nó học hành sao rồi”. Cách xưng hô giữa vợ và chồng thể hiện nét đặc trưng trong xưng gọi của gia đình người Việt qua cụm từ nhà tôi. Đây là kiểu xưng hô độc đáo, chỉ có ở Việt Nam. Ý nghĩa của cụm từ nhà tôi không giống các cụm từ tương đương của các nước trên thế giới: Anh, Pháp, Nga Đức,… Vì cụm từ nhà tôi của các nước trên thế giới nhằm để chỉ ngôi nhà mà họ đang ở, không có ý nghĩa là từ nhân xưng. Với tiếng Việt, cụm từ nhà tôi mang hai ý nghĩa: chỉ sự vật (ngôi nhà của tôi), chỉ người với tư cách là từ nhân xưng ngôi thứ ba (vợ tôi, chồng tôi). Bởi thế, để hiểu được cụm từ nhà tôi theo ý nghĩa nào thì ta phải dựa vào hoàn cảnh giao tiếp mới có thể hiểu được. Ví dụ: Cụm từ nhà tôi được dùng để xưng hô: Nhà tôi đang ở trong phòng làm việc. GVHD: Bùi Thị Tâm 12 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Mi
- Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức Ngoài ra, cách xưng hô giữa vợ và chồng còn thể hiện qua cặp từ xưng gọi: ông xã – bà xã. Qua đây thể hiện được sự thân mật, gần gũi, yêu thương,… Tóm lại, từ xưng hô dùng trong quan hệ vợ chồng rất nhiều và đa dạng. Nó thể hiện sự gắn bó giữa vợ và chồng, thể hiện những sắc thái của tình yêu qua nhiều giai đoạn. 1.2.3.2. Từ xưng hô trong tình yêu đôi lứa Khi yêu nhau, đôi lứa luôn dành những lời nói yêu thương ngọt ngào cho nhau, trong đó có những từ xưng hô. Những cặp từ xưng hô mà những người yêu nhau hay sử dụng để xưng gọi là: anh – em, anh – em yêu, em – anh yêu, đó – đây, đấy – đây, ta – mình, anh – nàng, chàng – em, ta – bạn…Nhiều đôi lứa yêu nhau vẫn sử dụng cặp từ xưng hô: ông xã – bà xã. Ở Nam Bộ, những người yêu nhau cũng xưng hô với nhau bằng cặp từ: qua – bậu. Trong ca dao tình yêu và thơ ca, đôi lứa yêu nhau dùng cách nói ẩn dụ, những hình ảnh tượng trưng để ví von gọi nhau: mận – đào, thuyền – bến, thuyền – biển, loan – phượng, hoa – bướm, dậu – bìm… Ví dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. (Ca dao) “Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa: Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”. (Ca dao) “Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau – rạn vỡ Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió”. (Thuyền và biển – Xuân Quỳnh) Nhìn chung, lớp từ xưng hô trong tình yêu rất đa dạng nhưng chủ yếu là các cặp từ thông dụng: anh – em, chàng – nàng (cặp từ thể hiện sự lãng mạn). Ngoài ra, lớp từ xưng hô trong tình yêu còn thể hiện qua những hình ảnh ẩn dụ trong ca dao. Qua đây, ta có thể thấy, đôi lứa yêu nhau, họ luôn dành những từ ngữ đẹp nhất, lãng mạn nhất để gọi người yêu của mình. GVHD: Bùi Thị Tâm 13 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Mi
- Từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT TỪ XƯNG HÔ TRONG TIỂU THUYẾT HÒN ĐẤT CỦA NHÀ VĂN ANH ĐỨC 2.1. Những nét chính về tác giả, tác phẩm 2.1.1. Tác giả Anh Đức tên thật là Bùi Đức Ái, sinh ngày 05 – 05 – 1935, tại Bình Hoà, Châu Thành, An Giang. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1957). Từ năm 1953, ông là biên tập viên báo Cứu quốc Nam Bộ; trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ông là Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Giải Phóng. Hiện nay, ông là uỷ viên Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, Tổng biên tập Tạp chí Văn, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khoá 5. Từ năm 1952, Anh Đức xuất hiện trên văn đàn với những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh. Sáng tác của ông là cuốn biên niên sử bằng hình ảnh, tái hiện sinh động một giai đoạn hào hùng, cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Hình ảnh trung tâm là cuộc sống và con người Nam Bộ, đặc biệt là người phụ nữ với đức tính nhân hậu, thuỷ chung, kiên cường, bất khuất. Những tác phẩm đã xuất bản: Biển động (1952); Lão anh hùng dưới hầm bí mật (1956); Một chuyện chép ở bệnh viện (1958); Biển xa (1960); Bức thư Cà Mau (1965); Hòn Đất (1966); Giấc mơ ông lão vườn chim (1970); Đứa con của đất (1976); Miền sóng vỗ (1985). Tác phẩm của Anh Đức giàu chất sống và thường ngân lên điệu cảm trữ tình. Ông thiên nhìn về phía ánh sáng, cái đẹp của cuộc sống và con người, nâng niu và chắt chiu những mầm, những nụ của cái chân – thiện – mỹ. Không triết lý, không lên giọng, Anh Đức qua từng trang văn cứ thủ thỉ với bạn đọc, chia sẻ với họ bao nỗi niềm của đời. Sức thuyết phục của những hình tượng văn học do Anh Đức sáng tạo nên chủ yếu là sự chinh phục trái tim, tình cảm người đọc. 2.1.2. Tác phẩm Hòn Đất là cuốn tiểu thuyết được tặng Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu (1960 – 1965) của Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam. Tiểu thuyết Hòn Đất phản ánh cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam trong phong trào đồng khởi. Thông qua Hòn Đất, Anh Đức đã giới thiệu với chúng ta một tập thể nhân dân anh hùng đã chiến thắng những con quỷ khát máu. Mỗi người dân ở đấy, trai gái, già trẻ đều là một chiến sĩ. Đều nổi bật ở họ là tinh thần bất khuất , không sợ địch. Ngay trong những năm đen tối, họ vẫn không chịu nằm im. Những cán bộ lãnh đạo như Tám Chấn, hễ “chỗ nào cơ sở bị đánh phá dữ thì anh tới”, “cực khổ nguy hiểm mấy anh cũng tỉnh như thường”. Những người dân bình thường cũng đâu chịu nằm im. Mỗi lần địch làm quá lắm, họ lại vùng dậy đấu tranh hợp pháp. Chính có lần trong một cuộc đấu tranh, mẹ Sáu “xông tới trước tiên”, thằng Xăm xếp bót chĩa súng vào ngực mẹ, mẹ vẫn không lùi. Ông Tư Đờn mù loà đã chín năm nay “nhưng những ngày đi đấu tranh, dẫu đường trơn lầy lội vì mưa dầm tháng Tám, ông vẫn nắm tay đứa cháu, đợi bà con ùn ùn kéo ngang là nhập vào, đi lên bót, lên quận”. Chị Tư Râu bị giặt bắt mổ bụng, vì thường ngày đưa cơm, vào cứ nuôi cán bộ. Gia đình mẹ Sáu có con rể đi tập kết ra Bắc, mặc dù bị địch luôn luôn quấy rối, hành hạ, cả nhà vẫn gan dạ nuôi giấu cán bộ ở hầm bí mật ngay dưới sàn nhà. 2.2. Khảo sát từ xưng hô trong tiểu thuyết Hòn Đất của nhà văn Anh Đức 2.2.1. Khảo sát từ xưng hô dùng trong gia tộc GVHD: Bùi Thị Tâm 14 SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Mi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 139 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
89 p | 40 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 56 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 59 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 54 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 33 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
85 p | 21 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 25 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng lãng mạn trong tập thơ "Gió lộng" của Tố Hữu
72 p | 25 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 29 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 31 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 17 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 22 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 26 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn