Máu đỏ
lượt xem 2
download
Trong bảng đếm máu (CBC - complete blood count), có mấy con số báo cho biết tình trạng máu đỏ: đó là "RBC" (red blood cell count) tức là số tế bào máu đỏ, Hemoglobin, Hematocrit. Trong ba con số đó, thì RBC thường vô ích: chỉ nên để ý đến hoặc là hematocrit, hoặc Hemoglobin. Hematocrit đo thể tích (volume) cuả máu đỏ, còn Hemoglobin đo trọng lượng sắc tố cuả máu đỏ. Nói một cách chung chung, thì Hemoglobin đúng hơn vì Hematocrit lệ thuộc vào volume (thể tích) cuả toàn cơ thể: cho nên nếu bnhân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Máu đỏ
- Máu đỏ Trong bảng đếm máu (CBC - complete blood count), có mấy con số báo cho biết tình trạng máu đỏ: đó là "RBC" (red blood cell count) tức là số tế bào máu đỏ, Hemoglobin, Hematocrit. Trong ba con số đó, thì RBC thường vô ích: chỉ nên để ý đến hoặc là hematocrit, hoặc Hemoglobin. Hematocrit đo thể tích (volume) cuả máu đỏ, còn Hemoglobin đo trọng lượng sắc tố cuả máu đỏ. Nói một cách chung chung, thì Hemoglobin đúng hơn vì Hematocrit lệ thuộc vào volume (thể tích) cuả toàn cơ thể: cho nên nếu bnhân bị dehydrated thì Hematocrit sẽ hơi cao lên (hemoconcentrated) hoặc nếu bnhân có quá nhiều nước thì Hematocrit sẽ hơi thấp hơn (máu loãng ra), tức là bị hemodilution. Trường hợp này thấy rõ khi bnhân mới vào nhà thương, và bắt đầu truyền nước vào tĩnh mạch, sau một thời gian Hct (Hematocrit) sẽ phải giảm...Cho nên giưã hai con số Hct và Hgb (hemoglobin): thì nên chú ý vào con số Hgb: số này chính xác hơn... Nhưng theo truyền thống, với sự tiến bộ về kỹ thuật trong y khoa: thời xa xưa (20-30 năm trước) kỹ thuật còn kém: đo Hemoglobin khó hơn là đo
- hematocrit cho nên các hematologist "già" thường dùng Hct hơn là dùng Hgb. Lý do chính là vì hồi đó: đo Hgb thì phải chờ phòng thí nghiệm, còn Hct thì chỉ cho vào máy ly tâm là nhìn thấy ngay... Nói RBC (số đếm tb máu đỏ) vô ích vì nó không giúp gì được nhiều, may ra chỉ có lợi trong một trường hợp mà thôi: liếc qua xem bnhân có bị Thalassemia không. Điểm đáng nhớ như sau: Trong cả Thalassemia và iron deficiency anemia: hai truờng hợp đó đều là microcytic anemia (thiếu máu tế bào nhỏ): nhưng trong Thalassemia thì RBC thuờng cao hơn 5 triệu / mm3, trong khi đó thiếu máu vì thiếu sắt (iron deficiency anemia) thì RBC thường thấp hơn 5 triệu. Ngoài trường hợp này ra thì đếm RBC mất thì giờ vô ích (nay theo truyền thống vẫn cứ thế báo cáo, vì RBC do máy tự động đếm, chả ai hỏi, máy cứ thế đếm, rồi cứ thế in ra, buy one get one free). Nếu chỉ nhìn vào Hematocrit (Hct) thôi thì có vài giá trị (values) cần nhớ : trung bình ở đàn ông bình thuờng Hct phải bằng hay trên 42%, còn đàn bà thì phải bằng hay trên 38%. Dưới con số này thì gọi là thiếu máu (anemia). Hct cuả con nguời thay đổi từ 38 % cho đến độ 55%. Trên 55% thì "quá nhiều máu đỏ" (erythrocytosis - tức là môt. phần cuả polycythemia - có thể là polycythemia vera lúc bắt đầu); nhưng lắm khi chỉ là "reactive
- erythrocytosis" (như người hút thuốc chẳng hạn). Hoạ hiếm lắm thì erythrocytiosis có thể do ung thư thận (kidney tumor) tiềm ẩn ... Cho nên trong việc truy lùng nguyên nhân cuả erythrocytosis (work up for the etiology of erythrocytosis) thì tôi cũng đòi một cái CAT scan cuả bụng, để chắc rằng bnhân không có ung thư thận ... Tủy xuơng trong trường hợp erythrocytosis thường không có gì đặc biệt cả, chỉ thấy tăng sinh những tế bào thuộc phiá tb máu đỏ (erythroid hyperpalsia). Erythrocytosis: phải nên theo dõi rất cẩn thận: bởi vì trong tuơng lai, có thể sẽ thấy ung thư ở đâu đó hiện ra, và có một số trường hợp, trong thâm tâm, ta biết rằng dù rằng ngày nay bình thường, nhưng 5 - 10 năm rồi thế nào cũng chuyển sang ung thư máu (a myeloproliferative disorder) . Điều đáng để ý là loại ung thư máu này "mọc" rất chậm, có khi tốn đến hơn 10 năm mới đích thực hiện ra, lúc ấy mới cần phải chữa, và mấy trường hợp này tôi chỉ chữa "cầm chừng" bằng Hydroxyurea mà thôi... Một trong những nhiệm vụ của y sĩ là kéo dài đời sống: cho nên cố kéo cho đến 90 tuổi chẳng hạn, rồi bnhân sẽ chết vì heart attack chẳng hạn, thì rõ ràng là bnhân không chết vì bệnh máu, và hematologist sẽ thoát nợ...
- Lúc đầu tiên thì chả cần phải cho Hydroxyurea, mà chỉ cần bảo họ đến blood bank, chỉ thị cho ngân hàng máu mỗi hai tháng chẳng hạn, lấy ra một đơn vị máu (khoảng 300 ml máu) rồi vất nó đi, có bnhân chỉ cần làm như thế, mà không cần chữa trị gì khác cả trong suốt 9-10 năm... Những truờng hợp ấy nên có sự theo dõi cẩn thận cuả hematologist-oncologist vì biết đâu chừng lúc đầu cứ tưởng là erythrocytosis do một myeloproliferative disorder, nhưng trong vài năm, ung thư tiềm ẩn sẽ từ từ xuất đầu lộ diện, và nhận ra trễ, thì bnhân khó thoát, trễ quá rồi, cắt ra không kịp nữa...(Sẽ tiếp) Đếm Máu - Số 11 Chào qúy bạn sáng chủ nhật 2 th 12, 2007. Nhiệt độ ngoài trời 20 độ F, tối nay sẽ cho đến sáng mai có tuyết nhiều, và thành đá ...Các chuyên viên về thời tiết, cũng như mọi ngành, càng ngày càng giỏi và bây giờ họ ít khi sai.. Bây giờ nói tiếp về máu đỏ. Hôm qua đang nói về quá nhiều máu đỏ (NMD) (erythrocytosis) (erythro: hồng, đỏ, cyto:tế bào). Xin nhắc lại là Hct ở đàn ông là 42%, đàn bà là 38% (chả phải Trời có kỳ thị nam nữ gì đâu, có lẽ do testosterone). Theo định nghĩa, khi Hct trên khoảng 55% thì bắt đầu phải can thiệp, vì ngại bnhân bị stroke (tai biến não chẳng hạn).
- Dễ nhất là lúc ấy cứ lấy máu vất đi. Chỉ thị của hematologist cho blood bank sẽ như sau: "lấy một đơn vị máu - (tức là lấy khoảng 300-350 ml máu)- bỏ đi, mỗi hai tháng một lần, khi thấy Hct bằng hay trên 38% - ("Therapeutic phlebotomy, to discard one unit of blood, every 2 months, for Hct equal or above 38%"). Tại sao lại 38% mà không 42% chẳng hạn ... Đó là tùy hematologist, tùy truờng hợp, nếu bnhân đã bị angina, hoặc đã bị CABG -(ở Mỹ đọc là "cab-bij" (như là "cải bắp") (Coronary Artery Bypass Graft) thì nên giữ hematocrit ở trên 42% cho tim có đủ máu... Trong hematology, còn một trường hợp khác phải lấy máu đổ đi: đó là hemochromatosis (quá nhiều sắt ). Đối với hemachromatosis thì lúc đầu phải cố đổ máu vất đi cho đến khi Hct xuống đến 32%-34% chẳng hạn, và lúc đầu phải đổ máu đi mỗi hai tuần cho đến Hct xuống đến mức đó, vì càng chậm thì càng nguy: hemochromatosis đưa đến cirrhosis, mà khi đã đến cirrhosis thì là đường một chiều không trở lại được nữa (irreversible) và rồi từ đó có thể đến ung thư gan (hepatocellular carcinoma), cho nên không thể chậm trễ với hemochromatosis được. Nhưng trong hemochromatosis thì đưa Hct xuống đến mức nào: đó là tùy thuộc lượng Ferritin và độ bão hoà sắt trong máu (iron saturation) và
- phải đưa xuống nhanh, cho đến mức bnhân chịu đuợc, tức là xuống đến 34% chẳng hạn. Sự biến dưỡng của sắt trong máu rất hay, và một giáo sư về máu hồi còn đi học: bỏ cả 30 năm nghiên cứu chỉ về sắt trong máu - đây là môt. bài khác, có dịp ta sẽ nói chuyện sau. Chỉ có một điểm đáng nhớ trong erythrocytosis là mới đầu tiên thì thấy chỉ có tăng tế bào máu đỏ, nhưng phải theo dõi trong 10,15 năm: đa số những người này sẽ "chuyển" sang thành một loại ung thư máu rất chậm (vì nó chính là một myeloproliferative disorder), và chữa không khó khăn gì, họ sẽ còn sống được hơn vài chục năm nữa, nếu khéo. Tại sao bảo là "nếu KHÉO" ?, bởi vì những người này không những chỉ khó khăn về nhiều máu đỏ, nhưng sau này họ có thể bị những biến chứng khác, và rồi họ có thể chết vì những biến chứng, chứ erythrocytosis không "giết" họ: chẳng hạn như họ sẽ có thể bị cục huyết tĩnh mạch sâu (Deep venous thrombosis - DVT) và rồi nếu nhìn ra không kịp, DVT sẽ lên phổi gây pulmonary emboli (thuyên tắc phổi - tạm dịch emboli) và rồi họ sẽ chết ở đó. Y sĩ giỏi cũng như một chiến sĩ giỏi : "cư an tư nguy": đang hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh ... Đấy là nói phớt qua về quá nhiều máu đỏ (erythrocytosis), kỳ tới ta sẽ nói về thiếu máu – anemia.
- Ghi chú: mấy bài này : nghĩ gì viết thế, theo kinh nghiệm suốt từ 1977 đến nay trên các trại bệnh tại HKỳ. Các tham khảo thì đầy dẫy trong literature, chả cần phải nêu ra đây, nhưng nói có sách mách có chứng, vị nào thắc mắc, xin cứ hỏi. Lắm khi lối làm việc là tùy từng hematologist/oncologist, hơi khác nhau một chút, tính khí người ta khác nhau, cho nên y khoa bên giuờng bệnh là một nghệ thuật (ta hay nói là y khoa lâm sàng, nghe nó "made in China" quá - tại sao cái giường không nói quách ra nó là cái giường, mà phải là cà lăm là cái "sàng" - có phải là "rể Đông Sàng" đâu? - cậu rể nằm đọc sách ở cái giường phía Đông, thấy nguời đẹp không thèm nhìn - cho nên ông bố vợ tương lai mới bảo: chà, thằng này mới là rể Đông sàng của ta). Nói "một khoa học nhiều nghệ thuật" cũng như một khoa học có khi thêm tí muối, bớt tí tiêu, chứ không phải là một khoa học thuần túy: cứ giở sách ra mà chữa (treat by the books) thì anh chị ấy nên đi đếm sao mà kiếm sống. Bs Nguyễn Tài Mai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sốc mất máu do chấn thương
6 p | 512 | 147
-
SỐC MẤT MÁU DO CHẤN THƯƠNG
6 p | 295 | 54
-
5 câu hỏi thường gặp về bệnh thiếu máu
7 p | 169 | 28
-
Bài giảng Thiếu máu do bệnh mạn tính - Nguyễn Công Khanh
20 p | 105 | 13
-
Bài giảng Hướng dẫn đọc khí máu động mạch - ThS. BS. Bùi Nghĩa Thịnh
12 p | 79 | 9
-
Giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm màu đỏ
6 p | 129 | 8
-
Bài giảng Bệnh học huyết học - Bài 11: Thiếu máu thiếu sắt
3 p | 45 | 5
-
Bài giảng Cập nhật về sốc mất máu do chấn thương - GS. TS. Nguyễn Quốc Kính
41 p | 69 | 4
-
Bài giảng Thiếu máu do bệnh mãn tính - Võ Thị Kim Thoa
2 p | 82 | 4
-
Bài giảng Tổn thương mạch máu do chấn thương - PGS.TS Nguyễn Văn Khôi
5 p | 89 | 4
-
Thần dược trẻ lâu từ trái cây màu đỏ
4 p | 51 | 4
-
Bài giảng Máu và chỉ định sử dụng máu - ThS. Hoàng Thị Anh Thư
18 p | 5 | 2
-
Bài giảng Hội chứng thiếu máu (44 trang)
44 p | 3 | 1
-
Bài giảng Tiểu máu (đại thể - vi thể) - PGS.TS. Trần Thị Mộng Hiệp
18 p | 3 | 1
-
Bài giảng Xử trí cấp cứu ho ra máu do lao - GV. BS. Trịnh Bá Hùng Mạnh
11 p | 3 | 1
-
Bài giảng Sinh lý bệnh đại cương về máu - PGS.TS. Trần Thị Minh Diễm
52 p | 3 | 1
-
Bài giảng Hình ảnh ho ra máu trên chụp cắt lớp vi tính và chụp mạch số hóa xóa nền - BS. Nguyễn Văn Tiến Bảo
59 p | 3 | 1
-
Bài giảng An toàn truyền máu - Bs Nguyễn Thị Lưu Ngân
24 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn