Phạm Thị Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 131 - 135<br />
<br />
MÂU THUẪN TRONG THỰC HIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG<br />
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM<br />
Phạm Thị Nga*, Ngô Thị Tân Hương<br />
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sau gần 30 năm tiến hành đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các<br />
lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, quá trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội<br />
chủ nghĩa cũng nảy sinh không ít những mâu thuẫn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Việc phát hiện<br />
và giải quyết những mâu thuẫn này có ảnh hưởng lớn đến tiến trình thực hiện nền kinh tế thị<br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa: hoặc kìm hãm sự phát triển – nếu không phát hiện kịp thời và<br />
giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn; hoặc thúc đẩy sự phát triển – nếu được phát hiện kịp thời và giải<br />
quyết triệt để mâu thuẫn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích mâu thuẫn giữa<br />
mục tiêu phát triển nhanh với mục tiêu phát triển bền vững.<br />
Từ khóa: mâu thuẫn, động lực, kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển kinh<br />
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở<br />
Việt Nam, bên cạnh những thành tựu đạt<br />
được đã nảy sinh mâu thuẫn giữa mục tiêu<br />
phát triển nhanh với mục tiêu phát triển bền<br />
vững trên các lĩnh vực cơ bản: kinh tế, xã hội<br />
và môi trường. Mâu thuẫn giữa mục tiêu<br />
phát triển nhanh với mục tiêu phát triển bền<br />
vững thể hiện trên các khía cạnh sau:<br />
Thứ nhất, tính thiếu bền vững của cân đối<br />
bên ngoài: Xét trên khía cạnh bền vững, cân<br />
đối bên ngoài của Việt Nam còn nhiều điều<br />
bất cập.<br />
Một là, trong cơ cấu xuất khẩu, xuất siêu<br />
thuộc về khu vực đầu tư nước ngoài (FDI),<br />
khu vực đầu tư trong nước vẫn nhập siêu:<br />
năm 2012, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước<br />
ngoài xuất siêu gần 12 tỷ USD, doanh<br />
nghiệp trong nước nhập siêu gần 11,7 tỷ<br />
USD [3, tr.9]. Bên cạnh đó, tỷ trọng của khu<br />
vực kinh tế trong nước trong cơ cấu xuất<br />
khẩu hàng hóa năm 2000 là 52,98%, giảm<br />
xuống còn 36,93 % năm 2012. Tỷ trọng này<br />
của khu vực FDI tăng lên tương ứng từ 47,02<br />
năm 2000 lên 63,07% năm 2012. Điều này<br />
cho thấy năng lực cạnh tranh của các doanh<br />
nghiệp trong nước còn thấp.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0962 260638, Email: vietanh8909@gmail.com<br />
<br />
Hai là, sự thâm hụt của cán cân thương mại<br />
dịch vụ kéo theo sự thâm hụt của cán cân<br />
hàng hóa và dịch vụ: năm 2012, cán cân<br />
thương mại hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam<br />
đã thâm hụt 3,1 tỷ USD, tăng 8,3% so với<br />
mức cùng kỳ năm trước[3, tr.11]. Thêm vào<br />
đó, thâm hụt tài khoản vãng lai liên tục tăng<br />
từ mức 0,3% GDP năm 2006 lên 9,85% năm<br />
2007 và 12,85% năm 2008, vượt xa so với<br />
chuẩn an toàn của thế giới (dưới 5% GDP).<br />
Thứ hai, tính thiếu bền vững của cân đối<br />
bên trong<br />
Tính bền vững của cân đối bên trong thể<br />
hiện qua chất lượng tăng trưởng, năng suất,<br />
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.<br />
Cụ thể:<br />
Một là, chất lượng tăng trưởng còn thấp,<br />
chủ yếu dựa vào các yếu tố phát triển theo<br />
chiều rộng: tăng trưởng kinh tế trong những<br />
năm qua bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố vốn.<br />
Riêng năm 2013, những nhân tố tác động<br />
đến tăng trưởng GDP của Việt Nam gồm:<br />
vốn chiếm tới 57,54%, cao gấp hơn 2 lần<br />
đóng góp của nhân tố lao động (chiếm<br />
25,5%).<br />
Ở Việt Nam, đóng góp của yếu tố năng suất<br />
tổng hợp (TFP) còn thấp (nếu giai đoạn 2000<br />
– 2006, hệ số này đóng góp vào tăng trưởng<br />
khoảng trên 25% thì đến giai đoạn 2006 –<br />
131<br />
<br />
Phạm Thị Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
2012, con số này đã giảm đáng kể chỉ còn<br />
dưới 10%). Năm 2013, TFP chiếm<br />
16,25%[7].<br />
Đưa ra con số so sánh, có thể thấy các nước<br />
khác, trong cùng thời kỳ 2001-2009, tỷ lệ<br />
đóng góp của nhân tố TFP vào tăng trưởng<br />
GDP của Việt Nam (20%) thấp hơn rất nhiều<br />
so với Hàn Quốc (32,2%), Đài Loan (35%),<br />
Inđônêxia (28%), Thái Lan (36%). Ở các<br />
nước phát triển, tỷ lệ đóng góp của TFP vào<br />
tăng trưởng GDP thường rất cao, khoảng 60 –<br />
75% [4, tr.25].<br />
Tăng trưởng kinh tế chưa dựa nhiều vào tri<br />
thức, khoa học và công nghệ. Chỉ số tri thức<br />
(Knowledge Index - KI) và chỉ số kinh tế tri<br />
thức (Knowledge Economy Index - KEI) (do<br />
Viện Nghiên cứu Ngân hàng Thế giới đưa<br />
ra) của Việt Nam năm 2008 là 3,02, xếp thứ<br />
102 trong 133 quốc gia được phân tích. So<br />
với các nước trong khu vực, chỉ số KEI của<br />
Việt Nam chưa bằng 1/2 của nhóm nền kinh<br />
tế công nghiệp mới (NIEs) (gồm Hàn Quốc,<br />
Singapo, Đài Loan, Hồng Kông).<br />
Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Nợ<br />
xấu còn cao (đến cuối tháng 8/2013, tỷ lệ nợ<br />
xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 4,64%). Tuy<br />
nhiên, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia<br />
đưa ra con số tỷ lệ nợ xấu là 11,8% tương<br />
đương với khoảng 270.000 tỷ đồng [5, tr.34].<br />
Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động<br />
còn lớn: Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và<br />
Đầu tư, đến cuối năm 2012 có tới 55.000<br />
doanh nghiệp giải thể hoặc dừng hoạt động.<br />
Đây là năm có số lượng doanh nghiệp giải thể<br />
hoặc dừng hoạt động cao nhất từ trước tới<br />
nay. Bước sang năm 2013, trong 2 tháng đầu<br />
năm, cả nước có 8.600 doanh nghiệp ngừng<br />
hoạt động, trong khi số doanh nghiệp mới<br />
thành lập chỉ đạt ở mức 8.000[8].<br />
Hai là, hiệu quả đầu tư thấp. Hiệu quả đầu<br />
tư được xác định thông qua hệ số ICOR. Hệ<br />
số ICOR xác định hiệu quả sử dụng vốn trong<br />
nền kinh tế.<br />
Tính trung bình từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ<br />
đầu tư/GDP của Việt Nam là 39.7%. Năm<br />
132<br />
<br />
124(10): 131 - 135<br />
<br />
2008, tỷ lệ đầu tư/GDP lên đến 43.1%, đến<br />
hết tháng 8 năm 2009 tỷ lệ này là 43,9%. Dù<br />
đầu tư cao như vậy nhưng tốc độ tăng trưởng<br />
chỉ từ 6 - 8.5%, năm 2009, mức tăng trưởng<br />
của Việt Nam cũng chỉ dừng ở 5,2%, do đó,<br />
hệ số ICOR luôn ở mức cao.<br />
Ở mỗi nước thì hệ số ICOR luôn có xu hướng<br />
tăng lên tức là khi kinh tế càng phát triển thì<br />
để tăng thêm một đơn vị liên kết sản xuất cần<br />
nhiều hơn về nguồn lực sản xuất nói chung và<br />
nhân tố vốn nói riêng và khi đó đường sản<br />
lượng thực tế gần tiệm cận với đường sản<br />
lượng tiềm năng. Như vậy, việc hệ số ICOR<br />
của Việt Nam tăng lên qua các năm một phần<br />
cũng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, điều<br />
đáng nói là hệ số này của Việt Nam tăng quá<br />
nhanh trong những năm gần đây.<br />
Bảng 1: ICOR Việt Nam qua các giai đoạn<br />
Giai đoạn<br />
ICOR<br />
1991 – 1995<br />
3,5<br />
1996 – 2000<br />
4,8<br />
2001 – 2003<br />
5,24<br />
2004 – 2006<br />
5,04<br />
2007 – 2008<br />
6,15<br />
2008 – 2010<br />
6,7<br />
2011 – 2013<br />
5,6<br />
Nguồn: Gso.gov.vn và xử lý của tác giả<br />
<br />
Về mặt lý thuyết, các nước phát triển (do sử<br />
dụng nhiều vốn mà thực chất là máy móc<br />
thiết bị, công nghệ) thì hệ số ICOR thường<br />
cao hơn các nước đang phát triển (do sử dụng<br />
nhiều lao động). Tuy nhiên, so sánh ICOR<br />
của Việt Nam với các nước trong khu vực<br />
Đông Nam Á và Trung Quốc cho thấy, các<br />
nước này có hệ số ICOR của nhiều thập kỷ<br />
gần đây phổ biến là từ 3 – 4, như vậy là hệ số<br />
ICOR của Việt Nam luôn cao gấp rưỡi hoặc<br />
gấp đôi so với những nước này.<br />
Ba là, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn<br />
thấp. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt<br />
Nam còn thấp và chậm được cải thiện: chỉ số<br />
năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global<br />
Competitiveness Index - GCI) của Việt Nam<br />
liên tục giảm: xếp hạng 61 năm 2004/2005,<br />
hạng 64 năm 2006/2007, hạng 68 năm<br />
<br />
Phạm Thị Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
2007/2008, hạng 70 năm 2008/2009 và hạng<br />
75 năm 2009/2010. Năm 2011/2012, Viêt<br />
Nam đã vươn lên xếp hạng thứ 65 nhưng<br />
ngay lập tức bị tụt 10 bậc từ hạng 65 xuống<br />
hạng 75 năm 2012/2013 [2, tr.3] và hiện là<br />
nước có thứ hạng thấp thứ hai trong số 8<br />
thành viên ASEAN được khảo sát trong đó,<br />
Việt Nam xếp hạng thấp nhất về môi trường<br />
kinh tế vĩ mô, đứng ở vị trí thứ 106.<br />
Trong khi đó, Inđônêxia hiện đang trong<br />
cùng giai đoạn phát triển như Việt Nam<br />
nhưng năng lực cạnh tranh cao hơn 25 bậc so<br />
với Việt Nam, Thái Lan cao hơn Việt Nam<br />
37 bậc, Malaysia cao hơn Việt Nam 50 bậc.<br />
Thậm chí xét về chỉ số cạnh tranh kinh<br />
doanh (năng lực cạnh tranh ở tầm vi mô) của<br />
Việt Nam cũng thấp hơn khá nhiều (thấp hơn<br />
<br />
124(10): 131 - 135<br />
<br />
Inđônêxia 40 bậc, Trung Quốc 19 bậc và<br />
Thái Lan 39 bậc).<br />
Điều này cho thấy những yếu kém xét cả từ<br />
phía doanh nghiệp và Nhà nước, từ góc độ<br />
chiến lược kinh doanh và môi trường kinh<br />
doanh. Đây là những dấu hiệu “cảnh báo”<br />
rằng nếu không có những giải pháp tăng<br />
cường hiệu quả hơn, nền kinh tế Việt Nam có<br />
thể sẽ tiếp tục bị tụt hậu xa hơn và ảnh hưởng<br />
đến sự phát triển bền vững trong dài hạn.<br />
Qua phân tích trên cho thấy, ổn định kinh tế<br />
vĩ mô phải trở thành mục tiêu thường xuyên<br />
của chính sách. Điều này tạo ra điều kiện cần<br />
cho cải cách cơ cấu kinh tế - động lực quan<br />
trọng và có tính quyết định đối với sự phát<br />
triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam<br />
trong dài hạn.<br />
<br />
Bảng 2: Tăng trưởng GDP và ICOR một số quốc gia Đông Nam Á<br />
Quốc gia<br />
<br />
Giai đoạn<br />
<br />
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)<br />
<br />
Đầu tư/GDP (%)<br />
<br />
ICOR<br />
<br />
Hàn quốc<br />
<br />
1961 – 1980<br />
<br />
7,9%<br />
<br />
23,3<br />
<br />
3,0<br />
<br />
Đài Loan<br />
<br />
1961 – 1980<br />
<br />
9,7%<br />
<br />
26,2<br />
<br />
2,7<br />
<br />
Indonesia<br />
<br />
1981 – 1995<br />
<br />
6,9%<br />
<br />
25,7<br />
<br />
3,7<br />
<br />
Thái Lan<br />
<br />
1981 – 1995<br />
<br />
8,1%<br />
<br />
33,3<br />
<br />
4,1<br />
<br />
Trung Quốc<br />
<br />
2001 – 2006<br />
<br />
9,7%<br />
<br />
38,8<br />
<br />
4,0<br />
<br />
Việt Nam<br />
<br />
2001 – 2006<br />
<br />
7,6%<br />
<br />
39,1<br />
<br />
5,1<br />
Nguồn: World Bank<br />
<br />
Bảng 3: Một số nước Đông Nam Á được xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013<br />
và có so sánh với năm trước đó<br />
Quốc gia<br />
<br />
Thứ hạng GCI 2012-2013<br />
<br />
Thứ hạng GCI 2011 -2012<br />
<br />
Singapo<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
Malaysia<br />
<br />
25<br />
<br />
21<br />
<br />
Brunây<br />
<br />
28<br />
<br />
28<br />
<br />
Thái Lan<br />
<br />
38<br />
<br />
39<br />
<br />
Inđônêxia<br />
<br />
50<br />
<br />
46<br />
<br />
Philipin<br />
<br />
65<br />
<br />
75<br />
<br />
Việt Nam<br />
<br />
75<br />
<br />
65<br />
<br />
Campuchia<br />
<br />
84<br />
<br />
97<br />
<br />
Timor Leste<br />
<br />
136<br />
<br />
131<br />
<br />
Nguồn: The Global Competitiveness Index 2012–2013,World Economic Forum, 2013<br />
<br />
133<br />
<br />
Phạm Thị Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
VỀ MÔI TRƯỜNG<br />
Môi trường hiện nay của Việt Nam tiếp tục<br />
bị xuống cấp, ô nhiễm nước, không khí, suy<br />
giảm đa dạng sinh học đã đến mức báo động.<br />
Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít quốc<br />
gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề<br />
nhất của biến đổi khí hậu. Theo Báo cáo của<br />
Ngân hàng Thế giới (2008), với mực nước<br />
biển dự báo dâng cao 1m thì nền kinh tế Việt<br />
Nam sẽ chịu thiệt hại khoảng 17 tỷ đô la Mỹ<br />
hàng năm, gây ngập 12% diện tích đất ven<br />
biển và ảnh hưởng tới cuộc sống của 23%<br />
dân số sống tại khu vực này.<br />
VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI<br />
Lĩnh vực văn hóa, xã hội còn tồn tại nhiều<br />
hạn chế, yếu kém. Giải quyết việc làm chưa<br />
đạt kế hoạch. Việc thực hiện các chính sách<br />
về hỗ trợ hộ nghèo còn nhiều bất cập, chất<br />
lượng xóa đói, giảm nghèo chưa vững chắc.<br />
Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, tái nghèo còn cao<br />
nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số: năm<br />
2012, còn khoảng 1 triệu hộ cận nghèo, số<br />
hộ tái nghèo chiếm 7 – 10% tổng số hộ thoát<br />
nghèo, còn 62 huyện có trên 50% hộ nghèo.<br />
Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2013 là 9,8%<br />
Trong tháng 6/2014, cả nước có 23 nghìn hộ<br />
thiếu đói, tương ứng với 97 nghìn nhân khẩu<br />
thiếu đói. Tính chung 6 tháng đầu năm 2014,<br />
cả nước có 271,2 nghìn lượt hộ thiếu đói [1,<br />
tr.10]. Phân hóa giàu nghèo gia tăng: chênh<br />
lệch thu nhập giữa nhóm dân cư có thu nhập<br />
cao nhất và nhóm dân cư có thu nhập thấp<br />
nhất còn lớn, giai đoạn 2001 – 2008 là 8,14<br />
lần, giai đoạn 2006 – 2007 là 8,4 lần. Tỷ lệ<br />
hộ nghèo giữa vùng Tây Bắc (vùng có tỷ lệ<br />
hộ nghèo cao nhất: 31,5%), cao gấp 9,8 lần<br />
vùng Đông Nam Bộ (vùng có tỷ lệ hộ nghèo<br />
thấp nhất: 3,2%).<br />
Tình trạng thiếu việc làm còn phổ biến. Tỷ lệ<br />
thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng<br />
đầu năm 2014 là 2,14% (Quý I là 2,21%; quý<br />
II là 2,07%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp của lao<br />
động trong độ tuổi khu vực thành thị là 3,62%<br />
(Quý I là 3,72%; quý II là 3,52%), cao hơn<br />
mức 3,19% của quý IV năm 2013; tỷ lệ thất<br />
134<br />
<br />
124(10): 131 - 135<br />
<br />
nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực<br />
nông thôn là 1,47%. Tỷ lệ thiếu việc làm 6<br />
tháng là 2,63% (Quý I là 2,78%; quý II là<br />
2,47%), trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực<br />
thành thị là 1,33%; khu vực nông thôn là<br />
3,20%, thấp hơn mức 3,37% của quý I và<br />
3,23% của quý IV năm 2013. Tỷ lệ thất<br />
nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) 6<br />
tháng là 6,32%, trong đó khu vực thành thị là<br />
11,87%; khu vực nông thôn là 4,54%. Tỷ lệ<br />
thất nghiệp của người lớn (từ 25 tuổi trở lên)<br />
6 tháng là 1,18%, trong đó khu vực thành thị<br />
là 2,23%; khu vực nông thôn là 0,71%[9].<br />
An sinh xã hội và phúc lợi xã hội chưa thật<br />
vững chắc, hơn 80% lực lượng lao động<br />
chưa tham gia bảo hiểm xã hội. Công tác<br />
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân<br />
còn nhiều bất cập. Hệ thống y tế, chất lượng<br />
dịch vụ y tế và đạo đức nghề nghiệp của đội<br />
ngũ y bác sỹ còn nhiều bất cập. Điều kiện<br />
chăm sóc y tế cho người nghèo, vùng sâu,<br />
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều<br />
thiếu thốn. Tình trạng quá tải ở các bệnh<br />
viện truyến trung ương, tuyến tỉnh còn cao.<br />
Đầu tư cho y tế còn thấp, tỷ lệ chi ngân sách<br />
Nhà nước mới đạt khoảng 8,5%.<br />
KẾT LUẬN<br />
Như vậy, có thể nói những bước đi sau gần 30<br />
năm tiến hành đổi mới đất nước còn chứa<br />
đựng nhiều mâu thuẫn đồng thời thiếu tính<br />
bền vững trên cả ba mặt: kinh tế, môi trường<br />
và văn hóa, xã hội. Từ thực tiễn trên cho<br />
thấy, nếu chỉ chú trọng vào mục tiêu phát<br />
triển nhanh là chưa đủ. Xuất phát từ nhận<br />
thức này, Dự thảo chiến lược Phát triển kinh<br />
tế - xã hội 2011 – 2020 đã xác định “Phát<br />
triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững,<br />
phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong<br />
Chiến lược”. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa<br />
phát triển nhanh và bền vững “phát triển bền<br />
vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển<br />
nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền<br />
vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn<br />
gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và<br />
chính sách phát triển kinh tế - xã hội”.<br />
<br />
Phạm Thị Nga và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã<br />
hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5<br />
năm 2011 – 2015 và nhiệm vụ 2014 – 2015.<br />
2. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 –<br />
2013 của WEF – Trung tâm xử lý và phân tích<br />
thông tin ( Cục Thông tin khoa học và công nghệ<br />
quốc gia).<br />
3. Uỷ ban Kinh tế Quốc hội năm 2013, Bản tin<br />
Kinh tế Vĩ mô. Số 8 – Quý I/2013.<br />
4. PGS. TS Ngô Thắng Lợi, “Thực hiện mục tiêu<br />
vượt qua ngưỡng nước đang phát triển, có mức<br />
<br />
124(10): 131 - 135<br />
<br />
thu nhập thấp – một số đánh giá ban đầu”, Tạp<br />
chí nghiên cứu – Trao đổi số 25 (3 + 4/2009)<br />
5. PGS. TS Nguyễn Thị Mùi: Thực trạng nợ xấu<br />
tại các Ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ.<br />
6]. PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn, Kinh tế Việt Nam<br />
2012 và hàm ý chính sách 2013; Một vài bình luận<br />
từ giác độ tính bền vững, Diễn đàn Kinh tế mùa<br />
xuân, 4/2013<br />
7. Bùi Quang Vinh, Chương trình Dân hỏi Bộ<br />
trưởng trả lời ngày 15/12/2013.<br />
8. http://vnmedia.vn/VN/kinh - te/thi truong/13<br />
789667/8600 doanh nghiep ngung hoat dong trong<br />
dau nam 2013.html.<br />
9. Gso.gov.vn<br />
<br />
SUMMARY<br />
CONFLICT OF PERFORMANCE MARKET ECONOMY<br />
SOCIALIST ORIENTED IN VIETNAM<br />
Pham Thi Nga*, Ngo Thi Tan Huong<br />
College of Economics and Business Administration – TNU<br />
<br />
After nearly 30 years of innovation, our nation has made great achievements in all fields of social<br />
life. However, implementing process-oriented market economy and socialism arose many conflicts<br />
both theoretical and practical. Detecting and resolving these conflicts have great influence on the<br />
process of implementing economy-oriented market socialism: or inhibit the development - if not<br />
detected promptly and satisfactorily resolve conflicts support; or promote the development - if<br />
detected promptly and thoroughly solve conflicts. Within the scope of this article, we focus on<br />
analyzing the contradictions between development goals faster with the goal of sustainable<br />
development.<br />
Keywords: conflict, motivation, market economy, socialist orientation, Vietnam<br />
<br />
Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014<br />
Phản biện khoa học: TS. Tạ Thị Thanh Huyền – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN<br />
*<br />
<br />
Tel: 0962 260638, Email: vietanh8909@gmail.com<br />
<br />
135<br />
<br />