Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018<br />
<br />
<br />
MỐI LIÊN QUAN GIỮA YẾU TỐ CÁ NHÂN, MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH,<br />
MÔI TRƯỜNG NHÀ TRƯỜNG VỚI VẤN ĐỀ SỨC KHỎE<br />
TÂM THẦN HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
Chu Văn Thăng*, Nguyễn Thị Hồng Diễm**<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Chăm sóc sức khỏe đặc biệt là sức khỏe tâm thần học sinh cần có sự quan tâm, phối hợp giữa<br />
gia đình, nhà trường và ngành y tế mới mong mang lại hiệu quả cao cho sự hình thành, phát triển trí tuệ, nhân<br />
cách và thể lực của học sinh. Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, môi trường gia đình, môi trường<br />
trường học đến tình trạng sức khỏe tâm thần của học sinh là rất cần thiết.<br />
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, môi trường gia đình, môi trường trường học đến<br />
tình trạng sức khỏe tâm thần (SKTT) của học sinh trung học cơ sở (THCS) tại 5 tỉnh thuộc miền Bắc, Trung,<br />
Nam và Tây Nguyên năm học 2015 - 2016.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên với 6.639 học sinh của 20 trường<br />
THCS tại Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bình Định, An Giang, Gia Lai. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền SDQ cho học sinh để<br />
tự đánh giá các câu hỏi liên quan đến vấn đề SKTT; học sinh tự điền theo bộ câu hỏi có sẵn về các đặc điểm cá<br />
nhân, môi trường gia đình và môi trường trường học.<br />
Kết quả: Học sinh nam, học lực kém/trung bình, hạnh kiểm kém/trung bình, có sử dụng máy vi tính, có đi<br />
học thêm có tỉ lệ có vấn đề về sức khỏe sức khỏe tâm thần cao hơn so với học sinh nữ, học lực khá/giỏi, hạnh kiểm<br />
khá/tốt, không sử dụng máy tính và không đi học thêm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p