intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số bệnh thường gặp sau khi “vượt cạn”

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

50
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Niềm hạnh phúc đón nhận một thành viên mới chưa kịp vơi thì người mẹ trẻ phải đối mặt với những căn bệnh mà họ không hề biết sự hiểm nguy luôn cận kề. Vì vậy, bên cạnh công việc chăm sóc cho con trẻ, các bà mẹ hãy lưu ý một số căn bệnh thông thường sau đây, có cách phòng và điều trị đúng để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con. Bệnh “nứt cổ gà” Bệnh “nứt cổ gà” thường gặp ở những bà mẹ đang cho con bú. Nguyên nhân chủ yếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số bệnh thường gặp sau khi “vượt cạn”

  1. Một số bệnh thường gặp sau khi “vượt cạn” Niềm hạnh phúc đón nhận một thành viên mới chưa kịp vơi thì người mẹ trẻ phải đối mặt với những căn bệnh mà họ không hề biết sự hiểm nguy luôn cận kề. Vì vậy, bên cạnh công việc chăm sóc cho con trẻ, các bà mẹ hãy lưu ý một số căn bệnh thông thường sau đây, có cách phòng và điều trị đúng để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con. Bệnh “nứt cổ gà” Bệnh “nứt cổ gà” thường gặp ở những bà mẹ đang cho con bú. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này là vì cho con bú không đúng cách. Thay vì cho bé ngậm hết quầng vú thì mẹ chỉ cho con mớm hời hợt vào núm vú. Vì thế, mỗi lần bé bú, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây ra hiện tượng “nứt cổ gà”. Biểu hiện ban đầu của bệnh là xuất hiện một hoặc hai vết nứt nhỏ, sau đó tấy đỏ, đau nhức, thậm chí nhiễm trùng, mưng mủ. Nếu không chữa trị kịp thời, vết nứt sẽ lan dài quanh chân núm vú, gây đau đớn cho mẹ và mất vệ sinh cho trẻ. Phòng tránh bệnh này bằng cách cho trẻ bú đúng cách. Hãy kéo bé về phía ngực mình, kích thích bằng cách dùng đầu vú cù vào môi dưới của trẻ để trẻ há miệng to như đang ngáp, lúc này mẹ phải kéo nhanh bé về phía bầu vú. Miệng của bé mở rộng sẽ ngậm hết toàn bộ phần quầng vú và đầu vú.
  2. Ảnh minh họa Các sản phụ cũng nên chăm sóc vú bằng các sản phẩm chuyên dụng như: mỡ cừu tinh chế, dầu hướng dương, kem dưỡng núm vú để tránh bị “nứt cổ gà”. Bên cạnh đó, phải vệ sinh đầu vú thường xuyên bằng cách lau vú bằng nước ấm sau khi cho con bú và tránh để da bị khô nẻ. Không bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch triệt khuẩn trên vùng vú, vì sẽ dẫn đến hiện tượng da khô và nứt núm vú. Hạn chế mặc áo lót để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn. Việc chữa trị bệnh “nứt cổ gà” cũng khá đơn giản. Trước tiên, cần rửa sạch chỗ đau bằng nước ấm pha muối. Sau đó, lau khô và bôi thuốc tetracyclin, bepanthen, lanolin, fuciort... Các bài thuốc dân gian cũng khá hiệu nghiệm trong việc điều trị bệnh này như bài thuốc rượu hạt gấc. Hãy lấy hạt gấc sao vàng, hạ thổ, tán mịn,
  3. ngâm rượu trắng rồi bôi lên chỗ bị đau sẽ có tác dụng sát khuẩn. Hoặc giã nát mồng tơi và một ít muối hạt rồi đắp lên vết thương hoặc dùng lá rau ngót giã nát, vắt lấy nước cốt rồi đắp lên chỗ nứt... Ngoài ra, có thể lau sạch vùng bị đau, chờ đến khô rồi nặn một chút sữa và xoa lên đầu vú rồi để khô, đến tối lại rửa sạch và lại làm như vậy, thực hiện việc này cho đến khi khỏi hẳn. Để tiếp tục duy trì nguồn sữa cho trẻ trong khi điều trị, hãy vắt sữa thường xuyên vào đúng các cữ bú của trẻ. Chỉ đến khi vết thương đã kín miệng và lên da non mới nên cho trẻ bú lại. Viêm nhũ Viêm nhũ là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kỳ cho con bú với những triệu chứng bầu vú sưng nóng, sốt, đau mình. Nguyên nhân chính của bệnh này cũng là do trẻ bú mẹ không đúng cách làm trầy da vùng xung quanh núm vú và dẫn đến viêm tuyến sữa. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau sinh; không vệ sinh đầu vú và vắt bỏ sữa thừa khi trẻ không bú hết (sữa đọng gây ôi, tắc và ung nhũ); tinh thần không thư thái làm can khí uất, ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ cung... Để chữa trị thì cách đơn giản nhất là ngưng cho con bú ở bên viêm, nặn bớt sữa. Sau đó uống kháng sinh (sau khi đã đi khám bác sĩ), bệnh sẽ khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu chỗ viêm da đã thành áp-xe
  4. thì nên đi khám. Bác sĩ sẽ rạch vùng áp-xe đủ rộng để lấy hết mủ và để một ống nhựa dẫn mủ chảy ra cho sạch hẳn. Cơn tetani do hạ canxi máu Nguyên nhân của việc xuất hiện cơn tetani là do trong quá trình mang thai và cho con bú, một lượng lớn canxi được lấy từ người mẹ sang thai nhi để phát triển hệ thống xương của thai nhi. Quá trình này làm cho nồng độ canxi máu của người mẹ giảm, đặc biệt ở những người mẹ có chế độ ăn không đầy đủ canxi theo nhu cầu (1.500mg/ ngày) hay những người bị bệnh đường tiêu hóa mãn tính. Những người nghén nhiều hay nôn làm mất nước, điện giải và tình trạng kiềm hóa kèm theo tình trạng lo lắng, tạo điều kiện cho cơn tetani xuất hiện. Dấu hiệu báo trước của tình trạng này là sự kích thích quá mức của hệ thống thần kinh - cơ hoặc đi kèm là hiện tượng bị cảm, nặng nề ở tay, chân, vùng quanh miệng. Tiếp theo là hiện tượng co cơ đột ngột, nhất là ở bàn tay và ngón tay (giống hình ảnh bàn tay người đỡ đẻ). Ngoài ra, cũng có thể biểu hiện ở các vị trí khác như ở chân hay ở mặt. Một số trường hợp có kèm với co thắt cơ trơn gây nên tình trạng khó thở do co thắt khí quản hay đau bụng do co thắt cơ trơn ở ruột... Tình trạng này kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Có thể có tình trạng lo lắng, hoảng hốt, mạch nhanh... Khi đi khám, bác sĩ có thể phát hiện được tình trạng co cơ vùng má khi gõ bằng búa phản xạ vùng trước lỗ tai (dấu hiệu Chvostek) hay cơn tetani tái xuất hiện khi yêu cầu bệnh nhân thở
  5. nhanh (gây tình trạng kiềm hóa máu do tăng thông khí). Xét nghiệm máu trong cơn sẽ thấy canxi máu giảm nhưng đôi khi có những trường hợp canxi máu không giảm. Để phòng tránh và điều trị chứng bệnh này thì lời khuyên trước tiên là nên bổ sung canxi (1.000 - 1.500mg/ ngày) và vitamin D. Có thể bổ sung bằng các thức ăn giàu canxi (cua, cá, thịt...) và phơi nắng để tăng tổng hợp vitamin D từ da. Các triệu chứng của cơn tétani sẽ hết đi nhanh nếu được tiêm tĩnh mạch dung dịch canxi (thường dùng 500 - 1.000mg dung dịch canxi clorua). Một điều lưu ý các bà mẹ là không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị các chứng bệnh xương khớp trong thời kỳ thai nghén và cho con bú. Khi dùng thuốc phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, để tránh những hậu quả không mong muốn cho cả mẹ và con
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2