Một số nhận thức cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học vật lý (Phần 1)
lượt xem 18
download
Điều 23, Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số nhận thức cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học vật lý (Phần 1)
- Một số nhận thức cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học vật lý (Phần 1) Điều 23, Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Môn Vật lí ở trường phổ thông góp phần hoàn chỉnh học vấn phổ thông và làm phát triển nhân cách của học sinh, chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống lao động, sản xuất, bảo vệ Tổ quốc hoặc tiếp tục học lên. Vật lí phải tạo cho học sinh tiếp cận với thực tiễn kĩ thuật ở trong nước và xây dựng tiềm lực để tiếp thu được các kĩ thuật hiện đại của thế giới. Chính vì vậy, môn vật lí ở trường phổ thông có các nhiệm vụ: Cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, tương đối có hệ thống, toàn diện về vật lí học. Hệ thống kiến thức này phải thiết thực, có tính kĩ
- thuật tổng hợp và phải phù hợp với những quan điểm hiện đại của vật lí. Những kiến thức này bao gồm: - Những khái niệm tương đối chính xác về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lí thường gặp trong đời sống và sản xuất thuộc các lĩnh vực cơ học, nhiệt học và vật lí phân tử, điện từ và điện tử học, quang học, vật lí nguyên tử và vật lí hạt nhân. - Những định luật và nguyên lí vật lí cơ bản, được trình bày phù hợp với năng lực toán học và năng lực suy luận logic của học sinh. - Những nét chính về những thuyết vật lí quan trọng nhất mhư thuyết động học phân tử về cấu tạo chất, thuyết điện tử, thuyết ánh sáng, thuyết cấu tạo nguyên tử... - Những hiểu biết cần thiết về phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình hóa trong vật lí học. - Những nguyên tắc cơ bản của các ứng dụng quan trọng nhất của vật lí trong đời sống sản xuất. Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản sau đây: - Các kĩ năng thu lượm thông tin về vật lí từ quan sát thực tế, thí nghiệm, điều tra, sưu tầm tài liệu, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, khai thác mạng internet... - Các kĩ năng xử lí thông tin về vật lí như: xây dựng bảng, biểu đồ, vã đồ thị, rút ra kết luận bằng suy luận quy nạp, suy luận tương tự, khái quát hóa... - Các kĩ năng truyền đạt thông tin về vật lí như: thảo luận khoa học, báo cáo viết... - Các kĩ năng quan sát, đo lường, sử dụng các công cụ và máy móc đo lường phổ biến và năng lực thực hiện những thí nghiệm vật lí đơn giản. - Các kĩ năng giải các bài tập vật lí phổ thông. - Các kĩ năng vận dụng những kiến thức vật lí để giải thích các hiện tượng đơn giản và những ứng dụng phổ thông của vật lí học trong đời sống và sản xuất.
- - Các kĩ năng sử dụng các thao tác tư duy logic như phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, trừu tượng hoá khái quát hoá... và kĩ năng sử dụng phương pháp thực nghiệm. Góp phần xây dựng cho học sinh thế giới quan khoa học và đạo đức cách mạng: giáo dục cho học sinh lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội. Rèn luyện cho học sinh những phẩm chất cần thiết của người lao động mới: tác phong làm việc cẩn thận, chu đáo; óc tìm tòi sáng tạo; tính trung thực, cần cù, ham học hỏi; thái độ đúng đắn đối với lao động và quý trọng thành quả lao động. b) Những khó khăn gặp phải trong quá trình đổi mới - Một số giáo viên (GV) Vật lí vẫn chưa thực sự thấm nhuần bản chất, hướng và cách thức đổi mới PPDH Vật lí; hiểu biết về cơ sở lí luận, thực tiễn của đổi mới PPDH còn chưa sâu sắc. - Đa số GV vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tư duy HS. - Nhiều GV lên lớp theo kiểu dạy "chay", không sử dụng thí nghiệm hoặc các phương tiện trực quan khác. Việc sử dụng phương tiện dạy học còn nặng về mô tả, minh hoạ là chủ yếu. - Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu. Dạy theo lớp là chủ yếu. Các hình thức dạy học cá nhân, nhóm, ngoài trời chưa được thực hiện, hoặc thực hiện chưa có hiệu quả. - Cơ sở vật chất phục vụ dạy học và các phương tiện dạy học còn thiếu và chưa đồng bộ. 2. Những tiền đề cơ bản của việc đổi mới a) Chương trình và sách giáo khoa đã có sự đổi mới cơ bản Môn Vật lí (VL) ở trường trung học phổ thông (THPT) hiện nay nhằm góp phần hoàn thiện học vấn phổ thông cho HS, đồng thời tạo điều kiện cho HS có thể tiếp tục học lên các bậc học cao hơn, củng cố và phát triển tiếp tục các năng lực chủ yếu của HS đã hình thành ở cấp Trung học cơ sở (THCS), đáp ứng mục tiêu giáo
- dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các năng lực đó là: - Năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đã được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và giao tiếp. - Năng lực hợp tác, phối hợp hành động trong học tập và đời sống. - Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. - Năng lực tự khẳng định bản thân. Như vậy, mục tiêu của môn VL hiện nay đặt nặng vào việc hình thành và rèn luyện cho HS các năng lực cần thiết của người lao động mới (trước đây, mục tiêu chính của môn VL đặt nặng vào việc cung cấp cho HS các kiến thức vật lí có hệ thống). Điều đó đặt ra những yêu cầu về đổi mới sách giáo khoa (SGK) và PPDH một cách phù hợp nhằm thực hiện các mục tiêu trên. Đối với người học, sách giáo khoa: - Cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản, hiện đại, thiết thực và có hệ thống theo những quy định trong chương trình của mỗi môn học. - Góp phần hình thành cho học sinh phương pháp học tập chủ động, tích cực. SGK là tài liệu quan trọng nhất có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiện cho học sinh tự học, tự tiếp thu tri thức cần thiết cho bản thân. - Giúp học sinh có thể tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình. - Giúp học sinh tra cứu, tham kh ảo, tìm kiếm được những thông tin chính xác, phù hợp với trình độ hiện tại của mình. - Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh có khả năng ứng xử, có hành vi văn minh trong cuộc sống. - SGK giúp học sinh liên kết những kiến thức, kĩ năng đã học với hành động của các em trong đời sống và sản xuất. Đối với người dạy, sách giáo khoa: - Quy định phạm vi và mức độ kiến thức, kĩ năng mà người dạy cần phải thực hiện trong quá trình dạy học.
- - Giúp giáo viên có phương hướng hành động thích hợp để cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học (dạy như thế nào). Đồng thời có thể giúp người dạy khơi gợi và phát huy khả năng tự học của người học. - Làm căn cứ chủ yếu để giáo viên chuẩn bị giáo án, tiến hành bài giảng, tổ chức điều khiển lớp học, đánh giá học sinh. SGK còn làm căn cứ để các cấp quản lí giáo dục kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học ở trường phổ thông. Có thể nói, việc đổi mới nội dung và cách thể hiện nội dung của sách giáo khoa mới một mặt tạo đòi hỏi phải đổi mới PPDH Vật lí, mặt khác lại góp phần để giáo viên thực hiện thành công quá trình đổi mới này b) Nhận thức của giáo viên và học sinh đã có sự thay đổi.Hầu hết GV VL đều hiểu được cùng với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa, việc đổi mới PPDH là nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất đến việc nâng cao chất lượng dạy học VL. Một khi chương trình và sách giáo khoa đã đổi mới thì việc đổi mới PPDH là một tất yếu. c) GV đã được bồi dưỡng về đổi mới. Trong một số năm gần đây, công tác bồi dưỡng thường xuyên GV (trải qua ba chu kì) đã góp phần quan trọng tạo nên những thay đổi trong nhận thức của giáo viên về đổi mới PPDH. Ngoài việc nâng cao nhận thức và trình độ lí luận dạy học cho giáo viên, chương trình bồi dưỡng thường xuyên còn tăng cường được năng lực thực thi các phương pháp dạy học tiên tiến và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại của GV trong thực tiễn dạy học Vật lí ở THPT. d) Về đặc điểm tâm sinh lí học sinh.Ngoài khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá ngày càng được phát triển, HS lứa tuổi này không thích chấp nhận một cách đơn giản những những áp đặt của giáo viên. Các em thích tranh luận, thích bày tỏ những ý kiến riêng biệt của cá nhân mình về những vấn đề lí thuyết và thực tiễn. Đây là một thuận lợi cơ bản trong việc thực hiện đổi mới PPDH Vật lí.
- e) Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc dạy và học vật lí đã được tăng cường.Trong các giờ học VL, hầu hết HS trong một lớp đều có sách giáo khoa. Một loạt sách tham khảo, hướng dẫn phương pháp dạy học và mở rộng nội dung kiến thức trong sách giáo khoa dành cho giáo viên đã được biên soạn. Các thiết bị kĩ thuật và thí nghiệm dùng trong dạy học VL ngày càng được sử dụng rộng rãi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
40 p | 2574 | 220
-
Nhận biết một số chất vô cơ
2 p | 588 | 203
-
Bài 12: Thực hành - Thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào
7 p | 996 | 65
-
Bài giảng Sinh học 9 bài 45: Thực hành tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
28 p | 1092 | 57
-
Một số công thức giải nhanh sinh học cơ bản
37 p | 160 | 26
-
Giáo án Công nghệ 7 bài 14: Thực hành nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu bệnh hại
4 p | 253 | 17
-
Bài giảng Bồi dưỡng nhận thức về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Bài 1: Một số vấn đề cơ bản về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
22 p | 143 | 14
-
Giáo án Sinh học 9 bài 44: Thực hành tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
4 p | 192 | 13
-
Bài thực hành 8: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
14 p | 119 | 9
-
SKKN: Một số kỹ năng cơ bản để đưa trò chơi vào lớp học ở Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
14 p | 135 | 9
-
Giáo án Tin học lớp 7 - Tiết 17; Ôn tập
5 p | 94 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kiến thức cơ bản khi tìm hiểu Nhân vật trong tác phẩm văn học
16 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ thuật giúp học sinh học tốt phương trình lượng giác
21 p | 18 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (Tiết 1)
7 p | 33 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (Tiết 2)
5 p | 23 | 3
-
Giáo án môn Toán lớp 4: Tuần 21 (Sách Kết nối tri thức)
13 p | 15 | 3
-
SKKN: Dạy học định hướng phát triển một số năng lực cho học sinh trong chương III- Sinh học 10
32 p | 81 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn