intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số thí nghiệm với các chất khác – Phần 4

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

79
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dùng giấy quỳ tím cắt thành những dải nhỏ rồi dán theo nét vẽ của một bức kí họa, ta sẽ có một bức kí họa được tạo ra theo kiểu cắt dán. Nhúng bức kí họa màu tím đó vào dung dịch axit, nó sẽ biến thành màu đỏ nhạt, lấy ra nhúng vào dung dịch kiềm, nó lại biến thành màu xanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số thí nghiệm với các chất khác – Phần 4

  1. Ảo thuật hóa học Một số thí nghiệm với các chất khác – Phần 4 31. Làm thay đổi màu bức kí họa Dùng giấy quỳ tím cắt thành những dải nhỏ rồi dán theo nét vẽ của một bức kí họa, ta sẽ có một bức kí họa được tạo ra theo kiểu cắt dán. Nhúng bức kí họa màu tím đó vào dung dịch axit, nó sẽ biến thành màu đỏ nhạt, lấy ra nhúng vào dung dịch kiềm, nó lại biến thành màu xanh. 32. Cây phủ tuyết Ở các nước ôn đới, về mùa đông rất lạnh, cây cối thường rụng hết lá và bị phủ tuyết trắng xóa. Ta có thể tạo ra cành cây phủ tuyết như sau: Dùng các phoi đồng chắp nối thành một cái cây rụng hết lá. Thả chìm cái cây này vào cốc thủy tinh loại lớn chứa đầy dung dịch AgNO3. Sau vài giờ cây sẽ bị phủ đầy “tuyết” trắng xóa. Giải thích: Cu hoạt động hơn Ag nên đẩy Ag ra khỏi muối AgNO3.
  2. Cu + 2AgNO3 ---> Cu(NO3)2 + 2Ag Các tinh thể Ag bám trên cành cây trông giống như cây bị phủ tuyết. 33. Chiếc đũa tạo lửa Bạn tuyên bố là có chiếc đũa tạo lửa. Có thể dùng để lấy lửa không cần đến diêm. Bạn đưa đầu đũa thủy tinh này vào chén sứ. Chất chứa trong chén sứ bùng cháy. Giải thích: Chất chứa trong chén sứ là cacbon đisunfua CS2. Đầu đũa thủy tinh cần được đốt nóng trước. Chất CS2 có thể bốc cháy ở nhiệt độ thấp phát ra ngọn lửa màu vàng có mùi khó ngửi. Nên thổi tắt ngọn lửa ngay. 34. Chất làm sôi dung dịch Có hai chậu hay bình thủy tinh chứa dung dịch màu tím hồng và màu xanh. Bạn tuyên bố là mới điều chế được một chất có tính chất kỳ lạ là làm sôi ngay các dung dịch mà không cần đun nóng. Bạn bỏ vào các dung dịch trên các mẩu nước đá khô (CO2 ở trạng thái rắn) hay còn gọi là tuyết cacbonic. Nước đá khô sẽ thăng hoa rất nhanh làm các bọt khí CO2 thoát ra rất mạnh trông giống như các dung dịch đang sôi sùng sục.
  3. Muốn có dung dịch màu tím hồng ta pha vào nước vài tinh thể KMnO4, dung dịch màu xanh thì pha vài gam CuSO4.5H2O. Các dung dịch có màu làm cho thí nghiệm đẹp mắt hơn. 35. Bong bóng xà phòng bay lơ lửng Bạn dùng ống thủy tinh nhỏ để thổi vào nước xà phòng đựng trong một bình thủy tinh. Bong bóng xà phòng bay lên và lơ lửng ở gần miệng bình chứ không rơi xuống đáy bình. Cách làm: Trong bình thủy tinh chứa nước xà phòng bạn đã nạp đầy khí CO2. Khí CO2 nặng hơn không khí ngăn không cho bong bóng xà phòng rơi xuống đáy bình. 36. Lắc cũng làm đổi màu dung dịch Trong một bình thủy tinh nút kín chứa một chất lỏng không màu. Bạn cầm bình lắc mạnh lên phía trên. Chất lỏng trong bình biến thành màu xanh đục, mười giây sau, nó chuyển sang màu hồng rồi biến thành không màu. Cách làm: Hòa tan 5g KOH, 3g đextrozơ, một ít chất xanh metylen vào một phần tư lít nước và đổ vào bình dung tích một lít, nút chặt bình bằng nút cao su. Khi lắc nhanh và mạnh về phía trên sẽ tạo ra sự đổi màu. Nếu lắc nhanh và mạnh hơn, chất lỏng sẽ giữ màu lâu hơn.
  4. Có thể lặp lại thí nghiệm nhiều lần, sau vài ngày các chất phản ứng sẽ mất dần tính đổi màu. Nên lấy rất ít chất xanh metylen. Sự đổi màu xảy ra do tác động của không khí lên chất phản ứng. 37. Dung dịch làm nước đóng băng Đổ một ít nước lên một miếng gỗ mỏng rồi đặt lên đó một cốc thủy tinh. Đổ nước vào cốc rồi hòa tan vào đó 50g muối amoni nitrat NH4NO3. Quấy cho muối hòa tan, sự hòa tan hấp thụ khá nhiều nhiệt làm cho dung dịch trong cốc lạnh đến mức nước ở đáy cốc đóng băng và làm cho miếng gỗ dính chặt vào đáy cốc. 38. Dập tắt rồi thắp lại ngọn nến bằng khí Bạn cầm một ống đong đựng một khí đổ vào ngọn nến đang cháy, ngọn nến tắt. Cầm tiếp ống đong đổ vào ngọn nến vừa tắt, ngọn nến lại bùng cháy. Giải thích: Ống đong thứ nhất chứa khí CO2 còn ống đong thứ hai chứa khí O2. Cần đổ ngay khí O2 khi ngọn nến vừa tắt và còn tàn đỏ.
  5. 39. Phát hỏa bằng nước Đổ 5g bột nhôm lên một miếng gạch men thành đống hình nón cao độ 1cm. Rắc khoảng 0,5g bột natri peoxit lên, dùng que đóm gạt nhẹ sao cho bột natri peoxit thấm vào kim loại nhôm. Nhỏ một giọt nước vào hỗn hợp nó sẽ bùng cháy với ngọn lửa sáng chói. Giải thích: Nước tác dụng với Na2O2 theo phản ứng sau: 2Na2O2 + 2H2O ---> 4NaOH + O2 Phản ứng trên giải phóng O2 và tỏa nhiệt làm cho bột nhôm bốc cháy. 40. Bức vẽ bằng lửa Dùng bút lông và thuốc vẽ đặc biệt để vẽ một bức tranh. Khi vừa vẽ xong các nét vẽ liền bốc cháy tạo ra bức vẽ bằng lửa. Cách làm: Hòa tan photpho trắng vào cacbon đisunfua để làm thuốc vẽ. Khi vẽ xong, cacbon đisunfua bay hơi và photpho trắng tự bốc cháy trong không khí. Chú ý: Phải vẽ nhanh để xong trước khi photpho bốc cháy. Dung dịch photpho rất dễ bắt lửa và gây bỏng da nên phải thận trọng khi sử dụng.
  6. 41. Ăn “lửa” Một quả chuối chín bốc lửa được đưa vào miệng ăn ngon lành. Nghe qua đã thấy khiếp sợ! Bạn có thể thực hiện màn biểu diễn này với nho khô rực cháy và dùng đĩa đưa vào miệng. Cách làm và giải thích: Bạn hãy nhúng một đầu quả chuối chín vào cồn (rượu etylic) rồi dùng bật lửa đốt lên. Ngọn lửa sẽ tắt do bạn thổi, lúc đưa quả chuối vào miệng. Sự nguội nhanh của những trái cây khi bị đốt bằng cồn giúp ta có thể “ăn” liền, ngay khi trái cây đang rực lửa. 42. Tiếng nổ dưới chân Rắc những mẩu giấy xuống sàn nhà, khi bước lên ta sẽ nghe thấy những tiếng nổ lép bép dưới chân. Cách làm và giải thích: Chất gây nổ là NI3. Ở dạng khô chất này phát nổ khi bị va chạm nhẹ. Sức nổ không mạnh nhưng cực nhạy. Khi ẩm ướt nó không nổ.
  7. Đổ dung dịch NH3 đậm đặc vào chậu thủy tinh rồi hòa iot và nitơ iotua vào đó. Lọc dung dịch lấy phần bột ẩm phết lên những miếng giấy lọc. Xé giấy lọc thành những miếng nhỏ rồi phơi thật khô.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2