intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam gắn liền với phát triển bền vững

Chia sẻ: Nguyễn Triều | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

104
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành du lịch bao gồm thực trạng và đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của địa phương và khu vực, vùng miền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam gắn liền với phát triển bền vững

1<br /> <br /> NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM<br /> GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br /> ThS. Đinh Việt Phương<br /> Viện Du lịch – Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Du lịch Việt Nam luôn là lựa chọn tuyệt vời đối với khách du lịch quốc tế với<br /> đường bờ biển dài hơn 3260km, những khu bảo tồn thiên nhiên đầy lý thú, những thành<br /> phố nhiều sắc màu, những di tích lịch sử hào hùng, nền văn hóa độc đáo, cùng danh sách<br /> những món ăn thuộc top ngon nhất thế giới do nhiều tổ chức và tạp chí du lịch quốc tế<br /> bình chọn. Thời gian gần đây, du lịch Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu tăng trưởng khả<br /> quan với với tốc độ tăng trưởng trung bình 7% năm. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của<br /> Tổng cục du lịch, hiện Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trong top đầu các nước có tốc độ<br /> tăng trưởng du lịch cao trên Thế giới nhưng số lượng khách quốc tế đến Việt Năm chỉ<br /> khiêm tốn xếp giữa bảng xếp hạng trong khu vực ASEAN và chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn<br /> trong bảng xếp hạng quốc tế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nằm<br /> ở chất lượng lao động du lịch đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn<br /> chế.<br /> <br /> Dưới góc độ quản lý kinh tế địa phương, khu vực hay quốc gia muốn đẩy mạnh<br /> phát triển kinh tế - xã hội, cần chú ý đến các nguồn lực bao gồm: tài nguyên thiên nhiên,<br /> nguồn vốn, khoa học - công nghệ, con người… Trong đó, nguồn lực con người hay còn<br /> gọi là nguồn nhân lực được xem là yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định nhất.<br /> Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực.<br /> Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc (UN) thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức,<br /> kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát<br /> triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Còn theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì:<br /> “Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng<br /> tham gia lao động”. Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là một bộ<br /> phận của nguồn nhân lực nói chung, nhưng là một bộ phận đặc biệt, bao gồm những<br /> người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên đang làm việc trong các lĩnh vực<br /> khác nhau của đời sống xã hội, có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát<br /> triển bền vững của cộng đồng nói riêng và toàn xã hội nói chung.<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận không thể tách rời khỏi nguồn nhân lực<br /> quốc gia, khi quốc gia đó chuyển dần cơ cấu sang nền kinh tế dựa trên tri thức là trọng<br /> yếu. Trong xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, nguồn nhân lực chất lượng cao<br /> đóng vai trò quyết định, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao làm gia tăng giá trị cho<br /> con người cả về vật chất, tinh thần, trí tuệ, kỹ năng, làm tươi mới năng lực và phẩm chất<br /> để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, phát triển<br /> nguồn nhân lực chất lượng cao của một quốc gia chính là sự thay đổi số lượng và chất<br /> lượng về kiến thức, kỹ năng, thể lực và tinh thần; là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực<br /> toàn diện của con người cho phát triển kinh tế - xã hội cùng sự hoàn thiện của mỗi cá<br /> nhân. Hiện tại, Việt Nam đang sở hữu một nguồn nhân lực khá dồi dào về số lượng nhưng<br /> lại rất hạn chế về mặt chất lượng. Năm 2015, cả nước có khoảng 14.000 tiến sĩ và tiến sĩ<br /> khoa học; 1.432 giáo sư; 7.750 phó giáo sư; 16.000 thạc sĩ; 30.000 cán bộ hoạt động khoa<br /> học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong số đó 49% giảng viên đại<br /> học có trình độ thạc sĩ trở lên. Đồng thời, cả nước hiện có 14.000 giáo viên trung cấp<br /> chuyên nghiệp; 11.200 giáo viên dạy nghề và 925.000 giáo viên hệ phổ thông. Trong số<br /> 9.000 tiến sĩ được điều tra thì có 70% giữ chức vụ quản lý, chỉ có 30% thực sự làm công<br /> tác chuyên môn. Theo kết quả điều tra gần đây, hiện tại ở nước ta 63% số sinh viên tốt<br /> nghiệp đại học chưa có việc làm, nhiều cơ quan, doanh nghiệp nhận sinh viên vào làm<br /> việc phải mất từ 1 đến 2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên ra trường có việc làm<br /> thì về cơ bản cũng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc... Rõ ràng là chất lượng nguồn<br /> nhân lực của nước ta chưa cao, có sự mâu thuẫn giữa lượng và chất của nguồn nhân lực<br /> chất lượng cao. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, chất lượng nguồn nhân lực Việt<br /> Nam hiện nay đạt mức 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp<br /> thứ 73 trong tổng số 133 quốc gia được xếp hạng. Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực ở nước<br /> ta cũng có sự mất cân đối nghiêm trọng: cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học thì có 1,16 cán bộ<br /> tốt nghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật. Trong khi đó, tỷ lệ này của thế giới<br /> tương ứng là 4 và 12. Ở Việt Nam, cứ 1 vạn dân thì có 181 sinh viên đại học, trong khi đó<br /> của thế giới là 100 và Trung Quốc là 140... Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao ở<br /> nước ta lại phân bố đồng đều theo vị trí địa lý: 92,2% cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên tập<br /> trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số cán bộ có trình độ từ<br /> tiến sĩ trở lên ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ chiếm chưa tới 1%. Trong số<br /> giáo sư và phó giáo sư, có tới 86,2% ở Hà Nội; 9,5% ở Thành phố Hồ Chí Minh, các địa<br /> phương còn lại chưa tới 4,3%. Những năm gần đây, ở Việt Nam mỗi năm có hàng trăm<br /> ngàn sinh viên đại học, hàng chục ngàn học viên cao học, nghiên cứu sinh. Tỷ lệ lao động<br /> có trình độ đại học trở lên tăng từ 3,8% trong tổng lực lượng lao động năm 2002 lên<br /> khoảng 6.2% trong năm 2013... Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta đang còn rất<br /> nhiều vấn đề bất cập. Số lượng lao động qua đào tạo ở trình độ từ đại học trở lên ngày<br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> một gia tăng, nhưng chất lượng của lao động qua đào tạo, khả năng thích ứng công việc<br /> và phát huy kết quả đào tạo của số lao động này lại rất thấp. [1]<br /> Du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu tất yếu của cuộc sống hiện đại và được đưa vào<br /> nhóm ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên Thế giới. Thực tế, theo số liệu<br /> thống kê của Tổ chức du lịch Thế giới ngành du lịch đóng góp 10% vào GDP toàn thế<br /> giới, cụ thể với đóng góp 1.5 ngàn tỷ USD trong tổng giá trị xuất khẩu toàn thế giới. Cũng<br /> trong năm 2015, du lịch quốc tế với tốc độ gia tăng số lượng khách du lịch quốc tế vào<br /> khoảng 4.6% đạt 1,184 triệu lượt khách. Gần đây, du lịch Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu<br /> tăng trưởng khả quan với với tốc độ tăng trưởng trung bình 7% năm. Theo số liệu thống<br /> kê của Tổng cục du lịch, hiện Việt Nam đứng thứ 5 trong các nước ASEAN về số lượng<br /> khách du lịch quốc tế đến với 7,94 lượt năm 2015, nhưng chỉ bằng 27% số lượng khách<br /> của Thái Lan (29,88 triệu), bằng 31% so với Malaysia (25,70 triệu), 52% so với<br /> Singapore (15,23 triệu). Như vậy có thể nói với tốc độ tăng trưởng trong top đầu các nước<br /> có tốc độ tăng trưởng du lịch cao trên Thế giới nhưng số lượng khách quốc tế đến Việt<br /> Năm chỉ khiêm tốn xếp giữa bảng xếp hạng trong khu vực ASEAN và chiếm tỷ trọng rất<br /> khiêm tốn trong bảng xếp hạng quốc tế. Điều này đang trở thành một thách thức với<br /> ngành du lịch Việt Nam khi từng được UNESCO công nhận 22 di sản Thế giới tại Việt<br /> Nam với nhiều điểm du lịch và cơ sở lưu trú lọt top những địa điểm du lịch đáng mơ ước<br /> hoặc top những khách sạn, resort đẹp nhất Thế giới do các tổ chức, tạp chí du lịch quốc tế<br /> bình chọn như Rough guides (Anh), Trip Advisor (Mỹ), Business Insider (Mỹ), The<br /> Richest…Những nhận định trên có thể thấy vai trò của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực<br /> chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ trong du lịch sẽ là một<br /> trong những đòn bẩy để du lịch Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách với các quốc gia<br /> trong khu vực và trên Thế giới. Bài tham luận nhằm mục đích xác định các yếu tố có thể<br /> ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành du lịch bao gồm thực<br /> trạng và đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của địa phương và khu<br /> vực, vùng miền.<br /> Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Du lịch mỗi năm ngành Du lịch Việt Nam cần<br /> thêm 40.000 lao động nhưng sinh viên ra trường chỉ khoảng 15.000 người, trong đó hơn<br /> 12% có trình độ cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực này vẫn chưa<br /> đạt yêu cầu của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động trong<br /> ngành Du lịch. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) với tốc độ<br /> tăng trưởng là 6,2%/năm trong giai đoạn 2011-2015, đến hết năm 2015, nhu cầu nhân lực<br /> làm việc trực tiếp (hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour, lễ tân…) trong ngành ước cần<br /> 620.000 người. Và 5 năm nữa, con số này lên đến 870.000 lao động trực tiếp với tốc độ<br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020 là 7,0%/năm. Hiện nay, có khoảng 50 vạn lao<br /> động trực tiếp và trên 1 triệu lao động gián tiếp trong ngành này [2]. Đồng thời, ngành Du<br /> lịch hiện được đánh giá là ngành có nhu cầu nhân sự cao gấp 2-3 lần so với các ngành<br /> trọng điểm khác như giáo dục, y tế, tài chính… Riêng tại TP.HCM, một trung tâm lớn về<br /> du lịch, đặc biệt với nhiều tiềm năng về du lịch MICE, nhu cầu từ nay đến 2020, mỗi năm<br /> cần khoảng 21.600 lao động. Cũng theo quan sát và kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên<br /> cứu và Phát triển Du lịch Việt Nam, lao động trong ngành du lịch hiện nay ở nước ta về<br /> cơ bản đáp ứng được nhu cầu của ngành dịch vụ nói chung. Tuy nhiên, so với yêu cầu của<br /> hội nhập, phát triển, cạnh tranh trên thế giới, đặc biệt trong khu vực dịch vụ cao cấp - tiêu<br /> chuẩn khách sạn từ 3 đến 5 sao hoặc hơn nữa, nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng được yêu<br /> cầu trong môi trường có tính cạnh tranh cao, còn thiếu nhiều ở kỹ năng quản trị toàn cầu<br /> và quản trị chuỗi giá trị đặc thù của ngành.<br /> Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng chất lượng nguồn nhân lực du lịch chỉ đáp ứng<br /> được mức cơ bản còn ở phân khúc chất lượng cao thì còn nhiều khiếm khuyết ở kiến thức,<br /> kỹ năng và thái độ như sau:<br /> •<br /> <br /> •<br /> <br /> •<br /> <br /> •<br /> <br /> Nhân lực ngành du lịch hiện nay được đánh giá là không đáp ứng được yêu cầu<br /> của doanh nghiệp vì việc đào tạo tại các trường đặt nặng kiến thức lý thuyết quá<br /> nhiều, trong khi ngành du lịch là một ngành dịch vụ đặc thù cần chú trọng thực<br /> hành trong môi trường thực tế. Cụ thể, thời gian thực tập tại các doanh nghiệp chưa<br /> đảm bảo cung cấp cho người học đủ thời gian tích lũy kiến thức và kỹ năng thực<br /> hành dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường hầu như không có kinh nghiệm gì.<br /> Trong khi đó tại các quốc gia hàng đầu về du lịch - khách sạn như Thụy sĩ,<br /> Singapore, Australia,…thời gian thực tập tại các doanh nghiệp phải được sắp xếp<br /> tương đương thời gian học lý thuyết.<br /> Tình trạng mất cân bằng giữa nguồn nhân lực có kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng<br /> ngoại ngữ dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực chưa hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu<br /> nghề nghiệp.<br /> Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là<br /> công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực du lịch còn rất hạn chế. Trong<br /> môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài, ngoại ngữ, hiểu biết văn hoá thế giới<br /> luôn là điểm yếu của lao động Việt Nam nói chung và trong ngành du lịch nói<br /> riêng.<br /> Tinh thần trách nhiệm làm việc, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, ý thức<br /> văn hoá công nghiệp, kỷ luật lao động của một bộ phận đáng kể sinh viên mới ra<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> trường chưa cao. Điều này một phần dẫn đến năng suất lao động còn thấp so với<br /> nhiều nước trong khu vực và thế giới.<br /> Dưới góc độ giáo dục và đào tạo thì giáo dục và đào tạo về du lịch ở Việt Nam hiện<br /> nay đang do một số lượng lớn các trường Giáo dục và đào tạo Nghề Du lịch công lập,<br /> gần 60 trường đại học và một số các cơ sở dân lập thực hiện. Theo Bộ VHTTDL, số<br /> lượng giảng viên chính trong các trường đại học và cao đẳng công lập là 1,460 người và<br /> hơn 600 giảng viên cộng tác. Có 2,579 đào tạo viên du lịch có chứng chỉ do Hội đồng cấp<br /> Chứng chỉ Du lịch Việt Nam (VTCB) cấp. Thực tế, bên cạnh những đóng góp tích cực về<br /> đào tạo ngành du lịch, cũng phải thẳng thắn thừa nhận một số nguyên nhân dẫn đến chất<br /> lượng đào tạo du lịch chưa cao xuất phát từ phía các nhà quản lý giáo dục, đào tạo mà cụ<br /> thể vai trò của các trường đào tạo, huấn luyện nhân lực ngành du lịch. Đặc biệt, thỏa<br /> thuận ASEAN Mutual Recognition Arrangement (MRA) on Tourism Professionals - Thỏa<br /> thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch đã chính thức có hiệu lực trong<br /> Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 mang đến nhiều cơ hội làm việc tại nước<br /> ngoài trong khu vực ASEAN cho nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, nâng cao kỹ năng<br /> nghề nghiệp với mức thù lao tốt. Tuy nhiên thỏa thuận này cũng mang đến nhiều thách<br /> thức cho chính thị trường lao động tại Việt Nam dưới áp lực cạnh tranh của lực lượng lao<br /> động từ các quốc gia khối ASEAN. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề<br /> du lịch sẽ đưa ra cơ chế thỏa thuận về tính tương đương của các thủ tục chứng nhận và<br /> trình độ chuyên môn du lịch trong ASEAN. Khi các quốc gia ASEAN công nhận trình độ<br /> của nhau sẽ khuyến khích mở cửa và tự do hóa thị trường lao động du lịch trong khu vực<br /> và thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ngành du lịch trong mỗi quốc gia ASEAN; đồng thời<br /> thu hút nguồn nhân lực giỏi cần thiết bù đắp sự thiếu hụt lao động có tay nghề tại một<br /> quốc gia thành viên. Lao động đủ điều kiện để làm việc ở một quốc gia ASEAN sẽ phải<br /> tuân theo pháp luật hiện hành trong nước và các quy định của nước sở tại [3]. Có thể dễ<br /> dàng nhận thấy, thỏa thuận MRA mở ra cánh cổng luân chuyển lao động các ngành nghề<br /> được công bố nói chung và trong du lịch nói riêng trong cộng đồng các quốc gia thành<br /> viên ASEAN. Điều này sẽ tăng cơ hội cho lao động ngành du lịch Việt Nam được cọ xát<br /> với mọi trường quốc tế, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp với mức thu nhập tốt hơn. Tuy<br /> nhiên sẽ không ít lao động ngành du lịch chịu tác động trực tiếp của việc cạnh tranh việc<br /> làm trên chính thị trường nội địa khi lao động tại các quốc gia thành viên ASEAN được<br /> quyền làm việc tại Việt Nam theo thỏa thuận MRA. Bởi một trong những điểm yếu của<br /> lao động ngành du lịch Việt Nam đó là: Khả năng sử dụng ngoại ngữ hiện đang là rào cản<br /> và là một trong những hạn chế của lao động ngành du lịch vì thế lực lượng lao động<br /> ngành du lịch trong nước cần hoàn thiện các kỹ năng về ngoại ngữ để nâng cao năng lực<br /> cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay.<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2