Nền kinh tế Mở
lượt xem 17
download
Sự quyết định của Tỷ giá Hối đoái trong Ngắn hạn: Kinh doanh Chênh lệch Lãi suất Trong ngắn hạn, người ta thừa nhận lập luận sau đối với thị trường ngoại hối: có thể tạo ra lợi nhuận đối với dòng tiền ngắn hạn do có sự chênh lệch lãi suất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nền kinh tế Mở
- Nền kinh tế Mở 5) Sự quyết định của Tỷ giá Hối đoái trong Ngắn hạn: Kinh doanh Chênh lệch Lãi suất Trong ngắn hạn, người ta thừa nhận lập luận sau đối với thị trường ngoại hối: có thể tạo ra lợi nhuận đối với dòng tiền ngắn hạn do có sự chênh lệch lãi suất. ● Thị trường ngoại hối có một dòng tiền lớn dịch chuyển hàng ngày: 1.5 nghìn tỉ US$ năm 1998.[6] ● Do chi phí giao dịch thấp, kinh doanh chênh lệch giá diễn ra nhanh chóng và hiệu quả - hàng tỷ đô la được dịch chuyển ngay lập tức để có được phần trăm nhỏ lợi nhuận.
- ● Những dòng tiền này ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường ngoại hối trong ngắn hạn - chúng lớn hơn rất nhiều dòng tiền sử dụng để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. ● Để thấy được điều này diễn ra như thế nào, chúng ta hãy xem xét một ví dụ về một người đang quyết định đầu tư vào một nước nào đó. Chúng ta có các định nghĩa sau: rC = lãi suất danh nghĩa ở Canada. rf = lãi suất danh nghĩa ở quốc gia nước ngoài. ● Bởi vì chúng ta đang nói về một người đang đầu tư ra nước ngoài, chúng ta cần nói về mức thay đổi kỳ vọng của tỷ giá hối đoái.
- ● ER (=đồng ngoại tệ/C$) là giá trị của tỷ giá hối đoái ngày nay, và chúng ta có thể định nghĩa ERe là tỷ giá hối đoái kỳ vọng của Canada trong một năm. ● Phần trăm thay đổi kỳ vọng của tỷ giá hối đoái sẽ là = . Giả sử bạn là nhà đầu tư nước ngoài đang xem xét việc mua trái phiếu Canada. ● Giả sử ở hiện tại các yếu tố rủi ro là giống như nhau giữa hai nước, khi đó điều bạn quan tâm là lợi nhuận bạn thu được được xác định theo đồng tiền nước bạn. ● Bạn sẽ kiếm được rC đô la Canada sau một năm, nhưng bạn phải chuyển số tiền này ra ngoại tệ, do đó lãi suất ước tính mà bạn kỳ vọng có được theo ngoại tệ sẽ là rC + %DERe.
- ● Bạn sẽ so sánh giá trị này với lợi nhuận thu được từ việc đầu tư trong nước của bạn, và bỏ qua chi phí giao dịch, bạn sẽ mua trái phiếu Canada (và do đó sẽ mua đô la Canada) nếu: , hoặc nếu , hoặc nếu - sự điều chỉnh tăng kỳ vọng của đồng C$ Bạn sẽ chỉ đầu tư ở Canada nếu bạn cho rằng lãi suất bằng với ở nước ngoài, trừ đi sự điều chỉnh để bù đắp cho sự tăng kỳ vọng đồng C$. ● Điều này giúp chúng ta thấy được yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu đồng C$ trong ngắn hạn.
- ● Lãi suất đồng đô la Canada tăn lên, so với lãi suất ở nước ngoài, thì nhu cầu đối với tài sản ở Canada cũng tăng và do đó là nhu cầu đối với đồng C$ tăng. ● Sự điều chỉnh tăng kỳ vọng đối với đồng C$ tăng lên, làm cho nhu cầu đối với tài sản của Canada tăng lên và do đó nhu cầu đồng C$ tăng. Lưu ý rằng chừng nào sự chênh lệch lãi suất còn tồn tại, cơ hội lợi nhuận không rủi ro vẫn tồn tại. ● Những người kinh doanh chênh lệch giá có thể vay tiền ở nước ngoài, và cho vay ở Canada để hưởng chênh lệch lãi suất. ● Tuy nhiên, hành động của những nhà kinh doanh chênh lệch giá gây ra những áp lực đối với thị trường và tự động loại bỏ sự mất cân bằng, loại bỏ cơ hội lợi nhuận:
- i) Trước hết, họ cho vay ở Canada, đẩy cung ứng vốn tăng lên, do đó đẩy lãi suất ở Canada xuống. ii) Thứ hai, họ vay tiền ở thị trường nước ngoài, đẩy nhu cầu vốn của thị trường này tăng lên, và đẩy lãi suất ở nước ngoài tăng lên. iii) Thứ ba, họ bán những đồng đô la ở thị trường giao ngay (tăng cung), điều này tạo ra xu hướng làm giảm mức giá của chúng hay đẩy ER giảm xuống, và đẩy %DERe tăng lên. Rõ ràng những hoạt động kinh doanh chênh lệch giá này làm đảo ngược sự mất cân bằng. ● Thực tế, kinh doanh chênh lệch giá sẽ nhanh chóng dẫn đến những điều kiện sau đây trong thị trường:
- ● Chúng ta gọi đây là điều kiện lãi suất ngang bằng không được bảo hiểm. ● Điều kiện này nói rằng lãi suất ở Canada bằng lãi suất ở nước ngoài cộng với sự thay đổi kỳ vọng trong giá trị đông ngoại tệ. ● Nếu đồng ngoại tệ được kỳ vọng tăng giá trị, và đồng đô la Canada được kỳ vọng giảm giá trị, thị mọi người phải được bù đắp bằng lãi suất đồng đô la Canada cao hơn. Lưu ý: Lý thuyết này mô tả một xu hướng của thị trường.
- ● Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng chi phí giao dịch và khó khăn trong việc đi vay có nghĩa là làm cho này chỉ đúng một cách ước lượng. ● Tuy nhiên, nó là một công cụ hiệu quả để tìm hiểu cầu và cung ngắn hạn đồng đô la Canada. 6) Đường IS dưới Cơ chế Tỷ giá Linh hoạt. Bây giờ chúng ta có thể nhận thấy rằng bên cạnh những ảnh hưởng của IS do lãi suất thay đổi làm thay đổi I, một sự thay đổi lãi suất tạo ra . ● Do đó, chúng ta có một hiệu ứng bổ sung, và đường IS sẽ ít cong (thẳng) hơn trong cơ chế tỷ giá linh hoạt. ● Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng những thay đổi trong thu nhập của thế giới sẽ làm thay đổi xuất khẩu ròng của
- chúng ta, và dịch chuyển đường IS - ví dụ, nếu thu nhập của thế giới tăng, thì xuất khẩu ròng tăng, đường IS dịch chuyển sang phải. ● Yếu tố này cho chúng ta biết được tại sao và bằng cách nào chu kỳ kinh tế ở Hoa Kỳ tác động đến Canada. ● Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng những thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực tế cũng sẽ dịch chuyển đường IS - tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên sẽ làm giảm xuất khẩu ròng và dịch chuyển đường IS sang phải. ● Chúng ta cũng có thể nhận thấy, nền kinh tế càng mở và sự nhạy cảm của tỷ giá hối đoái thực tế đối với những thay đổi trong lãi suất càng lớn (sự linh hoạt trong dòng vốn tài chính giữa các nước càng lớn), chính sách tiền tệ càng mạnh, chính sách tài chính càng yếu trong tác động đến AD. Chính sách tài chính
- Một chính sách tài chính mở rộng làm dịch chuyển đường IS sang phải, và làm tăng GDP thực tế và r. ● Sự tăng lên của r sẽ chèn lấn đầu tư tư nhân, nhưng nó cũng làm tăng sự khác nhau giữa lãi suất giữa Canada và phần còn lại của thế giới (rC - rf tăng lên). ● Sự tăng lên của sự chênh lệch lãi suất làm tăng nhu cầu đồng đô la Canada, điều này lại tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong cơ chế tỷ giá linh hoạt, và làm tăng tỷ giá hối đoái thực tế và chèn lấn xuất khẩu ròng. ● Ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ giá hối đoái càng tăng lên, sự chèn lấn quốc tế lên xuất khẩu ròng càng tăng. ● Chính sách tài chính yếu đi trong cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, so với mô hình kinh tế đóng đơn giản trong
- chương 6 - đường AD dịch chuyển sang phải với một lượng nhỏ hơn. Chính sách tiền tệ Một chính sách tiền tệ mở rộng làm dịch chuyển đường LM sang phải, và làm tăng GDP thực tế và giảm r (lưu ý vào hiệu ứng ngược lại) ● Sự giảm xuống của r sẽ làm tăng đầu tư tư nhân, nhưng nó cũng làm giảm sự chênh lệch lãi suất giữa Canada và phần còn lại của thế giới, làm giảm nhu cầu của đồng đô la Canada. ● Điều này đến lượt nó làm giảm tỷ giá hối đoái danh nghĩa, và làm giảm tỷ giá hối đoái thực tế và tăng xuất khẩu ròng.
- ● Ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ giá hối đoái càng lớn, thì xuất khẩu ròng cũng tăng mạnh hơn. ● Chính sách tiền tệ có tác dụng mạnh hơn trong cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, so với mô hình kinh tế đóng trong chương 6 - đường AD dịch chuyển sang phải một lượng lớn hơn. Chúng ta đã kiểm tra ● Điều gì ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn và dài hạn trong tỷ giá hối đoái linh hoạt. ● Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng thế nào đối với tổng cầu và mức giá trong ngắn hạn với cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt. NHƯNG, ở Canada chúng ta có một thị trường thả nổi có quản lý, và do đó một số những kết quả này phải được điều
- chỉnh - chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc xem xét tỷ giá hối đoái cố định trong phần tiếp theo. 7) Tỷ giá Hối đoái Cố định Trong quá khứ Canada duy trì một cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, và ở nhiều nước hiện này cũng duy trì hiện tượng này. ● Do đó nghiên cứu nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tìm hiểu những nền kinh tế này. ● Bên cạnh đó, để hiểu được một cơ chế thả nổi có quản lý chúng ta cũng cần tìm hiểu cơ chế tỷ giá cố định. Duy trì Tỷ giá Hối đoái Cố định
- Ở đây, ngân hàng trung ương cố định tỷ giá hối đoái ở mức ER*, và điều chỉnh việc cung ứng đồng đô la Canada để duy trì tỷ giá này cố định, như chỉ ra dưới đây. Hình 5. ● Nếu nhu cầu đồng đô la Canada tăng lên, điều này sẽ dẫn đến tăng giá trị đồng C$, nhưng bằng việc cung ra một lượng tương ứng, ngân hàng trung ương mua hết số ngoại hối được chào bán, và duy trì đồng C$ ổn định. ● Nếu nhu cầu đồng đô la Canada giảm xuống, điều này dẫn đén giảm giá trị đồng C$, nhưng bằng việc giảm cung một
- lượng tương ứng, ngân hàng trung ương mua hết số C$ được chào bán, và duy trì giá trị của nó ổn định. LƯU Ý 1) Nhà nước nắm một lượng lớn đồng USD (và vàng) dữ trữ đặc biệt cho mục đích này, và lượng tiền này được quản lý bởi ngân hàng trung ương Canada. 2) Với một tỷ giá cố định, ngân hàng trung ương buộc phải tạo ra một gia số D MS để duy trì nó cố định, như chúng ta sẽ thấy: ● Ví dụ, nếu nhu cầu đồng C$ tăng, và ngân hàng trung ương mua hết số ngoại hối được chào bán và cung ứng đồng C$, thì DMS>0.
- ● Điều này có một tác động quan trọng - đường LM hầu như không xuất hiện. 3) Chính sách này tự bản thân nó không phải là tốt, để tránh sự biến động không ngừng của đồng đô la Canada, Ngân hàng Canada phải duy trì lãi suất ở Canada bằng với lãi suất ở Mỹ. ● Chúng ta có thể thấy được điều này một cách dễ dàng từ điều kiện lãi suất ngang bằng: rC = rf - sự điều chỉnh tăng kỳ vọng đồng C$ ● Nếu tỷ giá hối đoái thực sự cố định, thì sẽ không có sự kỳ vọng việc điều chỉnh tăng, và điều kiện lãi suất ngang bằng thể hiện rằng rC = rf. ● Để tìm hiểu điều gì xảy ra, chúng ta giả sử rC < rf.
- ● Khi đó mọi người có thể kiếm lời bằng cách đi vay ở Canada và cho vay ở nước ngoài. ● Mọi người sẽ cố gắng chuyển đồng đô la Canada sang đồng USD. ● Ngân hàng trung ương mua hết số C$ được chào bán, sử dụng hết số US$ mà ngân hàng trung ương dự trữ. ● Điều này có nghĩa là Ngân hàng Canada đưa một lượng tiền ra khỏi lưu thông - DMS < 0. ● Chính sách tiền tệ thắt chặt này sẽ làm tăng lãi suất ở Canada, đẩy lãi suất ở Canada tăng lên đến mức lãi suất ở Hoa Kỳ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG VII: LÝ THUYẾT KINH TẾ VĨ MÔ VỀ NỀN KINH TẾ MỞ
19 p | 1430 | 185
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 7: Nền kinh tế mở
30 p | 161 | 13
-
Nguyên lý Kinh tế học - Chương 16: Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở
18 p | 122 | 9
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 11 - Nền kinh tế mở
39 p | 131 | 9
-
Bài giảng Chương 7: Phân tích vĩ mô trong nền kinh tế mở - Trần Thị Minh Ngọc
80 p | 93 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 5: Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở (Chương trình Cao học)
28 p | 16 | 6
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 10 - Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
53 p | 99 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 3: Lý thuyết cổ điển nền kinh tế mở trong dài hạn (Chương trình Cao học)
31 p | 25 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2 - Chương 5: Nền kinh tế trong dài hạn – kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở
7 p | 29 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2 - Chương 2: Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
10 p | 31 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
10 p | 22 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
25 p | 29 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở
43 p | 60 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 2: Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
24 p | 15 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Nền kinh tế mở - Nguyễn Hòa Bảo
30 p | 74 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 12 - Nền kinh tế mở - Mô hình Muldell-Fleming
49 p | 90 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô – Chương 3: Nền kinh tế mở (Trần Mỹ Minh Châu)
43 p | 63 | 4
-
Bài giảng Quản lý nền kinh tế mở
16 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn