intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG TẬP TỤC ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC VÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Chia sẻ: Phạm Đức Linh003 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

474
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ẩm thực là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa của mỗi quốc gia. Tìm hiểu văn hóa ẩm thực cũng chính là tìm hiểu về văn hóa, đất nước, con người của quốc gia ấy. Việt Nam Trung Quốc hai nước láng giềng từ lâu đã có sự giao lưu qua lại thân thiết, nên văn hóa ẩm thực nói chung và những tập tục trong ăn uống nói riêng luôn có sự ảnh hưởng qua

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG TẬP TỤC ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC VÀ NGƯỜI VIỆT NAM

  1. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 NÉT TƢƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG TẬP TỤC ĂN UỐNG CỦA NGƢỜI TRUNG QUỐC VÀ NGƢỜI VIỆT NAM THE SIMILARITIES AND DIFFERENCES IN EATING CUSTOM OF THOSE CHINESE AND VIETNAMESE SVTH: Bùi Phương Dung, Phan Tuyết Ngân Lớp 06SPT01, Khoa Tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ GVHD: ThS. Ngô Thị Lưu Hải Khoa Tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ TÓM TẮT Ẩm thực là một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa của mỗi quốc gia. Tìm hiểu văn hóa ẩm thực cũng chính là tìm hiểu về văn hóa, đất nước, con người của quốc gia ấy. Việt Nam - Trung Quốc hai nước láng giềng từ lâu đã có sự giao lưu qua lại thân thiết, nên văn hóa ẩm thực nói chung và những tập tục trong ăn uống nói riêng luôn có sự ảnh hưởng qua lại nhất định. Qua quá trình tổng hợp, phân tích và đối chiếu bài nghiên cứu này đã đưa ra những nét tương đồng và dị biệt trong tập tục ăn uống của người Trung Quốc và người Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho những mối quan hệ, những cuộc giao lưu hợp tác giữa hai bên trở nên thân thiện và tốt đẹp hơn. ABSTRACT Cuisine is one of the component keys in the cultural background of each country. Understanding in cuisine culture is also shown the understanding of culture , country and human being of that country. Việt Nam and China're neighbours which've owned the existence of the intimate exchange relationships, not only generally in the food culture but also in the manner in speaking respectively, which always have these certain interaction Via synthetic process, the analysis and comparision of this research which have sent out the simil arities and differences in eating customs of Chinese and Vietnamese. This will help in the relationships, the exchanges between the two sides cooperation will become more friendly and better. 1. Đặt vấn đề Ăn uống là một trong những nhu cầu tất yếu của con người. Khi cuộc sống còn khó khăn, điều trước tiên người ta nghĩ đến là phải làm sao để ăn cho no, mặc cho ấm. Nhưng khi kinh tế đã dần phát triển, người ta lại nghĩ đến chuyện ăn ngon, mặc đẹp. Khi đó ăn không những chỉ để tồn tại mà ăn còn để thưởng thức, ăn để giao tiếp. Tuy nhiên, cho dù ở bất kỳ một thời đại nào, một hoàn cảnh nào thì trong ăn uống bao giờ cũng có những nghi lễ, tập tục nhất định. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự giao lưu kinh kế, văn hóa, chính trị của nhân dân hai nước Việt – Trung được nâng lên một tầm cao mới. Trong quá trình hợp tác, việc hiểu rõ về đối tác là một yêu cầu cần thiết không chỉ trong kinh tế, chính trị mà cả trong văn hóa. Vì hai nước đều là hai quốc gia đa dân tộc nên trong phạm vi đề tài chúng tôi chỉ xin nghiên cứu đến những nét tương đồng và dị biệt trong tập tục ăn uống của người Hán ở Trung Quốc và người Kinh ở Việt Nam. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính và phương pháp đối chiếu. 2. Nội dung 387
  2. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 2.1. Tập tục ăn uống của người Trung Quốc 2.1.1. Quan niệm ăn uống của người Trung Quốc a. Dĩ thực vi tiên Đã từ lâu, người Trung Quốc đã hình thành những quan niệm về ăn uống như “礼乐文化始于食” (lễ nhạc văn hóa thủy vu thực: văn hóa lễ nhạc đều bắt đầu từ ẩm thực), “民以食为天” (dân dĩ thực vi thiên: con người coi việc ăn uống là quan trọng nhất). b. Tính toàn vẹn Người Trung Quốc rất coi trọng sự toàn vẹn, nên ngay cả trong các món ăn cũng phải thể hiện sự đầy đủ. Trong sự toàn vẹn trong ẩm thực thể hiện ở sự đầy đủ, sự tinh tế, sự hội tụ đầy đủ từ hương, sắc, vị đến cách bày biện, trang trí. c. Tính tiết kiệm Người Trung Quốc có câu thành ngữ “phí phạm của trời” để chỉ việc tùy tiện lãng phí đồ ăn, đặc biệt là việc lãng phí lương thực. d. Thuyết âm dƣơng Thuyết âm dương có ảnh tới sự phối hợp ẩm và thực và cách bố trí các đồ đựng thức ăn. 2.1.2. Cách ăn uống của người Trung Quốc a. Trong bữa ăn thƣờng ngày Kết cấu bữa ăn truyền thống của người Trung Quốc chủ yếu là lương thực. Thức ăn phụ kèm theo trong bữa ăn chủ yếu là rau, thịt, trứng, sữa… Người Trung Quốc chia bữa ăn trong ngày ra làm ba bữa với quan niệm “早吃饱,午吃好, 晚吃少” (tảo ngật bảo, ngọ ngật hảo, vãn ngật thiểu: sáng ăn no, trưa ăn ngon, tối ăn. b. Trong yến tiệc Khi chuẩn bị yến tiệc, người Trung Quốc rất coi trọng việc thông báo thời gian chính thức cho khách. Trên bàn tiệc, việc sắp xếp vị trí ngồi, cách ăn uống như uống rượu, mời rượu, dùng đũa cũng có những quy tắc nhất định. c. Tục uống trà của ngƣời Trung Quốc Ở Trung Quốc, trà được tôn là quốc ẩm. Trà có quan hệ chặt chẽ với hôn lễ và trong lễ nghi cúng tế. Trong cuộc sống thường ngày, tác dụng của trà còn được thể hiện ở phương diện bảo vệ, tăng cường sức khỏe, giải trí, thư giãn, giao tiếp trong xã hội… d. Tục uống rƣợu của ngƣời Trung Quốc Dùng rượu tiếp khách là một tập tục quan trọng trong giao tiếp. Tục ngữ có câu “无酒不成席” (Vô tửu bất thành tịch: không có rượu thì không thành tiệc), “无酒不成礼仪” (Vô tửu bất thành lễ nghi: không có rượu thì không thành lễ nghĩa). e. Những điều cấm kỵ trong ăn uống của ngƣời Trung Quốc Trong ăn uống của người Trung Quốc có rất nhiều điều kiêng kỵ cần chú ý như màu sắc, cách chế biến, bày biện thức ăn, sự phối hợp giữa các món… 388
  3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 2.2. Tập tục ăn uống của người Việt Nam 2.2.1. Quan niệm ăn uống của người Việt Nam a. Tính thực tiễn Nguyên tắc “ăn để mà sống, chứ không phải sống để mà ăn” là nguyên tắc thiết thực nhất của người Việt Nam. Ăn uống cốt để đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người. b. Tính lý tƣởng Tùy theo môi trường, hoàn cảnh mà cái ăn làm tôn vinh hoặc coi nhẹ giá trị của người ăn. Qua cách ứng xử trong ăn uống đã thể hiện giá trị của con người. c. Thuyết âm dƣơng ngũ hành và khuynh hƣớng tâm linh Sự phù hợp âm dương thể hiện trong sự dung hòa giữa các món ăn và giữa người ăn với món ăn, âm dương tương xứng hàn nhiệt điều hòa, dung hòa ngũ vị. Với thế giới bên kia, người dân Việt Nam thể hiện cảm quan của mình bằng những thức ăn thức uống là đồ cúng tiến, cỗ bàn. 2.2.2. Cách ăn uống của người Việt Nam. a. Trong bữa ăn hàng ngày Cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam truyền thống là cơm – rau – cá – thịt theo thứ tự giảm dần. Người Việt nam chia số bữa ăn trong ngày ra làm ba bữa: bữa sáng, bữa trưa, bữa tối. Bữa ăn chính trong ngày thường diễn ra vào buổi tối. b. Trong yến tiệc, cỗ bàn Tùy theo tính chất của từng việc hiếu hỷ hay lễ tiết mà các món ăn dọn trong mâm cỗ cũng khác nhau. Ngoài các món ăn thịnh soạn, còn có rượu hoặc bia. c. Tục uống trà của ngƣời Việt Người Việt Nam có thói quen tiếp khách bằng trà. Trà trở thành một phương tiện giao tiếp, mở đầu cho những cuộc gặp gỡ người thân, bạn bè, đối tác... d. Tục uống rƣợu của ngƣời Việt Rượu được coi là thức uống truyền thống xưa nay của người Việt Nam. Một phần không thể thiếu trong khi uống rượu là chúc rượu. e. Những điều kiêng kỵ trong ăn uống Cho dù là bữa cơm thường ngày trong gia đình hay là những buổi tiệc tùng, cỗ bàn đều có những điều kiêng kỵ cần phải chú ý. 2.3. Đối chiếu tập tục ăn uống của người Trung Quốc và người Việt Nam 2.3.1. Điểm tương đồng a. Trong ăn uống thƣờng ngày Người Việt Nam và người Trung Quốc đều chia bữa ăn hàng ngày thành ba bữa chính và bữa sáng thì thường ăn đơn giản. Ba bữa cơm thường ngày thường là “cơm nước đạm bạc”. Lương thực chủ yếu là các loại ngũ cốc, thức ăn phụ thì rau và đậu chiếm đa số . Đều sử dụng chén, bát và đũa để ăn. 389
  4. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 b. Trong yến tiệc, cỗ bàn Người Việt Nam và người Trung Quốc đều có truyền thống nhiệt tình, hiếu khách. Chỉ cần có khách đến nhà thì đều rót trà mời khách. Trong bữa ăn, bao giờ cũng có rượu, thường uống rượu trước khi ăn. Trong bữa tiệc thì người Việt Nam và người Trung Quốc dùng đũa, thìa, muỗng để ăn. c. Tục uống trà Trà là thức uống hằng ngày, là lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi, cúng tế. Người Việt Nam và người Trung Quốc đều coi thưởng trà là một hình thức giải trí, thư giãn, giao tiếp xã hội. d. Tục uống rƣợu Dùng rượu tiếp khách là một phong tục quan trọng trong giao tiếp. Khi buổi tiệc bắt đầu, người chủ phải chúc rượu mọi người, nên rót cho mọi người trước rồi mới rót cho mình. Thứ tự kính rượu là bắt đầu từ bề trên. e. Kiêng kỵ Một số kiêng kỵ khi ăn: Đồ ăn đã gắp lên bát không được đặt xuống đĩa lại. Khi nhai không được phát ra tiếng. Khi ăn không được xỉa răng, nhất định phải đợi sau bữa ăn mới xỉa. Trong bữa ăn không được thở dài. Không nói chuyện khi đang nhai thức ăn . Khi gắp thức ăn nên đặt vào chén mình trước, trực tiếp đưa vào miệng là không lịch sự. Khi chủ nhà gắp thức ăn cho khách, khách không dùng đũa đón lấy thức ăn. Khi ăn ngồi ngay ngắn, không được duỗi chân, ăn uống từ tốn, nho nhã. 2.3.2. Điểm dị biệt a. Trong bữa ăn thƣờng ngày Trong một ngày thì người Trung Quốc ăn bữa chính vào buổi trưa, và có quan niệm: “早吃饱,午吃好,晚吃少” (sáng ăn no, trưa ăn đầy đủ dinh dưỡng, tối ăn ít). Khi ăn người Trung Quốc thường ngồi bàn cao. Còn bữa chính của người Việt Nam lại thường diễn ra vào buổi tối, khi ăn thì họ ngồi bằng bàn hoặc bằng chiếu. Trước khi ăn phải mời người lớn. Khi cha mẹ đặt bát xuống phải đưa hai tay ra đỡ. Thường phụ nữ sẽ ngồi đầu nồi. b. Trong yến tiệc Người Trung Quốc rất chú trọng đến việc thông báo thời gian chính thức cho khách. Đồng thời, việc sắp xếp chỗ ngồi cho khách cũng rất quan trọng. Quan niệm “英雄排座次” (anh hùng bài vị thứ) là một phần rất quan trọng nhất trong lễ nghi ăn uống của người Trung Quốc. Thứ tự chỗ ngồi “尚左尊东” (thượng tả tôn đông), “面朝大门为尊 ” (diện trào đại môn vi tôn), chỗ ngồi dành cho người có địa vị lớn nhất trong gia đình gọi là “thủ tịch”, chỗ ngồi cho người có địa vị thấp nhất gọi là “vị tịch”. Lễ nghi xuất hiện trong ăn uống, đồng thời nó cũng ràng buộc những hoạt động của cuộc sống. Ngoài ra, việc bài trí thức ăn cũng có quy tắc. Thức ăn mang ra theo thứ tự trước nguội sau nóng, thức ăn nóng phải đặt ở phía trái mâm tiệc đối diện với khách; các món ăn nguyên con như gà, vịt, cá thì không được đặt đuôi hướng về phía vị trí chỗ ngồi chính. 390
  5. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Trái ngược lại, khi bày bàn tiệc thì người Việt Nam thường các món ra hết cùng một lúc rồi mới mời khách vào bàn. Khi bày trí thức ăn cũng có quy tắc riêng. c. Tục uống trà Đối với người Trung Quốc, trà được coi là “quốc ẩm”. Khi rót trà ngoài việc chú ý thứ tự, người lớn trước, người nhỏ sau, thì người Trung Quốc còn chú trọng thứ tự nữ trước nam sau. Rót trà còn là một loại hình nghệ thuật.. Trong cúng tế, chỉ có trưởng nữ mới được rót trà mời tổ tiên. Còn người Việt Nam thì khi rót nước vào ấm bao giờ cũng rót theo nguyên tắc từ thấp đến cao, rót từ từ rồi mạnh dần nhằm làm cho các cánh chè được ngấm đều. Khi trà đã ngấm, ta trút ra chén chuyên rồi từ đó rót đều ra các chén nhỏ. Làm như vậy, lượng trà vào các chén là như nhau, không có chén nào đậm quá hay nhạt quá. Ngoài ra, ngư ời ta cũng có thể rót trà theo cách xếp các chén gần nhau, sau đó rót tuần tự vào các chén theo vòng. d. Tục uống rƣợu. Người Trung Quốc mời rượu và ép uống rượu thường lấy ba ly làm tiêu chuẩn, nếu uống không đủ ba ly là thất lễ. Khi cúng tế, trưởng nam mới được rót rượu mời tổ tiên. Trong bữa cơm thường ngày người Trung Quốc ít dùng rượu, nhưng trong yến tiệc thì không thể thiếu. Còn người Việt Nam bữa cơm có rượu là bữa cơm thú vị. Và khi uống rượu thì người Việt Nam có quan niệm “tửu bất khả ép”. e. Kiêng kỵ Người Trung Quốc có những điều kiêng kỵ về màu sắc trong ẩm thực. Khi bày thức ăn, người Trung Quốc kiêng bày bảy đĩa. Không dùng đũa để lấy cơm. Người Việt Nam trong bữa cơm thì thường dùng đũa cả để xới cơm. Ngoài ra, người Việt Nam cũng không chú trọng đến việc kiêng kỵ về màu sắc trong ẩm thực và số đĩa trên mâm. 3. Kết luận Việc tìm hiểu văn hóa của hai nước Việt - Trung, đặc biệt là những lễ nghi trong ẩm thực là yếu tố quan trọng trong quá trình tiếp cận, giao lưu, hợp tác, cùng phát triển. Đặc biệt, đối với những sinh viên học tiếng Trung, bên cạnh việc nâng cao trình độ Hán ngữ, thì việc am hiểu về văn hóa Trung Quốc là không thể thiếu. Bài nghiên cứu này đã tổng kết những tập tục, lễ nghi trong ăn uống của hai nước. Từ đó so sánh, đối chiếu rút r a những nét tương đồng và dị biệt. Hi vọng sẽ giúp ích cho mỗi chúng ta việc tìm hiểu văn hóa, con người của hai nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Ngọc Khánh (2002), Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động. [2] Nguyễn Đăng Duy (2004), Văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội. [3] 舒燕 (2002),中国民俗, 北京与原文化大学出版社. [4] 易学金, 王建辉 (2004), 中国文化知识精华(精), 湖北人民出版社. 391
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2