intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tính hiện đại trong thơ nữ Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:245

65
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề là trong khi tìm tòi nguyên nhân gốc rễ sâu xa của thơ ca hai nước biến đổi từ cổ điển sang hiện đại, nhìn rõ tính hiện đại của thơ nữ được thể hiện như thế nào; nhìn nhận những nét dị biệt và tương đồng trong tính hiện đại của thơ nữ hai nước ở thời kỳ đổi mới văn học. Ngoài hai mục đích trên, chúng tôi cũng hy vọng qua việc nghiên cứu có thể giới thiệu thành tựu và đặc sắc thơ nữ Việt Nam với Trung Quốc và ngược lại, để độc giả hiểu biết thêm về hai hiện tượng văn học này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tính hiện đại trong thơ nữ Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH -------------------------- GUAN HONG WEI TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực. Trong đó, có một số nội dung nghiên cứu đã được công bố trong các bài báo khoa học của tác giả, các nội dung còn lại trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả luận án GUAN HONGWEI
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những tổ chức đã trao cho tôi cơ hội học tập, đặc biệt là Trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh và Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, nhờ đó tôi đã có được những kiến thức cho những trang viết của luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đinh Phan Cẩm Vân, PGS.TS. Nguyễn Thành Thi, PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân, PGS.TS. Wang Jia, PGS.TS. Lê Thu Yến, Th.S. Phạm Thanh Hiệp, GS. Qin Sai Nan, TS. Zhong Shan và Th.S. Na Dan Hong đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tiếng Việt và thực hiện nghiên cứu luận văn Thạc sĩ & luận án Tiến sĩ. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở và hai phản biện độc lập dành cho tôi nhiều ý kiến quý giá để luận án này được bổ sung và nâng cấp về cả quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: PGS.TS. Trần Hoài Anh, PGS.TS. Nguyễn Đình Phức, PGS.TS. Võ Văn Nhơn, TS. Bạch Văn Hợp, TS. Phan Thu Vân và PGS.TS. Bùi Thanh Truyền. Đặc biệt cảm ơn nghiên cứu sinh Phạm Ngọc Đăng đã giúp hộ tôi sửa lại nhiều lỗi dùng từ và ngữ pháp của luận án. Tôi không kể hết được ở đây tất cả cơ duyên đẹp và đặc biệt tên những người đã giúp tôi trong quá trình học tập. Dù tên các thầy cô và các bạn nhắc đến trong luận án hay không, cũng mong các thầy cô và các bạn nhận lấy từ tôi lòng biết ơn sâu sắc. Lời cảm ơn lớn nhất xin được dành cho bố mẹ tôi, hai người ít khi ép
  4. buộc, hạn chế và luôn theo dõi, động viên từng bước đi của tôi trong cuộc sống, để tôi sống mạnh khỏe và có được một góc nhìn đa nguyên trong cảm nhận thế giới và con người.
  5. Mục lục MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 1 3 Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 14 5 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .............................. 18 7 Cấu trúc của luận án ................................................................................. 19 CHƯƠNG 1. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX......................................................................................... 19 1.1 Khái niệm “hiện đại” trong văn học ......................................................... 20 1.2 Những đặc điểm mới trong văn học Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX .................................................................................................................. 21 1.3 Những đặc điểm mới trong thơ ca Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX .................................................................................................................. 25 1.4 Tinh hình chung về thơ nữ Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX44 CHƯƠNG 2. TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX – NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NỘI DUNG ........................ 57 2.1 Nguyên nhân về lựa chọn tinh thần nữ quyền luận phương Tây làm đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................... 57 2.2 Sự xuất hiện của tinh thần nữ quyền luận phương Tây trong thơ nữ Việt Nam và Trung Quốc .................................................................................................... 59 2.3 Những biểu hiện của tinh thần nữ quyền luận trong thơ nữ hai dân tộc – từ góc nhìn phê bình nữ quyền luận Marxist.......................................................... 71 2.4 Những biểu hiện của tinh thần nữ quyền luận trong thơ nữ hai dân tộc – từ góc nhìn phê bình nữ quyền luận sinh thái ........................................................ 80
  6. CHƯƠNG 3. TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX – NHÌN TỪ BÌNH DIỆN HÌNH THỨC .............. 100 3.1 Thể thơ.................................................................................................... 101 3.2 Từ vựng và Hình ảnh.............................................................................. 131 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 165 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.......................................... 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 169 PHỤ LỤC 1 Tiếp cận logic học phương Tây ..................................................... 179 PHỤ LỤC 2 Sự vận động của văn học phương Tây là đi theo tư tưởng khoa học tự nhiên ................................................................................................................... 181 PHỤ LỤC 3 Hiểu thêm về các thể thơ Tân thi Trung Quốc theo giai đoạn ....... 190 PHỤ LỤC 4 Hiểu thêm về các thể thơ Tân thi Trung Quốc theo giai đoạn ....... 201 PHỤ LỤC 5 Những bài thơ nữ Trung Quốc được sử dụng trong bài .................211
  7. 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Chúng tôi có hai lý do chọn đề tài này: Thứ nhất, văn hóa của khu vực văn hóa chữ Hán và văn hóa phương Tây đến từ hai nguồn gốc triết học hoàn toàn khác nhau. Dưới phong trào Tây học/Tân học ở đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam, Trung Quốc biến đổi lớn so với thời kỳ trung đại và cổ – trung đại, sự ảnh hưởng của thi pháp phương Tây lên thơ ca hiện đại một cách rõ ràng. Vậy, mối quan hệ giữa thơ hiện đại hai dân tộc và văn hóa phương Tây là thế nào? Sau phong trào Ngũ Tứ và phong trào Thơ mới, liệu văn hóa Việt Nam và Trung Quốc nên ngày càng đi xa văn hóa khu vực chữ Hán hay không? Chúng tôi sẽ qua tìm tòi khái niệm của “tính hiện đại” và “hiện đại hóa” để trả lời những câu hỏi này. Thứ hai, nằm trong cùng một khu vực văn hóa, Việt Nam và Trung Quốc có lịch sử giao lưu văn hóa lâu đời. So với việc nghiên cứu những hiện tượng của văn học cổ điển, khối lượng bài nghiên cứu về so sánh văn học hiện đại của hai nước còn rất ít. Riêng về thể loại thơ ca, do những vấn đề lịch sử diễn ra ở hai nước trong thế kỷ XX, thơ hiện đại Việt Nam và Trung Quốc vẫn chủ yếu đang trong quá trình được tiếp tục đánh giá bởi các học giả bản địa. Những công trình nghiên cứu so sánh hai bộ phận thơ ca này còn ít được bàn tới. Về so sánh hiện tượng thơ nữ chưa có công trình nghiên cứu nào. Hai lý do trên chính là động lực để chúng tôi thực hiện đề tài “Tính hiện đại trong thơ nữ Việt Nam và Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX”. Chúng tôi mong muốn góp phần khẳng định hệ giá trị không chỉ cho thơ nữ Việt Nam – Trung Quốc mà còn cho vai trò của người phụ nữ trong việc dùng thơ ca như một tiếng nói, góp phần đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người đúng nghĩa; vai trò của tác giả nữ trong tiến trình hiện đại hóa và phát triển của văn học dân tộc, khu vực. 2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về quá trình hiện đại hóa cũng như tính hiện đại của văn học nói chung, thơ ca nói riêng của Việt Nam và Trung Quốc là vấn đề không mới. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu về “tính hiện đại trong thơ nữ hai nước” chúng tôi thấy chưa được xem xét một cách hệ thống với tư cách là một công trình khoa học. Nói cách khác, nếu tính hiện
  8. 2 đại được coi là đặc trưng của văn học hiện đại, là điểm khác biệt với văn học cổ điển, thì thơ nữ có phải là văn học hiện đại không? Nếu phải, thì tính hiện đại của nó thể hiện ở chỗ nào? Quả là, giới nghiên cứu chưa dành nhiều quan tâm cho những vấn đề này. Với bối cảnh trên, chúng tôi có hai mục đích nghiên cứu: Thứ nhất là trong khi tìm tòi nguyên nhân gốc rễ sâu xa của thơ ca hai nước biến đổi từ cổ điển sang hiện đại, nhìn rõ tính hiện đại của thơ nữ được thể hiện như thế nào; và thứ hai, nhìn nhận những nét dị biệt và tương đồng trong tính hiện đại của thơ nữ hai nước ở thời kỳ đổi mới văn học. Ngoài hai mục đích trên, chúng tôi cũng hy vọng qua việc nghiên cứu có thể giới thiệu thành tựu và đặc sắc thơ nữ Việt Nam với Trung Quốc và ngược lại, để độc giả hiểu biết thêm về hai hiện tượng văn học này. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu a. Chúng tôi đặt khái niệm “tính hiện đại” trong mối quan hệ giữa triết học và văn học của phương Đông & phương Tây, từ đó phát hiện những thay đổi cụ thể trong thi pháp của thơ ca hiện đại hai nước. b. Tiếp cận nữ quyền luận phương Tây, sử dụng phê bình nữ quyền luận khảo sát ý thức nữ tính phương Tây như một nội dung mới được xuất hiện trong các bài thơ nữ hai dân tộc nửa đầu thế kỷ XX. c. Khảo sát những thay đổi trong hệ thống hình thức thơ nữ so với thơ ca cổ điển; so sánh sự thay đổi cụ thể giữa thơ nữ hai nước để nhìn nhận những nét dị biệt và tương đồng. d. Xuất phát từ khái niệm “tính hiện đại” và quá trình nảy sinh ra tính hiện đại (nội dung chương 2 và chương 3), chúng tôi sẽ đưa ra quan điểm về khái niệm “hiện đại hóa” – một khái niệm quan trọng đối với luận án. 3 Lịch sử vấn đề Để triển khai đề tài, chúng tôi phải khảo sát hai phần Lịch sử vấn đề: lịch sử lý thuyết (khái niệm hiện đại, tính hiện đại và hiện đại hóa) và lịch sử nghiên cứu trường hợp (các tác giả, tác phẩm thơ nữ). Theo tình hình thực tế, lịch sử lý thuyết nhiều và tập trung, trong khi lịch sử nghiên cứu trường hợp nhiều mà tản mác. 3.1 Lịch sử lý thuyết Như đã xác định, nghiên cứu quá trình hiện đại hóa cũng như tính hiện đại của văn học nói chung, thơ ca nói riêng của Việt Nam và Trung Quốc là những vấn đề không
  9. 3 mới. Tình hình này dẫn đến rất nhiều vấn đề cần xem xét đối với nội dung của luận án. Về phía Tân thi, những vấn đề “hiện đại”, “tính hiện đại” và “hiện đại hóa” đã được học giả Trung Quốc, Việt Nam và thế giới nhìn nhận như thế nào.Về phía Thơ mới cũng tương tự như vậy. Rõ ràng những nội dung cần trả lời đã gây khó khăn cho chúng tôi xây dựng cơ sở khách quan (hệ thống lịch sử lý thuyết) để xác định đối tượng nghiên cứu cho công trình này. Theo chúng tôi, việc xây dựng cơ sở khách quan có hai điểm cần lưu ý: Thứ nhất, cần phải tìm thấy mối liên hệ giữa “hiện đại”, “tính hiện đại” và “hiện đại hóa”, từ đó mới hiểu được việc nghiên cứu “hiện đại” và “hiện đại hóa” văn học có liên quan mật thiết đến nghiên cứu về “tính hiện đại” của văn học. Thứ hai, cần phải xác định cách nhìn về “tính hiện đại” của nhóm học giả nào là chính? Là nhóm học giả Việt Nam, nhóm học giả Trung Quốc hay là nhóm học giả thế giới? Vì sao là nhóm học giả này?... Hiểu rõ những vấn đề này, chúng tôi mới thu hẹp được phạm vi nghiên cứu mà đồng thời đảm bảo được tính khách quan để xác định đối tượng nghiên cứu. Trước khi trình bày lịch sử vấn đề cụ thể, chúng tôi xin lần lượt giải quyết hai nội dung này: Thứ nhất, mối liên hệ giữa “hiện đại”, “tính hiện đại” và “hiện đại hóa”. Theo cách hiểu của chúng tôi, cần phải có khái niệm về “hiện đại” trong văn học trước, mới nghiên cứu được “tính hiện đại” của văn học; và hiểu trước “tính hiện đại” sẽ dễ tiếp cận khái niệm “hiện đại hóa”. “Muốn hiểu đúng nội dung của phong trào Thơ mới thì phải nhìn vào thi pháp” [44, tr.61]. Trong chương 1, chúng tôi sẽ dựa trên những công trình đề cập đến khái niệm “hiện đại” của các học giả Việt Nam chỉ ra những đặc điểm mới trong thi pháp hiện đại hai nước, và theo chúng tôi, những đặc điểm mới này đều đã mang “tính hiện đại”. Từ “tính hiện đại” đến “hiện đại hóa” dễ hiểu hơn, bởi vì quá trình nảy sinh ra “tính hiện đại” chính là tiến trình “hiện đại hóa”. Trong phần kết luận, xuất phát từ khái niệm “tính hiện đại” và quá trình nảy sinh ra “tính hiện đại” (nội dung chương 2 và chương 3), chúng tôi sẽ đưa ra cách hiểu về khái niệm “hiện đại hóa”. Chính vì thế, hiểu về “hiện đại” và “hiện đại hóa” văn học trong các công trình nghiên cứu đều giúp chúng tôi tiếp cận “tính hiện đại” trong văn học. Vì vậy, những công trình nghiên cứu đề cập đến cả ba khái niệm “hiện đại”, “tính hiện đại” và “hiện
  10. 4 đại hóa” đều nằm trong lịch sử lý thuyết. Thứ hai, những công trình nghiên cứu của Việt Nam là nội dung chính của lịch sử vấn đề. Bốn lý do dưới đây sẽ giúp chúng tôi thu hẹp phạm vi của lịch sử vấn đề theo từng bước một: a. Cách nhìn của hai nhóm trí thức Việt Nam và Trung Quốc đối với “tính hiện đại” của văn học mang tính thống nhất, chọn một trong hai cách nhìn sẽ đảm bảo được tính khách quan. Nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương tự, chẳng hạn như: những đặc điểm của thi pháp cổ điển, thời cơ và động lực đổi mới văn học (Tây học/Tân học), những khó khăn chung trong quá trình hội nhập nền văn học thế giới,v.v. Chính vì thế, các khái niệm về “hiện đại”, “tính hiện đại” và “hiện đại hóa” liên quan đến văn học có nhiều điểm tương đồng. Theo chúng tôi, cách nhìn của hai nhóm học giả Việt Nam và Trung Quốc đối với “hiện đại” và “tính hiện đại” của văn học bản địa mang tính thống nhất. b. Luận án này là một công trình của chuyên ngành “ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam”, những kết luận luận án xây dựng trên cơ sở lý luận của học giả Việt Nam sẽ thuyết phục hơn. Cho dù cách nhìn đối với “tính hiện đại” của hai nhóm trí thức Việt Nam và Trung Quốc về cơ bản là thống nhất, nhưng do hai nhóm trí thức tiếp thu nguồn ảnh hưởng khác nhau, như: các nước tây Âu, Nga, Nhật Bản, Mĩ,… nên đã dựng lên hai hệ thống lý luận văn học hiện đại có dị biệt. Chính vì thế, với tư cách là một công trình nghiên cứu văn học Việt Nam, luận án này thiên về sử dụng những lý luận văn học hiện đại của Việt Nam hoặc những lý luận văn học hiện đại Trung Quốc đã được công bố tại Việt Nam. c. Khối lượng công trình nghiên cứu của nhóm trí thức Trung Quốc đối với văn học hiện đại Việt Nam còn khiêm tốn, trong khi nhóm trí thức Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến văn học hiện đại Trung Quốc. Văn học hiện đại Việt Nam sử dụng chữ quốc ngữ, do loại ngôn ngữ này khá mới mẻ, dẫn đến kết quả văn học hiện đại Việt Nam đi ra thế giới gặp khó khăn riêng và “Trung Quốc hầu như không dịch văn học Việt Nam” [43, tr.34]. Ngược lại với tình hình trên, nhóm trí thức Việt Nam ngoài việc nghiên cứu về văn học hiện đại bản địa, cũng đã công bố khá nhiều công trình nghiên cứu về văn học hiện đại Trung Quốc nói chung và Tân thi nói riêng, trong đó bao gồm việc so sánh về tính hiện đại của thơ mới hai nước.
  11. 5 d. Trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi phát hiện số lượng công trình nghiên cứu của nhóm trí thức thế giới đối với việc tìm hiểu “tính hiện đại” của hai nền văn học Việt Nam và Trung Quốc còn khiêm tốn, không thể trở thành điểm tựa của lý luận và thực tiễn chính của lịch sử vấn đề. Hơn nữa, do địa vị lịch sử của Thơ mới và Tân thi còn chưa có sự đánh giá thống nhất trong giới học thuật hai nước, theo chúng tôi, những ý kiến ngoài khu vực văn hóa chỉ mang tính tham khảo tại thời điểm này. Đúng là bởi những tình hình khách quan và chủ quan, chỉ có duy nhất một công trình của học giả thế giới được chúng tôi tham khảo trong quá trình nghiên cứu. 3.1.1 Những nghiên cứu của học giả Việt Nam Qua những sự phân tích trên, chúng tôi đã thu hẹp phạm vi nghiên cứu và sẽ tập trung khảo sát những công trình nghiên cứu văn học của Việt Nam liên quan đến ba khái niệm “hiện đại”, “tính hiện đại” và “hiện đại hóa”. Năm 2010 và 2013, hai công trình nghiên cứu (Văn học cận đại Đông Á từ góc nhìn so sánh và Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn) về văn học hiện đại Việt Nam nói riêng và văn học hiện đại trong khu vực văn hóa chữ Hán nói chung lần lượt xuất bản. Hai công trình đã thu thập hơn 100 bài viết của các nhà khoa học (các GS, các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo) Việt Nam đương thời, và chúng tôi cho rằng chúng hoàn toàn làm được lịch sử vấn đề của luận án. Đa số bài nghiên cứu dưới đây đều đến từ hai công trình này (về những tài liệu ngoài 2 công trình, chúng tôi sẽ đặt năm xuất bản sau tên tài liệu), chúng đã giúp chúng tôi một cách trực tiếp trong khi tiếp cận ba khái niệm “hiện đại”, “tính hiện đại” và “hiện đại hóa”: a. Về “hiện đại” - Trong bài Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới (1932 – 1945) – nhìn lại và suy nghĩ, Nguyễn Đăng Mạnh đã đối lập khái niệm “hiện đại” với “truyền thống”, ông chỉ ra: “mọi cuộc cách mạng cách tân hiện đại hóa văn học nghệ thuật chỉ đạt được thành tựu mong muốn khi hội đủ hai điều kiện sau: một là phải tiếp nhận được một cách chu đáo các trường phái văn học hiện đại trên thế giới, hai là phải nắm vững và phát huy được truyền thống văn học nghệ thuật của dân tộc” [32, tr.16]. Cách hiểu của ông đã giúp chúng tôi tiếp cận nội hàm của “hiện đại” và “hiện đại hóa”, nhưng về những khái niệm cụ thể, bài này chỉ nói qua thôi, chưa đi sâu vấn đề, cũng chưa kết hợp với văn bản cụ thể.
  12. 6 - Trong bài Địa vị lịch sử của phong trào Thơ mới, Trần Đình Sử cũng đối lập khái niệm “hiện đại” với “truyền thống”, ông chỉ ra: “Thơ mới là thơ của tiếng Việt hiện đại, có khả năng phát huy mọi tiềm năng thẩm mĩ của tiếng Việt cho thơ. Và với hình thức mới, nó lại nối thông với toàn bộ truyền thống dân gian Việt, làm cho thơ phong phú, biến hóa, nhất là về phương diện cú pháp thơ ca” [44, tr.64]. Cách hiểu của ông đã xác nhận cho chúng tôi hướng thứ nhất về cách hiểu của “hiện đại”, nhưng bài này cũng chưa kết hợp với tác phẩm cụ thể và đi sâu vấn đề, hơn nữa, nội dung nghiên cứu của bài này có khuynh hướng đánh đồng tính hiện đại với tính tiến bộ, đây là một quan điểm khác nhau với chúng tôi. - Trong bài Thơ mới – đôi điều nhìn lại và suy nghĩ (Nhân 80 năm phong trào Thơ mới ra đời), Nguyễn Hữu Hiếu đặt “hiện đại” vào mối quan hệ giữa phương Tây và phương Đông. Khi bàn về nhóm Xuân Thu nhã tập trong phong trào Thơ mới Việt Nam, ông có viết: “xét về thực tế sáng tác, tuy kết quả thực hành sáng tạo của nhóm thơ này chưa tương xứng với hoài bão tích cực của các tác giả do sinh mệnh của nhóm thơ rất ngắn, chỉ với thời gian khoảng trên ba năm (…), nhưng không thể không ghi nhận khát vọng chân thành của nhóm thơ này, đó là khát vọng kiến tạo một thứ thơ vừa rất phương Đông vừa mang tinh thần hiện đại” [19, tr.139]. Cách hiểu của ông đã từ một cách nhìn khác giúp chúng tôi tiếp cận nội hàm của “hiện đại”, nhưng bài viết này tiếp cận tính hiện đại từ 3 phương diện theo người viết tổng kết ra, khác nhau với hướng tiếp cận của chúng tôi. - Trong bài Nhìn lại Thơ mới từ cảm thức phương Đông (qua hệ thống biểu tượng), Thái Phan Vàng Anh cũng đối lập khái niệm “hiện đại” với phương Đông, cô chỉ ra: “xem cảm thức phương Đông như là yếu tố gốc rễ của Thơ mới, bài viết này đi từ những biểu tượng thẩm mĩ phương Đông để tìm hiểu Thơ mới ở phương diện khác. Đó là một Thơ mới mang trạng thái tâm hồn Việt; mang những quan niệm, lí tưởng thẩm mĩ Á Đông; một thế hệ nhà thơ hoài vãng nhưng mượn hình thức phương Tây, tiếp thu những yếu tố hiện đại phương Tây để tỏ lòng…” [3, tr.163]. Cách hiểu của cô đã xác nhận cho chúng tôi hướng thứ hai về cách hiểu của “hiện đại”. Hướng tiếp cận “tính hiện đại” Thơ mới của bài này là đi từ những biểu tượng thẫm mĩ của phương Đông, khác nhau với chúng tôi là đã tiếp cận “tính hiện đại” từ những cách nhìn của phương Tây. - Trong bài Về khái niệm hiện đại hóa trong văn học (2000), Lê Ngọc Trà đã chỉ
  13. 7 ra cách hiểu thứ ba về khái niệm hiện đại, ông chỉ ra: “hiện đại hóa được xem như quá trình mà văn học bắt đầu có được những tính chất, đặc điểm của văn học ngày nay. Ở đây hiện đại đồng nghĩa với đương đại. Khảo sát quá trình hiện đại hóa của một nền văn học là theo dõi sụ hình thành những đặc điểm của văn học đương đại trong các giai đoạn văn học trước, là nghiên cứu xem lúc nào chúng bắt đầu có những đặc điểm ấy và lúc nào quá trình tích lũy những dấu hiệu của giai đoạn văn học mới đạt được sự ổn định” [47, tr.39]. Bài của ông đã dẫn chúng tôi tiếp cận nội hàm của “hiện đại” và “hiện đại hóa”, và đặc biệt, cách nhìn của ông đối với “tính hiện đại” hoàn toàn phù hợp những kết luận nghiên cứu của chúng tôi, đã hướng dẫn chúng tôi đưa ra một quan điểm quan trọng của luận án: “tính hiện đại không hẳn mang tính chất tiến bộ hoặc tiên tiến”. Nhưng bài này chỉ giới thiệu khái quát về những khái niệm thôi, chưa kết hợp với văn bản cụ thể. b. Về “tính hiện đại” - Trong cuốn sách Thơ lãng mạn Trung Quốc & Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (2013), Đinh Phan Cẩm Vân vận dụng lý thuyết và phương pháp của văn học so sánh để tìm hiểu những tương đồng và dị biệt giữa thơ lãng mạn Trung Quốc và Việt Nam, cho rằng qua tiếp thu chủ nghĩa lãng mạn phương Tây, thơ lãng mạn Việt Nam đã làm thay đổi diện mạo văn học dân tộc. Sách này đã giúp chúng tôi hiểu thêm về “tính hiện đại” trong hệ thống thi pháp mới của thơ mới hai dân tộc, dựa trên cơ sở nghiên cứu của công trình này, chúng tôi đã bổ sung thêm một hướng nghiên cứu khác (quan niệm mới) về tính hiện đại. [57] - Trong bài Quách Mạt Nhượt – người đặt nền cho thơ hiện đại Trung Quốc, Phạm Thị Hảo đã phân tích và khẳng định vai trò của Quách Mạt Nhượt đối với thơ hiện đại Trung Quốc, cô chỉ ra thơ của Quách Mạt Nhượt đã từ cả hình thức lẫn nội dung cáo biệt với thơ ca cổ điển Trung Quốc. Chúng tôi đồng tình với kết quả nghiên cứu của bài này, và đã hoàn thiện nội hàm của tính hiện đại theo hướng này. [16] - Trong bài Tính hiện đại của Thơ mới Việt Nam xét trên phương diện ngôn từ, Nguyễn Hữu Hiếu cho rằng ngôn từ là một trong những vấn đề quan trọng đối với các nhà thơ trong phương trào Thơ mới 1932 – 1945, ông đã phân tích một số biểu hiện của tính hiện đại trên phương diện ngôn từ. Bài này đã gợi mở chúng tôi từ cách nhìn của sự thay đổi ngôn ngữ hai nước tiếp cận tính hiện đại của thơ mới, nhưng khác nhau với
  14. 8 người viết là từ “ngôn từ” trực tiếp nghiên cứu tính hiện đại của thơ ca, trong luận án, chúng tôi coi sự biến đổi của ngôn ngữ hai nước là thời cơ của sự xuất hiện hệ thống hình thức thơ mới, và từ hệ thống này tiếp cận “tính hiện đại” của thơ nữ. [18] - Trong bài Sự hình thành và phát triển của thơ hiện đại Trung Quốc, Nguyễn Đình Phức đã chia ra ba giai đoạn (thập kỷ 20 về trước, từ thập kỷ 20 đến đầu thập kỷ 30, từ đầu thập kỷ 30 đến năm 1948) nghiên cứu về sự phát triển và đổi mới của thơ hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX, giới thiệu những đặc điểm riêng của từng giai đoạn. Bài báo này đã giúp chúng tôi từ một hướng nghiên cứu tìm hiểu về tiến trình hiện đại hóa cũng như tính hiện đại trong Tân thi, và đã gợi mở chúng tôi nghiên cứu tính hiện đại theo giai đoạn. Trong luận án, chúng tôi cũng đã chia giai đoạn nghiên cứu về tính hiện đại trong thể thơ, do đối tượng nghiên cứu cụ thể hơn, vậy, cách chia của chúng tôi khác nhau với bài này. [41] c. Về “hiện đại hóa” - Trong bài Con đường hiện đại hóa văn học của các nước khu vực văn hóa chữ Hán, Đoàn Lê Giang chỉ ra: do những lịch sử vấn đề như nhau, nhìn một cách tổng quan, hiện đại hóa văn học của các nước trong khu vực là một quá trình từ dân tộc đi đến duy tân, từ duy tân đi đến đổi mới văn học. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng “nội dung dân tộc” và “quá trình đô thị hóa” là hai yếu tố khiến quá trình hiện đại hóa văn học của mỗi dân tộc đều có những nét riêng biệt. Ông qua tư liệu văn học Việt Nam và Nhật Bản đã giải trình về hai kết luận trên trong bài. Dựa trên hướng nghiên cứu về “hiện đại hóa” của bài này, chúng tôi đã đi sâu một bước nữa và chỉ ra nguyên nhân gốc rễ xảy ra hiện đại hóa văn học, nó là sự tác động bởi triết học phương Tây. [13] - Phan Thu Vân trong bài Quá trình hiện đại hóa văn học Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: sự tương tác giữa những chuyển biến tự thân với các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài qua ba bộ phận: “sự chuyển biến từ văn ngôn đến bạch thoại”, “sự tiếp nhận ảnh hưởng ngoại lai” và “sự kế thừa và phát triển từ văn học truyền thống” chỉ ra rằng: Trong quá trình hiện đại hóa, các thể loại văn học Trung Quốc tuy đã có khá nhiều thay đổi về da thịt, nhưng xương cốt vẫn đến từ văn học truyền thống. Cho dù đối tượng nghiên cứu của bài này không tập trung là thơ ca, nhưng chúng tôi đồng tình hướng nghiên cứu về “tính hiện đại” của bài này, những quan điểm của Phan Thu Vân cũng đã đóng góp trực tiếp cho kết luận luận án. [58]
  15. 9 - Trong bài tham luận Cuộc gặp gỡ Đông Tây và cơ duyên tiến bộ của văn học các nước Đông Á (Qua thực tiễn văn học Trung Quốc và Việt Nam), Trần Đình Sử cho rằng quá trình đổi mới văn học Trung Quốc và Việt Nam là đi cùng với phong trào duy tân của hai nhà nước, giới thiệu những thay đổi hình thái của văn học hai nước bởi ảnh hưởng của phương Tây, từ đó chỉ ra những thay đổi này là thời cơ mới của văn học hai dân tộc. Bài này đã giúp chúng tôi tiếp cận nội hàm của “hiện đại hóa”, nhưng bài này chỉ giới thiệu qua về những khái niệm, chưa đi sâu về vấn đề . [43] - Trong bài báo Qúa trình hiện đại hóa văn học ở Trung Quốc và Việt Nam từ cái nhìn so sánh, Nguyễn Thị Bích Hải chỉ ra “hiện đại” là một phạm trù di động trên trục thời gian, và quá trình “hiện đại hóa” hai nước đến nay vẫn đang tiếp tục. Ông đã phân tích những sự tương đồng và dị biệt của văn học hai nước trong quá trình hiện đại hóa nửa đầu thế kỷ XX, đã gợi mở chúng tôi từ một hướng nghiên cứu tiếp cận nội hàm của “hiện đại hóa”. Nhưng hướng nghiên cứu về “hiện đại hóa” của chúng tôi khác nhau với bài này đi tìm mối liên hệ trực tiếp với khái niệm “hiện đại”, “hiện đại hóa” của chúng tôi bắt nguồn từ quá trình phát triển của “tính hiện đại”. [15] - Trong bài Nữ sĩ Băng Tâm cây bút hiện đại hóa đa dạng, Phùng Hoài Ngọc đã nhiệt tình giới thiệu tiểu sử của nữ sĩ Băng Tâm cho độc giả Việt Nam, đồng thời, đã giải thích nội hàm của “hiện đại hóa” văn học tập trung vào một nhà văn. Qua giới thiệu những việc trải qua trong cuộc sống và những tác phẩm tiêu biểu suốt 75 năm của nữ sĩ này, tác giả bài báo có tổng kết những yếu tố mang tính hiện đại trong tản văn, tiểu thuyết và thơ ca của nhà văn, và đặc biệt chỉ ra ba yếu tố quan trọng trong thơ ca: “cảm thức tự nhiên”, “mẫu ái” và “nhi đồng”. Ba yếu tố này đã được chúng tôi sử dụng khi phân tích tính hiện đại của thơ Băng Tâm. [37] - Trong bài Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ nam bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỷ XX, Hồ Khánh Vân cho rằng tư tưởng nữ quyền đã xuất hiện ở đầu thế kỷ XX tại nam bộ và tập trung vào phương diện xã hội nhiều hơn lĩnh vực phê bình và nghiên cứu văn học. Về nguyên nhân xuất hiện, người viết bài chỉ ra 3 nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân gắn liền với tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Bài này đã đóng góp sự hiểu biết của chúng tôi về mối quan hệ giữa vùng nam bộ và ý thức nữ quyền, nhưng chúng tôi cho rằng tư tưởng nữ quyền đã xuất hiện phổ biến trong cả hai phương diện “lĩnh vực” và “khu vực”, đã đóng góp đáng
  16. 10 kể về tính hiện đại của thơ nữ Việt Nam ở đầu thế kỷ XX. [59] 3.1.2 Những nghiên cứu của học giả Trung Quốc và thế giới (xếp theo trục thời gian) - Trong bài Tính hiện đại của văn học nữ tính Trung Quốc 中国女性文学的现 代性 (1998), Liu Si Qian đưa ra cách hiểu của mình đối với 3 khái niệm: “văn học nữ tính”, “văn học phụ nữ” và “văn học chủ nghĩa nữ tính”, chỉ ra 3 loại văn học này là 3 hình thái văn học trong tiến trình hiện đại hóa văn học nữ tính của Trung Quốc và trên cơ sở đó đưa ra sự hiểu biết về tính hiện đại của nội hàm “văn học nữ tính”. Bài này có gợi mở chúng tôi về nghiên cứu những khái niệm văn học liên quan đến giới nữ, nhưng do đối tượng nghiên cứu khác nhau, những kết quả nghiên cứu của bài này không đóng góp trực tiếp cho luận án của chúng tôi. [85] - Trong bài Thử nghiên cứu về tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam 越 南文学现代化进程(2003), Yu Fu Zhao và Xie Qun Fang giới thiệu những đổi mới của văn học Việt Nam ở thế kỷ XX, bao gồm: sự hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ, sự thay đổi về thi pháp của các thể loại văn học, những nhà văn tiên phong và tư tưởng cách tân, yêu nước,… Đây là một bài duy nhất của nhà nghiên cứu Trung Quốc giới thiệu khái quát về vấn đề tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam, nhưng chưa được đi sâu về vấn đề. [117] - Trong cuốn sách lịch sử văn học Trung Quốc thế kỷ XX 二十世纪中国文学史 (2009), nhà Hán học nước Đức Wolfgang Kubin chia văn học Trung Quốc thế kỷ XX thành ba bộ phận: cận đại (1842 – 1911), hiện đại (1912 – 1949) và đương đại (sau năm 1949) để tiến hành nghiên cứu các thể loại và hiện tương văn học. Đây là một công trình duy nhất của nhà nghiên cứu thế giới giới thiệu một cách hệ thống về tiến trình hiện đại hóa của văn học Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX. Công trình này đã từ một cách nhìn mới – cách nhìn của học giả phương Tây, giúp chúng tôi tìm hiểu một cách tổng quan về tiến trình hiện đại hóa văn học ở nửa đầu thế kỷ XX của Trung Quốc, những kết quả nghiên cứu cũng được chúng tôi sử dụng trong luận án, thế nhưng, cách nhìn của chúng tôi về “tính hiện đại” và “hiện đại hóa” khác nhau nhiều với cách nhìn của học giả phương Tây này, những quan điểm nghiên cứu của nhà Hán học này chúng tôi cũng cho rằng thiếu sức thuyết phục. [73]
  17. 11 - Bài Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản và Trung Quốc - Tìm hiểu trường hợp Phan Bội Châu tiếp thu và chuyển hóa các câu chuyện anh hùng dựng nước phương Tây (2010, công bố bằng tiếng Việt) của Chen Yi Yuan, Luo Jing Wen giới thiệu về những ý tưởng cách tân của Phan Bội Châu. Hai tác giả qua hai hình tượng anh hùng (Mazzini và Washington) được Phan Bội Châu tiếp nhận làm đối tượng đi tìm hiểu mối quan hệ mật thiết giữa ông và các phong trào tư tưởng cách tân Trung, Nhật. Công trình này đã từ một phương diện nào đó giúp chúng tôi hiểu thêm về tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam dưới bối cảnh phong trào duy tân. [34] - Trong Thông sử thi ca Trung Quốc – cuốn hiện đại 中国诗歌通史—现代卷 (2012) do Zhao Min Li, Wu Si Jing chủ biện, nhóm học giả Trung Quốc đã nghiên cứu sự phát triển của Tân thi nửa đầu thế kỷ XX theo giai đoạn, trong quá trình này chỉ ra những nhà thơ tiêu biểu của từng giai đoạn và tác phẩm tiêu biểu của họ. Đây là một công trình đóng góp nhiều cho luận án của chúng tôi, những kết quả nghiên cứu của công trình này đã giúp chúng tôi hiểu một cách trực tiếp và thấu đạt về tiến trình hiện đại hóa của Tân thi Trung Quốc, chúng tôi đã sử dụng một cách trực tiếp và phổ biến những kết quả nghiên cứu của công trình này trong chương 3 của luận án. [118] - Trong luận án tiến sĩ Nghiên cứu về lịch sử phát triển của chữ viết Việt Nam 越 南文字发展史研究 (2014) của Liang Mao Hua, tác giả đã nghiên cứu một cách toàn diện về lịch sử phát triển của ba loại chữ viết Việt Nam: chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ, những kết quả nghiên cứu của công trình này đã giúp chúng tôi tiếp cận mối quan hệ giữa “chữ quốc ngữ” và “văn học hiện đại Việt Nam” dưới bối cảnh Tây học/Tân học. [95] - Trong luận án tiến sĩ Ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh – Thanh đối với tiểu thuyết nam bộ Việt Nam giai đoạn 1900 – 1930 (2016, viết bằng tiếng Việt) của Wang Jia, tác giả đã chỉ ra sự thay đổi của địa vị chữ quốc ngữ từ nhà Nguyễn đến đầu thế kỷ XX là gắn liền với những yếu tố chính trị và hiện trạng xã hội lúc bấy giờ. Những kết quả nghiên cứu của công trình này đã giúp chúng tôi hiểu rõ về mối quan hệ giữa “chữ quốc ngữ” và “văn học hiện đại Việt Nam” ở đầu thế kỷ XX, gợi mở chúng tôi từ mối quan hệ giữa chữ quốc ngữ và văn hóa bản địa tiếp cận tính hiện đại của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. [24]
  18. 12 3.2 Lịch sử trường hợp Do những tình hình khách quan và chủ quan, việc nghiên cứu về “tính hiện đại trong thơ nữ hai nước” nói riêng và thơ nữ hai nước nói chung còn chưa được giới học thuật quan tâm đầy đủ, và đến nay cũng chưa thấy có công trình nào giới thiệu một cách hệ thống về các tác giả, tác phẩm. Với tình hình trên, đa số công trình chỉ tập trung nghiên cứu về một hoặc hai vấn đề trong tính hiện đại của một hoặc hai tác giả, khiến loại công trình này nhiều mà phân bố tản mác, vì vậy, chúng tôi cũng không có khả năng đọc và sưu tập hết. Những công trình dưới đây đã được tham khảo bởi chúng tôi trong quá trình nghiên cứu của luận án, chúng không bao gồm những tập thơ chỉ đơn thuần sưu tập tác phẩm (như: 38, 51, 65, 91,…). 3.2.1 Những nghiên cứu của học giả Việt Nam (xếp theo số thứ tự trong tài liệu tham khảo) - Trong cuốn sách Việt Nam thi nhân tiền chiến: Quyển thượng (1996), Nguyễn Tấn Long đã giới thiệu khái quát và thu tập những tác phẩm của ba nhà thơ nữ: Vân Đài, Hằng Phương và Ngân Giang, hơn nưa, ông cũng đánh giá về những đặc điểm, phong cách của những bài thơ. (31) - Trong bài Nữ sĩ Băng Tâm cây bút hiện đại hóa đa dạng, Phùng Hoài Ngọc đã nhiệt tình giới thiệu tiểu sử của nữ sĩ Băng Tâm. (Bài này đã được chúng tôi giới thiệu trong phần lịch sử lý thuyết) (37) - Trong cuốn sách Thi nhân Việt Nam (2015), Hoài Thành – Hoài Chân đã giới thiệu khái quát thông tin tác giả, tác phẩm của bốn nhà thơ nữ: Thu Hồng (3 bài), Anh Thơ (4 bài), Vân Đài (1 bài) và Mộng Tuyết (2 bài), tác giả đã vận dụng khả năng cảm thụ của mình để đánh giá về những đặc điểm, phong cách của những bài thơ. (48) - Cuốn sách Nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh (1988) của hai tác giả Thanh Việt Thanh – Thiện Mộc Lan là một công trình giới thiệu khá hệ thống về những thông tin và tác phẩm của một nhà thơ nữ. Công trình này đặt tác phẩm nhà thơ vào bối cảnh phong trào Thơ mới để phân tích, dẫn chúng tôi hiểu rõ hơn về những nội dung và hình thức thơ của một nữ tiên phong miền nam. Và đặc biệt, công trình này còn thu tập những bài văn của nhà thơ được công bố trên những báo chí, tạp chí lúc bấy giờ, giúp chúng tôi hiểu trực tiếp về những tư tưởng tiến bộ của nhà thơ về lối sáng tác thơ và tư tưởng tân tiến. (49)
  19. 13 - Trong bài Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ nam bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỷ XX, Hồ Khánh Vân đã giới thiệu về mối quan hệ giữa vùng nam bộ và ý thức nữ quyền, và cho rằng nội dung chứa đựng ý thức nữ quyền của các nhà thơ nữ vùng nam bộ đã đi qua một chặng đường từ đặc trưng mô phỏng đến giá trị phong trào. Bài báo này có phân tích nội dung của ba bài thơ cụ thể thuộc ba nhà thơ Ngân Giang, Cao Ngọc Anh và Mộng Tuyết để minh họa quan điểm trên. (Bài này đã được chúng tôi giới thiệu trong phần Lịch sử lý thuyết) (59) 3.2.2 Những nghiên cứu của học giả Trung Quốc (xếp theo số thứ tự trong tài liệu tham khảo) - Trong bài Hướng dẫn đọc thơ ca của Lâm Huy Nhân 林徽因诗歌导读(2012), Hu Hong Mei đã giới thiệu khái quát về tình hình sáng tác thơ ca của Lâm Huy Nhân. Khi phân tích những xu hướng thẩm mĩ riêng của nhà thơ, tác giả đã chú trọng kết hợp với xuất thân của nhà thơ từ một gia đình trí thức tiến bộ. Hơn nữa, tác giả cũng đã giới thiệu về lối sáng tác của hai loại hình thơ: thơ cách luật “tam mĩ” và thơ tượng trưng. Những công việc trên của tác giả đã giúp chúng tôi hiểu thêm về tính hiện đại trong tác phẩm của nhà thơ. Nhìn chung, bài này chỉ giới thiệu khái quát về những đặc điểm chung của thơ ca, chưa đi sâu nghiên cứu những thi pháp cụ thể. (76) - Bài Bàn về thơ của Lâm Huy Nhân 论林徽因的诗(1988)của Huang Xin Cun giới thiệu khái quát về phong cách và thủ pháp nghệ thuật trong lối sáng tác của Lâm Huy Nhân. Tác giả cho rằng lối sáng tác của Lâm Huy Nhân đã tập trung những đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa cổ điển. Dựa trên lập luận này, tác giả đã khảo sát những bài thơ cụ thể theo giai đoạn sáng tác của nhà thơ, chú ý phân tích về phong cách và thủ pháp nghệ thuật trong thơ. Hướng nghiên cứu của bài này khác nhau với chúng tôi, nhưng đã giúp chúng tôi hiểu về những vấn đề tính hiện đại về thể thơ và từ vựng của Lâm Huy Nhân. (77) - Trong bộ tác phẩm Nổi lên từ đường chân trời của lịch sử – Nghiên cứu văn học phụ nữ hiện đại 浮出历史地表—现代妇女文学研究(2004)của Meng Yue và Dai Jin Hua, hai tác giả chú trọng kết hợp tiểu sử của các nhà văn nữ để giới thiệu ý thức nữ tính trong tác phẩm của họ, trong đó bao gồm Băng Tâm và Tiêu Hồng. Cuốn sách này không giới thiệu tác phẩm cụ thể, nhưng đã dẫn chúng tôi hiểu về ý thức nữ tính phương Tây như một quan niệm mới trong tác phẩm của hai nhà thơ. (96)
  20. 14 - Trong cuốn sách Thu Cận thi văn tuyển chú 秋瑾诗文选注(2011)do Guo Yan Li và Guo Zhen biên tập, hai tác giả ngoài thu tập tác phẩm cũng có chú thích về bối cảnh sáng tác, nghĩa dùng từ của từng mỗi bài thơ, công việc này đã giúp chúng tôi hiểu về ý thức nữ tính như một quan niệm mới trong thơ của Thu Cận. (101) - Trong cuốn sách Xuân khúc 春曲(2012)do Ji Hong Zhen biên tập, tác giả ngoài thu tập tác phẩm còn giới thiệu về tiểu sử của nhà thơ khá hệ thống, từ đó dẫn chúng tôi hiểu và cảm nhận được ý thức nữ tính trong tác phẩm. (110) - Trong bài Bàn đơn giản về thể thơ của Lâm Huy Nhân 林徽因诗歌诗形浅谈 (2010), Zhang Xing Zhao đã giới thiệu những đặc điểm của thể thơ cách luật “tam mĩ” của nhà thơ, trong đó, tác giả đã đặc biệt chú ý đến thân phận kiến trúc sư của Lâm Huy Nhân trong việc sáng tác thơ tự do, và cho rằng những bài thơ với kiến trức học là những đóng góp riêng của nhà thơ trong phong trào Tân thi. Số lượng bài thơ được nghiên cứu trong bài còn ít, nhưng đã gợi mở chúng tôi từ hướng liên ngành nghiên cứu bài thơ của Lâm Huy Nhân. (121) 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là “tính hiện đại trong thơ nữ Việt Nam và Trung Quốc”. Trong chương 1, dựa trên sự hiểu biết của các học giả Việt Nam đối với khái niệm “hiện đại”, chúng tôi sẽ chỉ ra: những đặc điểm mới trong thi pháp văn học hiện đại hai nước. “Tính hiện đại” ở đây được hiểu như là kết quả của quá trình hiện đại hoá – quá trình thoát bỏ khỏi hệ thống thi pháp trung đại để xây dựng một hệ thống thi pháp mới theo mô hình của văn học hiện đại phương Tây – trong văn học Việt Nam và Trung Quốc. Sau đó, dựa trên lý luận văn học của các học giả Việt Nam, chúng tôi sẽ xác định tính hiện đại trong thơ ca Việt Nam và Trung Quốc qua hai phương diện thi pháp mới: “quan niệm mới” và “hệ thống hình thức mới”, và hai phương diện thi pháp này trong thơ nữ là đối tượng nghiên cứu của chương 2 và chương 3. 4.2 Phạm vi nghiên cứu 4.2.1 Về công việc sưu tập tác phẩm thơ nữ Phạm vi nghiên cứu của luận án là những bài thơ được các nhà thơ nữ Việt Nam và Trung Quốc sáng tác trong nửa đầu thế kỷ XX.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1