intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Mối quan hệ giữa văn học Kinh - Tày qua một số truyện thơ nôm Tày và truyện thơ nôm Kinh có cùng cốt truyện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

47
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là nghiên cứu sự giao lưu của hai nền văn học Kinh - Tày thông qua một hiện tượng cụ thể: Các truyện thơ Nôm Tày và Nôm Kinh có cùng cốt truyện. Trên cơ sở so sánh đối chiếu giữa các văn bản chúng tôi sẽ chỉ rõ những nét tương đồng và dị biệt trong nhóm tác phẩm này. Quan trong hơn là phải làm rõ, lí giải được những nguyên nhân, cơ chế dẫn đến hiện tượng đó. Từ đó, góp phần khẳng định sự sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật của hai dân tộc Kinh - Tày trong suốt chiều dài lịch sử.Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Mối quan hệ giữa văn học Kinh - Tày qua một số truyện thơ nôm Tày và truyện thơ nôm Kinh có cùng cốt truyện

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHU HẢI YẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC KINH - TÀY QUA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY VÀ TRUYỆN THƠ NÔM KINH CÓ CÙNG CỐT TRUYỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHU HẢI YẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC KINH - TÀY QUA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY VÀ TRUYỆN THƠ NÔM KINH CÓ CÙNG CỐT TRUYỆN Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quốc Tuấn THÁI NGUYÊN - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học “Mối quan hệ giữa văn học Kinh - Tày qua một số truyện Thơ Nôm Tày và truyện Thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Chu Hải Yến i
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................. ii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 5 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 6 5. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 7 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7 7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 7 NỘI DUNG........................................................................................................... 9 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 9 1.1. Về khái niệm giao lưu - tiếp biến văn hóa ..................................................... 9 1.2. Truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh ........... 10 1.2.1. Tình hình khảo cứu, sưu tầm, dịch thuật................................................... 10 1.2.2. Tác giả của truyện thơ Nôm Tày............................................................... 11 1.2.3. Giới thiệu tóm tắt một số truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện ............................................................................................... 12 Chương 2: NGUYÊN NHÂN CỦA QUÁ TRÌNH GIAO LƯU - TIẾP BIẾN GIỮA CÁC TRUYỆN THƠ NÔM TÀY VÀ TRUYỆN THƠ NÔM KINH CÓ CÙNG CỐT TRUYỆN ........................................................ 21 2.1. Những diễn tiến của lịch sử văn hóa, nguyên nhân của sự giao lưu - tiếp biến ...................................................................................................................... 21 2.2. Phương pháp sáng tác thời trung đại và ảnh hưởng của nó đến các truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện ................................ 26 2.2.1. Sự thể hiện con người trong văn học trung đại Việt Nam và con người trong truyện thơ Nôm Tày ................................................................................... 26 ii
  5. 2.2.2. Bút pháp ước lệ tượng trưng của văn học trung đại và sự thể hiện trong truyện thơ Nôm Tày ............................................................................................ 32 2.3. Giao lưu - tiếp biến trong sự đồng điệu tâm hồn của hai dân tộc Kinh - Tày .................................................................................................................... 37 2.3.1. Đồng điệu trong tâm hồn hai dân tộc làm nên sự sáng tạo nghệ thuật ..... 37 2.3.2. Đồng điệu trong khát vọng về một kết thúc viên mãn .............................. 42 Chương 3: GIAO LƯU VĂN HỌC TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY VÀ TRUYỆN THƠ NÔM KINH CÓ CÙNG CỐT TRUYỆN ............................ 47 3.1. Sự đồng điệu ở giá trị nội dung .................................................................... 47 3.1.1. Hình tượng con người của núi rừng Bắc bộ.............................................. 47 3.1.2. Thiên nhiên của núi rừng Bắc bộ .............................................................. 62 3.2. Giao lưu và tiếp biến trên phương diện nghệ thuật...................................... 68 3.2.1. Kết cấu và thể thơ...................................................................................... 68 3.2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật...................................................................... 76 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 93 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 97 iii
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Nghiên cứu giao lưu văn hóa, văn học là hướng đi đã và đang mang lại nhiều thành tựu có giá trị trong khoa học xã hội hiện nay. Việc so sánh những tác phẩm cùng trong một quốc gia, khu vực sẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn về nền văn hóa - văn học đó. Ở Việt Nam đã từ lâu, các nhà nghiên cứu đã nhận định trong nền văn hóa văn học đa dạng và phong phú của 54 dân tộc anh em, rất dễ nhận thấy có ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn hóa văn học, đặc biệt giữa các nền văn hóa văn học lâu đời có chiều dài phát triển trong lòng văn hóa văn học. Trong 54 dân tộc ở Việt Nam thì văn hóa văn học người Kinh có vai trò trung tâm giữ vai trò ảnh hưởng chi phối đến các văn hóa văn học các dân tộc khác, nhưng nó không phải là sự ảnh hưởng một chiều, bất biến mà ngược lại văn hóa văn học ít người cũng có sự ảnh hưởng, tác động trở lại đối với văn hóa văn học Kinh. Vì vậy nghiên cứu Mối quan hệ giữa văn học Kinh - Tày qua một số truyện Thơ Nôm Tày và truyện Thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện sẽ giúp chúng tôi có những hiểu biết sâu sắc hơn về văn học của hai dân tộc này. 1.2. Trong những năm gần đây nghiên cứu giao lưu văn học của hai dân Kinh - Tày đã được quan tâm, tuy nhiên so với hiện nay việc đặt các tác phẩm truyện thơ Nôm Kinh - Tày có cùng cốt truyện sát lại nhau để thông qua đó tìm hiểu sự giao lưu của nền văn học hai dân tộc chỉ rõ cơ chế của cuộc “giao duyên” này thì cần phải được tiếp tục lí giải. Cho đến thời điểm hiện tại do các rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, đa số những nghiên cứu về truyện thơ Nôm Tày thời trung đại còn nhiều hạn chế. Như vậy, đặt vấn đề nghiên cứu Mối quan hệ giữa văn học Kinh - Tày qua một số truyện Thơ Nôm Tày và truyện Thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện, chúng tôi muốn làm rõ mối quan hệ giao lưu giữa nền văn học dân tộc qua một hiện tượng cụ thể: Truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh. Vì vậy, có thể coi đây là đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 1
  7. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu về truyện thơ Nôm Kinh Trong dòng chảy văn học Việt Nam truyện thơ Nôm được coi là một hiện tượng khá phức tạp nhưng cũng rất thú vị, đến nay đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về truyện thơ Nôm, trong đó có thể kể đến một số chuyên luận cũng như giáo trình tiêu biểu như: Văn học dân gian của hai tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, được xuất bản năm 1972; năm 1976 tác giả Cao Huy Đỉnh cho công bố công trình Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam; Tác giả Nguyễn Lộc công bố Văn học Việt Nam ở nửa cuối thế kỉ XVIII - đến hết thế kỉ XIX vào năm 2001; Thi pháp truyện Kiều của giáo sư Trần Đình Sử được nhà xuất bản năm 2003; trước đó, năm 1995, giáo sư Trần Đình Sử cũng giới thiệu tiểu luận Những thế giới nghệ thuật thơ; Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các công trình như Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm của giáo sư Đặng Thanh Lê xuất bản năm 1979; Truyện Nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể loại của nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch xuất bản năm 2007… Tuy nhiên những nghiên cứu kể trên vẫn tồn tại nhiều vấn đề tranh luận, không thống nhất, chẳng hạn từ việc xác định thể loại truyện Nôm. Có nhà nghiên cứu cho rằng truyện thơ Nôm thuộc loại hình văn học dân gian, nhưng các nhà nghiên cứu lại xác định đây là thể loại hình văn học viết, có rất nhiều cách định danh truyện Nôm: truyện Nôm bình dân, truyện Nôm bác học, truyện Nôm khuyết danh, truyện Nôm có tên tác giả,… Nhìn chung, những nghiên cứu về truyện thơ Nôm đã tập trung làm rõ một số vấn như là: Thể loại truyện Nôm; Phương pháp sáng tác; Nguồn gốc; Kết cấu; Nhân vật; Ngôn ngữ; Chủ đề; Đề tài; Văn bản truyện Nôm;… Tuy nhiên, việc nghiên cứu truyện thơ Nôm vẫn là một công việc rất cần thiết vì tính phức tạp của thể loại sự phong phú và đa dạng của bản thể truyện Nôm. 2
  8. 2.2. Nghiên cứu về truyện thơ Nôm Tày Như đã trình bày ở trên do các rào cản về văn hóa ngôn ngữ,…Cho đến hiện nay truyện thơ các dân tộc ít người và truyện thơ Nôm Tày chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ đúng mức. Với quan điểm dựa trên những thành tựu nghiên cứu khoa học đã công bố, chúng tôi xin điểm một số công trình nghiên cứu về truyện thơ Nôm Tày như sau: Năm 1964, tác giả Nông Quốc Chấn giới thiệu cuốn Truyện thơ Tày - Nùng. Trong bài giới thiệu của cuốn sách, tác giả đã đưa ra những nhận xét có thể coi là đầu tiên về kết cấu cốt truyện cũng như nghệ thuật của truyện thơ Tày - Nùng. Trong phần này, chúng tôi điểm đến nhận định của các nhà nghiên cứu: Nông Quốc Chấn, Lục Văn Pảo, Phan Đăng Nhật, Võ Quang Nhơn, Lê Trường Phát, Vũ Anh Tuấn... Năm 1972, sau nhiều năm dày công sưu tầm và nghiên cứu, tác giả Lục Văn Pảo đã công bố một danh mục tương đối đầy đủ về truyện thơ Nôm Tày. Tuy nhiên theo chính tác giả, con số này còn xa hơn hơn nhiều so với thực tại. Tác giả Phan Đăng Nhật sau quá trình nghiên cứu, đến năm 1981, đã công bố công trình Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đây có thể được coi là được một bước phát triển mới trong lĩnh vực nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và truyện thơ Nôm Tày nói riêng. Năm 1983, giáo trình Văn học các dân tộc ít người Việt Nam của tác giả Võ Quang Nhơn được giới thiệu. Trong giáo trình, tác giả đã dành một chương để bàn về truyện thơ. Ông coi truyện thơ như là “một dấu nối giữa văn học truyền miệng và văn học thành văn”. Năm 1997, tác giả Lê Trường Phát cho ra mắt chuyên luận Đặc điểm thi pháp truyện thơ các dân tộc thiểu số, trên cơ sở khảo sát 6 truyện thơ Thái và 19 truyện thơ Tày - Nùng, đồng thời đặt nó trong bối cảnh truyện thơ các dân tộc Đông Nam Á. Sáu năm sau, nhà văn, nhà nghiên cứu Hoàng Triều Ân công bố 3
  9. hai công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày. Đó là Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại và Chữ Nôm Tày và thể loại truyện thơ đều được nhà xuất bản Văn học - Trung tâm nghiên cứu quốc học ấn hành. Nằm trong mạch nghiên cứu truyện thơ Tày đó, một năm sau, năm 2004, nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn cho ra mắt chuyên luận Truyện thơ Tày, nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại. Đây là một công trình nghiên cứu rất công phu và có giá trị, tác giả đã lý giải về nguồn gốc thể loại truyện thơ Tày và làm sáng tỏ thi pháp của thể loại trên ba phương diện: cấu trúc, nhân vật và lời văn nghệ thuật. Nhìn chung, nghiên cứu về truyện thơ Nôm Tày còn tương đối ít ỏi so với quy mô của mảng văn học này, gần đây dưới sự hỗ trợ một số trí thức bản tộc trong đó có người Tày đã tiến hành sưu tầm nghiên cứu dịch thuật các tác phẩm truyện thơ Nôm Tày, bao gồm cả nhóm truyện thơ cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh sang tiếng Kinh. Đây là một dự án rất có ý nghĩa đối với lĩnh vực nghiên cứu văn hóa văn học dân tộc ít người nói chung và nghiên cứu văn hóa văn học dân tộc Tày trong đó có truyện thơ Nôm Tày. 2.3. Những nghiên cứu về truyện thơ Nôm Kinh và truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện Cho đến nay về cơ bản những truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh được dịch sang tiếng Việt, tuy nhiên việc tiếp cận, nghiên cứu các tác phẩm này còn nhiều bất cập. Chúng tôi tiếp tục khảo sát những nhận định của các nhà nghiên cứu sau: Nông Quốc Chấn, Hoàng Triều Ân, Vũ Anh Tuấn, Phạm Quốc Tuấn... Năm 1971, Nông Quốc Chấn công bố bài viết Tính chất dân tộc của một nền văn học nhiều dân tộc. Trong bài viết này, lần đầu tiên tác giả đã cho thấy sự ảnh hưởng, giao thoa của nền văn học các dân tộc anh em Kinh, Tày, Thái, Mường. Tiếp mạch tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm thể loại của nhóm truyện thơ 4
  10. Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, năm 1992, nhà nghiên cứu Lục Văn Pảo cho biết nhóm này gồm 6 truyện: Mạc Đĩnh Chi, Tổng Tân, Phạm Tử, Lưu Bình - Dương Lễ, Thạch Sanh, Hoàng Trừu, và ông cũng cho rằng truyện Mạc Đĩnh Chi có thể coi là truyện Tày hoàn toàn. Nhà nghiên cứu Hoàng Triều Ân trong chuyên luận Chữ Nôm Tày và thể loại truyện thơ ngoài phần lý giải về nguồn gốc một bộ phận trong kho tàng truyện thơ Nôm Tày, ông còn cho biết đôi nét về phương pháp sáng tác, thời điểm xuất hiện và nguyên nhân vì sao một số tác phẩm truyện thơ Nôm Kinh lại được lựa chọn để “Tày hóa”. Chuyên luận Truyện thơ Tày - nguồn gốc quá trình phát triển và thi pháp thể loại của giáo sư Vũ Anh Tuấn cũng đề cập đến các truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh. Năm 2014, Phạm Quốc Tuấn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài Nghiên cứu so sánh một số truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án này là một chuyên luận nghiên cứu tương đối tỉ mỉ và công phu về sự giao thoa văn học, đặc biệt ở lĩnh vực truyện Nôm của hai dân tộc Kinh - Tày. Các nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh cùng cốt truyện đã bước đầu đã lí giải được sự tương đồng và dị biệt của các tác phẩm này. Tuy nhiên, để làm rõ hơn mối quan hệ giao lưu văn học Kinh Tày và lí giải được nguyên nhân và cơ chế của nó thì vẫn cần đến một công trình nghiên cứu chuyên biệt, cụ thể. Hy vọng, hướng nghiên cứu của chúng tôi sẽ ít nhiều trả lời được câu hỏi này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là nghiên cứu sự giao lưu của hai nền văn học Kinh - Tày thông qua một hiện tượng cụ thể: Các truyện thơ Nôm Tày và Nôm Kinh có 5
  11. cùng cốt truyện. Trên cơ sở so sánh đối chiếu giữa các văn bản chúng tôi sẽ chỉ rõ những nét tương đồng và dị biệt trong nhóm tác phẩm này. Quan trong hơn là phải làm rõ, lí giải được những nguyên nhân, cơ chế dẫn đến hiện tượng đó. Từ đó, góp phần khẳng định sự sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật của hai dân tộc Kinh - Tày trong suốt chiều dài lịch sử. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ chính của đề tài là nghiên cứu về phương diện nội dung và nghệ thuật truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, nhằm nắm rõ dấu ấn nội dung, thành tựu nghệ thuật thể hiện riêng của chúng. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi trình bày các vấn đề sau: - Nghiên cứu những vấn đề chung liên quan đến truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh. - Nghiên cứu nội dung; nghệ thuật 3 truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện. - So sánh, lí giải nguyên nhân xuất hiện sự tương đồng và khác biệt giữa truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện được đề cập. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo một số tài liệu mang tính chất lí luận và những công trình, chuyên luận nghiên cứu về truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Nhóm truyện thơ Nôm Tày Văn bản do nhóm tác giả: Hoàng Triều Ân, Dương Nhật Thanh, Phạm Quốc Tuấn sưu tầm, phiên âm, dịch nghĩa gồm các tác phẩm: Tổng Tân - Cúc Hoa (2008); Thạch Seng (2008); Phạm Tử - Ngọc Hoa (2010), Nxb Đại học Thái Nguyên. 6
  12. 4.2.2. Nhóm truyện thơ Nôm Kinh - Kho tàng truyện Nôm khuyết danh Việt Nam (2000), 2 tập, Nxb Văn học, Hà Nội, (trong đó có các tác phẩm: Tống Trân - Cúc Hoa; Phạm Tải - Ngọc Hoa; Thạch Sanh). Trong những tác phẩm kể, trên chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu, so sánh cụ thể các vấn đề phương pháp sáng tác và lưu truyền những nét tương đồng dị biệt về nội dung và giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm. Khái quát cơ chế và lí giải, chỉ ra được sự giao lưu sâu rộng giữa 2 nhóm tác phẩm này. 5. Đóng góp của luận văn - Về mặt khoa học, luận văn góp phần giải quyết vấn đề: tìm hiểu, so sánh để bước đầu đánh giá giá trị văn học của một số dân tộc thiểu số trongcác dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng hợp, khái quát, khẳng định giá trị truyện thơ Nôm Tày trong lịch sử văn học trung đại dân tộc Tày và lịch sử văn học trung đại Việt Nam từ cơ sở so sánh đối chiếu với những truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện - Kết quả nghiên cứu trong luận văn cho thấy được tài năng, sự sáng tạo của người Tày khi tái tạo truyện thơ Nôm Tày trên cơ sở kế thừa, tiếp thu tác phẩm truyện thơ Nôm Kinh. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu của đề tài chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp so sánh - Phương pháp loại hình - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp nghiên cứu liên nghành - Phương pháp tiếp cận thi pháp học 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận thư mục này được tham khảo, luận văn chia làm ba chương: 7
  13. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chương 2: NGUYÊN NHÂN CỦA QUÁ TRÌNH GIAO LƯU - TIẾP BIẾN GIỮA CÁC TRUYỆN THƠ NÔM TÀY VÀ TRUYỆN THƠ NÔM KINH CÓ CÙNG CỐT TRUYỆN Chương 3: GIAO LƯU VĂN HỌC TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY VÀ TRUYỆNTHƠ NÔM KINH CÓ CÙNG CỐT TRUYỆN 8
  14. NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Về khái niệm giao lưu - tiếp biến văn hóa Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, giao lưu và tiếp biến văn hóa là một vấn đề được rất nhiều những nhà xã hội học quan tâm. Liên quan đến khái niệm tương đối mới này, đã có một số những định nghĩa và nhận xét đáng chú ý. Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa: “giao lưu văn hóa là sự tiếp xúc văn hóa, trao đổi ảnh hưởng và tác động qua lại giữa các nền văn hóa của các dân tộc khác nhau”. Trong định nghĩa này, có thể thấy hai điểm đáng chú ý như sau: thứ nhất, để có được giao lưu văn hóa cần có ít nhất hai nền văn hóa của các dân tộc khác nhau tác động qua lại với nhau; thứ hai, sự tác động qua lại đó dẫn đến hệ quả là sự trao đổi và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Từ định nghĩa cơ bản trên có thể hiểu một cách đơn giản: Giao lưu văn hóa là quá trình tiếp xúc, trao đổi, lựa chọn, tiếp nhận và chuyển hóa các giá trị văn hóa khác nhau, có thể (hoặc không) dẫn đến sự biến đổi văn hóa của mỗi chủ thể trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Song song với khái niệm Giao lưu văn hóa là khái niệm Tiếp biến văn hóa. Tiếp biến văn hóa là quá trình mà trong đó các thành viên của nhóm văn hóa thông qua niềm tin và hành vi của các nhóm khác, chuyển từ lối sống riêng của mình để thích ứng. Định nghĩa về Tiếp biến văn hóa được đưa ra ở cuộc họp UNESCO châu Á tại Teheran năm 1978 như sau: “Tiếp biến văn hóa đó là sự tiếp xúc giữa những nhóm người khác nhau về văn hóa, do đó sinh ra những sự thay đổi về văn hóa (ứng xử, giao tiếp, tư duy…) ở trong mỗi nhóm”. Tiếp biến văn hóa là quá trình một nhóm người hay một cá nhân qua tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một nhóm khác, tiếp thụ (tự nguyện hay bắt buộc, toàn bộ hay từng bộ phận) nền văn hóa của nhóm này. So với định nghĩa Giao lưu văn hóa, định 9
  15. nghĩa Tiếp biến văn hóa nhấn mạnh vào một điểm đó là sự thay đổi về văn hóa. Hiện nay, khái niệm tiếp biến văn hóa được quan niệm đơn giản hơn: Tiếp biến văn hóa là quá trình một cá nhân khi tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một cộng đồng hay một cá nhân khác (có hoặc không có ý thức) hấp thụ nhiều hay ít nền văn hóa của cộng đồng hay các cá nhân này. Tiếp biến văn hóa có thể xảy ra theo con đường kinh tế, tôn giáo, tư tưởng, văn hóa nghệ thuật….Trong bối cảnh hòa bình hay gắn với áp đặt về chính trị. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, giao lưu và tiếp biến văn hóa thường đi đôi với nhau tạo thành một tổ hợp khái niệm giao lưu - tiếp biến văn hóa. Giao lưu - tiếp biến văn hóa trong tiếng Anh được định danh bằng các từ như: Acculturation, Cultural contacts hoặc Cultural exchanges. Tác giả của Đề cương những bài giảng giao lưu, tiếp biến văn hóa trong lịch sử Việt Nam, đưa ra khái niệm về thuật ngữ “giao lưu - tiếp biến văn hóa” với nghĩa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, gặp nhau (tiếp xúc trực tiếp và lâu dài), gây ra sự biến đổi về mô thức văn hóa so với ban đầu của hai chủ thể. Như vậy có thể thấy, giao lưu - tiếp biến văn hóa bắt nguồn từ sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa, và thể hiện ở sự thay đổi trong quá trình tiếp xúc đó. Hiện tượng này là quy luật có tính phổ biến trong tiến trình lịch sử và văn hóa của nhân loại. Sự tồn tại, phát triển của các cộng đồng, dân tộc dù ở bình diện nào cũng gắn với kế thừa, giao lưu, tiếp xúc, tiếp biến văn hóa. Trên thực tế, có thể điểm qua một số vùng văn hóa có sự giao lưu và tiếp biến nổi bật như: vùng văn hóa Á Đông (Trung Quốc, Hà Quốc, Nhật Bản…), vùng văn hóa Nam Á (Ấn Độ), Vùng văn hóa Đông Nam Á (các quốc gia trong khối Asean), vùng văn hóa Châu Âu, vùng văn hóa Bắc Mỹ, vùng văn hóa Mỹ Latin… 1.2. Truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh 1.2.1. Tình hình khảo cứu, sưu tầm, dịch thuật Đầu tên, chúng ta biết đến Phạm Tử - Ngọc Hoa, Thạch Sanh, Tống Tân - Cúc Hoa, Nhị Độ Mai,…Trong bài viết “Mấy ý nghĩ về truyện thơ cổ Tày - 10
  16. Nùng”, do nhà thơ Nông Quốc Chấn giới thiệu, xuất bản năm 1964. Trong bài viết này, tác giả đã đánh giá và có những nhận xét vô cùng quan trọng về nền văn văn học Tày - Nùng, có hai nội dung chủ yếu của những truyện thơ trên (thứ nhất là tính cách anh hùng, chí khí dũng cảm, tinh thần vượt khó khăn gian khổ để vươn tới đích; thứ hai, thiết tha với quyền sống của con người lao động, yêu quý chính nghĩa và điều kiện, căm thù phi nghĩa và tội ác, những yếu tố tiêu cực). Bài viết còn có những nhận định quan trọng về hình thức nghệ thuật của truyện thơ như: cách bố cục câu truyện, bút pháp mô tả, thể thơ và thơ. Theo nghiên cứu về truyện thơ Nôm của tác giả Lục Văn Pảo, năm 1992, trong Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3 đã có bài viết “Truyện Nôm Tày”. Ông đã đưa ra những lý lẽ thuyết phục rằng: “Truyện thơ Tày là sản phẩm song trùng, một mặt là sản phẩm của một loaị hình thức văn học dân tộc ra đời, song cũng là sản phẩm được sinh ra bởi chữ Nôm. Không có chữ Nôm Tày thì không có truyện thơ Nôm Tày tồn tại như ngày nay”. Tác giả đã đưa ra một danh mục truyện thơ Tày được sưu tầm trong nhiều năm, hồm có 47 truyện (trong đó có 39 truyện thuộc nhóm truyện do người Tày sáng tác, 06 truyện bắt nguồn từ các truyện Nôm Kinh, 02 truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian Trung Quốc), đây là số lượng tác phẩm có quy mô đồ sộ mà ít dân tộc nào sánh được. Ở đó trong bài viết tác giả đã khẳng đinh rằng: “Xét về nội dung, những truyện thơ này phản ánh cuộc sống của người Tày khá phong phú, đa dạng. Việc tìm hiểu tư tưởng xã hội người Tày trong lịch sử, nhất là bộ phận phong tục tập quán, nếp sống đã qua thì kho tàng này dường như chiếm được vị trí độc tôn nếu không muốn nói là duy nhất…”[36,17]. 1.2.2. Tác giả của truyện thơ Nôm Tày Các nhà nghiên cứu có rất nhiều cách đánh giá nhận xét, đánh giá các tiêu chí đưa ra để khẳng định một tác phẩm nào đó thuộc loại hình văn học dân gian hay không hay nó là văn học viết. Theo quan niệm truyền thống, một tác phẩm được coi là văn học dân gian khi nó mang những đặc trưng sau đây: sáng tác của 11
  17. tập thể, hình thức truyền miệng, có tính dị bản, hay sự phân chia thành các tuyến nhân vật đối lập (thiện - ác) trong một vài thể loại của văn học dân gian - đặc biệt trong truyện cổ tích cũng là một tiêu chí nhận diện, phân loại. Gần đây, khi nghiên cứu một số truyện thơ Nôm Tày nói chung và truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh nói riêng, chúng tôi thấy không phải như vậy. Có nhiều ý kiến cho rằng: “Truyện Nôm khuyết danh (kể cả Nôm Kinh hay Nôm Tày) đều là những sáng tác dân gian”. Trên thực tế, điều này cần phải được xem xét một cách có hệ thống mới có thể đưa ra những kết luận chính xác. Đầu tiên, người ta cho rằng: “Bản quyền các sáng tác dân gian (ca dao, dân ca, tục ngữ, câu đố, hò, vè, truyền thuyết, cổ tích thuộc về tập thể…) đều là những sáng tác của tập thể trong thời gian dài. Nhưng vì tập thể là rất lớn, không phải là một cá nhân nào cụ thể, nên sáng tác tập thể lại được gắn cho một cách gọi khác đó là “vô danh” hay “khuyết danh” và “tác phẩm khuyết danh” thường được coi là sáng tác của người bình dân”. Do nhận định như vậy, nên các tác phẩm truyện Nôm khuyết danh của người Kinh còn có cách gọi khác là “truyện Nôm bình dân” [36,18] . Tuy nhiên, ở các tác phẩm truyện thơ Nôm Tày lại có chỗ khác biệt. Theo chúng tôi, người viết truyện thơ Nôm Tày chắc chắn là các nho sĩ, vì nếu không được học hành, đào tạo bài bản về chữ Hán, chữ Nôm thì không thể biết chữ Nôm Tày và từ đó không thể sáng tác ra truyện thơ Nôm Tày - loại truyện thơ của người Tày được viết bằng văn tự Nôm Tày (được trí thức bản tộc người Tày sáng tạo ra trên cơ sở chữ Hán, chữ Nôm và lối phát âm của người Tày nhằm văn bản hóa tiếng Tày). Thêm vào đó, theo một số nhà nghiên cứu về văn hóa dân gian Tày, người bình dân chỉ có thể sáng tác ra những câu Sli, lượn hay ca dao Tày mà thôi, khó có thể đủ trình độ để sáng tác truyện thơ như nho sĩ. Như vậy, coi truyện thơ Nôm Tày là những sáng tác của người bình dân thì phần khiên cưỡng. 1.2.3. Giới thiệu tóm tắt một số truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện 12
  18. Khi nghiên cứu riêng nhóm các tác phẩm truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, có một điều dễ nhận thấy khi sáng tác các truyện thơ này trên cơ sở cốt truyện của người Kinh, các tác giả người Tày để lại nhiều dấu ấn sáng tạo riêng biệt. Các truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, chúng tôi giới thiệu ba tác phẩm truyện thơ Nôm Tày Phạm Tử - Ngọc Hoa, Thạch Seng, Tống Tân - Cúc Hoa trong tương quan so sánh với truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện, tất cả truyện thơ đều mang giá trị nghệ thuật sâu sắc. Về cốt truyện, tác phẩm này cơ bản giống với truyện thơ Nôm của người Kinh song khác về hình thức thể hiện. Truyện thơ Nôm Kinh dùng thể thơ lục bát còn truyện thơ Nôm Tày dùng thể thơ thất ngôn trường thiên và được viết bằng chữ Nôm Tày, thêm vào đó, bản sắc văn hóa Tày thể hiện rất rõ nét trong tác phẩm. Đọc những truyện thơ trên, không chỉ thấy được những phẩm chất tốt đẹp của con người dân tộc Tày, họ đã để lại những dấu ấn riêng biệt, thể hiện phong cách sáng tạo độc đáo, để từ đó các tác phẩm văn học của người Kinh đã chuyển hóa vào văn học Tày một cách tự nhiên và mang màu sắc riêng biệt, tạo cho nó một chỗ đứng nhất định trong nền văn học dân tộc. Truyện thơ Nôm Tày Tổng Tân - Cúc Hoa Truyện thơ Nôm Tày Tổng Tân - Cúc Hoa có cốt truyện vay mượn từ truyện thơ Nôm Kinh Tống Trân - Cúc Hoa. Truyện thơ của đồng bào Tày dài 3002 câu thơ, chia làm 17 đoạn, được viết bằng chữ Nôm Tày và thể thơ thất ngôn trường thiên. Vì vay mượn nên cơ bản cốt truyện của truyện thơ Nôm Tày Tổng Tân - Cúc Hoa không khác nhiều so với truyện thơ Nôm Kinh. Sự sáng tạo của tác giả người Tày thể hiện ở việc thêm bớt, lược bỏ và bổ sung một số tình tiết. Kết thúc của bản Tày và bản Kinh gần giống nhau, đều là những kết thúc có hậu, viên mãn và làm hài lòng người đọc. Ở bản Nôm Kinh, kết thúc truyện ở việc Tống Trân trở về được vua Việt ban thưởng, được chọn làm Phò mã, nhưng Hoàng hậu bị lao, cần ăn thịt hươu để chữa bệnh. Tống Trân đi săn hươu, đến một khu 13
  19. rừng thì gặp công chúa Bạch Hoa, trên đường từ Tần quốc sang nước Việt tìm chồng là Tống Trân, bị bão dạt vào khu rừng hoang nhiều hươu. Tống Trân đi săn gặp được nàng và rước về nhà. Nhưng vì ở nhà chàng đã có vợ là Cúc Hoa, nên Tống Trân đã tổ chức một cuộc thi để chọn chính thê, cả hai nàng đều ngang tài ngang sức ở cuộc thi may vá và làm bánh, nhưng đến cuộc thi nấu cơm, nhờ chước lạ nàng Cúc Hoa đã giành phần thắng, nhờ đó nàng trở thành chính thê. Cả gia đình sống sum vầy hạnh phúc. Đoạn kết có câu: Phúc to lại được vợ hiền, Vinh hoa như Tống Trạng nguyên mấy người? Đó cũng là ước mơ của bao thế hệ người Việt về một cuộc sống gia đình đoàn viên, hạnh phúc. Trở lại với phần kết ở bản Nôm Tày, quan Trạng Tống Trân trở về kinh đô bản quốc, được vua trọng dụng, cùng bàn luận việc nước. Chàng Tống Trân đoàn tụ với hiền thê Cúc Hoa sau bao năm xa cách. Cuộc sống viên mãn sum vầy, và không có cuộc thi nào diễn ra. Vợ chồng vạn đại được bình an, Lưu truyền truyện thế gian cùng biết. Tóm tắt cốt truyện Tổng Tân - Cúc Hoa Tổng Tân sinh ra trong một gia đình hiếm muộn, lên mười tuổi thì cha qua đời, chàng phải cùng mẹ đi ăn xin đây đó. Một hôm đến nhà trưởng giả ăn xin, chàng gặp được Cúc Hoa, con gái út của trưởng giả. Cúc Hoa đem bốn bát gạo cho chàng đồng thời hỏi han chàng về gia cảnh, nghe xong nàng động lòng cảm thương. Trưởng giả nhìn thấy cảnh tượng đó không vui bèn ép gả Cúc Hoa cho Tổng Tân. Cúc Hoa ngậm ngùi theo mẹ con Tổng Tân trở về quê chàng. Vì được mẹ giấu cho mười lạng vàng mang theo nên nàng tìm cách trang trải đón thầy về dạy cho chồng chữ nghĩa. Tổng Tân sáng dạ, thông minh nên học nhanh và chẳng mấy chốc đã “đủ tinh tường thông cả vũ văn”. Đến ngày triều đình mở khoa thi, Tổng Tân lên đường vào kinh ứng thí nhưng hết sạch gạo tiền, Cúc Hoa định 14
  20. đem dải yếm bán đi để chồng lấy lộ phí lên đường, nhưng Tổng Tân khuyên can, nàng đành giữ lại. Hai vợ chồng bàn nhau về nhà Trưởng giả cha nàng để xin tiền lộ phí nhưng về đến nơi thì bị ông từ chối thẳng thừng. Tống Trân lên kinh dự thi, vượt qua bao khó khăn, vượt qua nỗi xấu hổ, cuối cùng chàng đỗ Trạng nguyên. Tổng Tân được vinh quy bái tổ, sum họp với gia đình. Nhưng sau đó, chàng được lệnh phải đi sứ nước Tần 10 năm. Cúc Hoa lại phải gạt nước mắt chia tay chồng và ở nhà chăm lo cho mẹ chồng. Ở nước bạn, sau khi vượt qua được thử thách của vua Tần, Tổng Tân và phái đoàn rất được lòng vua nước bạn. Chàng được trọng dụng và cùng vua xử lý một số việc công. Tổng Tân đã bộc lộ tài năng khi xử các vụ án thiếu phụ giết chồng, án kiện cành đa, và đặc biệt Tổng Tân đã thành công trong việc thu phục Sơn Tinh Lý Vì. Sau nhiều năm xa cách, Cúc Hoa bị cha mình ép bỏ Tổng Tân để gả cho kẻ nhà giàu Trương Đình. Cúc Hoa một mực từ chối và tìm đến cái chết, nàng được thần núi cứu và được Lý Vì bảo vệ. Lý Vì đến báo tin cho Tổng Tân, chàng nhận được tin mà nóng lòng muốn trở về nhưng niên hạn chưa hết. Sau đó Lý Vì cùng sơn thần khuyên nàng trở về. Trưởng giả cha Cúc Hoa một mực ép gả nàng cho Trương Đình, kịp ngày cưới Tổng Tân cũng đến hạn trở về, chàng hóa trang thành người ăn mày vào xin ăn ở đám cưới, được hai chị vợ là Cảnh Nữ và Thị Tây giúp đỡ, lén đem cho đồ ăn. Chàng được nghe mẹ đẻ kể về những nỗi uất ức mà bà và Cúc Hoa phải chịu cũng như sự chung thủy của Cúc Hoa. Cuối cùng Tổng Tân đã trừng trị những kẻ tham lam, tàn ác là trưởng giả và Trương Đình. Chàng đoàn tụ với Cúc Hoa. Vì thời gian ở nước Tần, Tổng Tân được lòng vua nên đã được vua Tần gả công chúa Bạch Hoa cho. Nhưng điều đó không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình chàng mà trái lại còn khiến cho hạnh phúc gia đình thêm viên mãn và trở thành câu chuyện lưu truyền thế gian. Truyện thơ Nôm Tày Phạm Tử - Ngọc Hoa Truyện thơ Nôm Tày Phạm Tử - Ngọc Hoa có cốt truyện vay mượn từ 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2