Ngành Hàng không - Đại sứ thương hiệu của quốc gia
lượt xem 23
download
Ngành Hàng không - Đại sứ thương hiệu của quốc gia Nếu có 1 lĩnh vực nào mà ở đó các công ty tuy luôn phải cạnh tranh với nhau nhưng vẫn có thể liên hệ mật thiết với đất nước sở hữu chúng, cả về bản chất và hiện trạng xã hội, đó chỉ có thể là các hãng hàng không. Thông thường, nguồn gốc đất nước thường hiện hữu theo chiều dọc của lịch sử. Trong quá khứ, đa số các hãng hàng không được tạo dựng bởi chính quyền và cũng chính vì vậy đã làm nhỏ giọt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngành Hàng không - Đại sứ thương hiệu của quốc gia
- Ngành Hàng không - Đại sứ thương hiệu của quốc gia Nếu có 1 lĩnh vực nào mà ở đó các công ty tuy luôn phải cạnh tranh với nhau nhưng vẫn có thể liên hệ mật thiết với đất nước sở hữu chúng, cả về bản chất và hiện trạng xã hội, đó chỉ có thể là các hãng hàng không. Thông thường, nguồn gốc đất nước thường hiện hữu theo chiều dọc của lịch sử. Trong quá khứ, đa số các hãng hàng không được tạo dựng bởi chính quyền và cũng chính vì vậy đã làm nhỏ giọt giá trị của quốc gia. Thực tế, qua nhiều năm không hề có quốc gia nào có thể "trưởng thành" nếu thiếu đi sự có mặt của các công ty hàng không của riêng mình. Ví như, những tuyên bố hùng hồn từ chính quyền Kosovo đã không thể bảo đảm được sự độc lập của chính quốc, nhưng thông qua đó đã tìm thấy được giá trị của đất nước mình, tạo được cho chính mình, 1 thương hiệu, 1 hãng hàng không, Kosova Airlines.
- Ngày nay, dù thế nào đi nữa, đa số các hãng hàng không mới ra đời đều thuộc sở hữu tư nhân, và rất nhiều trong số đó đã lãng quên đi đặc trưng quốc gia của chúng. Các công ty này được thiết kế để trở thành những thương hiệu toàn cầu ngay từ khi mới thành lập, và đa số chúng, ngoại trừ 1 số rất ít, đều theo đường lối trung lập ,và ít có ý nghĩa đối với định mệnh quốc gia. Bởi vậy, từ những giai đoạn sớm của lịch sử, những hãng hàng không quốc gia đã mang rất nhiều ý nghĩa cho quốc gia sỡ hữu chúng. Hãng hàng không đình đám Lufhansa đã nói lên tay nghề của những kỹ sư Đức, trong khi SAS kể những câu chuyện về người Scandinavian với những quan điểm đơn giản về tình bạn, tình hữu nghị và tính thực dụng. Đến ngày nay, những hãng hàng không của quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng, những đại sứ thương hiệu. Hãy xem Singapore Airlines, tập đoàn nổi tiếng này đã giới thiệu và truyền bá những thông điệp rõ
- ràng của đất nước về sự hiếu khách và tế nhị đối với du khách. Tập đoàn này đã tăng trưởng nhanh chóng cả về mặt thương hiệu, và phổ biến đặc trưng văn hóa của con người Singapore. Hoặc để cập đến Fly Emirates – "The Emirates" không chỉ là 1 hãng hàng không Ả Rập, đó còn là hình ảnh của 1 quốc gia. Và dĩ nhiên hiệu quả mang lại từ nó cho liên bang Ả Rập Emirates to lớn hơn bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào. Vì vậy sự hòa quyện giữa các thương hiệu và quốc gia vô cùng quan trọng. Đa số các hãng hàng không đều đã và sẽ tiếp tục mang màu cờ sắc áo của đất nước cùng mỗi lần cất cách. Ngoại trừ 1 số, từ nước Mỹ (nơi duy nhất xem lá cờ chung của ngành hàng không là bất hợp pháp bởi điều đó đã vi phạm bộ luật chống độc quyền), đa số các máy bay chỉ đơn thuần là những phương tiện vận chuyền của quốc gia. Những sai lầm của British Airways Cách tiếp cận của quốc gia với hãng hàng không của
- mình là điều vô cùng quan trọng, British Airways đã phải cho treo lá cờ Tổ quốc phía trên những chiếc máy bay của mình sau 1 rủi ro dẫn đến tổn thất nghiêm trọng cho chính quyền cũng như tiếp nhận rất nhiều chỉ trích từ phía dư luận. Với những nỗ lực nhằm cải tiến 1 thương hiệu hàng không quốc gia thành 1 thương hiệu mang tính toàn cầu hơn, hãng hàng không Anh đã loại bỏ những đặc trưng đậm chất Anh quốc của mình từ năm 1997 và thay vào đó là Union Flag đơn giản cùng những thiết kế mang tính toàn cầu hơn, đồng thời chuyển tên gọi của nó thành BA, rũ bỏ những hình ảnh liên quan đến nước Anh. Rất nhiều công dân Anh đã nhìn nhận sự việc này như việc làm phản bội niềm tin yêu với đất nước và đặc điểm mới này được xem như sự khinh thường Anh quốc, gây ra 1 cơn bão chính trị trong nước. Trớ trêu thay, những ý kiến này không chỉ xuất phát từ những công dân yêu nước nồng nàn, mà còn từ
- những người không mang quốc tịch Anh. Những khách hàng và bạn hàng của đất nước cũng không thích vị trí mới của BA và luôn chê trách chúng, họ chỉ muốn lá cờ nước Anh mang nhiều đặc điểm của nước Anh hơn. Để giải tỏa bớt tình hình phức tạp này, Richard Branson, ông chủ của Virgin Atlantic, đã phải nhanh chóng cho vẽ quốc kỳ Anh lên những chiếc máy bay của mình , đi kèm với câu khẩu hiệu quen thuộc của British Airways "Fly the Flag". Theo Simon Anholt từng viết trong cuốn sách "Competitive Identity" của mình, "trong cuộc đổ xô đi tìm hình ảnh của mình trên thế giới, BA đã bỏ qua điểm mấu chốt rằng 1 thương hiệu toàn cầu không thể đến từ hư không : trong rất nhiều trường hợp thành công, nó sẽ là 1 thương hiệu có thể được biết đến ở mọi nơi, nhưng luôn phải có bước khởi đầu xác định. British Airways sẽ không thể trở thành hãng hàng không được ưa chuộng trên thế giới nếu không như vậy, đầu tiên và trước nhất, British Airways: luôn mang bên mình những đặc điểm lâu đời của thương
- hiệu mang tên Vương quốc liên bang Anh (có phương pháp, đúng giờ, có suy đoán, hiệu quả, giàu truyền thống, quan điểm cổ xưa, đa tầng, giàu nghị lực, câu nệ về kiểu cách, và có phần hơi nhàm chán) sẽ làm cho nước Anh trở nên tân tiến, 1 quốc gia hàng đầu về các thương hiệu hàng không, dịch vụ y tế và du lịch. Thật dễ dàng nhận ra những điều trên, nhưng bằng cách cắt bớt những mối liên hệ với quê hương, British Airways đã rút đi sự gắn kết với tính công bằng và sự nổi tiếng của mình. Trong năm 2001, giám đốc mới của hãng, Rod Eddington, 1 người Úc, đã phải cho sơn sửa quốc kỳ Anh lên toàn bộ những chiếc phi cơ của mình. Điều đó có vẻ sẽ thu hút được thị hiếu của công chúng, đồng thời đem lại những hiểu biết phần nào về đất nước".
- Những hãng hàng không không mang tính thương hiệu của quốc gia Ngay cả khi những mối quan hệ vững chắc và bền chặt giữa những chiếc phi cơ và đất nước bản xứ của chúng luôn là vấn đề cực kỳ quan trọng, thì vẫn tồn tại những ngoại lệ. Chúng ta đôi khi vẫn bắt gặp những hãng hàng không với tên gọi, màu sắc và logo thương hiệu không hề có bất cứ mối quan hệ rõ ràng nào với đất nước của chúng. Ví như, không ai có thể nghĩ rằng TA Airlines là hãng hàng không lớn nhất của Brazil, hoặc LAN là hãng
- hàng không trọng yếu của người Chilê, Avianca đến từ Colombia và Conviasa là của Venezuela. Ở Châu Âu, chúng ta gặp đôi chút bỡ ngỡ khi biết Olympic Air đến từ Hy Lạp, JAT là của Serbia hoặc Adria Airways thuộc sỡ hữu của Slovenia. Ngoại trừ Brazil, sự thiếu sót những mối quan hệ rõ ràng giữa những hàng không và đất nước của chúng, cho dù như vậy, ảnh hưởng rất ít đến thương hiệu quốc gia này bởi giống như những quốc gia trung bình và nhỏ khác, những đòi hỏi đối với ngành hàng không cho chúng không quá lớn. Nhưng bên cạnh đó lại có những quốc gia thuộc bờ biển Bắc Âu đã không thu về những lợi ích từ những hãng hàng không của mình 1 cách xứng đáng. Đó chính là Hà Lan, trong khi tất cả mọi người biết rằng British Airways là của UK, Ar France thuộc sỡ hữu của Pháp, Swissair đến từ Thụy Điển và ngay cả những cái tên mờ nhạt như Lufhansa của Đức (ngay cả khi âm sắc từ cái tên đó quá đơn giản so với cái
- tên Luftwaffe đầy kiêu hãnh), nhưng liệu có bao nhiêu người có thể biết đến Hà Lan chỉ qua cái tên KLM? Chúng tôi đã giải thích việc thương hiệu quốc gia của Hà Lan mâu thuẫn với chính quốc bởi khá nhiều lý do, và KLM là 1 ví dụ minh chứng cho thương hiệu kém bền vững này. Máy bay của người Hà Lan không hề in dấu những đặc điểm và phong cách của họ - không có màu cờ, không gì cả, chỉ đơn độc biểu trưng màu cam của Hà Lan, điều đó chỉ mang ý nghĩa tượng trưng rằng đây là 1 sản phẩm, 1 thương hiệu xuất xứ từ Hà Lan, hoặc đi cùng màu sắc gắn liền với quốc gia này, màu da cam. Cái tên KLM được đề xuất để diễn đạt ý nghĩa "Royal Dutch Airlines", nhưng nếu suy ngẫm lại thì điều này có vẻ là đòi hỏi quá đáng cho 1 cái tên đơn giản như KLM. Nó là 1 cụm từ không thể giải nghĩa chỉ với những cái nhìn thiếu suy xét. Thêm vào đó, không hề có chữ D nào tượng trưng cho Dutch, không N cho Netherlands, và không H cho Holland, và cũng không có chữ nào đi cùng màu cam truyền thống. Chắc chắn là cũng
- không có dấu hiệu nào để cho người khác nhận ra hãng hàng không nổi tiếng mà họ ưa thích thuộc quyền sở hữu của 1 công ty đến từ Hà Lan. Thật đáng tiếc cho Hà Lan đã không thể làm cho tên tuổi của mình bay lượn theo chân những chuyến bay. KLM là hãng hàng không lâu đời nhất trên thế giới vẫn còn hoạt động dưới cái tên gốc của mình và là 1 trong những thương hiệu được tin dùng nhất thế giới, nhưng đất nước sở hữu nó lại không nhận được gì từ những hoạt động của hãng. Một đất nước khác với những cái nhìn mâu thuẫn với những thương hiệu quốc gia của mình đó là Úc, 1 hiện tượng từng được biết đến trên Nation- Branding.info trước đây. Hãng hàng không Australia được biết đến với cái tên Qantas và là hãng hàng không lâu đời thứ 2 trên thế giới, dĩ nhiên đây cũng là 1 trong 10 hãng hàng không tốt nhất thể giới, nhưng trái với lá cờ sắc đỏ, trắng , xanh lơ và những vòng màu xanh và vàng tượng trưng cho người Úc, Qantas
- lại đi ngược với cả 2 bộ phối màu đó. Cũng tương tự như KLM, cái tên Qantas không hề khơi gợi lên điều gì liên quan đến đất nước sở hữu nó, nhưng ít nhất những chiếc phi cơ của hãng vẫn đem theo biểu tương Kangaroo được trang trí trên nền đỏ trong logo của mình, và đó chính là dấu hiệu duy nhất để nhận ra Australia. Ở cả 2 trường hợp, cả 2 quốc gia này đều cần phải tạo dựng lại các thương hiệu này để chúng mang đậm nét tổ quốc hơn, có thể cải thiện hình ảnh đất nước, phổ biến chúng, làm chúng trở nên sắc bén và đi vào nhận thức của mọi người – và sẽ rất đáng tiếc cho những đất nước không thể tận dụng được sự nổi tiếng từ hãng hàng không của mình. Sử dụng công ty hàng không để quảng bá cho đất nước Trái ngược với những trường hợp trên, Singapore cùng Singapore Airlines đã đem những giá trị to lớn
- cho đất nước, làm cho nền văn hóa, đặc trưng của người dân nơi đây trải rộng khắp. Như đã đề cập ở trên, Singapore là 1 quốc gia có những bước phát triển vượt bậc nhờ công ty hàng không của mình, từ đó, quốc gia này đã tạo dựng 1 thương hiệu mạnh mẽ, với điều khoản và dịch vụ hoàn hảo, sự thoải mái tự nhiên, kèm theo hình ảnh sinh động về đất nước mình. Bằng những cách thức vô cùng đơn giản, Đức và Lufhansa đã hỗ trợ cho nhau thật tuyệt vời, cùng hoạt động và giải quyết các vấn đề xung quanh thương hiệu như sự hiệu quả, hợp tác và thái độ kiên quyết, nghiêm túc trong công việc, và cùng British Airways chia sẻ sự nổi tiếng của mình và khẳng định vị trí hàng đầu không thể chối cãi. Cũng giống như Singapore, Đức và Anh, các quốc gia khác cũng có thể tận dụng được giá trị của hàng không để làm cơ sở cải thiện vị trí và thương hiệu quốc gia mình. Nhưng có thể họ sẽ mắc phải 1 số sai lầm như việc đương đầu trực tiếp với : các dịch vụ
- hoàn hảo của Singapore, với năng suất của người Đức, hay sự chính xác của Anh quốc – đó là 1 cuộc chiến hoàn toàn vô nghĩa và cầm chắc thất bại. Việc làm đó không thể thực hiện trong sớm chiều, bởi lẽ, không cần biết sự chính xác từ các công ty hàng không của nước Cộng hòa Dominican có thể sánh ngang tầm quốc tế hay không hoặc họ có thể chứng minh cho tất cả mọi người thế mạnh của mình hay chăng nữa, điều đó vẫn không thể vượt qua được những quan niệm về sự thống trị của nước Anh trong vấn để này từ xưa đến nay. Đó là khuôn mẫu tự nhiên được đặt cho những quốc gia riêng biệt, và cần rất nhiều thời gian để có thể thay đổi nó. Chính vì vậy, trong thời đại ngày nay, các quốc gia nên sáng tạo và phát triển những lối đi của riêng mình, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không để có thể tự làm nổi bật bản thân, đem những thế mạnh của mình ra thế giới. Nhiều quốc gia đã sử dụng phương pháp này để kết nối quốc gia mình với thế giới, gửi gắm
- những thông điệp từ đất nước mình đi cùng những đôi cánh trên bầu trời. Những minh họa thực tế Một ví dụ hoàn hảo trong cách sử dụng những công ty hàng không chính là Kulula, hãng hàng không tư nhân của Nam Phi. Kulula ( có nghĩa là "dễ dàng" trong tiếng Zulu) là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên ở Nam Phi, chính thức ra mắt từ năm 2001. Ngay từ ban đầu, Kulula đã làm cho cái tên của mình trở nên tươi trẻ, khỏe khoắn, dí dỏm và chống lại sự hình thành nét đặc trưng thương hiệu. Những quảng cáo của họ đều rất sâu sắc, nhưng đặc biệt tập trung vào sự hài hước, dí dỏm, những diễn viên đều là người thật , hợp thời trang, thu hút được sự chú ý. Ngay lập tức việc làm này đã tạo dựng hình ảnh riêng của công ty bằng cách thức đầy sáng tao, chúng ta cùng làm rõ điều này qua ví dụ sau đây. Kulula được biết đến như 1 hãng hàng không dí dỏm
- nhất thể giới, đống thời đem lại rất nhiều phúc lợi cho quốc gia sỡ hữu nó. Nhưng căn bản nhất chính là sự nhìn nhận từ phía khách hàng, điều này làm nổi bật lên những kinh nghiệm hoàn hảo trong những mối quan hệ ở độ cao 35000 feet. Tiêu điểm của những chuyến bay chính là những thông báo từ phía phi hành đoàn, khi hạ cánh ở Cảng Elizabeth sau 1 chuyến bay ngắn từ Thị trấn Cape, 1 thông báo bất chợt vọng ra "Chào mừng đến với Zimbabwe!", khiến tất cả mọi người trong khoang hành khách thoáng chút ngạc nhiên và sau đó cùng hòa lẫn trong tiếng cười rôm rả. Trong chuyến bay khứ hồi về lại Thị trấn Cape, sự cố rung lắc khiến máy bay phải bay lòng vòng trước khi hạ cánh, cũng chính trong hoàn cảnh đó, phi hành đoàn đã xin lỗi hành khách qua hệ thống loa phát thanh cùng lời nhắn nhủ hỏi xem có hành khách nào muốn tiếp đất thay vì tiếp tục chuyến bay cùng họ không.
- Và ngay cả trong những thông báo an toàn trước chuyến bay nơi hành khách được thông báo trong trường hợp khoang hành khách giảm áp suất, mặt nọ sẽ được thả xuống từ khoang ở trên – để sử dụng mặt nạ, hãy để mặc kệ hành khách bên cạnh bạn, ngừng la hét và kéo mặt nạ về phía mình. Điều đó thật hài hước phải không ? Và bây giờ bạn nghĩ gì về Nam Phi? Có thể bạn sẽ không thay đổi thành kiến của mình chỉ trong 1 đêm, nhưng bây giờ bạn đã có những mầm mống tư tưởng về Cộng Hòa Nam Phi trong đầu. Nếu bạn tiếp tục va chạm với những hình ảnh có hệ thống và thích hợp, hình ảnh của Nam Phi trong mắt bạn sẽ đi theo chiều hướng khác. Nếu chúng ta hình dung rằng Kulula của Nam Phi có sở hữu cả 1 công ty hàng không, Nam Phi có thể sử dụng những chiếc phi cơ của mình để phổ biến 1 điều gì đó cho cộng đồng thế giới về bản thân đất nước
- mình cũng như con người nơi đây. Rằng con người ở đây mang đậm tính nhân văn, đa hình thái, đa màu sắc, dí dỏm, và luôn hiếu khách. Và xã hội nơi đây luôn niềm nở, linh hoạt, mạnh mẽ. Đó là 1 ví dụ về phương thức quảng bá đất nước gắn liền với những công ty hàng không.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 4: Kỹ năng ra quyết định
18 p | 586 | 196
-
Nghệ thuật thuyết trình chào hàng
5 p | 401 | 167
-
Tìm hiểu về ngành hàng không
6 p | 399 | 69
-
TÌNH HUỐNG THƯƠNG HIỆU
3 p | 250 | 68
-
Bài toán khách hàng với hoạt động bán lẻ
5 p | 185 | 67
-
Vai trò của thương hiệu trong nghành hàng không
4 p | 147 | 53
-
Năm bí quyết giúp bán hàng thành công
3 p | 176 | 40
-
Sự thõa mãn của khách hàng
6 p | 233 | 33
-
Tổ chức sự kiện không quá khó với người mới tìm hiểu
3 p | 128 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng tại Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi - Hải Phòng
112 p | 166 | 24
-
Thương vụ lịch sử của hàng không Trung Quốc
5 p | 101 | 17
-
Câu chuyện thương hiệu – Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu từ ngành dược
4 p | 143 | 13
-
Tổng quan ngành hàng không Việt Nam
8 p | 326 | 12
-
Chìa khóa xây dựng lòng tin của các Công ty SEO uy tín
3 p | 81 | 10
-
6 điều cần biết khi viết thư chào hàng
4 p | 83 | 9
-
Sự thật về sự thật ngầm hiểu
5 p | 70 | 8
-
Sự trung thành với thương hiệu có thể mua được?
5 p | 74 | 5
-
Ngành tư vấn Việt Nam: Ngoại sang, nội hèn?
3 p | 61 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn