intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

nghề quản lý: phần 1

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

71
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 1 gồm các nội dung: công việc quản lý ở vị trí hàng đầu, những động lực của công việc quản lý, một mô hình quản lý,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: nghề quản lý: phần 1

NGHỀ QUẢN LÝ<br /> Những tư tưởng hàng đầu về quản lý<br /> Tác giả: Henry Mintzberg<br /> Dịch giả: Thanh Tâm, Tuấn Minh, Kim Ngọc<br /> Công ty Phát hành Alphabooks<br /> Nhà Xuất bản Thế Giới<br /> Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> Nguồn: V.C<br /> Tạo lại Ebook (09/07/‘16): QuocSan<br /> <br /> Lời giới thiệu<br /> Giáo sư Henry Mintzberg được độc giả thế giới và Việt Nam biết tới như<br /> là tác giả của hàng loạt nghiên cứu về quản lý từ những năm 1970 tới nay.<br /> Ông có sức ảnh hưởng to lớn tới sự định hướng phát triển của các lý thuyết<br /> quản lý và thực tiễn phát triển toàn diện năng lực của nhà quản lý. Các tác<br /> phẩm của ông cung cấp hàng loạt mô hình hữu ích giúp nhà quản lý áp dụng<br /> hiệu quả vào công việc. Ở Việt Nam, các luận điểm về vai trò và năng lực<br /> của nhà quản lý, cũng như các vấn đề quản lý và chiến lược doanh nghiệp<br /> của ông là một phần không thể thiếu trong các chương trình đào tạo về quản<br /> lý mang tính hàn lâm tại trường đại học cũng như các khóa đào tạo nâng cao<br /> năng lực quản lý mang tính thực tiễn cho doanh nghiệp.<br /> Tiếp nối mạch những nghiên cứu về thực tiễn hoạt động của các nhà quản<br /> lý, Mintzberg viết cuốn Nghề quản lý như một công trình mang tính tổng kết<br /> (tên nguyên bản là Managing, xuất bản năm 2009). Những quan điểm và mô<br /> hình mà Mintzberg từng đưa ra trước đây giờ đã được phát triển cụ thể hơn,<br /> đồng thời bao trùm hơn trên nền tảng những nghiên cứu thực tế của ông và<br /> điểm xuyết các nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Rất nhiều ý kiến lý thú và<br /> nguyên tắc giúp đánh giá hiệu quả của nhà quản lý mà tác giả đưa ra được<br /> đúc kết từ nhiều nghiên cứu khác nhau do chính ông thực hiện từ hơn 20<br /> năm trước tới nay, tất cả được trình bày với cách nhìn mới trong cuốn sách<br /> này.<br /> Mintzberg giữ quan điểm nhìn nhận về phong cách và năng lực quản lý<br /> qua hành vi của nhà quản lý. Do vậy, ông thường dùng, và dùng rất đắt, các<br /> tình huống ứng xử của nhà quản lý để minh họa cho những lý thuyết của<br /> mình. Các nhà quản lý Việt Nam đọc cuốn sách này sẽ cảm nhận được hình<br /> bóng của chính bản thân mình trong những ví dụ và tình huống này.<br /> Mintzberg không kết luận về sự đúng sai trong mỗi hành động của nhà quản<br /> lý, mà luôn mở ra cho người đọc khả năng tự kết luận về sự phù hợp và tính<br /> hiệu quả của hành vi ấy.<br /> Là những người thường xuyên tiếp xúc với thực tế công việc quản lý tại<br /> doanh nghiệp và luôn coi quan điểm “năng lực quản lý thể hiện qua hành vi”<br /> của Mintzberg là một trong những kim chỉ nam cho các phương pháp nâng<br /> cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn của Công ty<br /> Cổ phần Phát triển Năng lực Tổ chức (OCD) nhìn nhận cuốn sách Nghề<br /> quản lý như một nguồn kiến thức tổng hợp, đơn giản và gần gũi đối với nhà<br /> quản lý Việt Nam.<br /> Chúng tôi và Công ty Sách Alpha trân trọng giới thiệu tới độc giả Việt<br /> Nam cuốn sách này với hy vọng độc giả sẽ tìm được những phương pháp tư<br /> duy và phân tích về hành vi quản lý hiệu quả, dễ áp dụng cho chính mình<br /> <br /> trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.<br /> NGUYỄN THỊ NAM PHƯƠNG<br /> Phó Giám đốc, Tư vấn trưởng Công ty CP Phát triển Năng lực Tổ chức<br /> (OCD)<br /> <br /> Đồng hành cùng độc giả<br /> Cuốn sách này được viết cho tất cả những ai hứng thú thực hành công việc<br /> quản lý − bản thân nhà quản lý, những đối tượng làm việc cùng nhà quản lý<br /> (trong các khâu lựa chọn, đánh giá và phát triển, v.v…), và cả những ai<br /> muốn hiểu về công việc quản lý thấu đáo hơn (giới học giả, giáo viên, sinh<br /> viên, những thành phần không-phải-nhà-quản-lý). Mỗi người lại có nhu cầu<br /> khác nhau, vậy nên tôi sẽ đưa ra một vài chỉ dẫn.<br /> Trước tiên, hãy lưu ý rằng tôi nhấn mạnh những câu then chốt trong toàn<br /> bộ cuốn sách bằng cách in đậm nghiêng chúng, nhằm cung cấp một bản tóm<br /> tắt liên tục các luận điểm chính yếu của sách. Nếu bạn là một trong những<br /> nhà quản lý bận rộn như được mô tả ở Chương 2, hay chỉ là một người luôn<br /> phải dè sẻn thời gian, hãy sử dụng những câu then chốt này để theo dõi mạch<br /> thảo luận, tìm hiểu sâu hơn về các luận điểm mà bạn cảm thấy hào hứng<br /> nhất.<br /> Hai chương đầu tiên trong cuốn sách này rất ngắn gọn và rõ ràng: chúng<br /> đóng vai trò thể hiện tinh thần chung của cuốn sách. Hai chương tiếp sau dài<br /> và phức tạp hơn, vì chúng nhắm vào bản chất của công việc quản lý − một<br /> thứ không đơn giản chút nào. Còn hai chương cuối cùng, với độ dài vừa<br /> phải, thì càng được ứng dụng đúng lúc đúng chỗ sẽ càng thú vị. Mỗi phần<br /> được mô tả tóm lược như sau:<br /> Chương 1: Công việc quản lý ở vị trí hàng đầu. Chương này giới thiệu<br /> chung về cuốn sách và quan điểm của tôi về công việc quản lý.<br /> Chương 2: Những động lực của công việc quản lý. Chương này khá dễ<br /> đọc và có thể lướt qua. Có lẽ bạn sẽ muốn dành sự chú ý đặc biệt vào phần<br /> cuối chương – “Tác động của Internet.”<br /> Chương 3: Một mô hình quản lý. Chương này phức tạp hơn, giới thiệu về<br /> những vấn đề mà tôi coi là căn bản của công việc quản lý. Bạn có thể nắm<br /> bắt được khá rõ ràng từ những câu then chốt được in đậm nghiêng, nhưng tôi<br /> thì không thể tách riêng biệt một phần đơn lẻ nào đó; như tôi kết luận, đây là<br /> một mô hình mà mỗi phần cấu thành không thể bị tách riêng rẽ. Những độc<br /> giả am hiểu ít nhiều về công việc quản lý sẽ thấy Chương 2 và Chương 3 là<br /> hữu ích nhất.<br /> Chương 4: Muôn mặt công việc quản lý. Đây là chương viết khó khăn<br /> nhất và có lẽ cũng khó đọc nhất − bởi tôi tin vào tính đa dạng phong phú của<br /> công việc quản lý. Phần “Các vị thế trong công việc quản lý” sẽ quy nạp<br /> những ý kiến của chương này lại với nhau. Một loạt luận điểm trái chiều<br /> trong chương này, đặc biệt là về sự thất bại của các nhân tố có vẻ là then<br /> chốt (ví như văn hóa và phong cách cá nhân), nhằm lý giải về những gì nhà<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2