TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC CHI CỦA CƠ THỂ<br />
HỌC SINH NAM LỨA TUỔI 17 TẠI HÀ NỘI<br />
Lã Thị Ngọc Anh*; Trần Bích Hoàn*; Trần Nguyên Lân**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định tầm vóc của thể hệ trẻ trong thời kỳ mới và thiết lập một<br />
số cơ cở sinh học ứng dụng trong nghành may mặc. Nghiên cứu toàn bộ học sinh nam lứa tuổi 17<br />
trên địa bàn TP. Hà Nội. Kết quả cho thấy: chiều dài tay trung bình 56 cm, chiều dài chân trung bình<br />
đo bên ngoài 102 cm. Kích thước các chi ở mức độ trung bình. Hình dáng chân tương đối thẳng, với<br />
độ rộng hai gối 23 cm, tương đương với độ rộng 2 đùi 29 cm. Kích thước giải phẫu đã cải thiện<br />
nhiều so với số liệu đo được năm 1986, đùi dài hơn từ 3 - 5 cm, cẳng chân dài hơn 3 cm.<br />
* Từ khoá: Hình thái học, Đặc điểm chi thể ; Học sinh phổ thông trung học.<br />
<br />
RESEARCH ON THE ANTHROPOLOGICAL CHARACTERISTICS<br />
OF LIMBS OF MALE PUPILS AT THE AGE OF 17 OF<br />
SECONDARY SCHOOL IN HANOI<br />
SUMMARY<br />
The aims of this study were determine the measures of new generation and set up some of the<br />
biological basics applied in garment industry. The objects were all pupils at the age of 17 in Hanoi<br />
capital. The results show that: length of upper limb was average 56 cm, length of lower limb<br />
measured at out side was 102 cm. The measures of them were medium level according to world<br />
scale. The apperance of lower limb was rather straight, with the width between two thumb is 29 cm<br />
and between two knee is 23 cm. Some of measures are improved comparing to data measured in<br />
1986, the length of thumb is 3 - 5 cm longer and its leg is 3 cm longer.<br />
* Key words: Anthropology; Characters of limbs; Pupils.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhà nước ta đặc biệt coi trọng công tác<br />
giáo dục và đào tạo. Song song với việc nâng<br />
cao chất lượng đào tạo của Ngành Giáo dục<br />
thì việc chăm sóc sức khỏe học đường cũng<br />
giữ một vị trí quan trọng. Xây dựng được<br />
một thế hệ trẻ khỏe cả về thể chất lẫn tinh<br />
thần, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho đất nước<br />
là một mục tiêu mà Ngành Giáo dục cũng<br />
như Ngành Y tế đặc biệt quan tâm.<br />
<br />
Về khía cạnh giới tính, di truyền, gia đình,<br />
chủng tộc, môi trường, điều kiện học tập…<br />
những yếu tố này ảnh hưởng với sự phát<br />
triển thể chất và sức khỏe học sinh khác<br />
nhau theo nhóm tuổi. Chúng ta đã có những<br />
bộ số liệu sinh học về hình thái thể lực con<br />
người ở một số nhóm tuổi, nhưng thực tế,<br />
chưa có một bộ số liệu quy chuẩn cho lứa<br />
tuổi học sinh phổ thông.<br />
Đặc biệt là bộ số liệu quy chuẩn cho<br />
việc tạo những cơ sở sinh học mang tính chất<br />
<br />
* Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
** Trường Cao đẳng Nghề Vinatex<br />
Phản biện khoa học: GS. TS. Hoàng Văn Lương<br />
GS. TS. Lê Gia Vinh<br />
<br />
55<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br />
<br />
ứng dụng trong các ngành kinh tế liên quan<br />
đến con người còn chưa đầy đủ. Vì vậy,<br />
việc nghiên cứu đặc điểm hình dáng của cơ<br />
thể học sinh (HS) trong lứa tuổi 17 làm cơ<br />
sở sinh học cho xây dựng một hệ thống cỡ<br />
số phù hợp với học sinh là điều cần thiết.<br />
Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm:<br />
Xác định tầm vóc của thể hệ trẻ trong thời<br />
kỳ mới và thiết lập một số cơ cở sinh học<br />
ứng dụng trong ngành may mặc.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
525 nam HS chọn ngẫu nhiên từ các<br />
trường trung học phổ thông (tuổi 17) trên<br />
địa bàn Thành phố Hà Nội.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đo trực<br />
tiếp số đo nhân trắc của HS ở tư thế đứng<br />
chuẩn [3, 5].<br />
- Xác định cỡ mẫu theo công thức:<br />
<br />
Trong đó: n là cỡ mẫu; p là xác suất<br />
(p = 0,95); z là độ sai chuẩn (z = 1,96); e là<br />
sai số (e = 2%). Theo công thøc này, số<br />
lượng nghiên cứu là 525 người.<br />
- Các chỉ số nghiên cứu: chiều dài chi (cm),<br />
vòng chi (cm), độ rộng chân (cm), độ lõm<br />
gối (cm), độ cao gối (cm), góc khớp (độ).<br />
Các chỉ tiêu này được đo theo tiêu chuẩn<br />
Việt Nam “Phương pháp đo cơ thể người”<br />
(TCVN 5781-1994) [3].<br />
- Phương pháp xử lý số liệu: xử lý trên<br />
phần mềm SPSS 14.0 for Window.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chi trên.<br />
Chi trên gồm cánh tay, cẳng tay và bàn<br />
tay. Các kích thước được đo bao gồm: chiều<br />
dài tay, chiều dài khuỷu tay, vòng nách tay,<br />
<br />
vòng bắp tay, vòng khuỷu tay khi co, vòng<br />
cổ tay và góc khuỷu tay.<br />
* Kết quả đo kích thước của chi trên:<br />
Chiều dài tay (Dt): 56,10 ± 2,13 cm;<br />
chiều dài khuỷu tay (Dkt): 32,12 ± 1,19 cm;<br />
vòng nách tay (Vnt): 40,30 ± 1,25 cm; vòng<br />
bắp tay (Vbt): 27,21 ± 2,0 cm; chiều dài<br />
nách trước (Dnt): 16,10 ± 1,15 cm; chiều<br />
dài nách sau (Dns): 18,09 ± 1,13 cm; vòng<br />
khuỷu tay khi co (Vktkc): 26,29 ± 1,35 cm;<br />
vòng cổ tay (Vct): 17,50 ± 1,46 cm.<br />
Trong nhân trắc học, người ta thường<br />
ước lượng sự phát triển và hình dáng của<br />
tay thông qua chiều dài tay, chiều dài khuỷu<br />
tay, vòng nách tay, vòng bắp tay, vòng<br />
khuỷu tay khi co, vòng cổ tay và góc khuỷu<br />
tay. Ở đây, chúng tôi đo đạc những kích<br />
thước này để xác định kích thước của tay<br />
học sinh ứng dụng trong thiết kế thời trang.<br />
Tuy nhiên, chúng tôi xác định kích thước ở<br />
độ tuổi lớn (lứa tuổi 17) trong lứa tuổi học<br />
sinh phổ thông nhằm xác lập số dư cho<br />
phép khi xây dựng kích cỡ quần áo cho một<br />
giai đoạn phát triển.<br />
Phần tay thường được quy ước từ mỏm<br />
vai dài đến hết ngón tay. Tuy nhiên, trong<br />
thiết kế may mặc, thường quan tâm đến<br />
các kích thước độ dài đến hết mu bàn tay,<br />
tỷ lệ cao thân và dài tay, dài nách trước, dài<br />
nách sau, vòng nách, vòng khuỷu tay, vòng<br />
cổ tay. Vì vậy, chúng tôi cũng lưu ý những<br />
chỉ số này trong nghiên cứu.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều dài<br />
tay đạt ở mức trung bình (theo phân loại<br />
nhâc trắc học [1]). Trong đó, chiều dài tay<br />
đạt khoảng 56 cm. Do vậy, trong thiết kế<br />
nên thiết lập chiều dài ống tay áo tối thiểu<br />
phải đạt kích thước này và dư ra nhằm phù<br />
hợp cho học tập và sinh hoạt.<br />
So sánh chiều dài tay với các kích thước<br />
khác như chiều cao và chiều dài nách,<br />
chúng tôi minh hoạ trên hai biểu đồ 1 và 2.<br />
<br />
57<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br />
<br />
đùi và dài chân. Các chỉ tiêu này thể hiện<br />
sự phát triển và hình dáng của chi dưới.<br />
<br />
250<br />
200<br />
<br />
* Đặc điểm phần đùi:<br />
139<br />
<br />
150<br />
<br />
122<br />
<br />
101<br />
<br />
100<br />
<br />
72<br />
<br />
80<br />
<br />
50<br />
6<br />
<br />
5<br />
0<br />
2.1<br />
<br />
2.2<br />
<br />
2.3<br />
<br />
2.4<br />
<br />
2.5<br />
<br />
2.6<br />
<br />
2.7<br />
<br />
Biều đồ 1: Phân bố theo tỷ lệ chiều<br />
cao/dài tay.<br />
250<br />
200<br />
<br />
169<br />
<br />
192<br />
<br />
150<br />
86<br />
<br />
100<br />
50<br />
<br />
48<br />
16<br />
<br />
6<br />
<br />
8<br />
<br />
0<br />
0.9<br />
<br />
1<br />
<br />
1.1 1.2 1.3<br />
<br />
1.4 1.5<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân bố theo tỷ lệ Dns/Dnt.<br />
Tỷ lệ chiều cao/dài tay của đối tượng<br />
nghiên cứu dao động từ 2,4 - 2,6 (biểu đồ<br />
1). Như vậy, kích thước tay của nam HS<br />
THPT hiện nay đạt ở mức vừa so với chiều<br />
cao. Kích thước của dài nách sau lớn hơn<br />
kích thước của dài nách trước từ 1,1 - 1,2<br />
lần (biểu đồ 2). Sự chênh lệch này theo<br />
chúng tôi là do phát triển nhân trắc trong<br />
giai đoạn mới tạo ra. Đây là điểm cần chú ý<br />
trong thiết kế tay áo, vì chúng ta phải thiết<br />
kế sao cho cung vòng nách sau lớn hơn<br />
cung vòng nách trước của áo thì mới phù<br />
hợp với cơ thể học sinh.<br />
2. Đặc điểm chi dƣới.<br />
Chi dưới gồm phần đùi, đầu gối, cẳng<br />
chân và bàn chân. Chúng tôi đo các chỉ tiêu<br />
gồm lõm đầu gối, cao đầu gối, dài chân đo<br />
bên trong, cao nếp lằn mông, vòng đùi,<br />
vòng gối, vòng bắp chân, vòng cổ chân, dài<br />
<br />
Kết quả kích thước của đùi: dài chân đo<br />
bên ngoài: 102,53 ± 3,23 cm; dài chân đo<br />
bên trong: 77,09 ± 2,21 cm; vòng đùi I:<br />
54,88 ± 1,19 cm; vòng đùi II: 47,65 ± 1,15<br />
cm; dài đùi: 56,27 ± 2,04 cm; rộng 2 đùi:<br />
29,12 ± 1,11 cm.<br />
Kích thước dài đùi đo từ vị trí ngang eo<br />
qua điểm nhô nhất của hông dọc theo đùi<br />
đến điểm giữa của xương bánh chè. Kích<br />
thước này thể hiện sự phát triển của đùi,<br />
chiều dài đùi của đối tượng nghiên cứu dài<br />
hơn so với số liệu thu được năm 1986 [1]<br />
từ 3 - 5 cm.<br />
Xét theo mặt cắt ngang, đùi có dạng<br />
hình elip ngang. Các hình dạng này đồng<br />
dạng với nhau và nhỏ dần từ sát háng<br />
xuống đến dưới gối. Do vậy, trong thiết kế<br />
may mặc, nên thiết kế ống quần có dạng<br />
hình trụ elip côn có đáy lớn ở trên và đáy<br />
nhỏ ở dưới để phù hợp với kích thước giải<br />
phẫu của chân.<br />
* Đặc điểm phần gối:<br />
Độ lõm đầu gối: 4,21 ± 0,23 cm; cao đầu<br />
gối: 48,83 ± 2,12 cm; vòng gối: 35,98 ± 2,13<br />
cm; rộng 2 gối: 23,07 ± 1,16 cm; rộng gối:<br />
9,58 ± 0,87 cm.<br />
Theo nhân trắc học, nếu nhìn mặt bên<br />
thì phần đùi và cẳng chân thường không<br />
nằm trên cùng một đường thẳng mà tạo<br />
góc ở vị trí đầu gối. Độ lõm gối càng lớn thì<br />
chân cong, ngược lại, càng nhỏ chân thẳng<br />
hơn. Độ lõm gối đo được là 4 độ. Giá trị này<br />
tương đối nhỏ và đùi gần như thẳng với<br />
cẳng chân khi nhìn từ mÆt bªn trong thiÕt kÕ<br />
thêi trang, ®é lâm cña gèi ¶nh h-ëng ®Õn<br />
d¸ng quÇn khi thiÕt kÕ. Với số đo thu được,<br />
chúng ta cần chú ý tới thiết kế sao cho ống<br />
quần hơi đổ về phía trước.<br />
Kích thước rộng hai gối liên quan trực<br />
tiếp đến hình dáng của chân. Căn cứ vào<br />
kích thước rộng gối mà chân được chia<br />
<br />
58<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br />
<br />
thành các loại sau: chân thẳng: hai chân<br />
gặp nhau ở bẹn, bắp chân và mắt cá chân<br />
(a); chân vòng kiềng: hai chân không gặp<br />
nhau ở bắp chân mà chỉ gặp nhau ở bẹn và<br />
mắt cá(b); chân chữ X: đầu gối chụm vào<br />
nhau, hai chân không gặp nhau ở mắt cá<br />
chân (c); chân compa: hai chân dạng ra<br />
ngoài, gối, bắp chân, mắt cá chân không<br />
chạm vào nhau (d); chân chữ bát ngoài,<br />
đầu gối chụm vào hai bàn chân xa nhau (f);<br />
chân chữ bát trong, đầu gối chụm vào hai<br />
bàn chân chụm vào (g) (hình 1). Kết quả đo<br />
độ rộng hai gối là 23 cm. Độ rộng này gần<br />
tương đương với độ rộng hai đùi (29 cm).<br />
Điều này cho thấy, chân của các đối tượng<br />
nghiên cứu tương đối thẳng. Chúng tôi<br />
khuyến cáo thiết kế thời trang phải tính đến<br />
hình dạng này của chân theo hướng hơi<br />
ngả về trước và hai ống chân gần như song<br />
song mà không quá gần nhau.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu về đặc điểm chi thể của<br />
học sinh lứa tuổi 17 ở Hà Nội, chúng tôi rút<br />
ra một số kết luận:<br />
- Chiều dài tay của đối tượng nghiên<br />
cứu ở mức trung bình (56 cm). Dài nách<br />
sau lớn hơn dài nách trước 1,1 - 1,2 lần.<br />
- Chiều dài chân ở mức trung bình (102<br />
cm khi đo bên ngoài) và dài hơn so với số<br />
liệu năm 1986. Chiều dài đùi dài hơn 3 - 5<br />
cm, chiều dài cẳng chân dài hơn 3 cm.<br />
- Hình dạng chân thẳng, độ rộng 2 gối là<br />
23 cm, gần sát với độ rộng hai đùi (29 cm).<br />
- Tỷ lệ kích thước các phần trên chi, chi<br />
dưới và cơ thể cân đối.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong<br />
lứa tuổi lao động. Nhà xuất bản Khoa học và<br />
Kỹ thuật. 1986.<br />
2. Đào Huy Khuê. Đặc điểm về kích thước<br />
hình thái và sự tăng trưởng cơ thể của HS phổ<br />
thông. Luận án Tiến sỹ. Trường Đại học Tổng<br />
hợp Hà Nội. 1984.<br />
3. TCVN 5781-1994. Phương pháp đo cơ thể<br />
người. NXB Y học. 1994.<br />
<br />
Hình 1: Các tư thế của chân.<br />
* Đặc điểm phần cẳng chân:<br />
Các kích thước cao đầu gối, vòng bắp<br />
chân, vòng cổ chân, rộng bắp chân có ý<br />
nghĩa quan trọng tạo nên hình dáng của<br />
phần cẳng chân.<br />
* Kết quả đo kích thước của cẳng chân:<br />
Vòng bắp chân: 35,63 ± 2,12 cm; vòng<br />
cổ chân: 24,50 ± 1,17 cm; rộng 2 bắp chân:<br />
23,52 ± 1,19 cm; rộng 1 bắp chân: 9,98 ±<br />
1,17 cm; vòng bắp chân: 35,60 ± 0,92 cm.<br />
Kích thước cẳng chân của đối tượng<br />
nghiên cứu dài hơn so với số liệu thu được<br />
năm 1986 khoảng 5 cm. Vòng gối và vòng bắp<br />
chân xấp xỉ bằng nhau. Điều này có thể là<br />
do phần cơ của các em chưa phát triển hết.<br />
<br />
4. BS 7231-2. Body measurements of boys and<br />
girls from birth up to 16.9 years. Recommendations<br />
of body dimensions for children. 1990.<br />
5. ISO 8559. Garment construction and<br />
anthropometric surveys - Body dimensions. 1989.<br />
6. K.Karmegam, S.M. Sapuan, M.Y. Ismail.<br />
Anthropometric study among adults of different<br />
ethnicity in Malaysia. Int. Phy Sci. 2011, 6 (4),<br />
pp.777-788.<br />
7. Kim Hye Kyung. Clothing ergonomic experimental<br />
methods. Korean Acadamic Publishing. 2005.<br />
8. S.Anbahan Ariadurai, T.P.G. Nilusha, T.<br />
Alwis and D.M.R Manori Dissanayake. An<br />
Anthropometric study on Sri Lankan school<br />
children for developing clothing sizes. J Soc Sci.<br />
2009, 19 (1), pp.51-56.<br />
9. ГОСТ 17522-72. Типовые фигуры женщин.<br />
Размерные признаки для проектирования<br />
одежды. 2008.<br />
<br />
59<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2012<br />
<br />
60<br />
<br />