Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU DÂY CHẰNG BÊN NGOÀI KHỚP CỔ CHÂN<br />
TRÊN XÁC TƯƠI<br />
Trương Trí Hữu*,Lâm Quốc Na**<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mở đầu: Bong gân dây chằng bên ngoài khớp cổ chân thường gặp do tai nạn thể thao hay tai nạn lưu thông.<br />
Phẫu thuật khâu phục hồi hay tái tạo lại giải phẫu dây chằng này là điều mong đợi vì thế vấn đề quan trọng là<br />
hiểu biết về giải phẫu chi tiết của phức hợp dây chằng bên ngoài cổ chân.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiền cứu.<br />
Chúng tôi phẫu tích trên xác tươi khớp cổ chân từng lớp qua da đến mô mềm, thực hiện đo chiều dài,<br />
chiều rộng của các thành phần dây chằng: sên mác trước, gót mác, sên mác sau. Đo khoảng cách từ nơi bám<br />
giải phẫu xương mác, xương gót qua khớp dưới sên và đo góc chếch của các dây chằng trên mặt phẳng đứng<br />
dọc. Đánh giá dấu hiệu ngăn kéo trước trong mất vững khớp cổ chân bằng khung căng bất động ngoài được<br />
thực hiện khi dây chằng bên ngoài còn nguyên, khi lần lượt cắt bỏ dây chằng sên mác trước, dây chằng sên<br />
mác sau, dây chằng mác gót.<br />
Kết quả: Dây chằng sên mác trước có dạng dải bám từ đỉnh và bờ trước mắt cá ngoài bám xuống lồi củ<br />
ngoài và bờ ngoài của xương sên. Chiều dài TB là 13,9 ± 2,1mm, chiều rộng là 11,2 ± 1,7mm. Dây chằng mác gót<br />
từ đỉnh xương mác bám vào lồi củ mác của xương gót; chiều dài TB là20,4 ± 2,2mm chiều rộng TB là5,6 ±<br />
1,3mm. Dây chằng sên mác sau từ từ đỉnh mắt cá ngoài bám vào lồi củ sau ngoài của xương sên. Chiều dài TB là<br />
18,5 ± 1,1mm, chiều rộng TB là 6,6 ± 1,4mm. Nếu dây chằng sên mác trước bị cắt thì xương sên mất vững di lệch<br />
ra trước, góc của xương sên không đổi. Nếu dây chằng sên mác trước và dây chằng mác gót bị cắt thì xương sên<br />
mất vững di lệch ra trước, góc của xương sên bị nghiêng. Nếu dây chằng sên mác trước, dây chằng mác gót, dây<br />
chằng sên mác sau bị cắt thì xương sên mất vững di lệch ra trước, góc của xương sên bị nghiêng rất nhiều.<br />
Kết luận: Dây chằng bên ngoài khớp cổ chân lúc mổ có các điểm bám giải phẫu hằng định và gồm 3<br />
thành phần chính dây chằng sên mác trước, dây chằng mác gót, dây chằng sên mác sau. Phẫu thuật khâu<br />
phục hồi hay tái tạo dây chằng bên ngoài bị đứt do chấn thương phải phục hồi đúng giải phẫu. Nếu dây<br />
chằng khâu rút ngắn quá căng hay mảnh ghép thay thế không giống giải phẫu thì gây ảnh hưởng đến cơ<br />
sinh học khớp cổ chân và dưới sên.<br />
Từ khóa: Dây chằng bên ngoài khớp cổ chân, dây chằng sên mác trước, dây chằng mác gót, dây chằng sên<br />
mác sau.<br />
ABSTRACT<br />
STUDY OF THE ANATOMY OF THELATERAL ANKLE LIGAMENTS<br />
IN FRESH CADAVERIC<br />
Trương Tri Huu, Lam Quoc Na<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 104 - 110<br />
Introduction: Lateral ankle sprains are common sports injuries, traffic accidents. Anatomic repair or<br />
reconstruction is desired therefore, it is important to be aware of the detailed anatomy of the lateral ligament ankle<br />
complex.<br />
* Khoa Chi dưới Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM ** Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Trương Trí Hữu<br />
ĐT: 0918591576<br />
Email:truongtrihuu08@gmail.com<br />
<br />
104<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Methods: Prospective descriptive study. We dissected fresh cadaveric ankles free of skin and soft tissue and<br />
made the following measurements: length, widthof the anterior talofibular ligament (ATFL), and the areas ofthe<br />
attachments on the fibula, talus, calcaneus. The same measurements were made of the calcaneofibular (CFL) and<br />
posterior talofibular ligaments (PTFL). The distance of the calcaneofibular calcaneal attachments from the subtalar<br />
joint as well as the angle in the sagittal plane with the fibula was determined. We evaluated the anterolateral<br />
drawer test by external frame device for ankle instability. Specimens were assigned into three groups: intact<br />
ligaments, ATFL-cut,PTFL cut,CFL-cut.<br />
Results: The banded anterior talofibular ligament originatedfrom the inferior tip of the lateral malleolus at<br />
the anterior fibular border and inserted superior to the apex of the lateral talar process along the anterior border of<br />
the talar lateral articular facet. It has the average length of 13.9 ± 2.1mm and the average width 11.2 ± 1.7mm.<br />
The calcaneofibular ligament originated from the inferior tip of the lateral malleolus at the anterior fibular border<br />
and inserted to the posterior point of the peroneal tubercle of calcaneus. It has the average length of 20.4 ± 2.2mm<br />
and the average width 5.6 ± 1.3mm. The banded posterior talofibular ligament was originated from the inferior tip<br />
of the lateral malleolus in the digital fossa to insert into the talar posterolateral tubercle. It has the average length<br />
of 18.5 ± 1.1mm and the average width 6.6 ± 1.4mm. If the ATFL is cut, the talar is displaced anteriorly, Talar tilt<br />
angle is not changed. If ATFL and CFL are cut, the talar is displaced anteriorly and Talar tilt angle is declined. If<br />
ATFL, PTFL, CFL are cut Talar tilt angle is displaced more anteriorly and the angle of talus is declined very<br />
much.<br />
Conclusion: The ankle lateral ligaments related to surgically pertinent osseous landmarks composes the<br />
anterior talofibular ligament, calcaneofibular ligament, posterior talofibular ligament. Surgical repair or<br />
reconstruction of traumatized collateral ligaments must be done anatomicallybecause any undue foreshortening of<br />
the ligaments or non anatomic graft may effect the biomechanics ofthe ankle or subtalar joints, or both.<br />
Keywords: Lateral ankle ligaments, the anterior talofibular ligament (ATFL), the calcaneofibular (CFL) and<br />
posterior talofibular ligaments (PTFL).<br />
ứng dụng trong điều trị bằng phẫu thuật khâu<br />
MỞĐẦU<br />
phục hồi hoặc tái tạo dây chằng bên ngoài là hết<br />
Tổn thương dây chằng khớp cổ chân<br />
sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt tại nước ta<br />
(TTDCKCC) là chấn thương phổ biến chiếm 25%<br />
khi mà phẫu thuật về dây chằng vùng khớp cổ<br />
trong tất cả chấn thương thể thao(6,11) và trong số<br />
chân chưa phổ biến.<br />
các chấn thương vùng cổ chân có 85% là tổn<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
thương dây chằng, trong đó tổn thương chủ yếu<br />
Xác định đặc điểm giải phẫu các thành phần<br />
dây chằng bên ngoài chiếm 80% - 85%(3,4). Mỗi<br />
dây chằng bên ngoài của cổ chân và mối liên<br />
ngày có khoảng 23000 trường hợp TTDCKCC ở<br />
quan của các dây chằng với các mốc giải phẫu<br />
(3,7)<br />
Mỹ, 8200 trường hợp tại Anh tại Việt Nam vấn<br />
xương vùng cổ chân.<br />
đề này chưa được công bố.<br />
Trong số những trường hợp tổn thương dây<br />
chằng bên ngoài có khoảng 20% bỏ quên không<br />
điều trị diễn tiến đến mất vững khớp cổ chân<br />
mãn tính (MVKCCMT)(8,9) nếu điều trị không<br />
đúng tỉ lệ này có thể lên đến 40% và là nguyên<br />
nhân gây thoái hóa khớp cổ chân sớm sau này(5).<br />
Vì vậy việc xác định chính xác các đặc điểm giải<br />
phẫu của dây chằng bên ngoài khớp cổ chân để<br />
<br />
Chấn Thương Chỉnh Hình<br />
<br />
Khảo sát vai trò của dây chằng mác sên trước<br />
và dây chằng mác gót trong mất vững bên ngoài<br />
khớp cổ chân.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Các mẫu cổ chân chân được cắt cụt từ 1/3<br />
giữa cẳng chân trở lên ở những bệnh nhân bị tắc<br />
hoặc động mạch đùi nông hoặc động mạch<br />
<br />
105<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
khoeo do nguyên nhân chấn thương hoặc bệnh<br />
lý của người Việt Nam tại Bệnh Viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang. Cở<br />
mẫu: 36 xác cổ chân tươi.<br />
Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng<br />
phần mềm SPSS 16.0<br />
Dụng cụ thực hiện: Kính lúp phóng đại 3,5<br />
lần, các dụng cụ phẫu tích cơ bản<br />
<br />
Hình 1: Các dụng cụ phẫu tích<br />
Bước 1: Phương pháp phẫu tích<br />
Rạch da đường phía ngoài cổ chân đi qua<br />
mắt cá ngoài khoảng 20cm đến xương bàn. Cô<br />
lập gân cơ mác dài và mác ngắn ra sau, bộc lộ rõ<br />
các bó của dây chằng bên ngoài, khớp chày sên<br />
và khớp dưới sên.<br />
<br />
Hình 3.Dây chằng mác gót. Đo góc tạo bởi dây chằng<br />
mác sên trước và dây chằng mác gót<br />
Đo góc tạo bởi DCMST, DCMG với trục<br />
xương mác, với mặt phẳng đứng dọc, với mặt<br />
phẳng ngang, góc tạo bởi DCMST và DCMG ở<br />
tư thế trung tính bằng cách gián tiếp qua thước<br />
nhôm tạo hình.<br />
Khảo sát ứng dụng<br />
Dụng cụ thực hiện: Khung giữ cẳng chân.<br />
Một đinh răng được bắt trực tiếp vào xương sên,<br />
cây đinh răng này sẽ chạy tịnh tiến trên một<br />
thước đo được đặt trên khung để đo độ di lệch<br />
ra trước của xương sên khi dùng lực kéo khoảng<br />
3kg kéo bàn chân ra trước. (test ngăn kéo trước).<br />
<br />
Hình 2. Đường phẫu tích bộc lộ các dây chằng mác<br />
sên trước<br />
Bước 2: Phương pháp thu thập số liệu<br />
Quan sát số bó (dải) của các dây chằng,<br />
hướng đi, sự hiện diện của các dây chằng phụ<br />
kèm theo. Xác định nguyên ủy, bám tận của<br />
từng dây chằng. Đo chiều dài, chiều rộng của<br />
từng dây chằng.<br />
<br />
106<br />
<br />
Hình 4: Khung cặng giữ cổ chân<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Hình 5: Đo độ nghiêng xương sên tại thời điềm các<br />
dây chằng bên ngoài<br />
Dùng lực kéo lật ngửa bàn chân hướng vào<br />
trong tối đa để đo độ nghiêng xương sên bằng<br />
cách đo góc tạo bởi trần chày và xương sên.<br />
Các số đo độ di lệch ra trước của xương sên,<br />
độ nghiêng xương sên sẽ được ghi nhận ở các<br />
thời điểm:<br />
- Thời điểm 1: Khi các dây chằng bên ngoài<br />
còn nguyên vẹn.<br />
- Thời điểm 2: Sau khi đã cắt dây chằng mác<br />
sên trước.<br />
- Thời điểm 3: Khi đã cắt cả dây chằng mác<br />
sên trước và dây chằng mác gót.<br />
Đối với các trường hợp có sự hiện diện của<br />
dây chằng phụ chúng tôi sẽ cắt các dây chằng<br />
phụ cùng lúc với DCMG. (Thời điểm 3).<br />
Đo kích thước diện bám các dây chằng trên<br />
xương mác, xương sên và xương gót và mối liên<br />
quan của tâm diện bám đến các mốc giải phẫu<br />
lân cận.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Qua nghiên cứu về giải phẫu phức hợp dây<br />
chằng bên ngoài khớp cổ chân trên 36 mẫu cổ<br />
chân của người Việt Nam gồm 21 chân Trái và<br />
15 chân Phải, tuổi từ 18 đến 95.<br />
Các đặc điểm về hình dạng, hướng đi, số<br />
dải,kích thước của các bó dây chằng<br />
<br />
Hình dạng, hướng đi, số dải dây chằng<br />
Dây chằng mác sên trước có dạng dải dẹt<br />
mỏng trải dài từ phía trước dưới mắt cá ngoài<br />
đến phủ phía trước ngoài cổ xương sên, dạng<br />
<br />
Chấn Thương Chỉnh Hình<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hình thang với 2 cạnh trên dưới song song nhau,<br />
cạnh trên lớn hơn cạnh dưới, dây chằng chạy<br />
theo hướng từ sau ra trước, từ trên xuống dưới,<br />
từ ngoài vào trong, dây chằng tạo với trục dọc<br />
xương mác một góc trung bình 840, tạo với mặt<br />
phẳng dọc một góc trung bình 460, mặt phẳng<br />
ngang một góc trung bình 29,30. Có 5/36 (14%)<br />
trường hợp dây chằng sên mác trước gồm 2 dải<br />
riêng biệt. Với hình dạng này ứng dụng trong<br />
điều trị là phẫu thuật khâu dây chằng sẽ phù<br />
hợp hơn là tái tạo dây chằng.<br />
Dây chằng mác gót có gần giống dạng bó,<br />
nếu cắt ngang dây chằng, dây chằng mác gót có<br />
dạng hình bầu dục, dây chằng chạy theo hướng<br />
từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, dây chằng<br />
mác gót tạo với dây chằng sên mác trước một<br />
góc trung bình 1360, tạo với trục xương mác một<br />
góc trung bình 1400, với mặt phẳng dọc một góc<br />
trung bình 440, với mặt phẳng ngang một góc<br />
trung bình 460. Có 1/36 (2,7%) trường hợp dây<br />
chằng mác gót có hai dây chằng riêng biệt. Với<br />
hình dạng này trong điều trị phẫu thuật là có thể<br />
khâu dây chằng hoặc tái tạo dây chằng.<br />
Dây chằng mác sên sau có dạng dải dẹt hình<br />
thang, các bó sợi của dây chằng mác sên sau<br />
chạy theo hướng nằm ngang từ mặt sau trong<br />
của mắt cá ngoài đến mặt sau ngoài xương sên.<br />
Ứng dụng trong điều trị là phẫu thuật khâu dây<br />
chằng sẽ phù hợp.<br />
<br />
Kích thước<br />
Chiều dài trung bình của dây chằng mác sên<br />
trước là 13,9 ± 2,1mm.<br />
Chiều rộng trung bình của dây chằng mác<br />
sên trước là 11,2 ± 1,7mm.<br />
Chiều dài trung bình của dây chằng mác gót<br />
là 20,4 ± 2,2mm.<br />
Chiều rộng trung bình của dây chằng mác<br />
gót là 5,6 ± 1,3mm.<br />
Chiều dài trung bình của dây chằng mác sên<br />
sau là 18,5 ± 1,1mm.<br />
Chiều rộng trung bình của dây chằng mác<br />
sên sau là 6,6 ± 1,4mm.<br />
<br />
107<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Chiều dài trung bình của dây chằng gót sên<br />
ngoài là 21,3 ± 1,6mm.<br />
Chiều rộng trung bình của dây chằng gót sên<br />
ngoài là 4,9 ± 1,3mm.<br />
<br />
Đường kính trên dưới của tâm diện bám dây<br />
chằng mác gót trên xương gót trung bình là 10,5±<br />
1,6mm, đường kính trong ngoài trung bình là 7,4<br />
± 0,7mm.<br />
<br />
Các đặc điểm về vị trí bám của dây chằng mác<br />
sên trước và dây chằng mác gót trên mắt cá<br />
ngoài, xương sên và xương gót<br />
<br />
Khoảng cách từ tâm diện bám dây chằng<br />
mác gót trên xương gót đến bờ dưới khớp dưới<br />
sên trung bình là 16,6 ±1mm.<br />
<br />
Trên mắt cá ngoài<br />
Các diện bám trên mắt cá ngoài của dây<br />
chằng mác sên trước và dây chằng mác gót đều<br />
có dạng hình bầu dục. Đường kính trên dưới của<br />
tâm diện bám dây chằng mác sên trước trên mắt<br />
cá ngoài trung bình là 8 ± 0,5mm, đường kính<br />
trong ngoài trung bình là 5,8 ± 0,7mm. Khoảng<br />
cách từ tâm diện bám dây chằngmác sên trước<br />
trên mắt cá ngoài đến bờ trước xương mác trung<br />
bình là 15,5 ± 1,3mm, đến đầu dưới xương mác<br />
trung bình là 11,7 ± 1,2mm.<br />
<br />
Tóm lại xác định được các vị trí giải phẫu để<br />
có thể cố định đúng vít neo chỉ để khâu lại dây<br />
chằng.<br />
<br />
Đường kính trên dưới của tâm diện bám dây<br />
chằng mác gót trên mắt cá ngoài trung bình là<br />
8,5 ± 1,3mm, đường kính trong ngoài trung bình<br />
là 6,3 ± 0,7mm. Khoảng cách từ tâm diện bám<br />
dây chằng mác gót trên mắt cá ngoài đến bờ<br />
trước xương mác TBlà 14,7 ± 1,5mm, đến đầu<br />
dưới xương mác TB là 9,8 ± 1,1mm.<br />
<br />
Trên xương sên<br />
Diện bám của dây chằng mác sên trước<br />
trên xương sên có dạng hình bầu dục với<br />
đường kính trên dưới lớn hơn đường kính<br />
trong ngoài 1,5 lần.<br />
Đường kính trên dưới của tâm diện bám dây<br />
chằng mác sên trước trên xương sên trung bình<br />
là 11 ± 1,4mm, đường kính trong ngoài trung<br />
bình là 7,1 ± 1,1mm.<br />
Khoảng cách từ tâm diện bám dây chằng<br />
mác sên trước trên xương sên đến bờ trên khớp<br />
dưới sên trung bình là 16,7 ± 1mm, đến mặt trên<br />
xương sên trung bình là 10 ± 2,8mm.<br />
<br />
Trên xương gót<br />
Diện bám của dây chằng mác gót trên xương<br />
gót trong nghiên cứu chúng tôi tương đối hằng<br />
định và có dạng hình bầu dục.<br />
<br />
108<br />
<br />
Xác định độ mất vững bên ngoài khớp cổ chân<br />
sau khi cắt dây chằng mác sên trước và sau khi<br />
cắt cả dây chằng mác sên trước và dây chằng<br />
mác gót<br />
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
sau khi cắt dây chằng mác sên trước về độ<br />
nghiêng của xương sên so với trước khi cắt bỏ<br />
dây chằng sên mác trước, tuy nhiên sự di lệch ra<br />
trước của xương sên khác biệt có ý nghĩa.<br />
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cả về độ<br />
nghiêng xương sên cũng như sự di lệch ra trước<br />
của xương sên sau khi cắt cả dây chằng mác sên<br />
trước và dây chằng mác gót so với khi hai dây<br />
chằng còn nguyên vẹn.<br />
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ di<br />
lệch ra trước của xương sên và độ nghiêng<br />
xương sên giữa cắt dây chằng mác sên trước và<br />
sau khi cắt cả hai dây chằng mác sên trước và<br />
dây chằng mác gót.<br />
Tóm lại ba bó dây chằng đều quan trọng giữ<br />
vững khớp cổ chân cần phải chẩn đoán chính<br />
xác được bó nào bị đứt để khâu phục hồi.<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Nghiên cứu này mô tả các dây chằng chính<br />
bên ngoài cổ chân hằng định bao gồm 3 dây<br />
chằng là DCMST, DCMG và DCMSS(10) giống các<br />
tác giả khác như:<br />
Siegler (1988)(13) mô tả chi tiết về kích thước<br />
các dây chằng bên ngoài trên 20 xác cổ chân với<br />
kết quả DCMST dài 14,76 – 20,9mm, DCMG dài<br />
từ 24,39 – 30,99mm, DCSMS dài 17,3 – 25,02mm.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />