intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái và khả năng gây trồng loài Căm xe (Xylia xylocarpa) ở các tỉnh phía nam "

Chia sẻ: Nguye Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

108
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vương Hữu Nhi Nghiên cứu sinh khoá 10 Viện khoa học LN Việt Nam Căm xe (Xylia xylocarpa Roxb) Taub) còn gọi là Cẩm xe thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ phụ trinh nữ (Mimosoideae), ngành Mộc lan (Magnoliophyta), mọc tự nhiên ở nhiều nước Châu á: ấn Độ , Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Căm xe là loài cây đa tác dụng, thuộc nhóm II, gỗ nặng, cứng, không bị mối mọt, dùng đóng đồ gia dụng, xây dựng, đóng tàu, toa tàu lửa, bánh xe bò, cột điện, trụ tiêu...có giá trị cao trên thị trường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái và khả năng gây trồng loài Căm xe (Xylia xylocarpa) ở các tỉnh phía nam "

  1. Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái và khả năng gây trồng loài Căm xe (Xylia xylocarpa) ở các tỉnh phía nam Vương Hữu Nhi Nghiên cứu sinh khoá 10 Viện khoa học LN Việt Nam Căm xe (Xylia xylocarpa Roxb) Taub) còn gọi là Cẩm xe thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ phụ trinh nữ (Mimosoideae), ngành Mộc lan (Magnoliophyta), mọc tự nhiên ở nhiều nước Châu á: ấn Độ , Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Căm xe là loài cây đa tác dụng, thuộc nhóm II, gỗ nặng, cứng, không bị mối mọt, dùng đóng đồ gia dụng, xây dựng, đóng tàu, toa tàu lửa, bánh xe bò, cột điện, trụ tiêu...có giá trị cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Vỏ dùng làm thuốc chữa bệnh ho ra máu, tiêu chảy, lậu, hạt giàu prôtêin và chất béo, có thể rang ăn được. Căm xe là loài cây bản địa mọc tự nhiên khá phổ biến ở nhiều tỉnh phía Nam, có khả năng tái sinh hạt, chồi thân và chồi rễ rất mạnh lại có nguồn hạt giống phong phú và cũng đã trồng thử có kết quả ở một vài nơi. Tuy nhiên, cho đến nay Căm xe đã bị khai thác kiệt quệ và các nghiên cứu loài cây này còn rất ít. Do vậy việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và khả năng gây trồng làm căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để tái sinh phục hồi và trồng rừng Căm xe là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần thực hiện dự án Quốc gia về trồng mới 5 triệu ha rừng.
  2. 1.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 1.1.Đối tượng: Các quần thể rừng tự nhiên có Căm xe phân bố ở các tỉnh DakLak, Khánh Hoà, Đồng Nai . Các rừng Căm xe trồng thực nghiệm ở Eakmat (DakLak) và Lang Hanh (Lâm Đồng). 1.2.Phương pháp: Điều tra l ô tiêu chuẩn điển hình sơ cấp 2.500m2 (50 x50m) và ô thứ cấp 100m2 (10x10m) được lập trong các ô sơ cấp, về các chỉ tiêu cơ bản theo các phương pháp thường dùng trong lâm nghiệp. Đào phẫu diện điển hình và lấy mẫu đất trong các ô sơ cấp, phân tích đất theo các phương pháp chính qui và thông dụng ở trong phòng. Tính tổ thành loài theo phần trăm giá trị số quan trọng IV% (Important value) (Curtis Mc Intosh,1951) và loài ưu thế bằng hệ số tương quan r(quan hệ tương quan) và tiêu chẩn c2 (kiểm tra tính độc lập ) của loài. Các tính toán được thực hiện trên máy vi tính với phần mềm Excel 5.0. 2.Kết quả nghiên cứu: 2.1. Phân bố tự nhiên.
  3. Các kết quả điều tra quần thể rừng tự nhiên được tóm tắt trong bảng 1. Kết quả cho thấy: Bảng1 Địa hình Đặc trưng rừng Căm xe Địa điểm Toạ độ địa lý Kiểu (cm) Độcao Độ Cây/ha rừng dốc (m) (m) 10045’-13005’ vĩ Bắc Yokdon 16- 2-50 Khộp 150 5-10 25-30 18 0 0 107 29;107 50’k/Đông (DakLak) Eavy Bán 13000-13050’ vĩ Bắc 18- 5-100 thường 5-10 600 25-30 22 (DakLak) 0 0 107 29;107 50’Đông xanh NinhHoà 12015’-12030’ vĩ Bắc Thuần 12- 100 2-5 300-400 20-25 (Khánh loài 15 0 0 109 00-109 15’ k/Đông Hoà) Cát Tiên Bán 11021’-11033’ vĩ Bắc 22- 150 2-5 thường 5-10 30-35 25 (Đồng Nai) 107 10-107 30’ k/ Đông 0 0 xanh
  4. Căm xe phân bố khá rộng ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên trong giới hạn khoảng 2 vĩ độ Bắc (12 –140) và 2 kinh độ Đông (107-1080 ) có mặt trong các kiểu rừng rụng lá (khộp), rừng bán thường xanh hỗn loài và thuần loài. Đó cũng là căn cứ để chọn vùng trồng và trạng thái rừng để tái sinh phục hồi loài Căm xe phù hợp với điều kiện sinh thái của nó. 2.2.Đặc điểm đất đai: Kết quả điều tra và phân tích đất ghi trong bảng 2. Kết quả trên cho thấy: Bảng 2: Yok Dôn (YD2) Ea kmat (EKM9) Ninh Hoà (Nk8) Địa điểm Loại đất Đỏ / Ba zan Xám vàng / Granit vàng xám / liparit Tầng dày (cm) 30-35 >100 80-100 Đá lẫn(%) 40-70 5-10 20-30 Độ sâu(cm) 0-20 40-60 80- 0-20 40-60 80- 0-20 40-60 80- 100 100 100 Sét(
  5. N (%) 0.08 0.06 0.03 0.18 0.10 0.06 0.17 0.14 0.11 P2O5(%) 0.046 0.018 0.016 0.214 0.171 0.096 0.021 0.014 0.017 K2O(%) 0.21 0.44 0.15 0.02 0.02 0.02 0.08 0.08 0.10 pHkcl 3.96 3.73 3.79 3.90 3.93 4.28 5.46 5.85 7.14 Căm xe có thể sống trên nhiều loại đất: xám, vàng, đỏ phát triển trên nhiều loại đá như granit, liparit, bazan...có tầng dày, mỏng và tỉ lệ đá lẫn khác nhau. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét nhẹ, phản ứng chua đến ít chua, mùn và N từ ít đến trung bình. Như vậy Căm xe cũng không đòi hỏi khắt khe về điều kiện đất đai. 2.3.Loài cây ưu thế : Bảng 3: Ô TC F% N% G% IV% Loài ưu thế 34,3 Ô1 Căm xe Chiêu liêu 34,9 34,9 38,0 32,0 35,7 32,8 31,4 Giáng hương 11,1 18,4 13,6 (Yokdon) 11,4 Chiêu liêu Căm xe Ô2 36,2 47,8 22,8 14,4 34,8 42,8 28,4
  6. (Yokdon) Cà chít 27,7 12,0 6,8 10,5 12,8 35,2 Cà chít Ô3 52,9 16,5 39,8 26,9 33,8 21,3 20,4 Căm xe Câm liêu 24,1 17,7 8,2 17,3 5,8 19,7 9,0 (Yokdon) Chiêu liêu 13,0 Bằng lăng 39,0 52,4 12,2 75,6 13,0 55,7 12,9 13,6 Ô5 (Cát Tiên) Căm xe Dẽ 11,9 9,8 7,3 2,2 2,0 8,0 6,5 10,2 Binh linh Bằng lăng Căm xe 28,8 30,5 20,3 42,2 18,0 33 19,8 8,0 21,2 7,7 10,2 5,01 Bằng lăng tím Ô6 (EAWY) 6,0 8,8 9,4 6,6 5,5 5,8 3,8 3,4 Gụ mật Kơ nia Như vậy ở các lâm phần nghiên cứu luôn chỉ có từ 3-5 loài ưu thế có giá trị quan trọng IV%>5%; trong đó có Căm xe, quyết định tổ thành được coi là nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong sinh thái quần thể.
  7. 2.4.Quan hệ nhóm loài cây ưu thế: Kiểm tra mối quan hệ của Căm xe trong nhóm loài ưu thế trình bày ở bảng 4. Kết quả trên cho thấy Bảng 4 c2tính c20.05 Ô tiêu chuẩn PA PB PAB r Quan hệ Ô1 – (Yok don) Căm xe – Chiêu 0.18 0.54 0.05 -0.24 1.70 3,84 Ngẫu nhiên Liêu Cămxe -Giáng 0.18 0.64 0.09 0.13 0.52 3,84 Ngẫu nhiên Hương Ô 3 – Yok don) Căm xe – Chiêu 0.44 0.24 0.08 -0.12 0.34 3,84 Ngẫu nhiên liêu Căm xe – Cà chắc 0.44 0.80 0.32 -0.16 0.62 3,84 Ngẫu nhiên
  8. Căm xe – Cẩm liên 0.44 0.520 0.24 0.05 0.04 3,84 Ngẫu nhiên Ô4 Ea wy Căm xe – Bằng 0.42 0.58 0.21 0.14 0.47 3,84 Ngẫu nhiên lăng Căm xe– 0.42 0.25 0.04 -0.29 2.00 3,84 Ngẫu nhiên Bằnglăngtím Căm xe– Gụ mật 0.42 0.13 0.04 -0.06 0.08 3,84 Ngẫu nhiên Căm xe–Kơ nia 0.42 0.08 0.08 -0.36 2.95 3,84 Ngẫu nhiên Mối quan hệ giữa các loài trong những loài ưu thế mới chỉ là quan hệ ngẫu nhiên (c2tính < c2 0,05 bảng ứng với bậc tự do k="1)," riêng Căm xe với Giáng hương, Căm xe với Cẩm liên và Căm xe với Bằng lăng có mối quan hệ hỗ trợ. (hệ số tương quan 0
  9. Bảng5 ChỉhØ tiêuªu Độ§é Loại¹i DDD vnvn DHH DVV 1.3 caoao (cmcm) (cmcm) (mm) (mm) (mm3) (mm3) ĐịaÞa đấtÊt (mm) điểmÓm Đỏ§á Eakmatat 500 bazanan 33.97 0.965 17.46 0.98 0.782 0.022 (DakLakak) Đỏ§á LangHanhnh 900 bazanan 26.2 0.74 16.5 0.47 0.444 0.012 (Lâm©m Đồngng) Căm xe có sức sinh trưởng tương đối khá, đạt mức bình quân từ 0.74 đến 0.96cm về đường kính và 0.47-0.98m về chiều cao. Căm xe ở Eakmat có lượng tăng trưởng cao hơn Lang Hanh có thể do độ cao chi phối; Tuy nhiên ở cả 2 nơi đều có sức sinh trưởng cao hơn gần gấp đôi so với Căm xe ở rừng tự nhiên (DD1.3 ="0.40- " 0.41và DH= 0.40- 0.41 Vũ Văn Cần,1990). Điều đó cho phép khẳng định khả năng gây trồng, phát triển cây Căm xe ở các tỉnh phía Nam. 3.Kết luận và đề nghị: Từ những kết quả trên có thể rút ra một số nhận xét về đặc điểm sinh thái và khả năng gây trồng cây Căm xe như sau:
  10. 1. Là cây bản địa đa tác dụng, gỗ có giá trị trên thị trường trong nước và thế giới, có khả năng tái sinh hạt, tái sinh chồi gốc, chồi rễ rất mạnh và có nguồn hạt giống phong phú nhưng cây đã bị khai thác kiệt quệ. 2. Phân bố tự nhiên khá phổ biến ở nhiều nơi thuộc nhiều tỉnh phía Nam có giới hạn từ 12-14 độ vĩ Bắc, ở độ cao dưới 600m cùng các kiểu rừng lá hoặc bán thường xanh hỗn loài hay thuần loài cũng mọc trên nhiều loại đất kể cả trên đất đã bị thoái hoá . 3. Trong các quần thể tự nhiên thường có từ 3-5 loài cây ưu thế cùng với Căm xe, trong đó có 3 loài có mối quan hệ hỗ trợ : Giáng hương, Bằng lăng và Cẩm liên là đối tượng có thể lựa chọn để tái sinh phục hồi hoặc gây trồng hỗn lo ài với Căm xe. 4. Sinh trưởng tương đối khá cả ở rừng tự nhiên và rừng trồng với lượng sinh trưởng bình quân năm từ 0.4cm về đường kính và 0.5m về chiều cao, có nơi đạt 0,96cm về đường kính và 0,98m về chiều cao. Do vậy, đây là loài cây có nhiều triển vọng trong việc tái sinh phục hồi và trồng rừng ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên rất cần được quan tâm . Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), Phương pháp nghiên cứu trong Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 2. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông Lâm nghiệp trên máy vi tính (bằng Excel 5.0), Nhà xuất bản Nông nghiệp. 3. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
  11. Summary: This is a research on natural distribution, soil c haracteristics, species composition of the population, group of dominant species and growth of Xylia xylocarpa in South Vietnam provinces. Results shows that this is an indigenous, multi-purpose species, highly promising for forest regeneration, rehabilita tion and afforestation in the provinces of South Central Vietnam, Eastern South Vietnam and the Central Highlands.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2