intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC MỘT SỐ NHƯỢC ĐIỂM CỦA GỖ RỪNG TRỒNG "

Chia sẻ: Nguye Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

86
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu khắc phục nhược điểm rừng trồng nguyên liệu nhằm nâng cao chất lượng gỗ phục vụ công nghiệp chế biến là một trong những vấn đề quan trọng. Gỗ Keo lai được tác động bằng Amoniac nồng độ 24% sẽ giảm được độ giòn, trong quá trình gia công bề mặt gỗ không bị xước. Công riêng khi uốn va đập theo hướng tiếp tuyến của gỗ sau khi xử lý 72 giờ đạt 3 3 0.48kgm/cm , gỗ không xử lý đạt 0.27kgm/cm . ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC MỘT SỐ NHƯỢC ĐIỂM CỦA GỖ RỪNG TRỒNG "

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẮC PHỤC MỘT SỐ NHƯỢC ĐIỂM CỦA GỖ RỪNG TRỒNG Nguyễn Xuân Quyền, Vũ Đình Thịnh Phòng Nghiên cứu Chế biến lâm sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM T ẮT Nghiên cứu khắc phục nhược điểm rừng trồng nguyên liệu nhằm nâng cao chất lượng gỗ phục vụ công nghiệp chế biến là một trong những vấn đề quan trọng. Gỗ Keo lai được tác động bằng Amoniac nồng độ 24% sẽ giảm được độ giòn, trong quá trình gia công bề mặt gỗ không bị xước. Công riêng khi uốn va đập theo hướng tiếp tuyến của gỗ sau khi xử lý 72 giờ đạt 3 3 0.48kgm/cm , gỗ không xử lý đạt 0.27kgm/cm . Theo hướng xuyên tâm, gỗ sau khi xử lý 72 giờ Công riêng 3 3 khi uốn va đập đạt 0.56kgm/cm , gỗ không xử lý Amoniac là 0.29 kgm/cm Đối với gỗ Keo tai tượng khi chưa tẩy trắng có mầu đen, sau khi dùng hóa chất tẩy mầu là H2O2 nồng độ là 7,5 %, thời gian nhúng mẫu v ào dung dịch tẩy là 2 phút sau đó sấy với nhiệt độ sấy là 600C, thời gian sấy là 60 phút cho kết quả tẩy trắng tốt. Khi tiến hành loại bỏ một phần chất chiết xuất và nhựa chứa trong gỗ thông Caribê, mẫu gỗ được luộc trong 2 giờ, lượng nhựa v à các chất chiết xuất khác thoát ra là 1.89%. Cường độ dán dính của gỗ Thông Caribê sau khi xử lý 2h tăng lên 2.27 MPa. T ừ khóa: Gỗ rừng trồng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo thống kê của Cục Kiểm lâm, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, diện tích rừng trồng ở nước ta là 2.770.182ha trong đó có 2,028,920ha diện tính rừng sản xuất. Trong những năm gần đây, gỗ rừng trồng đã và đang được đưa vào thực tế sản xuất, thay thế một phần gỗ rừng tự nhiên để đáp ứng yêu cầu về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất. Tuy vậy, khi sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc, gỗ rừng trồng đã xuất hiện một số nhược điểm như: sự không đồng đều về màu sắc của gỗ, gỗ bị giòn khiến quá trình gia công gặp nhiều khó khăn, trong gỗ tồn tại nhựa và túi nhựa hay gỗ bị nứt vỡ v à biến dạng trong quá trình sấy.v.v. Kết quả nghiên cứu của PGS,TS. Nguyễn Trọng Nhân (2005), cho biết những nhược điểm của gỗ rừng trồng về tính chất cơ, vật lý thấp, mầu sắc xấu, dễ bị cong v ênh, nứt vỡ, khả năng bám dính hạn chế... làm cho quá trình gia công chế biến các sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng gỗ bị giảm sút, kéo theo chất lượng sản phẩm bị hạn chế, độ thẩm mỹ không cao, khó thuyết phục người tiêu dùng. Để sử dụng hiệu quả nguyên liệu gỗ rừng trồng cho sản xuất đồ mộc, cần tập trung nghiên cứu xác định khả năng đáp ứng về chất lượng của những loại nguyên liệu hiện có ở trong nước, đồng thời tìm biện pháp công nghệ khắc phục một số hạn chế thường xuất hiện ở gỗ v à tăng cường chất lượng theo yêu cầu của sản phẩm. Phòng Nghiên cứu Chế biến Lâm sản-Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tiến hành nghiên cứu một số giải pháp khắc phục nhược điểm của gỗ rừng trồng gồm Keo lai, Keo tai tượng v à Thông Caribe”, với các nội dung cơ bản sau: - Nghiên cứu giảm độ giòn cho gỗ Keo lai; - Nghiên cứu tẩy màu gỗ Keo tai tượng; - Nghiên cứu giảm ảnh hưởng của lượng nhựa trong gỗ Thông Caribê đến khả năng dán dính. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Vật liệu a/ Vât liệu - Gỗ Thông: Gỗ thông Caribê 18 tuổi được lấy tại Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ, Viện KHLN Việt Nam – Xã Ngọc Thach-Phúc Yên - Vĩnh Phúc. 445
  2. - Gỗ Keo lai, Keo tai tượng tuổi 8 được lấy tại Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội - Chất kết dính: keo Ure Formaldehyde (UF); Keo Polyvinyl Axetat (PVAc). - Hóa chất tẩy trắng: H2O2 - Hóa chất giảm độ giòn gỗ: khí Amoniac NH3 b/ Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm Sử dụng các trang thiết bị hiện có trong phòng thí nghiệm của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam: Tủ sấy thí nghiệm MENMERT của Đức Thước kẹp điện tử hiện số Mitutoyo, độ chính xác 0,01mm; Thiết bị đo độ ẩm: Holzgruppen – W ood group; Cân kỹ thuật Service Hotline 200g ±0,01g; Cân kỹ thuật điện tử 3000g ±0,02g; Tủ sấy ZBY 149 – 83, 300 ± 20C; Máy thử va đập Máy gia công mẫu đa năng LAB 300N; Thiết bị gia nhiệt bằng điện cho phép điều chỉnh nhiệt độ theo yêu cầu 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lấy mẫu gỗ: Mẫu được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN356-70. - Phương pháp xử lý làm mềm gỗ Keo lai: Mẫu gỗ Keo lai có chiều dầy 20mm, rộng 20mm dài 300mm, được chuẩn bị theo hướng xuyên tâm và tiếp tuyến, độ ẩm mẫu w=10-12% . Mẫu gỗ được đặt trong bình nhựa kín, nhỏ 5-10ml dung dịch nước Amoniac nồng độ 24% v ào bình nhựa (dung tích 10 lít), giữ không cho hơi Amoniac thoát ra ngoài, thời gian xử lý khí Amoniac theo 3 cấp thời gian, bao gồm 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Khi kết thúc, xả khí Amoniac vào bể trung hoà. Kiểm tra công riêng khi uốn va đập mẫu gỗ Keo lai đã được xử lý: Xác định theo tiêu chuẩn TCVN366-70. - Phương pháp tẩy màu gỗ Keo tai tượng: Tẩy màu bằng dung dịch Hydrogen peoxide (H2O2). Để xác định khả năng tẩy mầu và hạn chế ảnh hưởng của hóa chất làm giảm chất lượng gỗ, tiến hành tạo dung dịch với H2O2 với 3 mức nồng độ khác nhau, bao gồm 5%, 7.5% và 10%. Dung dịch tẩy mầu được pha chế như sau: Trộn nước (H2O) + Hydrogen peoxide (H2O2) theo tỷ lệ định sẵn trong bình nhựa, khuấy đều. Thêm Sodium hydroxide (NaOH) để khống chế pH = 1011. Dung dịch tẩy được làm nóng đến nhiệt độ 55 -600C. Mẫu gỗ thí nghiệm có độ ẩm trung bình W = 8-10(%) được nhúng vào dung dịch hóa chất đã được pha chế, thời gian nhúng mẫu trong dung dịch tẩy mầu 2 phút, trong khi nhúng, cần để cho dung dịch ướt đều bề 0 mặt gỗ, sau đó vớt ra, thấm khô bề mặt. Tiếp theo, mẫu gỗ được đưa vào lò sấy sấy với nhiệt độ t = 60 C, thời gian t=60 phút. Kiểm tra màu sắc gỗ bằng máy đo mầu quang phổ phản xạ Gretag Macbeth ColorEye 2180 UV với nguồn sáng D65 (nguồn sáng mô phỏng ánh sáng tự nhiên ban ngày). Phương pháp kiểm tra độ bám dính xác định theo tiêu chuẩn GB581-86 Phương pháp xử lý giảm lượng chất chiết xuất trong gỗ: Luộc gỗ: Số mẫu cho mỗi lần luộc: 15 mẫu, lặp lại 3 lần Phương pháp kiểm tra độ bám dính xác định theo tiêu chuẩn GB581-86 Số liệu thực nghiệm được xử lý loại bỏ sai số thô theo tiêu chuẩn Student. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả nghiên cứu giảm độ giòn gỗ Keo Lai Với mục đích làm mềm để giảm độ giòn bề mặt của gỗ, khắc phục hiện tượng xước bề mặt khi gia công, đồng thời tăng một số tính chất của gỗ Keo lai, mẫu gỗ sau xử lý bằng khí Amoniac được đánh giá mức độ làm mềm bằng Công riêng khi uốn va đập. Bảng 1. Công riêng khi uốn va đập của gỗ Keo lai được xử lý bằng Amoniac A (Kgm/cm3) Thời gian Hướng 446
  3. 0 Để trong KK 48 giờ Sấy 48 giờ, t=80 C Tiếp tuyến 24 0.37 0.33 24 Xuyên tâm 0.39 0.37 Tiếp tuyến 48 0.44 0.40 48 Xuyên tâm 0.47 0.42 Tiếp tuyến 72 0.48 0.46 72 Xuyên tâm 0.56 0.48 Mẫu đối chứng Tiếp tuyến 0.27 Mẫu đối chứng Xuyên tâm 0.29 Theo số liệu ở bảng 1, sau khi xử lý bằng khí Amoniac 24 giờ, tiếp theo mẫu gỗ được sấy 48 giờ ở nhiệt độ t=800C, công riêng khi uốn va đập gỗ Keo lai so với các mẫu đối chứng đã tăng lên ở tất cả các cấp thí nghiệm. Thời gian xử lý mẫu bằng khí Amoniac tăng lên thì công riêng khi uốn va đập gỗ Keo lai tương ứng tăng theo Đối với mẫu sau khi xử lý bằng khí Amoniac được để trong môi trường không khí 48 giờ, công riêng khi uốn va đập gỗ Keo lai không những tăng lên so với mẫu đối chứng mà còn tăng cao hơn so với các mẫu được sấy ở nhiệt độ t=800C, thời gian sấy 48 giờ. Công riêng khi uốn va đập gỗ Keo lai sau xử lý đạt tương đương với gỗ Keo lá tràm (gỗ Keo lá tràm đạt 0.42 Kgm/cm3 khi thử tiếp tuyến, đạt 0.44 Kgm/cm3 khi thử xuyên tâm). Như thế, ở điều kiện xử lý gỗ Keo lai bằng Amoniac 48 giờ, sau đó để yên trong không khí 48 giờ, độ bền uốn va đập của gỗ tăng, gỗ Keo lai được giảm độ giòn, khi gia công bề mặt gỗ, các hiện tượng xước bề mặt được khắc phục. 3.2. Kết quả nghiên cứu tẩy trắng gỗ Keo tai tượng Gỗ lõi Keo tai tượng sau khi xẻ, để ngoài không khí có mầu rất tối. Mức mầu tối của gỗ Keo tai tượng được đánh giá bằng máy đo mầu quang phổ phản xạ Gretag Macbeth ColorEye 2180 UV với nguồn sáng D65 (nguồn sáng mô phỏng ánh sáng tự nhiên ban ngày). Chỉ số mầu của mức tối của gỗ Keo tai tượng được đo trên dải bước sóng từ 400m đến 700m (với dải bước sóng này, các thành phần hóa học gây nên mầu sắc ở gỗ hấp thụ được và phát ra mầu, bằng mắt thường sẽ quan sát thấy). Ứng với một bước sóng sẽ cho chúng ta một chỉ số của mầu sắc. Số liệu chỉ số mầu ở mức tối của Keo tai tượng chưa tẩy trắng ở các bước sóng chủ yếu 400m, 500m, 600m, 700m được ghi ở Bảng 3. Bảng 2. Chỉ số mầu sắc bề mặt gỗ Keo tai tượng (không tẩy mầu) Bước Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 TT Sóng Vtrí Vtrí Vtrí Vtrí Vtrí Vtrí Vtrí Vtrí Vtrí 1 2 3 1 2 3 1 2 3 400 9.05 9.62 9.17 9.81 9.31 8.96 9.36 9.06 9.63 500 18.52 18.56 19.20 18.33 18.24 19.02 18.53 18.62 20.54 TN1 600 30.45 30.43 31.10 30.19 30.46 30.91 30.46 30.08 32.40 700 48.21 48.18 49.17 48.16 48.51 48.08 48.19 48.76 48.97 TN2 400 9.06 9.30 9.09 9.21 9.01 8.96 9.61 8.15 9.51 500 18.35 18.41 19.19 18.38 18.45 17.92 18.25 18.89 18.93 447
  4. 600 29.63 29.41 30.93 29.32 29.65 30.16 29.86 29.68 30.82 700 47.62 47.16 48.14 47.31 47.98 48.32 46.26 46.63 48.44 400 9.89 9.83 9.17 9.78 9.69 9.93 9.14 9.66 10.57 500 19.64 19.02 19.24 19.15 19.00 19.15 19.94 20.06 20.23 TN3 600 30.52 30.23 30.00 30.23 30.31 30.15 30.72 31.14 32.91 700 46.59 47.05 46.79 46.06 47.03 45.87 46.53 46.87 45.98 Bảng 3. Giá trị trung bình chỉ số mầu gỗ Keo tai tượng sau tẩy trắng Chế độ xử lý Bước sóng Đchứng I(5%) II(7.5%) III(10%) 400 9.39 23.05 18.77 16.30 500 18.95 41.61 42.81 40.19 600 30.45 51.24 54.57 53.01 700 47.51 59.70 64.78 64.37 Theo số liệu ở Bảng 3, chỉ số mầu khi nồng độ dung dịch tẩy mầu 7.5% v à 10% đạt kết quả tốt, có thể chọn loại dung dịch tẩy mầu này để tẩy mầu gỗ Keo tai tượng. Bằng phương pháp đo thị giác (phương pháp đo chủ quan) mức độ trắng của gỗ Keo tai tượng khi tẩy bằng dung dịch nồng độ từ 7.5% trở lên đạt yêu cầu về độ trắng theo yêu cầu của sản xuất tương tự như mầu trắng của các loại gỗ Hông, gỗ Xoài, gỗ Bồ dề. Từ các kết quả đo mầu sắc, vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chỉ số mầu sắc ứng với các bước sóng của bề mặt gỗ Keo tai tượng không tẩy mầu và sau khi tẩy mầu ở các chế độ I (nồng độ H2O2 là 5%), chế độ II (nồng độ H2O2 là 7,5%) và chế độ III (nồng độ H2O2 là 10%): Hình 1. Biểu đồ Chỉ số mầu sắc gỗ Keo tai tượng trước và sau khi tẩy mầu 70.00 ChØ sè mÇu s¾c 60.00 50.00 40.00 30.00 20.00 10.00 0.00 400 450 500 550 600 650 700 B­íc sãng Kiểm tra ảnh hưởng của hóa chất tẩy mầu đến độ bám dính của gỗ với keo 448
  5. Để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của hoá chất tẩy mầu đến độ bám dính của màng keo, mẫu gỗ Keo tai tượng (chưa tẩy mầu) dài 300; rộng 50; dày 2,5cm, độ ẩm W = 8 -10% được ghép 2 thanh với nhau bằng keo PVAD, lượng keo tráng 200-250g/m2 áp lực P = 3kg/cm2. Sau khi keo đóng rắn hoàn toàn, các mẫu gỗ thí nghiệm được tiến hành tẩy trắng. Dung dịch tẩy trắng có 3 loại nồng độ, bao gồm 5%; 7.5% và 10% ; dung dịch có độ pH = 10-11, sau khi nhúng các mẫu vào dung dịch tẩy mầu 2 phút, các mẫu được sấy ở 0 nhiệt độ t = 60 C, thời gian sấy t = 1giờ. Để kiểm tra ảnh hưởng của hóa chất tẩy mầu đến độ bền kéo trượt màng keo, theo tiêu chuẩn GB 581- 86. Kết quả xác định độ bám dính trung bình với keo của gỗ Keo tai tượng sau khi tẩy mầu gỗ được ghi ở Bảng 4. Bảng 4. Độ bám dính gỗ Keo tai tượng với keo sau khi tẩy mầu Độ bám dính sau khi tẩy mầu (MPa) Không tẩy mầu Nồng độ Nồng độ Nồng độ dung dịch 5% dung dịch 7.5% dung dịch 10% 6.30 6.25 6.22 6.2 Theo kết quả xác định ghi ở Bảng 4 cho thấy, sau khi mẫu gỗ được dán gỗ bằng keo PVAD, tẩy mầu bằng dung dịch nồng độ 5%, 7.5% v à 10%, độ bám dính bị ảnh hưởng không đáng kể 3.3. Kết quả nghiên cứu nâng cao khả năng dán dính của gỗ Thông Caribe Để tăng khả năng dán dinh của gỗ Thông caribe, mẫu gỗ được luộc theo các mức thời gian khác nhau để loại bỏ bơt nhựa và các chất chiết xuất trong gỗ. Khối lượng mẫu gỗ được cân sau mỗi mức thời gian luộc được thể hiện tại bảng 5 được xác định ở bảng sau: Bảng 5. Thay đổi khối lượng khi xử lý nhiệt ẩm gỗ thông Caribe theo thời gian Khối lượng mẫu (gam)/ thời gian luộc (giờ) STT 0 1 2 4 6 8 10 1 TN1 446.4 441.36 429.66 429.12 428.94 428.76 428.76 2 TN2 434.16 432.72 430.02 429.48 429.3 429.12 429.12 3 TN3 433.26 431.46 429.3 428.94 428.58 428.4 428.4 T Bình 437.94 435.51 429.66 429.18 428.94 428.76 428.76 Biểu đồ thay đổi khối lượng gỗ theo thời gian xử lý nhiệt ẩm (luộc) 449
  6. Đồ thị diễn biế n khối lượng mẫu the o thời gian luộc 440 438 436 Kh lượn m (g) 434 g ẫu Khối lượng m ẫu 432 ối 430 428 426 424 0 1 2 4 6 8 10 Thời gian luộc (giờ) Hình 2. Biểu đồ thay đổi khối lượng gỗ theo thời gian luộc Từ số liệu ở bảng 5 v à biểu đồ hình 1 cho thấy lượng nhựa chiết xuất ra rất lớn sau thời gian 2 giờ luộc 0 ở nhiệt độ 80 C, khối lượng mẫu gỗ giảm từ 437.98(g) xuống còn 435.51(g) sau một giờ luộc và 429.66(g) sau 2h luộc tương ứng 1.89% lượng nhựa và các tạp chất thoát ra. Đây là giai đoạn luộc đầu tiên đồng thời lượng nhựa chứa trong gỗ thoát ra nhiều nhất. Các giai đoạn tiếp theo 4h, 6h, 8h và 10h, khối lượng mẫu gỗ giảm không đáng kể v à không đổi sau 8 giờ luộc. Tổng hàm lượng chất chiết xuất thoát ra trong thời gian thí nghiệm xấp xỉ 2.1% trong đó 2 giờ đầu lượng nhựa và các chất chiết xuất thoát ra chiếm 82% so với tổng lượng chất chiết thoát ra. Ảnh hưởng của thời gian luộc đến cường độ dán dính của của gỗ thông Caribe với màng keo PVAc. Bảng 6. Cường độ bám dính của gỗ thông Caribe theo thời gian xử lý nhiệt ẩm Khối cường độ dán dính σk(Mpa)/ thời gian luộc (giờ) Nội dung STT 0 1 2 4 1 TN1 9.91 10.36 12.63 12.49 2 TN2 9.62 10.67 11.18 11.93 3 TN3 9.85 9.84 12.37 12.35 T Bình 9.79 10.29 12.06 12.26 450
  7. Đồ thị ảnh hưởng của thời gian luộc đến cường độ dán dính của gỗ 14 Cường độ dán dính 12 Cường độ dán dính (MPa) 10 8 6 4 2 0 0 1 2 4 Thời gian luộc (giờ) Hình 3. Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian luộc gỗ đến cường độ dán dính. Kết quả ở bảng 6 và đồ thị hình 3 cho thấy lực bám dính trung bình của của gỗ Thông Caribê không qua xử lý luộc chỉ đạt 9.79Mpa. Sau thời gian luộc 1h, lực bám dính của gỗ tăng nhẹ, chỉ đạt 10.29MPa. Tuy vậy, cường độ dán dính đã tăng lên rất đáng kể đạt 12.06MPa sau thời gian luộc 2 giờ. Sau thời gian luộc 4h cường độ dán dính gần như không tăng so v ới 2h luộc. Điều này có thể lý giải rằng sau thời gian 2h lượng nhựa v à các chất chiết xuất trong gỗ đã thoát ra gần hết, v ì vậy mà cường độ dán dính gần như không bị ảnh hưởng sau thời gian luộc này. Lực bám dính của gỗ sau khi xử lý loại bỏ một phần nhựa lớn hơn khá nhiều so với lực dán dính của gỗ Thông Caribê không qua xử lý 2.47MPa. Điều này chứng tỏ khả năng dán dính của gỗ Thông Caribê chịu ảnh hưởng rất lớn bởi lượng nhựa v à các chất chứa trong gỗ. IV. KẾT LUẬN - Gỗ Keo lai được tác động bằng Amoniac sẽ giảm được độ giòn, trong quá trình gia công bề mặt gỗ không bị xước. Công riêng khi uốn va đập của gỗ tăng lên theo mức tăng thời gian xử lý gỗ bằng Amoniac. - Mầu sắc bề mặt gỗ Keo tai tượng khi khi được nhúng trong dung dich H2O2 nồng độ là 7,5%, thời gian 2 phút sau đó sấy với nhiệt độ sấy là 600C, thời gian sấy là 60 phút cho kết quả tẩy trắng tốt. - Gỗ Thông Caribê được xử lý luộc trong 2 giờ đạt hiệu quả cao nhất, lượng nhựa và các chất chiết xuất khác thoát ra là 1.89%. Cường độ dán dính của gỗ Thông Caribê sau khi xử lý tăng lên 2.27Mpa tương ứng 23.24% so v ới cường độ dán dính không qua xử lý. T ÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH Đỗ Văn Bản, 2002. “Kết quả nghiên cứu một số tính chất gỗ của Melaleuca leucadendra, Melaleuca cajuputy, Melaleuca viridiflora và một số định hướng sử dụng gỗ của chúng”, Báo cáo hội thảo tổng kết dự án “Phát triển kỹ thuật trồng rừng trên đất phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Quang Trung, 2006. Phân tích một số đặc tính chủ yếu của gỗ tràm và định hướng sử dụng gỗ tràm sản xuất ván dăm, ván ghép thanh. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Bùi Duy Ngọc, 2008. Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp nguyên liệu gỗ tràm M.cajuputy và gỗ keo lai A. hybrid để sản xuất ván dăm. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Masatoshi Sato., 2005. Development of Melaleuca wood utilization technology. The case of wood cement board and block. W orkshop on Melaleuca wood utilization development – Ho Chi Minh City Masatoshi Sato, 2005. “Development of Melaleuca wood utilizati on technology – The case of wood cement board and block”. A report in the worshop on Melaleuca wood utilization development – Ho Chi Minh City. 451
  8. RESEARCH RESULTS OF RESTRICTING A NUMBER OF DEFECTS OF WOOD PLANTATION Nguyen Xuan Quyen, Vu Dinh Thinh Forest Science Institute of Vietnam SUMMARY Improving the quality of wood plantations such as Acacia mangium Will and Acacia hybrids is a very important issue for wood product processing industry. Each kind of wood can be treated by an individual method that can restrict weakness of wood, for example, Acacia mangium treated with Ammoniac (NH3), Acacia hybrid treated with chemical bleach (H202), resin pine treated with boiling method. To reduce brittleness and surface scratch of Acacia mangium timber, it was treated by 24% of Ammoniac (NH3) for 72 hours. Consequently, tangential and radial contact bending strength of treated timber reached 3 3 0.48 kgm/cm and 0.56 kgm/cm comparing with tangential and radial contact bending strength of non- treated timber was 0.27 kgm/cm and 0.29 kgm/cm3, respectively. 3 For Acacia hybrid species, the different color between the sapwood and heartwood, sapwood is white color and heartwood is black color so heartwood was bleached with 7.5% of H202. According the results of experiments, that performed at FSIV, after soaking the specimens in 7.5% H202 f or 2 minutes, and the 0 specimens were dried at 60 C and 60 minutes achieve high whitening Research on extract resin content of Caribe wood. The results showed that the period of boiling time 2 hours resin content and other extractives released 1.89%, tensile strength With PVA glue increased significantly 2.27 MPa%. To improve tensile strength Caribe wood should be boiled for 2 hours. Keywords: W ood plantation 452
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2