Nghiên cứu khoa học " KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA CÁC LOÀI CÂY GỖ LÁ RỘNG DƯỚI TÁN RỪNG TRỒNG LUỒNG "
lượt xem 20
download
Kết quả điều tra khả năng tái sinh của một số loài cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng Luồng ở Ngọc Lặc - Thanh Hóa và Cầu Hai - Phú Thọ cho thấy có khoảng 12-22 loài cây gỗ lá rộng có khả năng tái sinh dưới tán rừng trồng Luồng 15-16 tuổi. Trong đó, khoảng 4-8 loài cây gỗ lá rộng có giá trị kinh tế cao và đang được sử dụng trồng rừng ở Việt Nam. Mật độ tái sinh của các loài cây gỗ dưới tán rừng trồng Luồng ở Ngọc Lặc dao động trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA CÁC LOÀI CÂY GỖ LÁ RỘNG DƯỚI TÁN RỪNG TRỒNG LUỒNG "
- Nghiên cứu khoa học KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA CÁC LOÀI CÂY GỖ LÁ RỘNG DƯỚI TÁN RỪNG TRỒNG LUỒNG
- KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA CÁC LOÀI CÂY GỖ LÁ RỘNG DƯỚI TÁN RỪNG TRỒNG LUỒNG Hoàng Văn Thắng Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Kết quả điều tra khả năng tái sinh của một số l oài cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng Luồng ở Ngọc Lặc - Thanh Hóa và Cầu Hai - Phú Thọ cho thấy có khoảng 12-22 loài cây gỗ lá rộng có khả năng tái sinh dưới tán rừng trồng Luồng 15-16 tuổi. Trong đó, khoảng 4-8 loài cây gỗ lá rộng có giá trị kinh tế cao và đang được sử dụng trồng rừng ở Việt Nam. Mật độ tái sinh của các loài cây gỗ dưới tán rừng trồng Luồng ở Ngọc Lặc dao động trong khoảng từ 110-420 cây/ha, trong khi đó mật độ cây tái sinh của các loài cây gỗ dưới tán rừng Luồng tại Cầu Hai là 74-919 cây/ha. Mật độ tái sinh của các loài cây gỗ có giá trị kinh tế dao động trong khoảng từ 74-330 cây/ha. Mặc dù không chiếm tỷ lệ cao trong tổ thành loài cây tái sinh, song các loài cây gỗ tái sinh có giá trị kinh tế cao lại có khả năng sinh trưởng tương đối tốt. Chiều cao trung bình của các loài cây này đạt từ 1,1-5,7m. Đây là các loài cây có sinh trưởng, phát triển tốt và có tri ển vọng trong việc trồng hỗn giao với Luồng. Từ khóa: Cây gỗ lá rộng, tái sinh, rừng Luồng. ĐẶT VẤN ĐỀ Luồng là một trong những loài cây đa tác d ụng, đã và đang được người dân ở nhiều tỉnh phía Bắc đưa vào trồng như là một loài cây trồng rừng chính. Luồng được trồng nhiều nhất ở các địa phương như Thanh Hóa (69.037,16ha), Hòa Bình (14.121ha) và Cầu Hai - Phú Thọ (135ha). Mặc dù đã được trồng từ lâu và với diện tích lớn, song hầu hết rừng trồng Luồng đã có là rừng thuần loài và được kinh doanh li ên tục trong nhiều luân kỳ. Đến nay nhi ều diện tích rừng trồng Luồng thuần loài ở các địa phương trên đã bộc lộ nhiều nhược đi ểm như dịch sâu bệnh phát triển mạnh, năng suất và chất lượng rừng trồng giảm đi rõ rệt. Nhằm hạn chế những tồn tại trên và để kinh doanh rừng Luồng được bền vững cần có những biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp. Một trong những biện pháp đó là xây dựng rừng trồng hỗn giao Luồng và cây gỗ lá rộng bản địa. Tuy nhiên, vi ệc xác định các loài cây gỗ lá rộng bản địa để trồng hỗn giao với Luồng trên thực tế vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Để có cơ sở cho việc l ựa chọn loài cây gỗ lá rộng để trồng hỗn giao với Luồng thì việc điều tra về khả năng tái sinh của các loài cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng Luồng l à rất cần thiết. MỤC TIÊU Xác định được khả năng tái sinh của một số l oài cây gỗ lá rộng dưới tán rừng Luồng làm cơ sở cho vi ệc chọn loài cây lá rộng bản địa trồng hỗn giao với Luồng. NỘI DUNG Điều tra khả năng tái sinh (xác định tổ thành loài cây, mật độ, tình hình sinh trưởng) của các loài cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng Luồng ở Ngọc Lặc (Thanh Hóa) và Cầu Hai (Phú Thọ). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn đi ển hình, tạm thời để thu thập số liệu. Lựa chọn các mô hình rừng trồng Luồng đã có thời gian kinh doanh dài (trên 15 năm) để lập các ô tiêu chuẩn điều tra. Tại mỗi khu vực điều tra, chọn 3 mô hình rừng trồng Luồng khác nhau, với mỗi 2 mô hình l ập 3 tiêu chuẩn, di ện tích mỗi ô là 500m . Trong mỗi ô ti êu chuẩn lập 5 ô dạng bản, diện 2 tích mỗi ô dạng bản là 25m (5mx5m), trong đó có 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa của ô ti êu chuẩn. Trong mỗi ô dạng bản thu thập các chỉ tiêu về cây gỗ tái sinh dưới tán rừng trồng Luồng gồm: thống kê các loài cây gỗ tái sinh, số cây tái sinh của từng loài và đo chiều cao của từng cây gỗ tái sinh trong ô. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Rừng trồng Luồng ở các địa phương được trồng chủ yếu trên đối tượng đất rừng sau nương rẫy hoặc đất còn mang tính chất của đất rừng. Sau một thời gian trồng, dưới tán rừng Luồng đã xuất hi ện một số l oài cây gỗ lá rộng bản địa tái sinh. Tuy nhiên, tổ thành loài cũng như mật độ và chất lượng cây tái sinh phụ thuộc rất lớn vào điều kiện lập địa và thời gian kinh doanh rừng Luồng. Trong đó, điều kiện lập địa là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng tái sinh của các loài cây gỗ. Tổng hợp kết quả điều tra khả năng tái sinh của các loài cây gỗ trong các ô tiêu chuẩn dưới tán rừng Luồng tại Ngọc Lặc Thanh Hóa được thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. Khả năng tái sinh của các loài cây gỗ dưới tán rừng trồng Luồng (15 tuổi) 1
- ở Ngọc Lặc – Thanh Hóa Mật độ tái Tỷ lệ tổ Tỷ lệ tái Tỷ lệ tái Loài cây Hvn sinh chồi sinh hạt TT sinh thành tái sinh (m) (cây/ha) (%) (%) (%) Dẻ sao 1 1,7 0 100 332 11,6 2 Máu chó 1,2 2,6 97,4 288 10,1 3 Kháo 2,1 10,3 89,7 265 9,3 5 Ngát 2,2 12,0 80,0 265 9,3 6 Lim xanh 2,9 0 100 265 9,3 7 Thôi ba 2,7 9,6 90,4 420 14,7 8 Trâm tía 1,2 0 100 243 8,5 Côm tầng 9 2,8 12,3 87,7 310 10,9 Mán đỉa 10 1,4 17,5 82,5 243 8,5 11 Côm lá kèm 1,9 0 100 110 3,9 Đinh thối 12 1,1 10,0 94,0 111 3,9 Kết quả điều tra cho thấy số loài cây gỗ tái sinh dưới tán rừng trồng Luồng tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa trong các ô tiêu chuẩn dao động trong khoảng từ 10-12 loài, trong đó có một số loài có giá trị kinh tế như Lim xanh, Dẻ sao, Đinh thối, Kháo, … Mật độ cây tái sinh trung bình của các loài cây gỗ l à 260 cây/ha, trong đó Thôi ba là loài có mật độ cây tái sinh cao nhất 420 cây/ha, tương ứng với hệ số tổ thành là 14,7% và Côm lá kèm là loài có mật độ cây tái sinh thấp nhất, đạt 110cây/ha, tương ứng với hệ số tổ thành là 3,9%. Nguồn gốc tái sinh của các loài hầu hết l à đều từ hạt, trong đó Dẻ sao, Lim xanh, Trâm tía và Côm lá kèm là các loài có nguồn gốc tái sinh đều từ hạt (100%). Mán đỉa là loài có tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất (17,5%). Nhìn chung các loài cây tái sinh đều có sinh trưởng phát tri ển tốt, chiều cao trung bình của các loài cây tái sinh là 2m, trong đó Lim xanh l à loài có chiều cao trung bình cao nhất, đạt 2,9m và thấp nhất là Đinh thối có chiều cao trung bình là 1,1m. Như vậy với chiều cao trung bình là 2m thì hầu hết các loài cây gỗ tái sinh dưới tán rừng Luồng tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa đều đã vượt qua được lớp cây bụi thảm tươi nên đều rất có triển vọng hình thành l ớp cây gỗ tái sinh dưới tán rừng Luồng. Đối với các mô hình rừng trồng Luồng ở Cầu Hai - Phú Thọ, do được trồng trên đối tượng đất còn mang tính chất đất rừng và hầu hết các mô hình đã được trồng trong thời gian dài (15-20 năm) nên dưới tán rừng trồng Luồng đã xuất hiện nhi ều l oài cây bản địa tái sinh, trong đó có một số loài cây có giá trị kinh tế cao. Kết quả điều tra tái sinh của các l oài cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng Luồng ở Cầu Hai - Phú Thọ được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2. Khả năng tái sinh của các loài cây gỗ dưới tán rừng trồng Luồng (16 tuổi) ở Cầu Hai – Phú Thọ Mật độ tái Tỷ lệ tổ Tỷ lệ tái Tỷ lệ tái Loài cây gỗ tái Hvn sinh chồi sinh hạt sinh thành TT sinh (m) (cây/ha) (%) (%) (%) Ba gạc 1 2,2 74 0,9 0 100 Bứa 2 1,4 257 3,1 28,6 71,4 Chẹo tía 3 2,6 257 3,1 14,3 85,7 4 Chò nâu 14 74 0,9 0 100 Dẻ 5 3,4 257 3,1 0 100 Gi ổi 6 5,7 74 0,9 0 100 7 Kháo 2,1 221 2,7 50 50 Khế rừng 8 1,6 37 0,4 0 100 9 Lim xanh 3,6 331 4.0 33,3 66,7 2
- 10 Mãi táp 2 110 1,3 33,3 66,7 Má đỉa 11 0,6 37 0,4 0 100 12 Máu chó 2,3 74 0,9 50 50 Nanh chuột 13 2,6 257 3,1 14,3 85,7 14 Ngát 2,4 294 3,6 50 50 15 Ràng ràng mít 1,7 919 11,1 52 48 Re gừng 16 1,3 37 0,4 0 100 Sồi phảng 17 1,1 74 0,9 0 100 Thau lĩnh 18 2 221 2,7 33,3 66,7 Thừng mực 19 1,7 221 2,7 33,3 66,7 Trám trắng 20 1,8 330 4,0 11,1 88,9 Trọng đũa 21 1,4 699 8,4 26,3 73,7 Vải rừng 22 3,8 74 0,9 0 100 Số liệu bảng 2 cho thấy sau 16 năm trồng, dưới tán rừng Luồng đã thấy xuất hiện 22 loài cây gỗ tái sinh tự nhiên. Phần lớn các l oài cây gỗ tái sinh là loài ít có giá trị kinh tế, như Ba gạc (0,9%), Hu bét (27,1%), Ràng ràng mít (11,1%), Trọng đũa (8,4%), Bứa (3,1%), ... Tuy nhiên, một số l oài cây gỗ tái sinh có giá trị kinh tế cao nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổ thành loài cây tái sinh như Lim xanh và Trám trắng (đều chiếm tỷ lệ 4,0%), Re gừng (0,4%), Chò nâu (0,9%), Sồi phảng (0,9%), Kháo (2,7%). Mặc dù các loài cây gỗ tái sinh có giá trị kinh tế không chi ếm tỷ lệ cao trong tổ thành loài nhưng chúng đều rất có triển vọng. Chiều cao của các l oài cây tái sinh có giá trị đạt được tương đối tốt, Lim xanh cao trung bình là 3,6m; Giổi xanh 5,7m; Trám trắng 1,8m; Re gừng 1,3m và Sồi phảng l à 1,1m. Đây là những loài cây rất có triển vọng cho việc lựa chọn để trồng hỗn loài với Luồng. Như vậy, có thể thấy tổ thành loài cây gỗ tái sinh dưới tán rừng Luồng trồng tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa và Cầu Hai - Phú Thọ phần lớn là các loài cây đã có phân bố tự nhiên trong khu vực. Do vậy chúng đều có khả năng thích nghi cao với điều kiện lập địa. Tuy nhiên, sự tồn tại và sinh trưởng của chúng còn phụ thuộc rất lớn vào các bi ện pháp chăm sóc, đặc biệt l à vi ệc điều chỉnh mật độ của rừng Luồng để mở tán, tạo không gian dinh dưỡng thuận lợi cho các loài cây gỗ tái sinh dưới tán sinh trưởng, phát triển tốt. KẾT LUẬN Dưới tán rừng trồng Luồng (15-16 tuổi) có từ 12-22 loài cây gỗ lá rộng tái sinh tự nhiên, trong đó có từ 4-8 loài cây cho giá trị kinh tế cao. Đây là các loài có thể chọn để trồng rừng hỗn giao với Luồng. Mật độ cây tái sinh dưới tán rừng trồng Luồng tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa là 260 cây/ha và tại Cầu Hai - Phú Thọ là 225 cây/ha. Các loài cây tái sinh dưới tán rừng trồng Luồng đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và rất có triển vọng. Chiều cao trung bình của các loài cây tái sinh dưới tán rừng Luồng 15 tuổi tại Ngọc Lặc - Thanh Hóa là 2m và dưới tán rừng Luồng 16 tuổi tại Cầu Hai - Phú Thọ là 2,8m. TÀI IỆU THAM KHẢO Chi Cục Lâm nghiệp Thanh Hóa, 2008. Báo cáo về thực trạng rừng Luồng Thanh Hóa và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện kinh doanh rừng Luồng đạt hiệu quả cao và bền vững. Nguyễn Trường Thành, 2002. Trồng Luồng theo phương thức hỗn giao với cây lá rộng tại Phú Thọ. Tạp chí NN&PTNT số 2. Nguyễn Thị Nhung, 2004. Báo cáo kết quả thực hiện đề mục gây trồng thử nghiệm cây bản địa dưới tán rừng trồng Luồng. Báo cáo tóm tắt. Mai Xuân Phương, 2001. Tìm hiểu đặc đi ểm sinh học cây Luồng làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật kinh doanh lâu dài tại Lâm trường Luồng Lanh Chánh - Thanh Hóa. 3
- Regeneration of native broad-leaf species under THE CANOPY of Dendrocalamus membranaceus Munro plantation Hoang Van Thang Silvicultural Techniques Research Division Forest Science Institute of Vietnam Summary Results on an investigation into planting broad-leaf species under Dendrocalamus membranaceus show that there are about 12-22 native broad-leaf species which can regenerate under the canopy of a 15-16 year old Dendrocalamus membranaceus Munro plantation in Ngoc Lac - Thanh Hoa and Cau Hai- Phu Tho Provinces. This include about 4-8 species of trees which have a high economic value and are used in plantations i n Vietnam. The density of native broad-leaf species planted under the canopy of D.membranaceus Munro plantation at Ngoc Lac ranges from 110 to 420 trees/ha and at Cau Hai - Phu Tho from 74 - 919 trees/ha. The density of native broad-leaf species which have an economic value ranges from 74 -330 trees/ha. Although not accounting for high rates of regeneration tree species, they are able to grow relatively well. The average height of these tree species is 1,1-5,7 m. These species have good growth and have the potential to be planted mixed with D.membranaceus Munro Key words: Regeneration, Native broad-leaf species, Plantation of Dendrocalamus membranaceus Munro, Ngoc Lac- Thanh Hoa, Cau Hai - Phu Tho. 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp nghiên cứu khoa học
7 p | 2021 | 637
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Quy luật Taylor và khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái ở các nền kinh tế mới nổi
59 p | 1033 | 184
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LAI F1 (♂YORKSHIRE x ♀LANDRACE) VÀ NĂNG SUẤT CỦA LỢN THỊT LAI 3 MÁU ♂ (♂DUROC x ♀LANDRACE) x ♀(♂YORKSHIRE x ♀LANDRACE)"
8 p | 402 | 45
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢ NĂNG HẤP THỤ AMMONIA CỦA ZEOLITE TỰ NHIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU"
7 p | 209 | 37
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA LỢN LAI PIETRAIN X (YORKSHIRE X MÓNG CÁI) ĐƯỢC NUÔI BẰNG NGUỒN THỨC ĂN SẴN CÓ TRONG NÔNG HỘ Ở QUẢNG TRỊ"
8 p | 163 | 25
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu chiết tách thành phần hoá học và khảo sát khả năng kháng vi sinh vật của cao chiết vỏ lá Lô Hội (Aloe Vera) trồng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
68 p | 89 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH CỦA CÁ TRÊ LAI (Clarias macrocephalus x C. gariepinus) THẾ HỆ F1 VÀ CON LAI SAU F1 VỚI VI KHUẨN Aeromonas hydrophila"
9 p | 117 | 16
-
Nghiên cứu khoa học: Đánh giá tình hình giám định mất khả năng lao động cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi
31 p | 91 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Một số kết quả của việc bổ sung bột sắn vào khẩu phần ăn và khả năng tiêu hóa thức ăn, hiệu quả chăn nuôi ở bò Laisind"
8 p | 92 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG OZONE TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM SÚ (Penaeus monodon)"
10 p | 102 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢ NĂNG KI ỂM SOÁT SỰ PHÁT TRI ỂN CỦA TẢO TRONG BỂ NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) BẰNG BI ỆN PHÁP KẾT TỦA PHỐT-PHO"
10 p | 134 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " GIÁC QUAN BẮT MỒI VÀ KHẢ NĂNG TIÊU HÓA CÁC LOẠI MỒI KHÁC NHAU CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG GIỐNG (Oxyeleotris marmorata)"
7 p | 91 | 12
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thử nghiệm khả năng thích nghi độ mặn của cá basa (pangasius bocourti) bột, hương, giống
52 p | 101 | 10
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khối ngành kinh tế trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh
61 p | 15 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ss-ảnh 1-phủ dãy của không gian mê"
12 p | 67 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ BI ẾN CỦA CÁ CÒM (Chitala chitala) GIAI ĐOẠN BỘT LÊN GIỐNG"
7 p | 100 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Điều khiển hệ cản bán chủ động MR với các giải thuật khác nhau nhằm mục đích tăng khả năng kháng chấn của công trình - Nguyễn Minh Hiếu, Chu Quốc Thắng
9 p | 110 | 4
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Sự hội tụ trong không gian của mảng nhiều chiều các toán tử đo được khả tích đều"
6 p | 61 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn