intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " Nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn với Vùng Chim quan trọng "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

93
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình BirdLife Việt Nam Nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn (Site Support Groups-SSGs) do Tổ chức BirdLife Quốc Tế khởi xướng từ những năm 1980 để hỗ trợ công tác bảo tồn tại các Vùng chim quan trọng (VCQT/Important Bird Area-IBA). Các VCQT là những vùng được xác định dựa trên các tiêu chí quốc tế được chuẩn hoá. Tiêu chí ưu tiên hàng đầu là các loài chim đặc hữu, các loài chim có vùng phân bố hẹp (bao gồm các loài quý hiếm bị đe doạ ở cấp quốc tế và quốc gia), tiêu chí thứ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " Nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn với Vùng Chim quan trọng "

  1. Nghiên cứu khoa học Nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn với Vùng Chim quan trọng
  2. Nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn với Vùng Chim quan trọng Lê Trọng Trải - Chương trình BirdLife Việt Nam Nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn (Site Support Groups-SSGs) do Tổ chức BirdLife Quốc Tế khởi xướng từ những năm 1980 để hỗ trợ công tác bảo tồn tại các Vùng chim quan trọng (VCQT/Important Bird Area-IBA). Các VCQT là những vùng được xác định dựa trên các tiêu chí quốc tế được chuẩn hoá. Tiêu chí ưu tiên hàng đầu là các loài chim đặc hữu, các loài chim có vùng phân bố hẹp (bao gồm các loài quý hiếm bị đe doạ ở cấp quốc tế và quốc gia), tiêu chí thứ cấp là các loài thực vật và động vật còn lại ở các cấp bị đe doạ khác nhau. Hay nói cách khác Vùng chim quan trọng là những vùng rừng hoặc đất ngập nước có ý nghĩa bảo tồn cao đối với các loài chim và các nhóm động thực vật khác. ở Việt Nam hiện nay đã xác định có 63 VCQT, với tổng diện tích khoảng 1,7 triệu ha, tương đương với 5% diện tích tự nhiên của cả nước. Diện tích của các VCQT dao động từ 2 ha đến hơn 10.000 ha. Hơn 50% các VCQT của Việt Nam nằm ngoài hệ thống các khu bảo vệ hiện có. Để thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào công tác bảo tồn tại các VCQT với mô hình SSGs đã được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng ở châu á, tổ chức BirdLife đã thử nghiệm mô hình SSGs tại Việt Nam, Căm-pu-chia, Myanmar, Philippin và Indonesia, tiếp theo sẽ là ấn Độ và Malaysia. Đối với Việt Nam, mô hình này cũng phù hợp với một trong những hành động ưu tiên trong Chiến lược Quản lý các khu bảo vệ của Việt Nam giai đoạn 2003-2010 đã được Chính Phủ phê duyệt: xây dựng các cơ chế với sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn được thành lập trên cơ sở là các thành viên trong cộng đồng địa phương, bao gồm những người đại diện cho chính quyền địa phương, đại diện cho các ban ngành địa phương, đại diện cho các tổ chức quần
  3. chúng địa phương như thanh niên, phụ nữ, hội cựu chiến binh và quần chúng nhân dân. Tại sao lại là Nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn Các Vùng chim quan trọng ở Việt Nam có thể là các khu rừng đặc dụng hiện có và đề xuất hoặc các khu nằm ngoài hệ thống rừng đặc dụng nhưng có giá trị đa dạng sinh học cao. Do đó tình trạng quản lý tại các vùng chim quan trọng có thể là ban quản lý rừng đặc dụng, lâm trường, rừng phòng hộ và kiểm lâm địa bàn (hạt hoặc trạm kiểm lâm). Cộng đồng địa phương hiện đang sống ở bên trong hoặc xung quanh các Vùng chim quan trọng, họ hiện đang khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của các vùng chim quan trọng ở các mức độ khác nhau. Để huy động cộng đồng địa phương có một phần trách nhiệm trong việc gìn giữ nguồn tài nguyên mà họ đang khai thác sử dụng theo cách bền vững và định hướng theo các quy chế về quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên rừng của Chính Phủ là việc làm cần thiết. Trong khi đó nguồn lực của các cơ quan chức năng đối với các vùng chim quan trọng rất hạn hẹp. Với ý tưởng này Nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn tại các vùng chim quan trọng đang góp phần tích cực cho công tác quản lý bảo tồn tại địa phương. Xuất phát từ ý tưởng trên, Tổ chức BirdLife chương trình Việt Nam đã kêu gọi các nhà tài trợ để thử nghiệm mô hình Nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn (đơn giản là làm công tác bảo tồn dựa trên cơ sở người dân địa phương). Từ năm 2002 đến nay tổng số 12 Nhóm SSG đã được thành lập tại các Vùng chim quan trọng, trong đó có hai khu đất ngập nước ven biển là Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh và Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định; các khu còn lại là rừng trên đất liền bao gồm: Mù Cang Chải (Hoàng Liên Sơn), Khe Nét và Trường Sơn/Khe Nước Trong (Quảng Bình), Bắc Hướng Hoá và Đakrong (Quảng Trị). Tại hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, 9 SSG đang hoạt động với nguồn tài trợ của Quỹ MacArthur, Chương trình BirdLife Việt Nam thực hiện cùng với đối tác địa phương là Chi cục kiểm lâm của hai tỉnh trên.
  4. Hoạt động của nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn Nhóm SSG thành lập trên cơ sở các cuộc hội thảo tại địa phương với sự tham gia của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và cộng đồng tại các thôn bản được chọn. Kết quả nghiên cứu và đánh giá về kinh tế xã hội các thôn bản được chọn với sự tham gia của người dân là cơ sở để định hướng các hoạt động của Nhóm SSG, đồng thời cũng là cơ sở dự liệu ban đầu cho công tác đánh giá mức độ thành công của dự án sau này. Quy mô của nhóm SSG. Thành phần nhóm là người địa phương, bao gồm các trưởng thôn, đại diện của các tổ chức ở địa phương, tổ chức quần chúng (hội phụ nữ, thanh niên), và những người dân thường. Có hai nhóm chính dựa trên hoạt động của nhóm: Nhóm tuần tra giám sát rừng, mỗi tổ từ 5-10 thành viên; Nhóm tuyên truyền, mỗi tổ từ 20-30 thành viên. Các thành viên của nhóm giám sát là những hạt nhân trong công tác tuyên truyền vận động và là những người chuyển tải các thông điệp về ý nghĩa bảo tồn của khu vực và các điều luật về bảo vệ rừng và môi trường. Nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn được thành lập, sau đó nhận được đào tạo và cung cấp trang thiết bị từ phía dự án để tiến hành hai hoạt động chính: i) Nâng cao nhận thức trong cộng đồng địa phương về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại khu vực; ii) Giám sát các tác động và các yếu tố đa dạng sinh học chủ yếu tại khu vực. Tại mỗi nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn có một cán bộ chuyên trách địa phương do cơ quan đối tác địa phương và dự án tuyển dụng để chỉ đạo và hướng dẫn các hoạt động của Nhóm. Nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn liên hệ mật thiết và là cầu nối với cơ quan quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực. Thông thường cơ quan quản lý tài nguyên thiên nhiên tại địa phương cũng tiến hành các chương trình nâng cao nhận thức trong cộng đồng địa phương về bảo vệ tài nguyên, phổ biến các quy chế, quy
  5. định của ngành trong công tác quản lý nguồn tài nguyên rừng tại địa phương. Chính vì vậy hoạt động đầu tiên của nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn đã tăng cường thêm sức mạnh và hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý tài nguyên rừng tại địa phương. Cũng tương tự như vậy các hoạt động giám sát các tác động vào rừng do chính người dân địa phương hoặc những người đến từ địa phương khác được nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn ghi nhận thông qua các đợt tuần tra theo tuyến và điểm trong rừng và trong trường hợp cấp bách có thể thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý để có hành động kịp thời nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực tới tài nguyên rừng như: khai thác gỗ trái phép, khai thác dầu, phát nương làm rẫy, săn bắn bẫy động vật hoang dã vvv. Ngoài ra các thông tin từ Nhóm tuần tra giám sát sẽ giúp cho các nhà quản lý xây dựng kế hoạch quản lý cho chính khu vực. Thông tin về các loài động vật chủ yếu có ý nghĩa bảo tồn trong khu vực cũng được cập nhật thông qua các ghi nhận thực địa của Nhóm tuần tra giám sát theo các tuyến đã định sẵn trong rừng. Lợi ích của các thành viên Nhóm SSG. Các thành viên của Nhóm SSG nhận được một khoản phụ cấp nhỏ từ kinh phí của dự án khi tham gia các hoạt động như: tuần tra, giám sát rừng (tác động tiêu cực tới rừng và các loài động vật hoang dã chủ yếu của khu vực), tuyên truyền nâng cao nhận thức và tham gia các cuộc họp thôn bản. Ngoài ra họ được ưu tiên tham gia các hoạt động nhằm nâng cao thu nhập thông qua việc trồng các loài cây lâm sản phi gỗ (song mây) và đào tạo ngành nghề thủ công miễn phí và có phụ cấp tiền ăn trưa. Ví dụ như hoạt động làm chổi đót và chầm nón ở xã Ba Lòng và Đakrong tỉnh Quảng Trị đã thực hiện trong tháng 3 và 4 năm 2005. Tính bền vững của nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn Đây là câu hỏi được nêu ra trong nhiều lần hội thảo về nhóm SSG của Tổ chức Birdlife, riêng ở Việt Nam các giải pháp sau đã và đang duy trì nhóm SSG hoạt động:
  6. - Kêu gọi các nhà tài trợ tiếp tục tài trợ để duy trì các hoạt động của nhóm; - Hỗ trợ nhóm xây dựng đề xuất dự án để xin các tài trợ nhỏ trong nước (Small Grants); - Xây dựng đề xuất dự án xin tài trợ từ Quỹ hỗ trợ cho Nhóm SSG của Chính Phủ Đan Mạch do Tổ chức BirdLife Quốc Tế quản lý. Kết quả hoạt động của Nhóm SSGs tại hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị Tổng số 9 nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn đã được thành lập tại 3 Vùng chim quan trọng: Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Nét 2 nhóm, Vùng chim quan trọng Trường Sơn 5 nhóm (3 nhóm thuộc Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình và 2 nhóm thuộc bắc Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị) và Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrong 2 nhóm. Nhóm tuyên truyền khi được cung cấp kiến thức và kỹ năng từ các cán bộ dự án đã tiến hành các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng. Bằng cách tiếp cận đơn giản dễ hiểu về rừng, vai trò ý nghĩa của rừng, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, các loài động vật trong rừng và các quy định, quy chế quản lý bảo vệ chúng. Kết quả là cộng đồng tại nơi dự án triển khai đã ý thức được công tác bảo tồn và ý nghĩa của chúng. Các đợt tuyên truyền của nhóm còn mở rộng tới các trường học cho học sinh. Các tờ rơi, tranh ảnh với những thông điệp về các loài động vật quý hiếm cũng được Nhóm sử dụng như một công cụ tuyên truyền và lưu lại trong các gia đình của thôn bản. Bên cạnh đó các kiến thức về khai thác bền vững nguồn tài nguyên lâm sản phi gỗ như song mây, lá nón cũng được thảo luận tại các buổi họp cộng đồng. Thông qua các cuộc họp cộng đồng các nhà quản lý nguồn tài nguyên tại địa phương càng thấu hiểu hết nguyện vọng của người dân sống gần rừng. Tất cả họ đều muốn có rừng và sống nhờ vào rừng nhưng làm gì để có được nguồn thu nhập thay thế, giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng là cần có sự hỗ trợ của các nhà quản lý, các nhà tài trợ.
  7. Nhóm tuần tra giám sát hoạt động như một tốp nghiên cứu tại địa phương. Mỗi nhóm tuần tra thực hiện từ 3-5 ngày tuần tra trong rừng, mỗi tháng ít nhất có một lần tuần tra trên điểm hoặc trên các tuyến đã xác định. Các thông tin thu thập rất đa dạng: - Số lượng người gặp trong rừng với các mục đích khai thác tài nguyên khác nhau như: khai thác gỗ trái phép, khai thác song mây, thu hái phong lan, thu lượm lá nón. Qua các cuộc đối thoại không chính thức giữa những đối tượng khai thác tài nguyên và người tuần tra nhiều thông tin đã ghi nhận như: họ đến từ địa phương nào, số lượng khai thác mỗi lần, và cách thức sử dụng chúng ra sao. - Các hoạt động săn bẫy trong rừng: số thợ săn gặp được, các loại bẫy, số lượng bẫy và số bẫy tháo bỏ khi gặp trong phạm vi tuần tra. - Các loài động vật chủ yếu ghi nhận được trong mỗi lần tuần tra như: Bò tót, nai, sơn dương, lợn rừng, vượn, chà vá chân nâu, các loài khỉ, trĩ sao, các loài gà lôi, các loài hồng hoàng. Số liệu thu thập hàng tháng được tập hợp qua các mẫu biểu và báo cáo hàng tháng cùng với các kiến nghị đề xuất. Các thông tin được thông báo cho cơ quan quản lý tài nguyên rừng của khu vực để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch quản lý tài nguyên rừng tại địa phương. Hoạt động tiếp theo là nâng cao thu nhập của nhóm cộng đồng thông qua tài trợ nhỏ. Hoạt động này hiện đang triển khai tại hai xã Ba Lòng và Đakrong là hai xã vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Đakrong, tỉnh Quảng Trị. Với ba hoạt động chủ yếu: - Phát triển trồng cây mây tắt trong vườn nhà và vườn rừng bằng cách cung cấp cây mây giống tạo ra từ một vườn ươm với sự tham gia của Hội phụ nữ xã Ba Lòng;
  8. - Mở các lớp tập huấn làm chổi đót (chổi chít) bằng nguyên liệu tại chỗ cho các hộ gia đình ở xã Đakrong; - Mở lớp tập huấn chầm nón lá (khâu nón) cho các hộ gia đình ở xã Ba Lòng. Những hoạt động trên hiện đang thực hiện tại hai xã, với hy vọng sẽ hỗ trợ một phần nào bổ sung thêm thu nhập cho người dân địa phương và để làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng của người dân vào các Vùng chim quan trọng. Cách tiếp cận này đã thu được những kết quả ban đầu đáng khích lệ, điều quan trọng hơn cả là động viên sự hỗ trợ rộng rãi của cộng đồng địa phương đối với công tác bảo tồn. Cộng đồng đã tham gia nhiệt tình và tự nguyện vào các nhóm cùng với chính quyền và cơ quan quản lý địa phương. Một điều rõ nhất là tạo mối quan hệ mật thiết giữa cộng đồng địa phương và kiểm lâm địa phương. Mô hình trên sẽ còn tiếp tục duy trì và nhân rộng, tạo nên mạng lưới các nhóm cộng đồng hỗ trợ bảo tồn trong hệ thống các Vùng chim quan trọng của Việt Nam. Mô hình này thật sự là cơ sở để thành lập các ban quản lý của các Khu bảo tồn thiên nhiên với sự tham gia của cộng đồng địa phương. Phát triển mô hình này chắc chắn sẽ giảm bớt gánh nặng cho ngành lâm nghiệp khi bố trí nhân sự cho các ban quản lý các khu rừng đặc dụng, các lâm trường trong khi biên chế kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng hạn chế. Hơn thế nữa đây là cách thức động viên cộng đồng địa phương ý thức gìn giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên mà họ đang khai thác và sử dụng cho nhu cầu thiết yếu của họ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2