intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học: Thuật ngữ Địa lý Pháp - Việt và Việt - pháp dùng trong nhà trường

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:223

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu "Thuật ngữ Địa lý Pháp - Việt và Việt - pháp dùng trong nhà trường" nhằm phục vụ thiết thực cho yêu cầu học tập của học sinh ở các trường Phổ thông và sinh viên của các trường Đại học Sư phạm có ngành Địa lí. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học: Thuật ngữ Địa lý Pháp - Việt và Việt - pháp dùng trong nhà trường

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH<br /> ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br /> <br /> THUẬT NGỮ ĐỊA LÝ<br /> PHÁP - VIỆT VÀ VIỆT - PHÁP<br /> DÙNG TRONG NHÀ TRƯỜNG<br /> MÃ SỐ: B 97 - 23 - TĐ 06<br /> <br /> CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI :<br /> <br /> PGS.PTS . PHAN HUY XU<br /> <br /> 1999<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> <br /> Trong quá trình thực hiện đề tài khoa học này , chúng tôi đã được sự động viên,<br /> giúp đỡ của nhiều cơ quan và cá nhân . Chúng tôi xin trân trọng cám ơn:<br /> Về phía trong nước:<br /> - Trường Đại học Sư Phạm thuộc Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.<br /> - Phòng Nghiên cứu Khoa học Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.<br /> - Khoa Địa Lý Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh .<br /> - Khoa Pháp Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh .<br /> - PGS. PTS Nguyễn Trọng Khâm - Cố Q.Hiệu Trưởng Trường Đại học Sư<br /> Phạm.<br /> - TS Nguyễn Xuân Tú Huyên - Trưởng Khoa Pháp Trường Đại học Sư Phạm<br /> Tp. Hồ Chí Minh.<br /> Về phía nước ngoài :<br /> - Bà Margie Sudre, nguyên Quốc Vụ Khanh phụ trách Cộng đồng nói tiếng<br /> Pháp.<br /> - Bà Tâm - Langlet, Ecole Pratique des Hautes Etudes - Paris.<br /> Chúng tôi cũng xin cảm ơn những cộng sự đã giúp đỡ công trình khoa học này.<br /> <br /> Chủ biên<br /> <br /> 3<br /> <br /> PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU<br /> <br /> I/ Tính cấp thiết của đề tài :<br /> Trước năm 1945, tiếng Pháp giữ địa vị quan trọng về ngoại ngữ trong nhà<br /> trường từ bậc tiểu học đến bậc đại học. Nhưng từ sau năm 1954, tiếng Pháp không còn<br /> được sử dụng nhiều và đứng hàng thứ yếu trong chương trình giáo dục nước ta. Đến<br /> thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 , tiếng Pháp lại được hồi sinh trong nhà trường Việt Nam.<br /> Năm 1994 , AUPELF-UREF ( Association des universités partiellement ou entièrement<br /> de langue franpaise- Université des réseoux francophones) đã ký kết với Bộ Giáo dục<br /> và Đào tạo Việt Nam để thực hiện dự án dạy tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp<br /> trong 12 năm từ bậc tiểu học lên bậc đại học(1994 - 2006 ). AUPELF- UREF đã cùng<br /> với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng nội dung chương trình, sách giáo khoa, trang<br /> thiết bị, đào tạo và đào tạo lại giáo viên để dạy tiếng Pháp được tốt hơn .<br /> Hiện nay, tiếng Pháp đã được dạy và học như một ngoại ngữ ở trường Phổ<br /> thông Trung học và trường Phổ thông Cơ sở với 3 tiết/ tuần . Tiếng Pháp đã được dạy<br /> trong các trường chuyên ở trường Phổ thông Trung học là 7 tiết/ tuần. Tiếng Pháp hiện<br /> nay đã được dạy tại 35/61 tỉnh và thành phố ở Việt Nam và được dự kiến tăng lên<br /> 45/61. Tiếng Pháp được dạy tăng cường ở các lớp song ngữ 12 tiết/ tuần. Hiện nay đã<br /> có 18 tỉnh với 85 trường từ bậc Tiểu học lên bậc Phổ thông Trung học bao gồm 505 lớp<br /> với số giảng viên 355 người dạy tiếng Pháp, 26 giáo viên Toán, 15 giáo viên Lý, 18<br /> giáo viên Sinh. Đến nay đã có từ 40 đến 47 ngành Đại học dạy bằng tiếng Pháp<br /> (Filières universitaires francophones) với trên 3000 sinh viên cử nhân theo học tiếng<br /> Pháp. Dự kiến đến năm 2006 sẽ có 1250 lớp song ngữ Việt Pháp ở bậc Phổ thông và<br /> chuẩn bị vào Đại học có các ngành và bộ môn giảng dạy bằng tiếng Pháp, đang có xu<br /> thế phát triển nhanh ở trong trường học nước ta, từ bậc Tiểu học lên bậc Đại học và<br /> trên Đại học ở nhiều ngành và bộ môn , trong đó có môn Địa lí . Hơn nữa, sách giáo<br /> khoa Địa lí tiếng Pháp được thế giới đánh giá cao về hình thức và nội dung. Việc học<br /> sinh, sinh viên và giáo viên nắm thuật ngữ địa lí tiếng Pháp là điều cần thiết<br /> <br /> 4<br /> <br /> Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, tiếng Pháp đang được hồi sinh và đang được<br /> dạy và học ở nhiều bộ môn khoa học và ở nhều trường phổ thông, cao đẳng và đại học.<br /> Sắp tới đây, môn Địa lí có thể sẽ được dạy và học tiếng Pháp, vì vậy việc cho ra đời<br /> một cuốn thuật ngữ địa lí dùng trong nhà trường bằng hai thứ tiếng Việt - Pháp là cần<br /> thiết.<br /> <br /> II/ Mục đích và nhiệm vụ của đề tài<br /> Mục đích<br /> Cuốn thuật ngữ địa lí bằng hai thứ tiếng Việt - Pháp này nhằm phục vụ thiết<br /> thực cho yêu cầu học tập của học sinh ở các trường Phổ thông và sinh viên của các<br /> trường Đại học Sư phạm có ngành Địa lí .<br /> Đồng thời cuốn sách này cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cho các giáo<br /> viên Địa lí<br /> <br /> Nhiệm vụ<br /> Thuật ngữ địa lí bằng hai thứ tiếng Việt - Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho học<br /> sinh và sinh viên ngành địa lí sử dụng sách tham khảo sách địa lí Pháp .<br /> <br /> III/ Giới hạn, phạm vi nghiên cứu<br /> Đề tài tập trung vào các thuật ngữ địa lí thường dùng và xuất hiện nhiều trong<br /> sách giáo khoa Địa lí của trường Phổ thông Cơ sở, Phổ thông Trung học và Đại học .<br /> Đề tài không đề cập đến các thuật ngữ địa lí trong việc nghiên cứu khoa học<br /> Địa lí .<br /> <br /> IV/ Lịch sử nghiên cứu đề tài<br /> Cuốn từ điển Việt - Pháp phổ thông và các cuốn từ điển chuyên ngành khác<br /> cũng có đề cập tản mạn đến một số thuật ngữ địa lý.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2