Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
NGHIÊN CỨU TẠO TIÊU BẢN SỬ DỤNG LÂU DÀI <br />
MỘT SỐ LOẠI TRỨNG GIUN, SÁN, ẤU TRÙNG <br />
KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT <br />
Nguyễn Hồ Phương Liên*, Trịnh Tuyết Huệ*, Võ Thị Mỹ Dung*,<br />
Nguyễn Thị Tường Vân*, Phạm Trương Trúc Giang*, Nguyễn Nhật Minh Thư*<br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Số lượng học sinh, sinh viên ngày càng tăng, mẫu bệnh phẩm thu thập được ngày càng ít đi,<br />
hao hụt qua quá trình giảng dạy thực hành ký sinh trùng(KST) ngày càng nhiều, do đó cần có một kỹ thuật bảo<br />
quản tiêu bản lâu dài.<br />
Mục tiêu: Xây dựng được kỹ thuật lưu giữ KST lâu dài trong bệnh phẩm ướt lên tiêu bản và ứng dụng vào<br />
thực tế.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng kết quả.<br />
Kết quả: 700 tiêu bản của 7 loại KST được làm ra với 77% là tiêu bản không khô và 88,29% là tiêu bản đẹp<br />
sau 1 năm quan sát. Có 100 tiêu bản được đưa vào sử dụng để lấy ý kiến phản hồi, 90% đơn vị nhận xét là đáp<br />
ứng tốt nhu cầu. Qui trình thực hiện tiêu bản tối ưu: phương pháp Ritchie được lựa chọn để xử lý mẫu phân,<br />
dung dịch bảo quản là formaline 10%, thể tích mẫu sử dụng là 10‐15 µl, sử dụng keo phủ là Baumme Canada<br />
với thể tích 80µl, thời gian chờ khô keo tốt nhất là 21‐30 ngày ở nhiệt độ phòng.<br />
Kết luận: Đã xây dựng được kỹ thuật lưu giữ KST lâu dài trong bệnh phẩm ướt lên tiêu bản.<br />
Từ khóa: Tiêu bản KST đường ruột, KST đường ruột, bệnh phẩm.<br />
<br />
ABSTRACT <br />
STUDY TO MAKING INTESTINAL PARASITES LAMELLA WHICH USE LONG TERM<br />
Nguyen Ho Phuong Lien, Trinh Tuyet Hue, Vo Thi My Dung, <br />
Nguyen Thi Tuong Van, Pham Truong Truc Giang, Nguyen Nhat Minh Thu <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 256 ‐ 262 <br />
Background: The number of student increase day by day, the less lamella is since teaching parasitology.<br />
Therefore, we need to create a new technic that helps to keep lamella in good condition.<br />
Purpose: create the new technic that keeps parasites long term from wet medical waste on lamella and apply<br />
the result.<br />
Methods: Applied research.<br />
Results: 700 lamellas from 7 kinds of parasites with 77% wet lamella. 88.29% these lamellas remain good<br />
condition after 1 year. 100 lamellas were issued for get the feedback. 90% of them are meeting the purpose. The<br />
process: method Richie was used for dispose specimen, maintenance’s solution is 10 – 15 µl of formalin 10% and<br />
80 µl Baume Canada. The length of dry lamella change from 21 to 30 days in room temperature.<br />
Conclusion: we just have created the new technique that keeps parasites long term from wet medical waste<br />
on lamella.<br />
Keywords: intestinal parasites lamella, intestinal parasites, medical waste.<br />
* Bộ môn Xét Nghiệm ‐ Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. <br />
Tác giả liên lạc: CN Nguyễn Hồ Phương Liên ĐT: 0903144575 <br />
Email: phuonglien20051977@gmail.com <br />
<br />
256<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Nhiễm ký sinh trùng (KST) hiện nay nói <br />
chung đang có xu hướng tăng lên phần lớn là <br />
do KST từ động vật qua người, nhưng nhiễm <br />
ký sinh trùng đường ruột (KSTĐR) lại đang có <br />
xu hướng giảm đi trong cộng đồng(2,3,4). Việc <br />
chẩn đoán và phát hiện bệnh do KSTĐR <br />
thường đi sau các chẩn đoán khác không rõ <br />
nguyên nhân và không đáp ứng điều trị, kéo <br />
theo đó nguồn bệnh phẩm thu thập được ngày <br />
càng ít đi. Trong thực hành KSTĐR, phương <br />
pháp giảng dạy lý thuyết suông không hiệu <br />
quả bằng “nhìn tận mắt, sờ tận tay” vậy nên <br />
để hiệu quả, dễ nhớ, ấn tượng và lôi cuốn học <br />
sinh, sinh viên cần phải có bệnh phẩm, có tiêu <br />
bản mẫu. Tiêu bản phục vụ giảng dạy thực <br />
hành KSTĐR chính là các loại trứng giun sán, <br />
ấu trùng … được lưu giữ trên lame. <br />
Tại bộ môn Xét Nghiệm, tiêu bản soi tươi <br />
KSTĐR sau khi học xong phải bỏ đi do chưa áp <br />
dụng được kỹ thuật bảo quản tiêu bản lâu dài. <br />
Trước tình hình số lượng học sinh, sinh viên <br />
ngày càng tăng, mẫu bệnh phẩm thu thập được <br />
ngày càng ít đi, hao hụt qua quá trình giảng dạy <br />
ngày càng nhiều, chúng tôi nhận thấy tiêu bản là <br />
vấn đề bức thiết. <br />
Đứng trước những lí do đó, chúng tôi tiến <br />
hành nghiên cứu phát triển kỹ thuật lưu giữ <br />
KST lâu dài trong bệnh phẩm ướt(1) lên tiêu bản <br />
với đề tài “ Nghiên cứu tạo tiêu bản sử dụng lâu <br />
dài một số loại trứng giun, sán, ấu trùng <br />
KSTĐR” với hy vọng HS‐SV được học, được tận <br />
mắt nhìn thấy những hình ảnh KST trên mà <br />
không bị lạc hậu với những kiến thức đang đổi <br />
mới hằng ngày. Bên cạnh những tiến bộ về khoa <br />
học kỹ thuật cập nhật liên tục trên internet <br />
chúng tôi mong muốn thực hiện đề tài này <br />
nhằm góp một phần vào công việc dạy và học <br />
hiện tại, bổ sung thêm một số lượng tiêu bản <br />
mới, thật, rõ, đẹp do chính mình làm ra. Đồng <br />
thời lưu trữ được những bệnh phẩm và tiêu bản <br />
thuộc loại bệnh hiếm làm tài liệu nghiên cứu <br />
khoa học và giảng dạy cũng như trau dồi nghiệp <br />
vụ và giúp đỡ được các đồng nghiệp trong công <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tác giảng dạy KST nói riêng. Hy vọng rằng <br />
những tiêu bản của chúng tôi là một trong <br />
những giáo cụ trực quan thật sự cần thiết trong <br />
công việc dạy và học KST ĐR. <br />
Mục tiêu nghiên cứu:Xây dựng được kỹ <br />
thuật lưu giữ KST lâu dài trong bệnh phẩm ướt <br />
lên tiêu bản. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG‐PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu ứng dụng. <br />
<br />
Thời gian thực hiện <br />
Từ tháng 5/2009 đến tháng 12/2012 <br />
<br />
Dân số mục tiêu <br />
Mẫu phân, mẫu bệnh phẩm KST đường ruột <br />
dương tính từ các bệnh viện trong thành phố và <br />
các tỉnh lân cận gởi về bộ môn Xét nghiệm. <br />
<br />
Cỡ mẫu <br />
700 tiêu bản chia đều cho 7 loại trứng, ấu <br />
trùng giun sán đường ruột. <br />
<br />
Tiêu chí đưa vào<br />
Những mẫu phân dương tính với KSTĐR tại <br />
các bệnh viện được gởi về bộ môn Xét nghiệm <br />
trong vòng 24 giờ. <br />
Tiêu chí loại ra<br />
Những mẫu phân dương tính có mỡ, nhiều <br />
nhầy nhớt. <br />
<br />
Phương pháp thực hiện <br />
Thu thập bệnh phẩm (tìm nguồn bệnh <br />
phẩm từ các bệnh viện trong thành phố và các <br />
tỉnh lân cận). <br />
<br />
Xử lý bệnh phẩm (Ritchie, lắng trọng lực, làm<br />
rã tự nhiên)(1)<br />
Mẫu phân dương tính sau khi được lọc bã <br />
thô sẽ được làm phương pháp tập trung Ritchie <br />
đối với những mẫu dương tính (+) nhằm mục <br />
đích phong phú hóa KST. Đối với những mẫu <br />
dương tính (++) trở lên xử lý bằng cách vớt bã <br />
thô rồi lắng trọng lực để tách bỏ cặn, cát trong <br />
phân. Đối với mẫu đốt sán và con trưởng thành <br />
sau khi nhận mẫu về cho vào NaCl 0,85% để 1 <br />
<br />
257<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
Đặc điểm<br />
Con trưởng thành<br />
Tăm bông quệt hậu môn<br />
PP xử lý mẫu<br />
PP Ritchie<br />
Lắng trọng lực<br />
Rã tự nhiên<br />
Điều kiện để khô<br />
Nhiệt độ PTN<br />
40oC<br />
DD bảo quản<br />
Formaline 10%<br />
F2AM<br />
Thể tích mẫu<br />
8-10 µl<br />
10-15 µl<br />
>15 µl<br />
Loại keo phủ ngoài<br />
Baumme Canada<br />
Entellan<br />
Thể tích keo phủ ngoài<br />
70 µl<br />
80 µl<br />
90 µl<br />
Thời gian chờ khô keo<br />
2-6 ngày<br />
7-20 ngày<br />
21-30 ngày<br />
<br />
tuần chờ rã tự nhiên, sau đó nghiền hổ trợ và <br />
loại bỏ bã thô. <br />
<br />
Lên tiêu bản bằng kỹ thuật làm tiêu bản<br />
vĩnh viễn<br />
Dùng Micropipette hút 8‐15µl dung dịch <br />
mẫu đã xử lý lên tấm lame sạch. Đậy giọt dung <br />
dịch bằng lamelle 15x15mm và chờ khô tự <br />
nhiên. Sau đó hút 70‐90µl dung dịch keo <br />
Baumme Canada đã pha loãng lên trên lamelle <br />
vừa đậy. Tiếp tục dùng lamelle 22x22 đậy nhẹ <br />
nhàng lên lamelle nhỏ và để khô tự nhiên. <br />
Kiểm tra và theo dõi độ bền và độ ổn định, <br />
các yếu tố hình thái, cấu trúc,…của tiêu bản. <br />
Triển khai thực nghiệm tiêu bản mẫu cho <br />
một số trường, đơn vị đang làm công tác giảng <br />
dạy KSTĐR. <br />
Xin ý kiến phản hồi từ các đơn vị thực <br />
nghiệm.Tổng kết ý kiến phản hồi và kết luận <br />
Xử lý số liệu: Phần mềm Stata 11.0. <br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN <br />
Bảng 1: Mô tả đặc điểm<br />
Đặc điểm<br />
Loại tiêu bản<br />
Trứng giun đũa<br />
Trứng giun tóc<br />
Trứng giun móc<br />
Trứng giun kim<br />
Trứng sán dải bò heo<br />
Trứng sán lá gan nhỏ<br />
Ấu trùng giun lươn<br />
Loại mẫu ban đầu<br />
Phân dương tính với<br />
KST<br />
Đốt sán<br />
<br />
N(%)<br />
100 (14,29%)<br />
100 (14,29%)<br />
100 (14,29%)<br />
100 (14,29%)<br />
100 (14,29%)<br />
100 (14,29%)<br />
100 (14,29%)<br />
<br />
500 (71,43%)<br />
50 (7,14%)<br />
<br />
N(%)<br />
50 (7,14%)<br />
100 (14,29%)<br />
368 (52,57%)<br />
232 (33,14%)<br />
100 (14,29%)<br />
386 (55,14%)<br />
314 (44,86%)<br />
537 (76,71%)<br />
163 (23,29%)<br />
242 (34,57%)<br />
393 (56,14%)<br />
65 (9,29%)<br />
550 (78,57%)<br />
150 (21,43%)<br />
211 (31,14%)<br />
442 (63,14%)<br />
47 (6,71%)<br />
247 (25,29%)<br />
166 (23,71%)<br />
287 (41,00%)<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy mẫu phân dương tính <br />
chiếm 71,43%, phương pháp xử lý mẫu Ritchie <br />
chiếm 52,57%, lắng trọng lực chiếm 33,14%. <br />
Điều kiện để khô keo ở nhiệt độ phòng (55,14%) <br />
và 40oC (44,86%). Dung dịch bảo quản <br />
Formaline 10% chiếm đa số (76,71%). Với 3 mức <br />
độ thể tích hút mẫu, 10‐15µl chiếm 56,14%). <br />
Trong khi đó thể tích keo phủ ngoài 80µl là <br />
63,14%. Thời gian chờ khô keo từ 21‐30 ngày <br />
(41%) so với 2‐6 ngày (25,29%). <br />
<br />
Bảng 2: Mô tả độ khô nền tiêu bản theo thời gian<br />
Thời gian<br />
1 Tháng<br />
6 Tháng<br />
1 Năm<br />
<br />
Không khô N (%)<br />
577 (82,43%)<br />
555<br />
(79,29%)<br />
544 (77,71%)<br />
<br />
Keo ăn nhẹ vào mép 5-10% N (%)<br />
66 (9,43%)<br />
79 (11,29%)<br />
<br />
Keo ăn rộng vào mép lame >10% N(%)<br />
57 (8,14%)<br />
66 (9,42%)<br />
<br />
83 (11,86%)<br />
<br />
73 (10,43%)<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy độ khô nền tiêu bản sau 1 <br />
tháng đạt 82,43%, sau 1 năm tỉ lệ này giảm còn <br />
<br />
258<br />
<br />
77,71%. Sự chênh lệch này là 4,6% cho thấy rằng <br />
các tiêu bản làm ra có độ ổn định tương đối cao. <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 3: Mô tả chất lượng tiêu bản theo thời gian<br />
Thời gian<br />
<br />
Đẹp N (%)<br />
<br />
Trứng, ấu trùng vỡ N (%)<br />
<br />
1 Tháng<br />
6 Tháng<br />
1 Năm<br />
<br />
631 (90,14%)<br />
622 (88,86%)<br />
618 (88,29%)<br />
<br />
38 (5,43%)<br />
38 (5,43%)<br />
38 (5,43%)<br />
<br />
Bảng 3 cho thấy chất lượng của tiêu bản ít bị <br />
biến đổi trong 1 năm khảo sát. Trong tháng đầu <br />
tỉ lệ tiêu bản đẹp là 90,14% đến 1 năm tỉ lệ này là <br />
88,29%, sự chênh lệch là 1,85%. Sự thay đổi chỉ <br />
xảy ra ở dạng teo hoặc dạng phình, và sau khi <br />
tiêu bản đã ổn định sau 1 tháng thì không xảy ra <br />
trường hợp trứng hoặc ấu trùng bị vỡ. <br />
<br />
Trứng ấu trùng<br />
biến dạng teo N (%)<br />
17 (2,43%)<br />
23 (3,29%)<br />
23 (3,43%)<br />
<br />
Trứng, ấu trùng biến dạng<br />
dạng phình N (%)<br />
14 (2,00%)<br />
17 (2,43%)<br />
20 (2,86%)<br />
<br />
70%. Ngoài ra ta còn thấy các tiêu bản trứng <br />
giun đũa, tóc, trứng Taenia sp, sán lá gan nhỏ và <br />
ấu trùng giun lươn có tỉ lệ không khô không đổi <br />
trong suốt 1 năm. <br />
<br />
Biểu đồ 2: Mô tả tiêu bản đẹp theo thời gian<br />
<br />
Biểu đồ 1: Mô tả tỉ lệ lame không khô theo loại<br />
tiêu bản<br />
Biểu đồ này cho thấy: có 2 loại tiêu bản bị <br />
giảm tỉ lệ không khô theo thời gian là giun kim <br />
và giun móc. Trong tháng đầu tỉ lệ tiêu bản <br />
không khô nhiều nhất là giun kim với hơn 90% <br />
và thấp nhất là giun lươn hơn 70%. Sau 1 năm tỉ <br />
lệ tiêu bản không khô nhiều nhất là ở tiêu bản <br />
giun đũa với hơn 80% và thấp nhất là giun móc <br />
<br />
Biểu đồ này tương tự cho thấy tỉ lệ lame <br />
đẹp cũng chỉ giảm ở tiêu bản trứng giun móc <br />
và giun kim. Trong tháng đầu tiên, tỉ lệ đạt <br />
tiêu chuẩn đẹp ở tiêu bản trứng giun móc và <br />
giun kim là 100% nhưng sau 1 năm chỉ còn vào <br />
khoảng hơn 90%.Trong khi đó các tiêu bản các <br />
loại khác không thay đổi trong suốt thời gian 1 <br />
năm <br />
<br />
Bảng 4: Mối liên hệ giữa đặc điểm lame và độ khô<br />
Đặc điểm<br />
PP xử lý<br />
DD bảo quản<br />
Thể tích mẫu<br />
Loại keo phủ ngoài<br />
<br />
Để rã tự nhiên<br />
Lắng trọng lực<br />
PP Ritchie<br />
Formaline 10%<br />
F2AM<br />
8-10 µl<br />
10-15 µl<br />
>15 µl<br />
Baumme Canada<br />
Entelant<br />
<br />
1 Tháng<br />
RR (KTC95%)<br />
1<br />
1,02 (0,94- 1,11)<br />
1,15 (1,05- 1,25)**<br />
1<br />
0,86 (0,78- 0,95)*<br />
1<br />
1,07 (0,99- 1,15)<br />
0,49 (0,36- 0,67)***<br />
1<br />
0,74 (0,07- 0,32)<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
6 Tháng<br />
RR (KTC 95%)<br />
1<br />
1,00 (0,92- 1,09)<br />
1,16 (1,07- 1,26)**<br />
1<br />
0,88 (0,79- 0,98)*<br />
1<br />
1,05 (0,97- 1,13)<br />
0,43 (0,31- 0,61)***<br />
1<br />
0,76 (0,67- 0,86)***<br />
<br />
1 Năm<br />
RR (KTC 95%)<br />
1<br />
0,99 (0,91- 1,09)<br />
1,19 (1,09- 1,30)***<br />
1<br />
0,90 (0,01- 1,00)<br />
1<br />
1,02 (0,94- 1,10)<br />
0,40 (0,28- 0,57)***<br />
1<br />
0,78 (0,68- 0,88)***<br />
<br />
259<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Đặc điểm<br />
Thể tích keo phủ<br />
ngoài<br />
Thời gian chờ khô<br />
keo<br />
Điều kiện để khô<br />
<br />
70 µl<br />
80 µl<br />
90 µl<br />
2-6 ngày<br />
7-20 ngày<br />
21-30 ngày<br />
Nhiệt độ PTN<br />
40oC<br />
<br />
1 Tháng<br />
RR (KTC95%)<br />
1<br />
1,09 (1,02- 1,15)*<br />
0,15 (0,72- 0,32)***<br />
1<br />
0,92 (0,83- 1,01)<br />
1,27 (1,19- 1,25)***<br />
1<br />
0,89 (0,83- 0,96)*<br />
<br />
6 Tháng<br />
RR (KTC 95%)<br />
1<br />
1,12 (1,05- 1,19)**<br />
0,16 (0,07- 0,33)***<br />
1<br />
0,87 (0,78- 0,96)<br />
1,27 (1,19- 1,35)***<br />
1<br />
0,92 (0,85- 0,99)*<br />
<br />
1 Năm<br />
RR (KTC 95%)<br />
1<br />
1,15 (1,09- 1,23)***<br />
0,16 (0,07- 0,33)***<br />
1<br />
0,81 (0,72- 0,91)<br />
1,27 (1,19- 1,35)***<br />
1<br />
0,96 (0,88- 1,04)<br />
<br />
p: *: