intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội xã Trì Quang - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Văn Cao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

109
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kinh tế thị trường đã đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng bắt đầu đặt ra cho chúng ta những vấn đề đảm bảo nhu cầu cho con người, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhu cầu của con người bao gồm những nhu cầu căn bản như ăn, ở, mặc, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nhu cầu hạnh phúc. Tiền bạc sẽ không luôn luôn đem lại hạnh phúc cho con người, triết lý đó được kiểm nghiệm hằng ngày khi người giàu phải đối mặt với nhu cầu khác lạ khó thỏa mãn bằng nhu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội xã Trì Quang - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai

  1. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế thị trường đã đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng bắt đầu đặt ra cho chúng ta những vấn đề đảm bảo nhu cầu cho con người, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhu cầu của con người bao gồm những nhu cầu căn bản như ăn, ở, mặc, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nhu cầu hạnh phúc. Tiền bạc sẽ không luôn luôn đem lại hạnh phúc cho con người, triết lý đó được kiểm nghiệm hằng ngày khi người giàu phải đối mặt với nhu cầu khác lạ khó thỏa mãn bằng nhu cầu tiền bạc. Đó là nhu cầu cuộc sống bình an, sự dư thừa tiền bạc nhiều khi không mang lại hạnh phúc cho gia đình mà có khi ngược lại, mang tai họa về như là vướng vào những cuộc ăn chơi xa đọa mắc phải tệ nạn xã hội, cờ bạc, mại dâm, ma túy... làm cho xã hội bất ổn. Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với bảo đảm chất lượng cuộc sống, trật tự an toàn xã hội ổn định, môi trường được giữ vững. Do đó phát triển ổn định mọi mặt kinh tế - xã hội luôn là mục tiêu định hướng của Đảng và nhà nước ta cũng như của mỗi quốc gia. Nước ta đi lên bằng sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, nên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội gặp không ít khó khăn. Thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp, tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân. Hiện nay đang trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao cả ở thành thị và nông thôn, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhập siêu ở mức cao, lạm phát tăng cao. Với tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề xã hội khác. Để đương đầu với những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đảng và Nhà nước đã và đang tiếp tục thực hiện đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước. Đưa đất nước ta phát triển bền vững và toàn diện. Tuy vậy nhưng thực tế cho thấy nông thôn nước ta vẫn còn những yếu kém cần phải sớm khắc phục như: Tình trạng lạc hậu về khoa học kỹ
  2. 2 thuật, khoa học công nghệ, ruộng đất ngày càng bị thu hẹp, ruộng đất bị lấy đi để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc xây các khu nhà để kinh doanh, ngoài ra vấn đề chất lượng nông sản xuất khẩu còn chưa cao, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm (Nguyễn Lân Dũng, 2008) công nghiệp chế biến kém phát triển, mức sống và dân trí nhiều vùng nông thôn rất thấp, CSHT, trình độ quản lý, quan hệ sản xuất chậm đổi mới. Huyện Bảo Thắng nằm ở phía đông nam tỉnh Lào Cai, phía bắc giáp huyện Mường Khương, phía tây giáp huyện Sa Pa và một phần thành phố Lào Cai, phía đông giáp huyện Bắc Hà, phía nam giáp huyện Văn Bàn và Bảo Yên. Huyện nằm giữa trung tâm của tỉnh Lào Cai, có con Sông Hồng chảy cắt dọc huyện, ven sông là những bãi đất màu mỡ là tiềm năng thế mạnh về kinh tế phát triển sản xuất. Giao thông thuận tiện cả đường sắt lẫn đường quốc lộ, có quốc lộ 70 và quốc lộ 4E chạy dọc địa bàn huyện, thuận tiện cho việc giao thương buôn bán hàng hóa dịch vụ. Với thế mạnh về đất đai, lao động và lợi thế về địa lý, giao thông từng bước được khai thác hiệu quả. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, diện mạo thôn xã không ngừng được đổi mới. Trì Quang là một xã nghèo của huyện Bảo Thắng, đời sống của nhân dân còn nghèo nàn gặp không ít khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, nhu cầu phát triển kinh tế và ổn định xã hội đang là nhu cầu cấp bách đặt ra hiện nay đối với người dân nơi đây. Tỷ lệ sản xuất nông - lâm nghiệp còn cao chiếm 81,06%, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ chiếm 18,94%, công tác môi trường, nhà ở, công tác quản lý đất đai chưa được quy hoạch, công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật, phục vụ phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường, đào tạo nghề và xây dựng cơ sở vật chất... chưa được đồng bộ và chưa quản lý sử dụng một cách thống nhất, có kế hoạch trước mắt và lâu dài (Ủy ban nhân dân xã Trì Quang, 2012). Với lực lượng lao động có sẵn và có tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng của xã hiện nay thì sự phát triển
  3. 3 của xã là chưa tương xứng với tiềm năng của nó bởi cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, yếu kém, các ngành kinh tế chưa thực sự phát triển để phát huy hết tiềm năng vốn có của xã cho nên hiệu quả kinh tế còn thấp, tốc độ phát triển chậm. Cùng với sự phát triển đó và bên cạnh những khó khăn gặp phải vậy ta cần phải đi sâu hơn để nghiêm cứu đánh giá phát huy những mặt thuận lợi, đề xuất những giải pháp để khắc phục sự hạn chế, vì vậy em đã chọn làm đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội xã Trì Quang - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu chung Đánh giá được hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Trì quang giai đoạn 2010-2012, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn đẩy mạnh sự phát triển theo hướng CNH-HĐH nông thôn trên địa bàn xã. 1.3. Mục tiêu cụ thể đề tài - Đánh giá hiện trạng phát triển về lĩnh vực kinh tế, xã hội qua 3 năm 2010 - 2012. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để khắc phục những hạn chế và tồn tại, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho những năm tới. 1.4. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá đúng thực trạng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã. - Tài liệu, số liệu thu thập được phải chính xác, khách quan trung thực. - Giải pháp đề xuất phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng địa phương. 1.5. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa học tập và nghiên cứu - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
  4. 4 - Nâng cao cả khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu. - Là tài liệu tham khảo cho khoa, trường, cơ quan trong ngành và sinh viên của sinh viên khóa sau. * Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được đời sống vật chất tinh thần của người dân trong xã. - Đề xuất được những biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong xã hội nói riêng, góp phần ổn định xã hội nói chung.
  5. 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn * Kinh tế - xã hội - KT-XH là một vấn đề rộng lớn, bao trùm mọi mặt trong hoạt động của một quốc gia nói chung và một tỉnh, một huyện, một đơn vị hành chính xã nói riêng. Nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học. - KT-XH là một phạm trù bao gồm các vấn đề: KT-VHXH-ANQP. Các vấn đề được nghiên cứu cụ thể là: Tình hình sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản, CN-TTCN, DV, cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm...), y tế giáo dục, môi trường. Tất cả những vấn đề này có liên quan mật thiết với nhau. Chúng tác động tạo thành mối quan hệ hai chiều, mỗi một vấn đề giữ một vị trí quan trọng riêng không thể thiếu. * Tăng trưởng và phát triển - Tăng trưởng là sự gia tăng cơ sở vật chất được biểu hiện bằng sự gia tăng của một hoặc nhiều chỉ tiêu kinh tế, hoặc của cả nền kinh tế quốc dân trong một thời gian, được đánh giá bằng chỉ số % tăng thêm của tổng thu nhập hàng năm hay từng thời kỳ. - Phát triển là một quá trình làm thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội... * Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một giai đoạn hay một thời kỳ nhất định. - Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.
  6. 6 * Phát triển kinh tế xã hội Là quá trình nâng cao điều kiện về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. * Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH-HĐH Là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Quá trình này đặc biệt quan tâm đến vùng nông thôn, quá trình CNH- HĐH nông thôn là một quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phân công lại lao động và ngành nghề, đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng ngày càng nâng cao tỷ trọng của các hoạt động công nghiệp và phi nông nghiệp khác bằng việc áp dụng ngày càng rộng rãi và có hiệu quả những tiến bộ KHKT trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp để không ngừng phát triển kinh tế và nâng cao mọi mặt đời sống của cộng đồng dân cư nông thôn, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. * Phát triển bền vững Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 đưa ra định nghĩa vắn tắt về phát triển bền vững: “Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu tương lai...”. Trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua từng năm, số hộ nghèo giảm dần, số lượng hộ giàu tăng lên, rút ngắn khoảng cách thành thị - nông thôn, giảm bất bình đẳng xã hội, cơ sở hạ tầng được nâng lên đáng kể, nhất là công trình giao thông được tu bổ đầu tư lớn, giúp việc đi lại, kinh doanh, lưu thông hàng hoá của người dân, giáo dục y
  7. 7 tế cũng được nâng cấp. Xã hội đang dần tiến tới một xã hội thực sự văn minh, dân chủ, công bằng xã hội, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở nhiều vùng nông thôn. Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém. Nền kinh tế nhìn chung vẫn mang tính thuần nông, cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, năng suất thấp, khoa học công nghệ còn lạc hậu, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nhất là miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vấn đề đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước là xoá bỏ sự lạc hậu, nâng cao đời sống, nâng cao trình độ dân trí nhằm phát triển bền vững và toàn diện. Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm về phát triển bền vững trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước đến năm 2010 “phát triển nhanh hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”, gắn sự phát triển kinh tế với giữ vững, ổn định chính trị xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Chủ trương của Đảng ta đề ra đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với lực lượng sản xuất. Nhưng trước mắt nước ta vẫn là một nước có cơ cấu nông - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp vẫn là một ngành sản xuất vật chất chủ yếu và quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Thực tế đã chứng minh điều này, ngay từ những buổi sơ khai của loài người, nông nghiệp đã là ngành chủ yếu phục vụ cho cuộc sống của loài người và là cơ sở nền tảng cho các ngành nghề khác phát triển. Hầu hết các nước dựa vào sản xuất nông nghiệp tạo ra một lượng lương thực thực phẩm cần thiết để nuôi sống dân tộc mình, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế thương nghiệp phát triển. Nông nghiệp thường gắn với những vùng quê đặc trưng cho vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tuỳ theo thế mạnh của từng vùng mà có chiến lược phát triển khác nhau.
  8. 8 Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản là khu vực chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động công nghiệp bao gồm, khai thác, chế biến và sửa chữa. Công nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là thước đo cho sự phát triển. Bởi một nước phát triển bao giờ cũng gắn với nền công nghiệp phát triển, còn nước kém phát triển thường gắn với nền công nghiệp lạc hậu. Sự phát triển công nghiệp gắn liền với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất cùng với việc mở rộng thị trường tiêu thụ, mức độ chuyên môn hoá và tập trung cao. Đối với vùng nông thôn thì công nghiệp nông thôn có vai trò thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông thôn. Cùng với nông nghiệp nông thôn thì công nghiệp nông thôn góp phần không nhỏ trong sự phát triển toàn diện nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng. TTCN nông thôn bao gồm ngành tiểu thủ công nghiệp sử dụng nguyên liệu gỗ, tre, nứa lá, ngành thủ công mỹ nghệ, các ngành nghề truyền thống... TTCN đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn, giúp giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn. Dịch vụ nông thôn bao gồm các dịch vụ như: Tài chính, thương mại, kỹ thuật. Dịch vụ phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển ngành nông nghiệp và công nghiệp. Các ngành kinh tế có tác động với nhau, có mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành so với tổng thể. Phát triển kinh tế - xã hội phải đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ. Cơ sở hạ tầng là nền tảng cho việc phát triển, nó bao gồm: Hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, trạm xá, trường học... Cơ sở hạ tầng phải được phát triển mạnh tính đồng bộ thống nhất tuỳ thuộc vào điều kiện của từng địa phương. Khoa học và công nghệ là nhân tố hàng đầu đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH đất nước. Khoa học công nghệ chủ yếu tập trung vào các hướng như: p dụng các loại giống mới và công nghệ mới và sản xuất để tăng năng suất cây
  9. 9 trồng, vật nuôi. Từng bước áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, hạn chế sử dụng chất độc hại để đảm bảo không ô nhiễm môi trường và tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, áp dụng công nghệ mới vào công tác bảo quản và chế biến để nâng cao giá trị hàng hoá của sản phẩm. Phát triển kinh tế có tác động rất mạnh tới các mặt của xã hội, cả chiều thuận và chiều nghịch. Do vậy để tạo ra sự phát triển toàn diện và bền vững thì phải phát triển toàn diện của kinh tế đồng thời phải phát triển toàn diện của xã hội. Phát triển xã hội là tập chung vào phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, an ninh chính trị, góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo ra môi trường an toàn, tiến bộ và công bằng xã hội. Tóm lại: Phát triển kinh tế - xã hội là phải song song, đồng thời, toàn diện và bền vững. Tức phát triển kinh tế phải gắn liền với xã hội,hai lĩnh vực này luôn tác động qua lại với nhau, tồn tại song song với nhau mà chúng ta không thể coi nhẹ mặt nào hơn. * nông thôn Tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng nông thôn và từng thời gian, mà mỗi nội dung có mức độ và phạm vi khác nhau. Nội dung phát triển kinh tế nông thôn mang tính toàn diện, bao gồm nhiều mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau và không thể thay thế nhau. Phát triển kinh tế nông thôn chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Kinh tế nông nghiệp nông thôn, kinh tế công nghiệp nông thôn, kinh tế dịch vụ nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn, chính sách để phát triển kinh tế nông thôn... Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: ...”. Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kinh tế nông nghiệp là ngành cơ bản, ngành gốc, là lĩnh vực bao trùm cả kinh tế nông thôn, giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế nông nghiệp có những quy luật kinh tế khách quan, liên quan vấn đề kinh tế nông nghiệp. Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa X đã chỉ rõ: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu
  10. 10 kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. nông thôn Công nghiệp nông thôn bao gồm: Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản như xay sát, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất thức ăn chăn nuôi, công nghiệp sản xuất công cụ thông thường, công cụ cải tiến và sửa chữa máy móc nông nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: sản xuất vôi, sản xuất gạch ngói, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đồ gỗ, tre, nứa, sản xuất đồ dùng gia đình, các trang thiết bị đồ gỗ, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế, công nghiệp khai thác vàng, khai thác đá, khai thác cát, sỏi... Phát triển công nghiệp nông thôn góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Công nghiệp nông thôn là bộ phận cấu thành của kinh tế nông thôn. Việc phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển toàn diện, để khai thác tốt nhất các điều kiện kinh tế và các điều kiện tự nhiên ngay tại khu vực nông thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn sẽ thu hút lực lượng lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trong nông thôn, đồng thời sẽ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ở nông thôn, sẽ thúc đẩy kết cấu hạ tầng phát
  11. 11 triển nhanh chóng, góp phần phân bố hợp lý dân cư và các lực lượng lao động trong khu vực này. * hát triển ch vụ nông thôn Quá trình tiêu dùng, thực hiện dịch vụ theo nhu cầu của sản xuất hoặc của đời sống. Trong nền kinh tế hàng hóa, cũng giống như các sản phẩm thông thường, các dịch vụ đều là hàng hóa, đều có giá trị và giá trị sử dụng, luôn phải thích ứng với thị trường và khách hàng đó là đặc trưng chung nhất của kinh tế dịch vụ. Theo quan niệm hiện đại, các ngành kinh tế dịch vụ nông thôn là một bộ phận của các ngành kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động dịch vụ trong khu vực nông thôn bao gồm cung ứng điện cho sản xuất ở nông thôn, bưu điện, điện thoại và thông tin liên lạc ở nông thôn, thương nghiệp nông thôn hoạt động mua bán hàng hóa chủ yếu ở nông thôn như buôn bán vật tư, kỹ thuật, nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn, buôn bán hàng tiêu dùng (cả sản phẩm nông nghiệp và hàng công nghiệp tiêu dùng) cho nông dân nông thôn, mua hàng nông sản và hàng công nghiệp, máy móc và công cụ sản xuất trong nông thôn (Nguyễn Đình Nam, 1996). iêng đối với nông, lâm, ngư nghiệp còn có các dịch vụ giống cây trồng, giống gia súc, dịch vụ về phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, dịch vụ khám chữa bệnh cho gia súc, dịch vụ bảo quản, chế biến, đóng gói nông sản phẩm... Cùng với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn, thị trường hóa nông thôn, trong đó nông thôn cần phát triển nhiều ngành kinh tế dịch vụ, thực sự làm cho các ngành kinh tế dịch vụ càng phong phú và đa dạng, chiếm cơ cấu ngày càng lớn trong kinh tế nông thôn để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế nông thôn. * Nh ng nh n t chủ ếu nh h ởng t i s phát triển kinh tế nông thôn Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu thời tiết, các nguồn tài nguyên khác như nguồn nước, rừng, khoáng sản... đây là những nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển kinh tế nông thôn.
  12. 12 Các nhân tố kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế nông thôn, nguồn lao động, các thành phần kinh tế nông thôn, thị trường, vốn, CSHT nông thôn, cơ cấu dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của người dân, phong tục tập quán, chính sách của nhà nước. Đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế nông thôn. Nơi có điều kiện tự nhiên như đất đai tốt, khí hậu ôn hòa, nguồn lao động dồi dào thì thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn. Ngược lại nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi như đất xấu, thiếu nước, lụt bão thường xuyên xảy ra thì gây nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế nông thôn. Các nhân tố tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ: Tổ chức sản xuất giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội trong đó có sự phát triển kinh tế nông thôn, nếu có cách tổ chức tốt, mô hình tổ chức phù hợp với trình độ phát triển và ngược lại nếu cách tổ chức không tốt, mô hình tổ chức không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nông thôn thì sẽ kìm hãm kinh tế nông thôn phát triển. Khoa học và công nghệ cũng có tính chất quyết định đến việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất - kinh doanh, nên việc áp dụng các thành tựu mới của khoa học và công nghệ vào sản xuất là một đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế nước ta nói chung (Bộ chính trị, 1998), của sự phát triển kinh tế nông thôn nói riêng. 2.2. Cơ sở th c tiễn 2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội của một số nước trên thế giới * N c Mỹ Nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng khá ì ạch trong năm 2012 và dự đoán chưa có sự cải thiện đáng kể trong năm 2013 và 2014. Theo Liên hợp quốc kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 1,7% năm 2013 và 2,7% năm 2014. Trên quan điểm kinh tế Mỹ cần sự hỗ trợ của các chương trình nới lỏng chính sách tiền tệ, Washington đã thực thi gói nới lỏng định lượng tới lần thứ ba, giữ lãi suất ở mức cực thấp 0 - 0,25%, tiến hành chương trình hoán đổi trái phiếu và giữa tháng 12/2012 triển khai chương trình mua trái phiếu mới trị giá 45 tỷ đô la/tháng thay cho chương trình đáo hạn vào cuối năm. Mỹ vẫn
  13. 13 kiên trì với chính sách tiền tệ này mặc dù về cuối năm, kinh tế Mỹ xuất hiện những “điểm sáng” trên thị trường nhà đất, chi tiêu tiêu dùng và thị trường lao động, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà Mỹ cho là vẫn còn yếu. * Trung Qu c Tình hình sản xuất lương thực của Trung Quốc tổng GDP năm 2012 là 8.249 tỷ đô la. Sản lượng lương thực năm 2012 đạt 589,55 triệu tấn, liên tục trong vòng 5 năm đều đạt mức trên 500 triệu tấn, đặc biệt là sản lượng lương thực như thóc gạo, ngô, tiểu mạch đều có sự tăng trưởng toàn diện, trong đó sản lượng thóc gạo đạt 204,3 triệu tấn, tăng 33 triệu tấn (bằng 1,6%), thị trường lúa gạo và cân bằng cung cầu về tổng thể đáp ứng tốt nhu cầu nội địa. Theo báo cáo phát triển kinh tế thực Trung Quốc năm 2012, trong bối cảnh kinh tế thế giới phức tạp, kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn điều chỉnh, do ảnh hưởng của xu thế suy giảm kinh tế vĩ mô cả ngoài và trong nước nên áp lực suy giảm kinh tế thực Trung Quốc tăng thêm, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp càng khó khăn hơn. Số liệu thống kê cho thấy, sản xuất công nghiệp cả năm vào khoảng 10%, giảm tương đối lớn so với con số 13,9% của năm 2011 và 15,7% năm 2010. Trong đó, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ tăng lần lượt 9,8% và 10,2%, giảm so với năm trước là 4,6 và 2,8 điểm phần trăm. Các ngành như gang thép, vật liệu xây dựng, quang điện năng lượng mặt trời, năng lượng gió, đóng tàu, dệt may, điện tử và thông tin kinh doanh khó khăn, một số thậm chí thua lỗ. Đặc biệt là sản xuất kinh doanh của ngành luyện, cán kim loại màu giảm tới 60,3%, nguyên liệu hoá chất và sản xuất các chế phẩm hóa chất giảm 14,3%, công nghiệp dầu mỏ và khí đốt giảm 3,2% riêng ngành chế biến dầu khí, luyện than cốc và nhiên liệu hạt nhân công nghiệp năm 2011 vẫn làm ăn có lãi, sang năm 2012 đã thua lỗ đến 21,74 tỉ NDT. Tiêu dùng của người dân cũng ở mức thấp, nguyên nhân là do kinh tế suy giảm đã ảnh hưởng nhất định đến niềm tin tiêu dùng và số việc làm, điều này đã khiến tiêu dùng suy giảm 11 tháng đầu năm, tiêu dùng đạt 18.683,3 tỉ
  14. 14 NDT, tăng trưởng danh nghĩa 14,2% (loại trừ nhân tố giá cả tăng trưởng thực tế là 12%), giảm 3,1 điểm phần trăm so với năm trước. Những năm trước đây Trung Quốc nhập khẩu gạo chủ yếu từ Thái Lan, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về loại gạo chất lượng cao, tuy nhiên về tổng thể số lượng không lớn. Tuy vậy do tỷ giá đồng NDT ngày càng tăng đồng thời giá thành gạo sản xuất trong nước cũng tăng nhanh. Năm 2012 giá gạo Trung Quốc đã cao hơn nhiều giá gạo nhập khẩu từ Việt Nam, Pakistan... Từ đó lợi thế về giá của gạo nhập khẩu đã vượt qua giá gạo sản xuất trong nước, đặc biệt là gạo Việt Nam (do giá thành sản xuất thấp và liên tục tăng sản lượng trong 2 năm qua). Theo thống kê của hải quan Trung Quốc, năm 2012 Trung Quốc nhập khẩu gạo chủ yếu là từ Việt Nam (chiếm 66,7%), Pakistan (chiếm 25%) và Thái Lan (chiếm 7,6%). Gạo nhập khẩu từ 03 thị trường nhập khẩu này đã chiếm tới 99,3% tổng lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2012. Gạo giá rẻ nhập khẩu chủ yếu được các doanh nghiệp Trung Quốc dùng để chế biến thực phẩm từ bột gạo, rượu gạo... (Tổng cục thống kê, 2012). * Thái Lan Thiên tai lũ lụt nghiêm trọng xảy ra năm 2011 đã gây thiệt hại to lớn cho tính mạng, tài sản của nhân dân cũng như kinh tế Thái Lan, song dưới sự cố gắng của Chính phủ mới và nhân dân cả nước Thái Lan, kinh tế Thái Lan đang dần dần bước ra khỏi vùng lầy lũ lụt và khôi phục bình thường một cách toàn diện, tình hình kinh tế vĩ mô năm 2012 có xu hướng phát triển tốt đẹp. Theo thống kê của ngành hữu quan Thái Lan, mức tăng kinh tế trong năm 2011 của Thái Lan chỉ đạt 1,1-1,8%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu xác định vào đầu năm 2011 là 4,5%. Khi phát biểu tại cuộc hội thảo phân tích tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 2012 diễn ra mới đây, thủ tướng Thái Lan Dinh- lắc nói, xét về cơ sở kinh tế quốc dân ngày một hùng hậu và chính phủ không ngừng áp dụng biện pháp thúc đẩy, tin tưởng rằng kinh tế quốc dân sẽ được phục hồi toàn diện trong quý hai năm nay, hy vọng mức tăng kinh tế cả năm có thể đạt tới 5%. Thủ tướng Dinh-lắc nói, “biện pháp thúc đẩy phục hồi kinh tế của chính phủ chủ yếu bao gồm ba nội dung: Một là dốc sức thúc đẩy xuất
  15. 15 nhập khẩu.hai là đẩy mạnh phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước và trong khu vực. Ba là tăng cường sức mua của người dân, kích cầu trong nước, thúc đẩy sự lưu thông của sản phẩm doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Bên cạnh đó, tổng vốn đầu tư cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng năm nay của cả nước Thái Lan đạt 2,3 nghìn tỷ bạt Thái Lan. Chuyên gia kinh tế Thái Lan nêu rõ, kinh tế Thái Lan năm nay có tương lai phát triển sáng sủa, song vẫn phải theo dõi chặt chẽ các vấn đề quan trọng trong và ngoài nước có thể ảnh hưởng tới phát triển kinh tế quốc dân, trong đó kể cả phương án và tiến triển giải quyết khủng hoảng nợ công, xu hướng và chính sách kinh tế trong tương lai của các nền kinh tế chủ yếu trên thế giới, phát triển và sâu sắc hợp tác kinh tế khu vực châu -Thái Bình Dương, khí hậu toàn cầu thất thường, thiên tai, nhân tố bất lợi gây tác động tới sự ổn định của tình hình chính trị trong nước Thái Lan. 2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 296km theo đường sắt và 375km theo đường bộ. Tỉnh có 203,5km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam -Trung Quốc, trong đó 144,3km là sông suối và 59,2km là đất liền. Tỉnh giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía bắc tỉnh Lào Cai giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu. Hiện nay, tỉnh có 10 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện). Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây nhìn chung có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất, các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần. Năm 2012 là năm thế giới còn nhiều bất ổn về chính trị và kinh tế có tác động nhất định đến giá cả và trao đổi thương mại giữa các nước, ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tình hình trong nước và địa phương cũng có nhiều khó, kim ngạch xuất nhập khẩu và thu ngân sách từ hoạt động này trên địa bàn
  16. 16 giảm, hoạt động vận tải, du lịch, dịch vụ phát triển thấp, ngoài ra chất lượng, khả năng cạnh tranh, tiêu thụ ở một số sản phẩm, doanh nghiệp chưa cao, chênh lệch thu nhập giữa các vùng, bộ phận dân cư khá cao, một số vấn đề về xã hội còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên sản xuất lương thực lại tăng khá cả diện tích và năng suất, huy động xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn đang triển khai mạnh, cuối năm 2012 Lào Cai đã đưa vào sử dụng một số nhà máy công nghiệp mới và một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tiêu thụ tốt hơn, hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục ngày càng đa dạng và phục vụ tốt hơn, các vấn đề xã hội được quan tâm nhiều... nên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm nay cơ bản vẫn phát triển khá so với những năm trước. 2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 2.2.3.1. Về nông - lâm nghiệp Cây trồng lương thực (lúa, ngô) và cây chè nhìn chung là thế mạnh của huyện, ngoài ra còn có thế mạnh về cung cấp và sản xuất các sản phẩm về lâm nghiệp, thủy sản. Các cây công nghiệp ngắn ngày chính gồm ngô, lạc, đậu tương... a. Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm 36.200,8 tấn, đạt 100,13% kế hoạch tỉnh giao, trong đó thóc 21.879,2 tấn, Ngô 14.321,6 tấn. - Về cây lúa nước: Diện tích gieo trồng 4.325ha/4.247,1ha kế hoạch giao, đạt 101,8% kế hoạch tỉnh giao. Năng suất bình quân đạt 50,588 tạ/ha, tăng 0,56% so với cùng kỳ (tương đương 0,28 tạ/ha), Sản lượng 21.879,2 tấn, tăng 0,298% so với cùng kỳ (tương đương 65,2 tấn). - Cây ngô: Diện tích gieo trồng cả năm 3.826ha/3.864ha kế hoạch giao, đạt 99% kế hoạch tỉnh và huyện giao. Năng suất bình quân 37,43 tạ/ha, sản lượng 14.321,6 tấn.
  17. 17 - Cây đậu tương: Diện tích cả năm 62ha, đạt 100% kế hoạch tỉnh, huyện giao. Năng suất ước đạt 15,41tạ/ha, sản lượng 95,54 tấn. - Cây chè: Tổng diện tích chè năm 2012 là 1.038,65ha. Số hộ dân tham gia sản xuất chè khoảng 3.500 hộ. Sản lượng chè búp tươi 5.800 tấn đạt 100% kế hoạch tỉnh, huyện giao, tăng 15,48% so với cùng kỳ (tương đương 774,5 tấn). Giá thu mua chè búp tươi bình quân đạt 5.500 đồng/kg. Triển khai trồng chè chất lượng cao tại xã Phú Nhuận, kết quả nhân dân đăng ký trồng chè 26ha/114hộ, 15ha kế hoạch giao, đến nay đã trồng xong 17ha/15ha, đạt 113,3% kế hoạch tỉnh giao. b. Chăn nuôi - thuỷ s n - Chăn nuôi: Tổng đàn trâu, bò toàn huyện 15.604 con, đạt 100,6% kế hoạch. Đàn lợn 139.207 con, đạt 139,2%, so với cùng kỳ tăng 24,3% (tương đương 27.213 con), sản lượng thịt hơi xuất chuồng 7.026 tấn, so với cùng kỳ tăng 1,93% (tương đương tăng 133 tấn). Đàn gia cầm 1.288.000 con, đạt 122,08%, so với cùng kỳ tăng 45,8% (bằng 404.799 con), sản lượng 1.263 tấn, so với cùng kỳ tăng 86,8% (tương đương tăng 587 tấn). Công tác tiêm phòng: Tổng số 184.502 liều, đạt 112,9% kế hoạch huyện, tỉnh giao, tăng 108,1% so với cùng kỳ (tương đương 95.849 liều). Kiểm dịch vận chuyển: Tổng số 485.060 con, trong đó nhập vào địa bàn 405.951 con gia súc, gia cầm. Xuất ra khỏi địa bàn 79.109 gia súc, gia cầm. Xử lý vi phạm hành chính 13 trường hợp, xử lý vận chuyển trái phép 1.634 con gia súc, gia cầm kiểm soát giết mổ 24.447 con gia súc, xử phạt hành chính vi phạm quy định về kiểm dịch động vật 12 trường hợp. - Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2012 là 610ha. Năng suất ước đạt 2,7 tấn/ha, sản lượng 1.620 tạ, diện tích chuyển đổi từ ruộng kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản tổng số là 10ha. c. Lâm nghiệp: - Tình hình phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục thực hiện có hiệu quả, các chỉ tiêu sản xuất lâm nghiệp thực hiện đảm bảo kế hoạch đề
  18. 18 ra. Năm 2012, diện tích rừng trồng 672,9ha, trong đó: Rừng phòng hộ 100ha, rừng sản xuất đã trồng 572,9ha. - Cây cao su: Năm 2012, tổng diện tích kế hoạch giao 60ha, đã trồng 64ha. UBND huyện đang tiếp tục triển khai kế hoạch trồng cây cao su năm 2013, kết quả đến nay đã khai hoang được 199ha, hạ băng đào hố được 38,9ha, chuẩn bị 39.000 cây giống. Tổ chức bàn giao mốc giới diện tích đất ngoài thực địa cho công ty cao su khai hoang với diện tích 483ha. 2.2.3.2. Về tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên của huyện Bảo Thắng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cơ cấu nông - lâm - công nghiệp - thương mại - dịch vụ trong đó đặc trưng chủ yếu là trồng chè, sắn, nhãn, vải, dưa, dứa, chuối... a. T u ê Đất đai của huyện gồm 3 loại chính: Đất Feralit màu đỏ, đất Feralit vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trung tính trên đá, có những tính chất tương đối phù hợp cho việc trồng các cây công nghiệp ở một số xã và bố trí sản xuất theo hướng nông lâm kết hợp. Ngoài ra còn có một số loại đất khác như đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, đất phù sa không được bồi, đất dốc tụ, đất bạc màu thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại hoa màu. Đất đai Bảo Thắng chủ yếu là đất lâm nghiệp. Đất canh tác ít, tập trung ở các thung lũng ven sông, suối còn lại là đất Feralít thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Huyện có nông trường quốc doanh chè Phong Hải với diện tích 300ha và công suất 10 tấn/ngày, đang triển khai nhanh dự án vùng nguyên liệu chè trên 2.000ha và hình thành cơ sở chế biến 42 tấn/ngày. Bên cạnh địa hình, đất đai thuận lợi Bảo Thắng còn là đầu mối giao thông có đường sông, đường bộ, đường sắt giao lưu đi khắp các khu vực và tỉnh khác thuận lợi, thu hút các cư dân khắp mọi miền đến sinh cơ lập nghiệp ngày càng đông đúc hình thành 3 thị trấn sầm uất (Phong Hải, Phố Lu, Tằng Loỏng) với số lượng dân cư đô thị ngày càng tăng và trở thành huyện đông nhất tỉnh có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế thương mại.
  19. 19 b. Tài nguyên n c Huyện Bảo Thắng có con sông lớn chảy qua là Sông Hồng. Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc chạy dọc theo các xã phía Bắc, chảy qua trung tâm của huyện và chảy xuôi về huyện Bảo Yên sang Yên Bái. Sông Hồng có lưu lượng nước tương đối ổn định, tuy có đoạn chảy siết, có độ sâu từ 4m đến 10m, kết hợp với các con suối diện tích sông, suối, ao, hồ cung cấp dư nước cho nhu cầu nước sinh hoạt và khai thác sản xuất của người dân trong huyện. Tuy nhiên, do đa phần các con sông suối trên địa bàn huyện đều dốc và hẹp nên trong mùa mưa nước lớn thường xảy ra lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người dân. c. Tài nguyên nhân ă Là vùng đất cổ, Bảo Thắng có nhiều di sản văn hoá lâu đời là các di tích khảo cổ học từ thời đại đồ đá cũ với nền văn hoá Sơn Vi cách đây trên 1 vạn năm đến văn hoá Hoà Bình, Phùng Nguyên và nền văn minh Đông Sơn rực rỡ mà tiêu biểu là di chỉ khảo cổ học ngòi Nhũ ở xã Sơn Hà. Ở đây có thể tìm thấy các loại rìu đá mài nhẵn, rìu có vai, rìu đồng, mũi lao đồng và cùng với nhiều nơi khác như Phố Lu, Xuân Giao đã minh chứng địa bàn cư trú lâu đời của con người Bảo Thắng d. Tài nguyên khoáng s n Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện khá phong phú và đa dạng với trữ lượng lớn như: Quặng, hóa chất, đồng, sắt các loại ở Tằng Loỏng xã Xuân Giao. Các mỏ khai thác đá trữ lượng lớn cung cấp cho ngành cầu đường và xây dựng như ở xã Xuân Quang, có trữ lượng lớn góp phần thay da đổi thịt bộ mặt kinh tế - xã hội địa phương, hơn vậy còn cung cấp và cho xuất khẩu rất nhiều quạng kim loại cho tỉnh khác và sang Trung Quốc. Ngoài ra Sông Hồng cũng chính là nơi cung cấp cát, sỏi cho xây dựng, đây chính là điều kiện quan trọng cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phát triển. 2.2.3.3. Về du lịch và dịch vụ Năm 2010 tổng giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện đạt 153,1 tỷ đồng, mạng lưới dịch vụ của huyện phát triển khá, các
  20. 20 hoạt động dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh đến dịch vụ, phục vụ đời sống và nhu cầu văn hoá đã hình thành, phát triển rộng khắp. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 15,3% phục vụ khá ổn định nhu cầu sản xuất đời sống của nhân dân. Tuy nhiên do du lịch chưa phát triển nên các hoạt động dịch vụ phục vụ cho ngành du lịch còn nghèo nàn. Các khu vui chơi giải trí, hoạt động văn hoá phục vụ cho du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch còn thiếu và nhiều yếu kém. Dịch vụ bưu chính viễn thông: Trên địa bàn huyện có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông với trên 10.038 máy điện thoại cố định, tỷ lệ điện thoại cố định đạt 10 máy trên 100 dân, phát triển 338 thuê bao internet. 2.2.3.4. Về cơ sở hạ tầng Hệ r ô Bảo Thắng hiện có các tuyến quốc lộ 70 chạy dọc huyện theo hướng từ huyện Bảo Yên dọc qua lên thành phố Lào Cai. Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 4E từ ngã ba Bắc Ngầm đi Tằng Loỏng lên thành phố Lào Cai. Bảo Thắng còn có mạng lưới giao thông nông thôn khá dày đặc khác trong toàn huyện. Các xã trong toàn huyện đều có đường liên xã có dải nhựa xuyên suốt, thuận tiện cho việc đi lại giao lưu van hóa văn nghệ, buôn bán trao đổi hàng hóa qua lại trong huyện và tỉnh và nhiều nơi khác. Hệ ố ủ Hiện nay toàn huyện có 45 trạm bơm lớn nhỏ, trong thời gian qua bằng nhiều nguồn vốn khác nhau Bảo Thắng đã xây dựng được 197 công trình thủy lợi lớn, nhỏ. Tuy nhiên nhiều công trình thủy lợi đã bị xuống cấp, hiệu quả tưới tiêu giảm, cần sửa chữa và xây mới nhiều công trình ở các điểm xã khác. Với vị trí địa lý, tiềm năng và những yếu tố trình bày trên thấy rõ Bảo Thắng có nhiều lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Nếu những yếu tố thuận lợi trên được đầu tư khai thác tốt, Bảo Thắng sẽ có một nền kinh tế phát triển toàn diện, bền vững theo hướng công - nông nghiệp - dịch vụ góp phần quan trọng vào việc phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2