intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:206

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu thực trạng quản lý bộ môn Pencak Silat ở Việt Nam; Đề xuất giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO --------  -------- TỪ THỊ LÊ NA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỘ MÔN PENCAK SILAT VỀ THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI, 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO --------  -------- TỪ THỊ LÊ NA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỘ MÔN PENCAK SILAT VỀ THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO Ở VIỆT NAM Ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: HDKH 1: PGS.TS Đặng Thị Hồng Nhung HDKH2: GS.TS Dương Nghiệp Chí HÀ NỘI, 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Từ Thị Lê Na
  4. DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT CLB Câu lạc bộ HLV Huấn luyện viên HTTT Hệ thống thông tin LVĐ Lượng vận động ND Nội dung TDTT Thể dục thể thao TTTTC Thể thao thành tích cao VĐV Vận động viên SL Số lượng V Huy chương vàng B Huy chương bạc Đ Huy chương đồng s Giây Kg Kilogram
  5. MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ trong luận án PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………………….4 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý thể thao thành tích cao ở Việt Nam.4 1.1.1. Cơ sở lý luận về quản lý...................................................................................4 1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý TDTT....................................................................... 6 1.1.3. Cơ sở lý luận chung về giải pháp...................................................................11 1.1.4. Cơ sở lý luận về quản lý thể thao thành tích cao ở Việt Nam...................... 15 1.2. Quản lý môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam…….30 1.2.1. Quản lý huấn luyện thể thao...........................................................................30 1.2.2. Quản lý đào tạo VĐV tại Trung tâm TDTT, quận - huyện.......................... 37 1.2.3. Quản lý thi đấu thể thao................................................................................. 39 1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ thể thao thành tích cao 1 và môn Pencak silat:......................................................................................................44 1.3. Xu hướng phát triển môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao……46 1.3.1. Sự phát triển của Pencak Silat ở nước ngoài................................................. 46 1.3.2. Sự phát triển môn Pencaksilat tại Việt nam.................................................. 50 1.3.3. Xu hướng huấn luyện môn Pencak Silat ở Việt Nam................................... 51 1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan……………………………………53 1.4.1. Các công trình nghiên cứu liên quan ở nước ngoài......................................53 1.4.2. Các công trình nghiên cưu liên quan trong nước.......................................... 54 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………..59 2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………59 2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..59 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu..................................................60
  6. 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm................................................................. 60 2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT...................................................................... 60 2.2.4. Phương pháp toán học thống kê.................................................................... 64 2.3. Tổ chức nghiêncứu……………………………………………………….65 2.3.1. Thời gian nghiên cứu..................................................................................... 65 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu..................................................................................... 66 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN………........…..67 3.1. Nghiên cứu thực trạng quản lý bộ môn Pencak Silat ở Việt Nam……..67 3.1.1. Thực trạng về đầu tư ngân sách phát triển thể thao thành tích cao ở Việt Nam……………………………………..............................………….................67 3.1.2. Đánh giá thực trạng việc thực hiện các chính sách, chế độ cho HLV, VĐV thể thao thành tích cao môn Pencak Silat ở Việt Nam............................................69 3.1.3. Thực trạng quản lý nguồn lực HLV và VĐV môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam........................................................................................70 3.1.4. Thực trạng quản lý huấn luyện đào tạo và thi đấu môn Pencak Silat ở Việt Nam …………………………………………………...........................……….71 3.1.5. Phân tích SWOT về thực trạng quản lý môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam..................................................................................................80 3.2. Đề xuất giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam......................................................................................................102 3.2.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam................................................................................................103 3.2.2. Các giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam …………………………………………….…..........................................104 3.2.3. Kiểm định đánh giá độ tin cậy của các giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam...................... 124 3.2.4. Bàn về đề xuất các giải pháp quản lý môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam............................................................. 125 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………...136 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Số Nội dung Trang 3.1 Ngân sách chi cho hoạt động sự nghiệp TDTT 68 3.2 Ngân sách chi cho đầu tư phát triển các môn thể 69 thao thành tích cao và môn Pencak Silat giai đoạn 2015 - 2019 3.3 Thực trạng lực lượng VĐV Pencak Silat tại các 70 Trung tâm huấn luyện Thể thao quốc gia (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh) 3.4 Thực trạng lực lượng HLV Pencak Silat tại các 71 Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh) 3.5 Thực trạng quản lý về các cơ sở đào tạo môn Sau 71 Pencak Silat tại các tỉnh thành trên toàn quốc Bảng 3.6 Thực trạng chế độ của VĐV tại các Trung tâm Sau 71 Huấn luyện Thể thao quốc gia 3.7 Kết quả phỏng vấn về công tác quản lý VĐV tại 72 cácTrung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia (n = 30) 3.8 Mức độ quan trọng của công tác tuyển chọn VĐV 74 Pencak Silat (n = 30) 3.9 Phỏng vấn hình thức tuyển chọn VĐV Pencak 75 Silat (n = 30) 3.10 Thực trạng sử dụng các phương pháp tuyển chọn 76 VĐV Pencak Silat (n = 30) 3.11 Thực trạng sử dụng các nội dung, test trong tuyển Sau 77 chọn VĐV năng khiếu môn Pencak Silat (n = 11)
  8. 3.12 Kết quả lựa chọn các nội dung, test trong tuyển 78 chọn VĐV môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam (n = 30) 3.13 Tổng hợp thành tích huy chương môn Pencak Silat Sau 79 tại các giải quốc tế từ năm 2010 - 2019 3.14 Kết quả phỏng vấn về tính khả thi và cấp thiết của 106 các nhóm giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam (n=30) 3.15 Giải pháp về phát huy vai trò chủ đạo của nhà 110 nước về phát triển các môn thể thao thành tích cao (n = 30) 3.16 Giải pháp về đổi mới công tác quản lý huấn luyện Sau 113 và thi đấu môn Pencak Silat ở Việt Nam (n = 30) 3.17 Kết quả đánh giá nội dung giải pháp về xây dựng 116 hệ thống đào tạo tuyển chọn VĐV trẻ Pencak Silat (n = 30) 3.18 Kết quả đánh giá nội dung giải pháp tăng cường 119 bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ HLV và trọng tài môn Pencak Silat (n = 30) 3.19 Kết quả đánh giá nội dung giải pháp về tăng cường Sau 121 công tác giáo dục chính trị tư tưởng và phẩm chất đạo đức và phòng chống doping cho các VĐV Pencak Silat (n = 30) 3.20 Kết quả đánh giá nội dung giải pháp về truyền 124 thông trong quản lý môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam (n = 30)
  9. 3.21 Bảng so sánh tương quan giữa tính cấp thiết và Sau 124 khả thi các nội dung của giải pháp về phát huy vai trò chủ đạo của nhà nước về phát triển các môn thể thao thành tích cao (TTTTC) (n = 30) 3.22 Bảng so sánh tương quan giữa tính cấp thiết và Sau 124 khả thi các nội dung của giải pháp về phát huy vai trò chủ đạo của nhà nước về phát triển các môn thể thao thành tích cao (TTTTC) (n = 30) 3.23 Bảng so sánh tương quan giữa tính cấp thiết và Sau 124 khả thi các nội dung của giải pháp về đổi mới công tác quản lý huấn luyện và thi đấu môn Pencak Silat ở Việt Nam (n = 30) 3.24 Bảng so sánh tương quan giữa tính cấp thiết và Sau 124 khả thi các nội dung của giải pháp về đổi mới công tác quản lý huấn luyện và thi đấu môn Pencak Silat ở Việt Nam (n = 30) 3.25 Bảng so sánh tương quan giữa tính cấp thiết và Sau 124 khả thi các nội dung của giải pháp về xây dựng hệ thống đào tạo tuyển chọn VĐV trẻ Pencak Silat (n = 30) 3.26 Bảng so sánh tương quan giữa tính cấp thiết và Sau 124 khả thi các nội dung của giải pháp về về xây dựng hệ thống đào tạo tuyển chọn VĐV trẻ Pencak Silat (n = 30) 3.27 Bảng so sánh tương quan giữa tính cấp thiết và Sau 124 khả thi các nội dung của giải pháp về tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ HLV và trọng tài môn Pencak Silat (n = 30)
  10. 3.28 Bảng so sánh tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi Sau 124 các nội dung của giải pháp về tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và phẩm chất đạo đức và phòng chống doping cho các VĐV Pencak Silat (n = 30) 3.29 Bảng so sánh tương quan giữa tính cấp thiết và Sau 124 khả thi các nội dung của giải pháp về tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và phẩm chất đạo đức và phòng chống doping cho các VĐV Pencak Silat (n = 30) 3.30 Bảng so sánh tương quan giữa tính cấp thiết và Sau 124 khả thi các giải pháp về truyền thông trong quản lý thể thao thành tích cao môn Pencak Silat ở Việt Nam (n = 30) 1.1 Hệ thống quản lý thể thao thành tích cao ở nước ta 17 1.2 Hệ thống quản lý đào tạo VĐV Sau 38 1.3 Hệ thống quản lý đào tạo VĐV giai đoạn huấn Sau 38 luyện sơ bộ 1.4 Hệ thống quản lý đào tạo VĐV giai đoạn chuyên Sau 38 môn hóa ban đầu Sơ đồ 1.5 Hệ thống quản lý đào tạo VĐV giai đoạn chuyên Sau 38 môn hóa sâu 1.6 Hệ thống quản lý đào tạo VĐV giai đoạn hoàn 39 thiện 1.7 Hệ thống thi đấu các giải thể thao trong nước Sau 43 1.8 Hệ thống thi đấu các giải quốc tế Sau 43 3.1 Trình độ chuyên gia được lựa chọn trưng cầu ý 105 Biểu đồ kiến.
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Thể dục thể thao (TDTT) là một hoạt động gắn liền với đời sống của con người, trải qua hàng ngàn năm lịch sử cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền văn minh nhân loại TDTT đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và trình độ, trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội loài người. Đặc biệt TDTT còn được coi là sứ giả của hòa bình, mang trong mình một sứ mệnh cao đẹp đó là nối vòng tay bằng hữu, thắt chặt tình đoàn kết giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới [7]. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thượng võ, lịch sử TDTT gắn liền với truyền thống hơn 4000 năm dựng nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, dưới ánh sáng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nền TDTT nước ta đang có những bước tiến vững chắc vì sự nghiệp nâng cao sức khỏe cho nhân dân, vì thành tích thể thao đỉnh cao. Và Pencak Silat là một trong những môn thể thao mũi nhọn trong chiến lược phát triển thể thao thành tích cao (TTTTC) của nền thể thao nước nhà. Pencak Silat là một môn võ thuật cổ xưa ra đời ở vùng quần đảo Nam Dương (Indonesia, Malaysia, Singapore) và có bề dày lịch sử hàng trăm năm.Môn võ này lúc đầu chỉ được dùng để biểu diễn trong các lễ hội, cầu khấn thần linh trải qua năm tháng nó đã trở thành môn võ được đưa vào thi đấu chính thức tại các kỳ Đại hội TDTT trong khu vực và quốc tế. Ngay từ những ngày đầu mới du nhập vào Việt Nam (năm 1989 sau Seagames 15 tại Malaysia), môn võ này đã thu hút mạnh mẽ lực lượng thanh thiếu niên tham gia tập luyện. Trong những năm gần đây, trên các võ đài quốc tế và khu vực các VĐV Pencak Silat đã giành được những chiến thắng vẻ vang đem lại vinh quang cho nền thể thao nước nhà. Cho đến nay Pencak Silat Việt Nam đã có nhiều nhà vô địch thế giới, vô địch Seagames như: Nguyễn Thị Hồng Hải, Trịnh Thị
  12. 2 Mùi, Nguyễn Văn Hùng, Đặng Thị Thúy, Huỳnh Thị Thu Hồng…, góp phần nâng cao thành tích chung của đoàn thể thao Việt Nam. Được sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của Đảng, Nhà nước và ngành TDTT nói chung và môn Pencak Silat nói riêng đang ngày một phát triển để tiến tới giành được những thứ hạng cao hơn tại các giải thi đấu trong khu vực, quốc tế và trên thế giới. Đây chính là tầm quan trọng của công tác quản lý huấn luyện và thi đấu của người quản lý tác động vào quá trình huấn luyện và thi đấu của VĐV. Tập luyện và thi đấu thể thao là hai quá trình của VĐV thể thao thành tích cao. Tổ chức quản lý, điều hành tác nghiệp cũng như huấn luyện và chỉ đạo thi đấu thể thao là hai quá trình của HLV TTTTC và các nhà quản lý. Hai quá trình của thực thể các nhà quản lý VĐV - HLV có quan hệ rất mật thiết, biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau, để người VĐV tập luyện tốt, thi đấu đạt thành tích cao đòi hỏi người quản lý và HLV phải có chuyên môn giỏi, nắm chắc và hiểu biết về công tác quản lý VĐV. Muốn quản lý VĐV TTTTC, đòi hỏi các nhà quản lý, các HLV phải hiểu chức năng nhiệm vụ và các tiêu chuẩn của HLV đội tuyển, phải là nhà sư phạm về giáo dục thể chất có trách nhiệm đào tạo, huấn luyện VĐV, thi đấu giành vinh quanh về cho tỉnh và cho tổ quốc. HLV là người quản lý và trực tiếp điều khiển quá trình giáo dục, đào tạo và huấn luyện VĐV, là người chịu trách nhiệm chính trong quản lý toàn bộ sự phát triển thành tích VĐV; các nhà quản lý chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng chế độ chính sách và chiến lược phát triển thể thao thành tích cao. Do vậy, vai trò của công tác quản lý huấn luyện và thi đấu cho VĐV đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo và phát triển thể thao, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thành tích của VĐV Pencak Silat. Tuy nhiên, những năm gần đây công tác quản lý huấn luyện và thi đấu môn Pencak Silat còn nhiều bất cập, làm ảnh hưởng tới chất lượng, năng lực thi đấu đạt thành tích tốt hơn ở VĐV. Rõ ràng công tác quản lý huấn luyện và thi đấu ở quy mô cấp quốc gia cần được tích cực cải thiện hơn nữa.
  13. 3 Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam” là một yêu cầu cấp thiết và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý huấn luyện và thi đấu cho VĐV Pencak Silat nhằm nâng cao thành tích cho VĐV trong thời gian tới. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý thể thao và quản lý thể thao thành tích cao trong huấn luyện và thi đấu môn Pencak Silat tại Việt Nam, đề tài đánh giá thực trạng công tác quản lý huấn luyện và thi đấu của môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp và khả thi với điều kiện thực tiễn trong công tác quản lý huấn luyện và thi đấu môn Pencak Silat ở Việt Nam, góp phần nâng cao thành tích thể thao. Mục tiêu nghiên cứu: Để giải quyết được mục đích nghiên cứu của đề tài, luận án tiến hành giải quyết các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng quản lý bộ môn Pencak Silat ở Việt Nam. Mục tiêu 2: Đề xuất giải pháp quản lý bộ môn Pencak Silat về thể thao thành tích cao ở Việt Nam. Giả thuyết khoa học của đề tài: Thực trạng công tác quản lý huấn luyện và thi đấu môn Pencak Silat ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế nhất định. Vì vậy, nếu lựa chọn được các giải pháp phù hợp sẽ là cơ sở định hướng tốt cho công tác quản lý huấn luyện và quản lý thi đấu môn Pencak Silat ngày càng phát triển có chất lượng, bài bản và vững chắc hơn nhằm nâng cao thành tích cho các VĐV thể thao thành tích cao môn Pencak Silats tại Việt Nam.
  14. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý thể thao thành tích cao ở Việt Nam 1.1.1.Cơ sở lý luận về quản lý Lý thuyết về quản lý được xây dựng trên cơ sở Điều khiển học - Cybernetics (từ chữ Hy Lạp Kebernètikè - nghĩa là nghệ thuật điều khiển, nghệ thuật quản lý): khoa học về các quy luật chung nhất của các quá trình truyền thông và điều khiển trong các máy móc, trong các cơ thể sống và trong xã hội. Căn cứ vào lĩnh vực ứng dụng các phương pháp và phương tiện điều khiển học người ta phân biệt các lĩnh vực: điều khiển học kỹ thuật, điều khiển học sinh học, điều khiển học xã hội, điều khiển học y học, điều khiển học kinh tế học, v.v… "Quản lý là gì?" là câu hỏi mà bất cứ người học quản lý ban đầu nào cũng cần hiểu và mong muốn lý giải. Nó liên quan đến định nghĩa về quản lý. Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu. Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc. Như vậy, có bao nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về quản lý. Vậy suy cho cùng quản lý là gì? Định nghĩa quản lý là yêu cầu tối thiểu nhất của việc lý giải vấn đề quản lý dựa trên lí luận và nghiên cứu quản lý học. Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó. Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với
  15. 5 sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lí càng trở nên rõ rệt. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau: Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm" . Fayol: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”. Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định". Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích". Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công". Chủ trương của Peter. F. Dalark là giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xã hội, lấy quản lý làm chức năng chính của doanh nghiệp. Vì thế, quản lý trở thành chức năng và vai trò của tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp góp phần xây dụng chế độ xã hội mới để đạt được mục tiêu lý tưởng là "một xã hội tự do và phát triển". Nếu không có quản lý hiệu quả thì
  16. 6 doanh nghiệp không thể tồn tại và từ đó không thể xây dựng một xã hội tự do và phát triển. Từ đó có thể thấy, cơ sở chính trong giải quyết độ khó của vấn đề là "quan điểm về hệ thống", cơ sở chính trong giải quyết độ khó về thời gian là "quan điểm về sự chuyển động”. Như vậy, đặc điểm lớn nhất trong lý luận của Peter F. Dalark là cách nhìn hệ thống mở và chuyển động". Đây cũng là quan niệm cốt lõi trong tư tưởng triết học về quản lý của ông. 1.1.2.Cơ sở lý luận về quản lý TDTT Khái niệm về quản lý TDTT: Trong xu hướng phát triển xã hội hiện đại, TDTT trở thành nhu cầu của con người vè sức khỏe và giải trí đồng thời là một trong những lĩnh vực kinh doanh tạo nguồn thu lớn cho các quốc gia có nền TDTT phát triển. Từ đó khái niệm quản lý TDTT có những thay đổi theo hướng quản lý kinh doanh. Theo Mullin (1980) quan niệm rằng “Quản lý thể thao không phải là một khái niệm mới, tuy nhiên nó là dạng mới được tạo ra để miêu tả một nghề nghiệp cũ”. Trong khi đó DeSensi (1990) lại cho rằng “Quản lý thể thao là bất kỳ sự kết hợp các kỹ thuật liên quan đến lập kế hoạch tổ chức, điều khiển, kiểm soát, lập ngân quỹ, lãnh đạo, đánh giá trong bối cảnh tổ chức hay doanh nghiệp sở hữu sản phẩm hay dịch vụ chủ yếu có liên quan đến thể thao”. Theo đó, năm 2002 Pitts và Stotlar lại cho rằng “Quản lý thể thao là sự nghiên cứu và thực hành liên quan đến mối quan hệ của tất cả mọi người, các hoạt động, các tổ chức và kinh doanh liên quan đến sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi xúc tiến hoặc tổ chức bất cứ sản phẩm thể chất, thể thao và giải trí. Các sản phẩm thể thao có thể là hàng hóa, dịch vụ, con người, địa điểm hay ý tưởng”. Từ những quan điểm trên cho thấy khái niệm quản lý TDTT được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn. Tuy nhiên, có thể thấy về các khái niệm mới trong quản lý thể dục thể thao hiện nay đều bắt nguồn từ hai
  17. 7 lĩnh vực cơ bản đó là thể thao và kinh doanh. Do vậy, quan niệm mà được tác giả Lâm Quang Thành tổng hợp và xác định khi cho là: “Quản lý thể dục thể thao là một loạt các hoạt động tổng hợp, có mục tiêu xác định, có tổ chức thực hiện, có đánh giá hiệu quả nhằm phát triển sự nghiệp TDTT hoặc thực hiện các mục tiêu của công tác TDTT và không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác TDTT” [tr.34, 77], là một quan điểm về định nghĩa tương đối đầy đủ và toàn diện hơn cả về quản lý TDTT. Các yếu tố quản lý TDTT: gồm yếu tố chủ thể và khách thể Yếu tố chủ thể: là người thực hiện quyền lực quản lý. Yếu tố chủ thể quản lý TDTT chủ yếu là người và cơ cấu: Người: chỉ người quản lý mà bình diện của người quản lý tương đối rộng, phần lớn là chỉ người tổ chức quản lý ở cấp cơ sở, cấp trung gian và că người lãnh đạo cấp trên. Họ chiếm vị trí chủ đạo trong hoạt động quản lý, họ phụ trách chức năng hoạch định kế hoạch có tính mục tiêu, tổ chức thực hiện và chỉ đạo kiểm tra. Tố chất của nhà nước quản lý và trình độ cao, thấp của họ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến hiệu quả quản lý. Cơ cấu: chỉ cấu trúc người quản lý. Người quản lý thực hiện chức quyền của mình thông qua một cơ cấu tổ chức nhất định. Cho nên, cơ cấu tổ chức là chỗ dựa và bảo đảm về tổ chức cho hoạt động quản lý. Thiết kế cơ cấu tổ chức có khoa học, hợp lý, tinh nhuệ hay không có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới việc tiến hành thuận lợi công tác quản lý. Yếu tố khách thể: là điều kiện để thực hiện quản lý. Khách thể quản lý TDTT gồm 5 yêu tố cơ bản: con người, tài chính, vật chất, thời gian, thông tin. Đây là đối tượng quản lý. Các đối tượng này không phải là những nhân tố độc lập với nhau mà là một hệ thống thống nhất có quy định đặc biệt. Đối tượng của quản lý hiện đại là một chỉnh thể do sự điều khiển của người quản lý phụ trách và do các yếu tố cấu thành không thể tách rời đó chính là: con người, tài chính, vật chất, thời gian và thông tin. Đồng thời vừa
  18. 8 là do các bộ phận khác nhau cấu thành vừa tương đối độc lập với nhau, vừa kết hợp hữu cơ với nhau và là các yếu tố có nhiều loại quan hệ vô hình không thể nhìn thấy được. Theo đó, có thể thấy các đối tượng quản lý là các mối quan hệ đang không ngừng biến hóa và phát triển. Cho nên đối tượng của quản lý hiện đại không những là tổ hợp của cá nhân tố trên mà còn là một thể thống nhất của sự biến hóa giữa chủ thể và các bộ phận có cùng quan hệ và mối liên kết với nhau. Yếu tố trung gian: Là biện pháp quản lý (bao gồm cả công cụ quản lý) là khâu trung gian để đảm bảo cho các hoạt động quản lý. Biện pháp quản lý gồm: cơ cấu, pháp luật, thông tin và hệ thống máy tính điện tử, ... Cơ cấu (cấu trúc tổ chức): là biện pháp quan trọng của quản lý, là cơ cấu kết hợp của các yếu tố con người, tài chính, vất chất, thông tin thành một hệ thống quản lý. Không có tổ chức thì không thể quản lý. Sự hình thành hệ thống tổ chức có hợp lý và hiệu quả hay không đều có quan hệ trực tiếp tới hiệu quả quản lý. Pháp luật: bao gồm hệ thống văn bản pháp quy, chế độ, chính sách, ... nếu vận dụng hợp lý các biện pháp pháp luật của quản lý sẽ bảo đảm cho công tác quản lý đi vào kỷ cương, nề nếp và có lợp cho việc phát huy đầy đủ tính tích cực của con người, nâng cao hiệu quả quản lý. Thông tin: là đối tượng của quản lý như đã đề cập ở trên và cũng là biện pháp, công cụ của quản lý. Thông tin là cơ sở để ra quyết sách, kế hoạch và cũng là nền tảng cho quá trình tổ chức và điều khiển, là một khâu của quản lý, là một mắt xích liên kết giữa các cấp quản lý với nhau. Máy tính điện tử trong quản lý là phương tiện hỗ trợ cho việc quản lý trong việc tính toàn nhanh, lưu trữ dữ liệu lớn, dự báo và đưa ra các kết quả chính xác.
  19. 9 Song, yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của quản lý chính là con người – hạt nhân và là mối liên kết các yếu tố của hệ thống quản lý TDTT. Con người là yếu tố tích cực nhất, năng động nhất của sức sản xuất xã hội và của đối tượng quản lý. Mục tiêu, kế hoạch là do con người hoạch định, cơ cấu tổ chức do con người hợp thành, phương án dựa vào con người để thực hiện. Đông thời, thực hiện mục tiêu cũng cần con người điều khiển và việc dùng các công cụ quản lý hiện đại cũng vẫn do con người thực hiện. Cho nên, có thể nói con người là hạt nhân cảu quản lý và tính tích cực của con người tỷ lệ thuận với hiệu quả của quản lý. Chỉ có phát huy đầy đủ tính chủ động tích cực và sáng tạo của con người mới đảm bảo thực hiện được mục tiêu của quản lý. Chức năng của quản lý TDTT: Thuật ngữ chức năng quản lý được sử dụng nhẳm chỉ ra những hoạt động hay loại công việc quản lý có tính chất giống nhau. Mỗi chức năng quản lý nêu ra những nhiệm vụ chủ yếu có tính chất giống nhau. Mỗi chức năng quản lý nêu ra những nhiệm vụ chủ yếu có tính chất chung nhất của các hoạt động quản lý. Có nhiều tranh luận về mặt học thuật khi bàn về chức năng quản lý. Trong thập niên 30 của thế kỷ 19, Gulick và Urwich nêu ra 7 chức năng quản lý là: Hoạch định (Planning) – Tổ chức (Organizing) – Nhân sự (Staffing) – Chỉ huy (Directing) – Tài chính (Budgeting). Bên cạnh đó, Henri Fayod cũng đã đưa ra 5 chức năng quản lý, đó là: Hoạch định – Tổ chức – Chỉ huy – Phối hợp – Kiểm tra. Với nhiều quan điểm về chức năng quản lý xoay quanh 5 hay 7 chức năng, tuy nhiêu vềcác chức năng hầu như đều cùng có các quan điểm cốt lõi giống nhau. Trên cơ sở đó, nhiều nhà khoa học về TDTT đã thống nhất về chức năng quản lý TDTT theo 5 chức năng chính đó là: Kế hoạch – Tổ chức – Lãnh đạo – Nhân sự - Kiểm tra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2