TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TRIỆU CHỨNG, MÔ BỆNH HỌC PHỔI THỎ ĐƢỢC<br />
GÂY NGỘ ĐỘC BẰNG BÁNH NGÔ MỐC LẤY TẠI HÀ GIANG<br />
Nguyễn Thanh Bình*; Hoàng Công Minh*; Trần Văn Tùng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu triệu chứng, mô bệnh học phổi thỏ được gây ngộ độc bằng bánh ngô<br />
mốc lấy tại Hà Giang. Phương pháp: thực nghiệm quan sát và mô tả thỏ được gây ngộ độc<br />
bằng mẫu bánh ngô mốc lấy tại tỉnh Hà Giang qua đường tiêu hóa với liều 4 g/kg thể trọng. Kết<br />
quả: sau nhiễm độc từ 7 - 10 giờ, thỏ có biểu hiện khó thở, tần số hô hấp tăng, tiết dịch kèm bọt<br />
khí tăng, xuất huyết ở mũi, miệng, co giật và tử vong ở giờ thứ 16 trở đi. Hình ảnh đại thể phổi<br />
thấy có nhiều ổ xuất huyết, phổi phù nề, mọng nước, khí quản có nhiều dịch, bọt khí hoặc cục<br />
máu đông. Hình ảnh vi thể thấy dấu hiệu điển hình của phù phổi cấp, phế nang chứa đầy dịch<br />
kèm theo máu. Thỏ bị tử vong do suy hô hấp cấp.<br />
* Từ khóa: Bánh ngô mốc; Ngộ độc; Mô bệnh học; Phổi; Thỏ.<br />
<br />
Study on Symtoms and Histopathology of Poisoned Rabbits Exposed<br />
to Mouldy Pone Collected from Hagiang Province<br />
Summary<br />
Aims: To study on symptoms and histopathology of poisoned rabbits exposed to mouldy pone<br />
collected from Hagiang province. Method: Experimental, observational and descriptive study of<br />
rabbits exposed to mouldy pone by ingestion way with the dose of 4 g/kg body weight. Results:<br />
After 7 - 10 hours’ being poisoned; rabbits were difficult to inhale, respiratory rate increased,<br />
secretion associated with gas bubbles increased, bleeding at the mouth and nose, convulsion.<br />
Rabbits died after 16 hours’ poison. Surgical lung showed lung hemorrhage, edema, succulent.<br />
Trachea had exudates with air bubbles and blood clots. Microscopic images showed typical<br />
signs of pulmonary edema, alveolar fluid-filled with blood. Rabbits died of respiratory failure.<br />
* Key words: Mouldy corn cake; Poisoning; Histopathology; Lung; Rabbit.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nấm mốc, thực phẩm bị nấm mốc là<br />
nguyên nhân gây ngộc độc thực phẩm<br />
thường gặp ở nhiều nơi trên thế giới cũng<br />
như ở nước ta [1]. Trong những năm gần<br />
đây trên địa bàn tỉnh Hà Giang, năm nào<br />
cũng xảy ra các vụ ngộ độc bánh ngô<br />
mốc ở gia đình người Mông. Năm 2012<br />
<br />
xảy ra 4 vụ ngộ độc với 14 người mắc,<br />
trong đó 11 người bị tử vong (78,57%) và<br />
năm 2013 có 7 người bị ngộ độc bánh<br />
ngô mốc, trong đó 4 người tử vong (57,14%).<br />
Tuy nhiên, độc tố trong bánh ngô mốc ở<br />
Hà Giang là chất gì hiện đang được<br />
nghiên cứu. Phần lớn các vụ ngộ độc này<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Công Minh (drminh103@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 10/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/01/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 29/01/2015<br />
<br />
13<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015<br />
<br />
đều có đặc điểm là bệnh nhân tử vong<br />
nhanh (trong vòng 24 - 48 giờ) với biểu hiện<br />
suy hô hấp cấp. Bệnh viện huyện và tỉnh<br />
không có điều kiện giải phẫu tử thi do gia<br />
đình bệnh nhân từ chối mổ (theo phong tục<br />
người Mông) nên không xác định được mức<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
độ tổn thương các cơ quan nội tạng và<br />
nguyên nhân tử vong. Vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu đề tài này nhằm: Xác định<br />
triệu chứng, hình ảnh mô bệnh học phổi thỏ<br />
được gây ngộ độc bằng mẫu bánh ngô mốc<br />
gây chết người tại Hà Giang.<br />
lấy phổi, mô tả, chụp ảnh đại thể. Tiếp<br />
theo cắt lấy mảnh phổi để làm mô bệnh học<br />
tại Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Quân y<br />
<br />
1. Vật liệu nghiên cứu.<br />
- Mẫu bánh ngô đã gây ngộ độc làm 3<br />
người tử vong tại gia đình ông Thò Chìa C ở<br />
xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà<br />
Giang.<br />
- Thỏ: 10 con, khỏe mạnh, cân nặng 2,0 ±<br />
0,2 kg. Nuôi thỏ theo chế độ quy định dùng<br />
cho động vật thí nghiệm.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Phương pháp gây ngộ độc: lấy một<br />
lượng bánh ngô mốc cho vào cối sứ nghiền<br />
<br />
103. Thỏ đối chứng (không gây ngộ độc)<br />
cũng tiến hành như trên.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Các triệu chứng ngộ độc cấp bánh<br />
ngô mốc trên thỏ.<br />
Sau khi gây ngộ độc thỏ bằng bánh ngô<br />
mốc, từ giờ thứ 7 - 10, thỏ có các triệu chứng<br />
sau:<br />
- Khó thở, thở nhanh, cánh mũi phập<br />
phồng, bụng và ngực cử động mạnh khi thở,<br />
tần số hô hấp tăng, miệng thỉnh thoảng ngáp<br />
cá.<br />
- Quanh mũi, miệng có máu, dịch, bọt khí<br />
chảy ra làm ướt lông vùng quanh miệng.<br />
- Thỏ bắt đầu chết ở giờ thứ 16 trở đi và<br />
co giật mạnh trước khi chết.<br />
- Toàn bộ số thỏ chết đều có biểu hiện<br />
tăng tiết dịch hoặc xuất huyết quanh mũi,<br />
miệng (ảnh 1 và 2).<br />
<br />
với nước cất để tạo thành hỗn dịch. Dùng<br />
dụng cụ chuyên dụng bơm hỗn dịch bánh<br />
ngô qua miệng vào dạ dày thỏ với liều<br />
4 g/kg thể trọng (liều chết tối thiểu được xác<br />
định trước đó là 3,4 ± 0,2 g/kg thể trọng).<br />
* Phương pháp xác định triệu chứng ngộ<br />
độc: sau khi gây ngộ độc, quan sát, ghi chép<br />
<br />
Máu chảy ra<br />
từ miệng<br />
<br />
Bọt khí đọng<br />
ở mũi<br />
<br />
các triệu chứng, dấu hiệu cho đến khi thỏ<br />
chết, chụp ảnh.<br />
* Phương pháp nghiên cứu mô bệnh học:<br />
sau khi thỏ chết, tiến hành phẫu thuật<br />
14<br />
<br />
Ảnh 1: Hình ảnh thỏ chết sau khi bị ngộ độc<br />
bánh ngô mốc. Máu, dịch chảy ra ướt lông<br />
vùng quanh miệng. Mũi còn đọng lại nhiều<br />
bọt khí màu trắng.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015<br />
<br />
Dịch, máu chảy ra<br />
từ mũi, miệng.<br />
<br />
Cục máu đông<br />
<br />
Ảnh 2: Hình ảnh máu, dịch chảy ra ướt lông<br />
vùng quanh miệng thỏ sau khi bị ngộ độc<br />
bánh ngô mốc.<br />
<br />
Ảnh 5: Hình ảnh khí quản thỏ bị ngộ độc<br />
bánh ngô mốc có cục máu đông gây tắc<br />
nghẽn đường hô hấp.<br />
<br />
2. Kết quả nghiên cứu mô bệnh học.<br />
* Hình ảnh đại thể phổi:<br />
<br />
Ảnh 6: Hình ảnh phổi thỏ bị ngộ độc bánh ngô<br />
mốc. Xuất huyết rải rác ở phổi xen kẽ là<br />
những vùng có màu trắng do bọt khí tạo ra.<br />
Ảnh 3: Hình ảnh đại thể phổi thỏ bình<br />
thường (đối chứng) có màu hồng đồng nhất<br />
ở các thùy. Phổi xốp, mềm.<br />
<br />
* Hình ảnh vi thể phổi:<br />
<br />
Phế nang<br />
rỗng chứa khí<br />
<br />
Ảnh 4: Hình ảnh phổi thỏ bị ngộ độc bánh<br />
ngô mốc. Phổi mọng nước, xuất huyết ở tất<br />
cả các thùy. Từ khí quản có dịch và bọt khí<br />
chảy ra.<br />
15<br />
<br />
Ảnh 7: Hình ảnh vi thể phế nang thỏ bình<br />
thường (đối chứng) thấy rõ các phế nang<br />
trống rỗng chứa khí<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015<br />
<br />
thực phẩm do nấm mốc chủ yếu là ngộ độc<br />
mạn tính, rất ít gặp ngộ độc cấp tính. Cho<br />
đến nay, ngộ độc cấp tính do độc tố nấm<br />
mốc trên người mới chỉ xảy ra đối với độc tố<br />
aflatoxin. Tuy nhiên, bệnh nhân bị ngộ độc<br />
cấp aflatoxin tử vong là do suy gan [5].<br />
Nghiên cứu trên động vật thấy aflatoxin gây<br />
hoại tử gan [2] và không gây phù phổi cấp<br />
<br />
Phế nang chứa<br />
đầy dịch, máu<br />
<br />
như độc tố trong mẫu bánh ngô mốc đã gây<br />
ngộ độc tại Hà Giang. Vậy độc tố trong bánh<br />
<br />
Ảnh 8: Hình ảnh vi thể các phế nang thỏ bị<br />
<br />
ngô mốc là chất gì?, đây là vấn đề đang<br />
<br />
ngộ độc bánh ngô mốc chứa đầy dịch kèm<br />
<br />
được nghiên cứu. Qua điều tra quy trình chế<br />
<br />
theo máu và chỉ còn một vài<br />
<br />
biến, sử dụng, bảo quản bánh ngô ở các gia<br />
<br />
phế<br />
<br />
nang có chứa khí.<br />
<br />
đình người Mông tại Hà Giang, chúng tôi đã<br />
loại trừ độc tố là hóa chất, vì bánh ngô mới<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu triệu chứng ngộ độc ở thỏ bị<br />
ngộ độc bánh ngô mốc lấy từ một gia đình<br />
<br />
chế biến, khi ăn không bị ngộ độc. Ngộ độc<br />
chỉ xảy ra đối với các gia đình ăn bánh ngô<br />
để lâu đã lên mốc.<br />
<br />
có 3 người bị tử vong do bánh ngô mốc tại<br />
<br />
Độc tố nấm mốc thường gặp trong lương<br />
<br />
Hà Giang, nhận thấy: triệu chứng rõ nhất là<br />
<br />
thực, thực phẩm gồm 34 loại [1]. Nhiều tác<br />
<br />
phù phổi cấp với biểu hiện khó thở, tăng tần<br />
<br />
giả nước ngoài đã khẳng định một số loại<br />
<br />
số hô hấp, tăng tiết dịch kèm theo bọt khí<br />
<br />
độc tố nấm mốc như patulin, fumonisins gây<br />
<br />
hoặc máu ở mũi miệng, da niêm mạc vùng<br />
<br />
phù phổi cấp trên động vật. Ochratoxin A<br />
<br />
mũi, miệng tím tái, co giật mạnh trước khi<br />
<br />
gây xuất huyết ở nhiều cơ quan nội tạng [6].<br />
<br />
chết. Các triệu chứng ngộ độc cũng phù hợp<br />
với hình ảnh mô bệnh học. Trên hình ảnh<br />
đại thể thấy phổi mọng nước, xuất huyết ở<br />
tất cả các thùy của phổi, cục máu đông hoặc<br />
dịch, bọt khí ở khí quản làm tắc nghẽn<br />
đường hô hấp. Hình ảnh vi thể thấy rõ các<br />
phế nang chứa đầy dịch và máu. Từ kết quả<br />
<br />
Patulin gây phù phổi cấp ở chuột và các phế<br />
nang chứa dịch giàu protein và bạch cầu [3].<br />
Fumonisins ở liều cao gây ra hội chứng phù<br />
phổi cấp ở ngựa, lợn, chuột cống, đặc biệt ở<br />
lợn. Nguyên nhân xuất hiện phù phổi cấp<br />
còn nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả<br />
<br />
nghiên cứu trên có thể kết luận: độc tố trong<br />
<br />
cho rằng fumonisins gây suy tim làm ứ máu<br />
<br />
mẫu bánh ngô gây phù phổi cấp, dẫn tới thỏ<br />
<br />
ở phổi. Một số tác giả khác lại đưa ra kết<br />
<br />
bị suy hô hấp cấp và tử vong.<br />
<br />
luận nguyên nhân xuất hiện phù phổi cấp là<br />
do fumonisins gây ức chế kênh canxi làm<br />
<br />
Độc tố nấm mốc (mycotoxin) trong lương<br />
thực thực phẩm gồm nhiều loại. Ngộ độc<br />
16<br />
<br />
tăng huyết áp động mạch phổi (theo IPCSINCHEM (2000) [4].<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2015<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Gây ngộ cấp độc thỏ bằng mẫu bánh ngô<br />
mốc lấy tại Hà Giang với liều 4 g/kg thể<br />
trọng thấy xuất hiện triệu chứng khó thở,<br />
tăng tiết dịch, xuất huyết ở mũi, miệng, co giật<br />
và tử vong từ giờ thứ 16 trở đi. Hình ảnh đại<br />
thể phổi thấy có nhiều ổ xuất huyết, phổi<br />
phù nề, mọng nước. Khí quản có nhiều dịch,<br />
bọt khí hoặc cục máu đông. Hình ảnh vi thể<br />
các phế nang thấy dấu hiệu điển hình của<br />
phù phổi cấp với các phế nang chứa đầy<br />
dịch kèm theo máu. Thỏ bị tử vong do suy<br />
hô hấp cấp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Lê Bách Quang, Phạm Xuân Đà, Hoàng<br />
Công Minh, Đỗ Như Bình. Nấm độc, độc tố nấm<br />
mốc trong thực phẩm của Việt Nam. NXB Y học.<br />
2012, tr.8-19.<br />
<br />
17<br />
<br />
2. Bennett J.W, Klich M. Mycotoxin. Clin<br />
Microbiol Rev. 2003, Vol 16 (3), pp.497-516.<br />
3. Hayes A.W et al. Acute toxicology of patulin<br />
in mice and rats. Toxicology. 1979, 13. pp.91-100.<br />
4. IPCS-INCHEM. Fumonisin B1. International<br />
programme on chemical safety. World Health<br />
Organization. Geneva. 2000.<br />
5. Peraica M, Radic B, Lucic A, Pavlovic M.<br />
Toxic effects of mycotoxins in humans. Bulletin of<br />
the World Organization. 1999, 77 (9), pp.754-766.<br />
6. The Government of the Hong Kong Special<br />
Administrative. Ochratoxin A in food. region<br />
centre for food safety. Food and Environmental<br />
Hygiene Department. Risk Assessment<br />
Studies. 2006, Report No 23, pp.1-36<br />
<br />