intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội" sẽ trình bày nghiên cứu về thực trạng trạng áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại 26 doanh nghiệp kiểm toán nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về áp dụng thủ tục phân tích tại các doanh nghiệp này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI STUDY ON THE APPLICATION OF ANALYTICAL PROCEDURES ON AUDITING FINANCIAL STATEMENTS IN SMALL AND MEDIUM AUDITING COMPANIES IN HANOI TS. Đào Mạnh Huy Trường Đại học Lao động - Xã hội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính các công ty kiểm toán độc lập có thể sử dụng nhiều kỹ thuật kiểm toán khác nhau để thu thập băng chứng kiểm toán, trong đó thủ tục phân tích là một kỹ thuật thường được các kiểm toán viên sử dụng phổ biến và thường xuyên. Chuẩn mực kiểm toán cũng đã có các quy định cụ thể hướng dẫn việc áp dụng thủ tục phân tích trong các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Bài viết sau đây sẽ trình bày nghiên cứu về thực trạng trạng áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại 26 doanh nghiệp kiểm toán nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về áp dụng thủ tục phân tích tại các doanh nghiệp này. Các giải pháp mà nghiên cứu đưa ra là căn cứ để các doanh nghiệp tham khảo và hoàn thiện việc áp dụng kỹ thuật phân tích tại đơn vị của mình. Từ khóa: Thủ tục phân tích, kiểm toán viên, báo cáo tài chính, doanh nghiệp ABSTRACT In the process of auditing financial statements, independent auditing companies can use many different auditing techniques to collect audit evidence, in which the analytical procedures is a popular technique used by auditors. Auditing standards also had specific provisions guiding the application of analytical procedures in financial reporting audits. This research aims to investigate the reality of using the analytical procedure in auditing financial statements at 26 small and medium audited enterprises in Hanoi. The research results add experimental evidences on the application of analytical procedures at these audit companies. The solutions that the study given is the basis for the audit companies to perfect the application of analytical techniques. Keywords: Analytical procedure, auditor, financial statement, enterprise. 1. Giới thiệu Kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) là một hoạt động phổ biến trong các loại hình hoạt động kiểm toán hiện nay. Dịch vụ kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập cung cấp thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong các dịch vụ mà công ty kiểm toán độc lập cung cấp hiện nay. Trong quá trình thực hiện kiểm toán BCTC các công ty kiểm toán độc lập có thể sử dụng nhiều kỹ thuật kiểm toán khác nhau, trong đó thủ tục phân tích là một kỹ thuật thường được các kiểm toán 1185
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 viên sử dụng phổ biến và thường xuyên trong quá trình kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán cũng đã có các quy định hướng dẫn việc áp dụng thủ tục phân tích trong các cuộc kiểm toán BCTC. Thủ tục phân tích thường bao gồm các kỹ thuật như phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất, phân tích tính hợp lý, phân tích hồi quy… Thủ tục này thường được kiểm toán viên áp dụng trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán bao gồm: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng. Thực tế cho thấy thủ tục phân tích là một trong những thủ tục kiểm toán đem lại hiệu quả cao vì ít tốn kém thời gian, chi phí thấp nhưng có thể cung cấp bằng chứng về tính hợp lý của số liệu, đồng thời giúp cho kiểm toán viên giảm đi các kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thông thường. Bài viết sau đây sẽ nghiên cứu về thực trạng áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội thực hiện, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại các doanh nghiệp. 2. Cơ sở lý thuyết về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính Theo chuẩn mực kiểm toán số 520- Thủ tục phân tích: “Thủ tục phân tích là thủ tục được thiết kế để đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa các dữ liệu tài chính và dữ liệu phi tài chính”. Trong quá trình kiểm toán BCTC, kiểm toán viên thường sử dụng những kỹ thuật phân tích sau đây: ➢ Phân tích xu hướng Phân tích xu hướng là loại phân tích thường được áp dụng phổ biến nhất trong thủ tục phân tích. kiểm toán viên có thể sử dụng phương pháp này theo hai cách tiếp cận “chẩn đoán” hoặc “nguyên nhân”. Theo cách tiếp cận “chẩn đoán”, kiểm toán viên sẽ đánh giá xem số dư hiện tại của tài khoản có nằm trong xu hướng được thiết lập qua các kỳ trước hay không. Mặt khác theo cách tiếp cận “nguyên nhân” kiểm toán viên thường tính toán để ước tính cho số dư một tài khoản hoặc khoản mục nào đó dựa trên những hiểu biết của mình về các nhân tố gây ra sự thay đổi. Số ước tính này sẽ được so sánh với số thực tế ghi nhận trên sổ sách và đánh giá tính hợp lý của những khác biệt hoặc thay đổi. Những khác biệt chưa giải thích được, hoặc không logic là dấu hiệu đòi hỏi cần nhiều sự chú ý và thận trọng của kiểm toán viên trong quá trình tác nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình tác nghiệp kiểm toán viên cũng cần cân nhắc giữa chi phí và lợi ích mang lại để lựa chọn cách tiếp cận phù hợp nhất có thể. Trong phân tích xu hướng, các kỹ thuật thường được sử dụng bao gồm: (i) Tính toán chênh lệch so với năm trước, (ii) Sử dụng đồ thị, (iii) Sử dụng các tính toán đơn giản, (iv) Sử dụng các tính toán phức tạp. Kinh nghiệm thực tế cho thấy phân tích xu hướng thường hiệu quả hơn khi được áp dụng khi phân tích các khoản mục chi phí và doanh thu so với các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Nguyên nhân là do phân tích xu hướng tập trung vào sự thay đổi của số dư tài khoản qua các thời kỳ, trong khi đó số dư các tài khoản trên bảng cân đối kế toán là rất khó dự đoán do các khoản mục này chỉ mang tính thời điểm. Trong quá trình thực hiện phân tích, kiểm toán viên cũng cần chú ý khi phân tích xu hướng phải luôn nhận thức được rằng những xu hướng trước kia có thể không có liên quan gì đến xu hướng hiện tại và trong thực tế có thể chúng làm cho ta mắc sai sót. Phân tích xu hướng chỉ được xem xét khi chúng ta đánh giá rằng những xu hướng trước kia thực sự có những liên quan tới hiện tại. ➢ Phân tích tính hợp lý Phân tích tính hợp lý là phương pháp tính toán một con số ước tính cho số dư một tài khoản 1186
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 dựa trên những dữ liệu sẵn có gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, đặc biệt là thông tin phi tài chính nhằm đưa ra một số ước tính về số dư tài khoản hay một loại hình nghiệp vụ rồi so với giá trị chỉ số của chúng nhằm phát hiện các chênh lệch bất thường cần nghiên cứu. Khác với kỹ thuật phân tích xu hướng, phân tích tính hợp lý không những dựa trên các sự kiện xảy ra trong quá khứ mà còn dựa trên các thông tin về hoạt động của khách hàng trong kỳ kiểm toán hiện hành một cách có chọn lọc. Phân tích hợp lý bao gồm các bước cơ bản sau: - Đưa ra một công thức ước tính số liệu cần kiểm tra. - Ước tính và so sánh với số liệu cần kiểm tra. - Giải thích những biến động, những chênh lệch bất thường. Khi thực hiện kỹ thuật phân tích, việc đưa ra một công thức ước tính được xem là một yếu tố quan trọng nhất. Việc đưa ra được một công thức ước tính phù hợp sẽ cho một kết quả dự báo chính xác và ngược lại sẽ cho một kết quả dự báo thiếu chính xác và dẫn đến những đánh giá sai lầm về số liệu kiểm tra. ➢ Phân tích tỷ suất Phân tích tỷ suất là việc tính toán các tỷ suất dựa trên thông tin tài chính và phi tài chính của kỳ hiện tại, đối chiếu với các tỷ suất này của kỳ trước, của các đơn vị cùng ngành, bình quân ngành, để nhận diện những điểm bất thường, những biến động lớn cần tập trung nghiên cứu. Nếu như kỹ thuật phân tích xu hướng thường có hiệu quả hơn khi phân tích các chỉ tiêu khoản mục mang tính thời kỳ thì kỹ thuật phân tích tỷ suất thường hiệu quả hơn khi được áp dụng cho tài sản và nợ phải trả. Mỗi số dư tài khoản mục riêng biệt thường khó dự đoán, nhưng khi đặt nó trong mối quan hệ của nó với các tài khoản khác sẽ dễ dự đoán và hiệu quả hơn. Để lựa chọn các tỷ suất cần tính toán, kiểm toán viên phải nghiên cứu tổng thể thông tin, khoản mục hay báo cáo tài chính. Các tỷ sổ được chọn thường là các tỷ suất ít thay đổi theo thời gian hay ít biến đổi giữa các doanh nghiệp. Các tỷ suất được lựa chọn để tính toán thường là các tỷ suất ít thay đổi theo thời gian hay ít khác biệt giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. Khi áp dụng thủ tục này kiểm toán viên cần chú ý các vấn đề sau: (i) Kiểm toán viên phải nghiên cứu và có sự hiểu sâu sắc về bản chất của mối quan hệ của các yếu tố cấu thành nên tỷ suất và lựa chọn các tỷ suất phù hợp với từng mục tiêu kiểm toán đã đặt ra. Kiểm toán viên cần tránh việc lạm dụng và sử dụng quá nhiều tỷ suất, điều này sẽ làm cho việc phân tích gặp khó khăn và phức tạp hơn; các xu hướng, biến động có thể bị không bộ lộ và được phát hiện; (ii) Kiểm toán viên cũng cần chắc rằng các thông tin tài chính, phi tài chính thu thập được và sự tính toán của kiểm toán viên là chính xác và nhất quán. Thông thường kiểm toán viên thường sử dụng các nhóm tỷ suất sau: nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán, nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính, nhóm tỷ suất về hiệu quả hoạt động, nhóm tỷ suất về khả năng sinh lời. ➢ Phân tích hồi quy Phương pháp này được xây dựng dựa trên mô hình thống kê của các thông tin tài chính, phi tài chính trong quá khứ để dự đoán số dư tài khoản hiện hành. Ba mô hình kiểm toán viên thường sử dụng là: - Mô hình hồi quy tuyến tính: một mô hình thống kê được sử dụng trong một phạm vi giới hạn. Một mô hình hồi quy được phát triển dựa trên mối quan hệ tuyến tính giữa số dư tài khoản đang được kiểm toán viên xem xét với một hoặc nhiều biến tài chính/phi tài chính trong những kỳ 1187
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trước. Mô hình hồi quy tuyến tính có dạng: Y = A + B1X1 + B2X2 + … + BiXi Trong đó, Y là kết quả mà kiểm toán viên đang quan tâm, A là một hằng số, Xi là những biến liên quan đến Y, Bi là hệ số của các biến tương ứng được xác định một cách tốt nhất từ dữ liệu tại các thời điểm khác nhau trong quá khứ. Mô hình này thường được sử dụng để đưa ra một con số ước tính cho số dư tài khoản hiện hành với giả định rằng mối quan hệ tương tự tiếp tục tồn tại trong kỳ kiểm toán hiện hành. - Mô hình ARIMA (mô hình hồi quy biến động bình quân - Autoregressive Integrated Moving Average - ARIMA): là kỹ thuật phân tích theo thời gian, thường phù hợp đối với các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mô hình được phát triển dựa trên dữ liệu trong từng năm và qua nhiều năm. Thông thường, người ta đề nghị sử dụng tối thiểu 50 mẫu dữ liệu để thiết lập khuôn mẫu cho tài khoản mặc dù một số nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình vẫn phát huy hiệu quả của nó. - Mô hình X-11: mô hình này phân tích dữ liệu thời kỳ thành ba thành phần (khuynh hướng/chu kỳ, mùa vụ, bất quy tắc), mỗi thành phần có một ý nghĩa khác nhau. Thành phần khuynh hướng/chu kỳ bao gồm các khuynh hướng dài hạn có tính cố hữu và bất kỳ tác động nào của chu kỳ kinh doanh đến dữ liệu. Thành phần mùa vụ phản ánh một khuôn mẫu biến động trong năm được lặp lại nhất quán từ năm này sang năm khác. Thành phần bất quy tắc là phần còn lại của biến động trong dữ liệu phản ánh những sự kiện ngẫu nhiên và không thể dự đoán. Do đó mô hình X- 11 có thể sử dụng để phân tích chuỗi thời gian và xác định phần liên quan (tức là tỷ lệ phần trăm) của các thành phần khuynh hướng/chu kỳ, mùa vụ, bất quy tắc đến những thay đổi diễn ra. Để có thể áp dụng thành công các mô hình này đòi hỏi kiểm toán viên phải thu thập được đầy đủ thông tin quá khứ, vì vậy nó không thích hợp sử dụng cho các doanh nghiệp mới thành lập hoặc số liệu các kỳ trước không được kiểm toán. ➢ Xem lướt qua Khi áp dụng phương pháp này, kiểm toán viên thường xem lướt qua các số dư tài khoản và khoản mục, trên sổ cái hoặc sổ chi tiết các nghiệp vụ, v.v… với mục đích phát hiện ra các số dư, nghiệp vụ bất thường hay không được mong đợi. Trong trường hợp này, giá trị của số dư tài khoản, nghiệp vụ được kiểm toán viên đánh giá là phù hợp dựa trên hiểu biết của kiểm toán viên về bản chất hoạt động kinh doanh của đơn vị hoặc dựa vào năng lực xét đoán của kiểm toán viên. 3. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá việc áp dụng thủ tục phân tích tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tác giả tiến hành thu thập và nghiên cứu tài liệu; thực hiện phỏng vấn, điều tra, khảo sát để tìm hiểu thực trạng này, cụ thể như sau: Thứ nhất, tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu. Tác giả thu thập các bài báo có uy tín nghiên cứu về vận dụng các thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán BCTC của các tác giả trong và ngoài nước. Nguồn tài liệu chủ yếu được thu thập qua các website, một số nghiên cứu và tạp chí có liên quan. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, nhóm tác giả đã tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng vận dụng các thủ tục phân tích trên trong quá trình kiểm toán BCTC. Thứ hai, tác giả thực hiện hiện việc phỏng vấn các đối tượng liên quan. Trong đó chủ yếu tiến hành phỏng vấn các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán bao gồm các chủ nhiệm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán nhằm thu thập thông tin về quan điểm của họ đối với các vấn 1188
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đề có liên quan khi áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán BCTC. Thời gian phỏng vấn được tiến hành trong khoảng thời gian 01 tháng và kéo dài cho đến khi không thu thập được thêm thông tin mới từ các chuyên gia thì dừng lại. Thứ ba, tiến hành khảo sát qua phiếu điều tra: Nghiên cứu thực hiện khảo sát thực tế qua phiếu điều tra được thiết sẵn, được tiến hành qua 3 giai đoạn: (1) xây dựng bảng hỏi, (2) thực hiện khảo sát thử và (3) tiến hành khảo sát chính thức. Thiết kế câu hỏi khảo sát: Mục đích của cuộc khảo sát là để thu hồi ý kiến đánh giá của kiểm toán viên về thực trạng áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại đơn vị. Bảng câu hỏi khảo sát được tác giả tự xây dựng thông qua việc tìm hiểu mức độ áp dụng thủ tục phân tích, tầm quan trọng của các thủ tục phân tích, phương pháp, chỉ tiêu phân tích được sử dụng, hiệu quả phát hiện sai sót. Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi hoàn chỉnh để thu thập các thông tin về các nội dung trên. Nội dung bộ câu hỏi được chia làm 2 phần: Phần 1, bao gồm các câu hỏi về thông tin của người tham gia khảo sát (họ và tên, vị trí công tác, công ty kiểm toán đang làm việc, giới tính, số năm kinh nghiệm làm kiểm toán); Phần 2 là các câu hỏi về thực trạng áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại đơn vị. Lựa chọn đối tượng khảo sát: Mẫu nghiên cứu (đối tượng khảo sát được lựa chọn) để gửi phiếu khảo sát là những người quản lý và trực tiếp tham gia thực hiện kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán nhỏ và vừa trong 03 năm từ 2018-2020. Phương pháp khảo sát gồm khảo sát trực tiếp hoặc qua Email. Bảng hỏi được gửi đến kiểm toán viên theo 2 cách: bảng câu hỏi được in ra giấy và gửi trực tiếp đến tay người nhận hoặc gửi qua thư điện tử. Với hình thức trực tiếp: Bản khảo sát có thể được gửi trực tiếp tới từng đối tượng khảo sát của từng công ty kiểm toán. Hình thức gửi qua email, sử dụng bảng thiết kế câu hỏi trên Google Form và thu hồi phiếu qua bảng tổng hợp tự động của Google Form (dành cho các trường hợp không gửi được trực tiếp). Các phiếu khảo sát sau khi thu thập sẽ được kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ. Kết quả thu hồi được 78 phiếu hợp lệ, trong đó hình thức trực tiếp đạt 17 phiếu (chiếm 21,8%), hình thức gián tiếp qua Google Form đạt 61 phiếu (chiếm 78,2 %). Số phiếu khảo sát này được phân tích và tổng hợp bằng phần mềm SPSS phục vụ cho việc nghiên cứu đánh giá. 4. Kết quả nghiên cứu thực trạng áp dụng thủ tục phân tích tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hà Nội ➢ Về mức độ sử dụng thủ tục phân tích Từ kết quả khảo sát cho thấy số lượng kiểm toán viên sử dụng phương pháp này là 61 chiếm 78% còn lại 21,8% kiểm toán viên không sử dụng phương pháp này. Như vậy có thể thấy rằng đa số hầu hết các kiểm toán viên và công ty kiểm toán đều sử dụng thủ tục phân tích trong các cuộc kiểm toán BCTC. Bảng 1 dưới đây trình bày kết quả khảo sát về việc sử dụng thủ tục phân tích được áp dụng trong các cuộc kiểm toán. Bảng 1: Mức độ sử dụng thủ tục phân tích Sử dụng Không sử dụng Mô tả SL % SL % Mức độ sử dụng phương 61 78,2 17 21,8 pháp phân tích Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát 1189
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ➢ Về tầm quan trọng của các thủ tục phân tích Để đánh giá tác dụng của thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Hà Nội, tác giả đã tiến hành khảo sát và đo lường giá trị trung bình, độ lệch chuẩn để đánh giá tầm quan trọng của các thủ tục phân tích. Kết quả thông kê được trình bày trong bảng 2 như sau: Bảng 2: Tác dụng của thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC Trung Độ lệch Mô tả GTNN GTLN bình chuẩn Giúp hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị 3,54 1 5 0,66 được kiểm toán Phát hiện các yếu kém hoạt động của đơn vị 3,53 1 5 0,75 Phát hiện các biến động bất thường trên BCTC 3,73 1 5 0,66 Xác định được các rủi ro trên BCTC và việc trình 3,37 1 5 0,87 bày BCTC không đúng Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Như vậy có thể thấy hầu hết các đơn vị đều cho rằng việc áp dụng thủ tục phân tích đã đem lại hiệu quả và tác dụng tốt trong quá trình kiểm toán BCTC (giá trị trung bình của các biến từ 3,53 – 3,73). Điều này cũng có nghĩa là các kiểm toán viên đều nhận định rằng việc áp dụng thủ tục phân tích giúp: ▪ Giúp hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán ▪ Phát hiện các yếu kém hoạt động của đơn vị ▪ Phát hiện các biến động bất thường trên BCTC. Trong đó, tác dụng giúp kiểm toán viên hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị kiểm toán được sự đồng ý cao nhất (giá trị trung bình là cao nhất: 3,73). Riêng việc xác định được các rủi ro trên BCTC và việc trình bày BCTC không đúng chỉ đạt giá trị trung bình 3,37 điều này có nghĩa là các kiểm toán viên chỉ đạt được thống nhất ở mức độ đồng ý. ➢ Về mức độ sử dụng các phương pháp, chỉ tiêu phân tích Để đánh giá mức độ, tần suất thường áp dụng thủ tục phân tích nào của các kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong quá trình kiểm toán BCTC, tác giả tiến hành khảo sát trên mẫu. Kết quả khảo sát như sau: Bảng 3: Mức độ sử dụng các phương pháp phân tích Trung Độ lệch Mô tả GTNN GTLN bình chuẩn So sánh số liệu năm trước với 3,74 1 5 0,75 năm hiện hành Ước tính dựa trên số năm trước/ 3,00 1 5 0,91 năm hiện hành Các tỷ suất về khả năng sinh lời 4,12 1 5 0,79 So sánh thông tin tài chính của đơn vị với số liệu 3,19 1 5 1,06 1190
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Trung Độ lệch Mô tả GTNN GTLN bình chuẩn trung bình ngành hoặc các đơn vị có cùng quy mô trong ngành Tỷ suất về hoạt động 4,19 1 5 0,91 Tỷ suất về thanh toán 3,87 1 5 1,01 Các tỷ suất về cơ cấu tài sản 3,96 1 5 0,87 Các tỷ suất khác 3,23 1 5 0,66 Phân tích hồi quy 1,31 1 5 0,89 Phân tích dòng tiền 3,22 1 5 1,09 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát Từ kết quả trên có thể thấy các chỉ tiêu thường được các kiểm toán viên ưa thích và thường được sử dụng ở mức thường xuyên là: Thực hiện so sánh số liệu năm trước với năm hiện hành (3,74); các tỷ suất về khả năng sinh lời (4,12); Tỷ suất về hoạt động (4,19); Tỷ suất về thanh toán (3,87); Các tỷ suất về cơ cấu tài sản (3,96). Trong đó, các tỷ suất về hoạt động được sử dụng nhiều nhất (giá trị trung bình đạt: 4,19). Các chỉ tiêu đươc sử dụng ở mức độ thấp hơn: Phân tích dòng tiền (3,22); So sánh thông tin tài chính của đơn vị với số liệu trung bình ngành hoặc các đơn vị có cùng quy mô trong ngành (3,19); Ước tính dựa trên số năm trước/năm hiện hành (3,0). ➢ Về hiệu quả phát hiện ra các sai sót trên BCTC của các phương pháp, chỉ tiêu phân tích Tiếp theo, để đánh giá hiệu quả của các phương pháp, chỉ tiêu phân tích trong việc phát hiện ra sai sót trên BCTC, tác giả tiếp tục tiến hành khảo sát các kiểm toán viên, kết quả thể hiện ở Bảng 4 như sau: Bảng 4: Hiệu quả phát hiện ra các sai sót trên BCTC của các phương pháp, chỉ tiêu phân tích Trung Độ lệch Mô tả GTNN GTLN bình chuẩn So sánh số liệu năm trước với năm hiện hành 2,72 1 5 1,02 Ước tính dựa trên số năm trước/năm hiện hành 2,55 1 5 0,96 Các tỷ suất về khả năng sinh lời 3,03 1 5 0,99 So sánh thông tin tài chính của đơn vị với số liệu trung bình ngành hoặc các đơn vị có cùng quy mô 2,32 1 5 1,00 trong ngành Tỷ suất về hoạt động 2,72 1 5 0,95 Tỷ suất về thanh toán 2,49 1 5 1,00 Các tỷ suất về cơ cấu tài sản 2,49 1 5 1,11 Các tỷ suất khác 2,35 1 5 1,00 Phân tích hồi quy 3,00 1 5 1,06 Phân tích dòng tiền 2,59 1 5 0,90 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát 1191
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Số liệu khảo sát cho thấy giá trị trung bình đạt từ 2,35 đến 3,03, có nghĩa là việc áp dụng các chỉ tiêu và thủ tục phân tích có tác dụng thấp trong việc phát hiện có hiệu quả các sai sót trong quá trình kiểm toán BCTC. Việc phân tích các chỉ số sinh lời được các kiểm toán viên đánh giá đem lại hiệu quả cao nhất trong số các chỉ số và phương pháp áp dụng, tuy nhiên giá trị trung bình cũng chỉ đạt 3,03. Việc sử dụng các chỉ tiêu so sánh thông tin tài chính của đơn vị với số liệu trung bình ngành hoặc các đơn vị có cùng quy mô trong ngành được các kiểm toán viên đánh giá là kém hiệu quả nhất (giá trị trung bình 2,32). Những đánh giá này của kiểm toán viên cũng cơ bản phù hợp với bản chất của phương pháp phân tích, do đây chỉ là phương pháp cung cấp cho kiểm toán viên thông tin về những dấu hiệu bất thường, những vấn đề không logic để làm cơ sở cho những nhận định, đánh giá và định hướng kiểm tra chi tiết nghiệp vụ. ➢ Về mức độ sử dụng các phần của BCTC để thực hiện phân tích Kết quả khảo sát cho thấy các kiểm toán viên có sự thống nhất cao đều khi sử dụng Bảng cân đối kế toán (giá trị trung bình đạt 4,5) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (giá trị trung bình đạt 4,5) làm tài liệu để thực hiện phân tích. Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc sử dụng Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng được 89,1% các kiểm toán viên đánh giá là hiệu quả và rất hiệu quả. Trong khi đó báo cáo lưu chuyển tiền tệ gần như rất ít được các kiểm toán viên sử dụng làm tài liệu phân tích (giá trị trung bình chỉ đạt 1,9). Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Mức độ sử dụng các phần của BCTC để thực hiện phân tích Trung Độ lệch Loại báo cáo GTNN GTLN bình chuẩn Bảng cân đối kế toán 4,54 1 5 1,002 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 4,50 1 5 1,041 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1,94 1 5 1,036 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát 5. Nhận xét và bàn luận Thủ tục phân tích được xem là một kỹ thuật kiểm toán hiệu quả, đơn giản với chi phí thấp có thể giúp kiểm toán viên giảm bớt hai áp lực về thời gian và nhân lực trong một cuộc kiểm toán. Thực hiện các thủ tục phân tích là một trong những phương thức hiệu quả để thu thập các thông tin về môi trường kinh doanh, nắm bắt các đặc điểm ngành nghề, phương thức quản lý và hoạt động của đơn vị. Những thông tin thu thập được trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích đã trợ giúp rất hiệu quả trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán. Bên cạnh đó, thủ tục phân tích còn tỏ ra khá hiệu quả trong việc xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán khác. Chính vì vậy mà các công ty kiểm toán độc lập có quy mô vừa và nhỏ ngày càng thấy được vai trò, tầm quan trọng của các thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán BCTC. Trong thực tế, khi áp dụng thủ tục phân tích cho một khoản mục kiểm toán viên có thể phát hiện được chênh lệch bất thường hoặc các mối liên hệ không hợp lý hay chưa, qua đó kiểm toán viên đã có được bằng chứng về khoản mục đang kiểm toán, từ đó có thể giảm bớt các thử nghiệm chi tiết không cần thiết. Ngoài ra, việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tương tự như một thử nghiệm cơ bản trong nhiều trường hợp có thể đem lại hiệu quả cao hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến các cơ sở dẫn liệu. Chính vì vậy mà các kiểm toán viên ngày càng có xu hướng thay thế các thử nghiệm chi tiết bằng các thủ tục phân tích trong những 1192
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trường hợp có thể. Các phương pháp phân tích sử dụng phổ biến như: phân tích xu hướng, phân tích hợp lý, phân tích tỷ số bao gồm các tỷ số về hoạt động, các tỷ số về thanh toán, các tỷ số về khả năng sinh lời... theo đánh giá của các kiểm toán viên đã đem hiệu quả trong việc giúp họ phát hiện ra các sai lệch trên BCTC. Các tài liệu như bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã được các kiểm toán viên chú trọng áp dụng thủ tục phân tích để phát hiện sai lệch. Việc áp dụng thủ tục phân tích ngày càng hiệu quả là do quy mô các công ty ngày càng được mở rộng, trình độ nhân viên ngày càng cao. Tuy nhiên việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại các công ty kiểm toán vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn một số hạn chế sau: Thứ nhất, đa số các kiểm toán viên mới dừng lại ở việc áp dụng một số kỹ thuật phân tích đơn giản như so sánh số liệu của năm này với năm trước, phân tích biến động chỉ qua hai kỳ. Còn các phương pháp phân tích phức tạp hơn thường ít được áp dụng hoặc nếu có áp dụng thì cũng ở mức độ đơn giản và không đầy đủ. Thứ hai, hầu hết các kiểm toán viên mới chỉ sử dụng số liệu của đơn vị mà chưa sử dụng và so sánh thông tin tài chính của đơn vị với số liệu trung bình ngành hoặc các đơn vị có cùng quy mô trong ngành và chưa xây dựng các mô hình ước tính. Mặt khác các kiểm toán viên cũng thường có xu hướng đọc lướt qua các số liệu qua đó tìm ra những số liệu bất thường (có biến động lớn so với những số liệu khác hoặc không logic) để giải thích, thuyết minh cho những số liệu đó rồi đưa ra kết luận chứ chưa có cố gắng thu thập thêm các thông tin bổ sung từ các nguồn khác nhau độc lập với đơn vị hoặc quá lệ thuộc vào các số liệu kế toán, lời giải trình của đơn vị. Phương pháp này có thể giúp phát hiện những điểm bất thường một cách nhanh chóng, tuy nhiên chưa đầy đủ bởi có những số liệu ở những thời điểm có biến động lớn là hợp lý và cũng có những số liệu tuy không biến động so với những số liệu khác lại là bất thường. Điều cần thiết ở đây là kiểm toán viên phải chủ động trong dự đoán các số liệu ở những thời điểm khác nhau qua ước tính rồi đối chiếu với các số liệu trên sổ sách, từ đó phát hiện những số liệu cần giải thích, làm rõ. Thứ ba, các kiểm toán viên chỉ áp dụng thủ tục phân tích cho các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán mà không phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong khi kết quả phân tích báo cáo này thực sự có ích cho kiểm toán viên khi đánh giá về dòng tiền phát sinh ở đơn vị, liên quan đến khả năng tồn tại (khả năng thanh toán nợ - giả định về hoạt động liên tục), khả năng phát triển của doanh nghiệp (mua máy móc thiết bị mới) cũng như dự đoán đúng dòng tiền của đơn vị. Ở giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên chưa áp dụng linh hoạt các thủ tục phân tích, chủ yếu thực hiện kỹ thuật phân tích xu hướng vì việc thực hiện thủ tục này tỏ ra đơn giản, mất ít thời gian hơn thủ tục phân tích tỷ suất. Tuy nhiên, thủ tục phân tích xu hướng chỉ phản ánh được sự biến động của các chỉ tiêu mà không thể phản ánh đầy đủ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC. Một số công ty kiểm toán mặc dù đã xây dựng các ước tính kiểm toán, tuy nhiên những mô hình được xây dựng khá đơn giản, chưa phản ánh đầy đủ các mối quan hệ và thông tin cần thiết. 6. Một số giải pháp hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội Thứ nhất, tăng cường nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán. Các kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán cần phải nhận thức được rằng thủ tục phân tích 1193
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 mang lại hiệu quả đến các mục tiêu kiểm toán khác nhau trong các giai đoạn kiểm toán khác nhau. Kết quả khảo sát cho thấy vẫn có một số kiểm toán viên đánh thấp vai trò tích cực hiệu quả của thủ tục phân tích đối với việc xác định gian lận và sai sót trên báo cáo tài chính. Việc tăng cường áp dụng thủ tục phân tích không chỉ làm giảm thử nghiệm chi tiết mà còn giúp ích việc xác định gian lận và sai sót trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần phải sử dụng thủ tục phân tích để đánh giá các biến động bất thường và biến động mong đợi. Khi phát hiện các biến động hay quan hệ bất thường, kiểm toán viên nên kết hợp với sự hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp để đánh giá xem các biến động này có thật sự là biểu hiện của gian lận hay sai sót trên báo cáo tài chính hay không để từ đó có những thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán. Thứ hai, cần áp dụng thủ tục phân tích đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ Hiện nay, kiểm toán viên thường chỉ áp dụng thủ tục phân tích trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, đa số không tiến hành phân tích đối với báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong khi đó báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận rất quan trọng của BCTC, cung cấp thông tin rất hữu ích cho các kiểm toán viên để đánh giá về các dòng tiền ra vào theo từng hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong kỳ của doanh nghiệp. Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường không chịu nhiều ảnh hưởng khi doanh nghiệp thay đổi phương pháp kế toán và sử dụng các ước tính kế toán. Căn cứ vào các thông tin này các kiểm toán viên có thể giải thích được sự thay đổi trong số dư tiền của doanh nghiệp trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh đồng thời là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra nhận định đánh giá về khả năng thanh toán và khả năng hoạt động liên tục. Đây là một trong những nội dung công việc mà kiểm toán viên phải thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán. Trong giai đoạn này kiểm toán viên phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục và những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm và kết quả đánh giá về báo cáo lưu chuyển tiền tệ kiểm toán viên có thể phải thiết kế các thủ tục bổ sung cần thiết nếu có. Thứ ba, cần mở rộng và tăng cường áp dụng thủ tục phân tích khó và phức tạp Kết quả khảo sát cho thấy, trong cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán các công ty kiểm toán độc lập nhỏ và vừa chủ yếu sử dụng các thủ tục phân tích đơn giản là, phân tích xu hướng và xem lướt qua. Các kỹ thuật phân tích khác như phân tích tỷ suất, phân tích hồi quy cũng được thực hiện nhưng tần suất rất ít do các kỹ thuật này mất nhiều thời gian và phức tạp hơn. Tuy nhiên, có thể thấy rằng kỹ thuật phân tích xu hướng có nhược điểm như không thể phản ảnh đầy đủ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC. Do đó, kiểm toán viên cần phải kết hợp linh hoạt việc sử dụng các kỹ thuật này sẽ làm tăng hiệu quả của cuộc kiểm toán. Trong các kỹ thuật phân tích trên thì kỹ thuật phân tích hồi quy là một kỹ thuật khó, ngay cả đối các công ty Big4 cũng gặp nhiều khó khăn khi triển khai áp dụng. Tuy nhiên đây lại là một kỹ thuật hiện đại và đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kiểm toán và việc áp dụng phụ thuộc và mức độ đánh giá về tính phức tạp của khách hàng và độ tin cậy của dữ liệu. Để triển khai áp dụng kỹ thuật này các công ty kiểm toán cần nghiên cứu và tìm hiểu mô hình phân tích hồi quy khi kiểm toán báo cáo tài chính. Thứ tư, cần xây dựng sở cơ sở dữ liệu so sánh Để thực hiện thủ tục phân tích có hiệu quả cao, các công ty kiểm toán cần thiết phải có cơ sở dữ liệu của ngành để so sánh đối chiếu với các đơn vị. Hiện nay, các nguồn cơ sở dữ liệu thường được công khai trên internet, các công ty kiểm toán cần tìm các nguồn cơ sở dữ liệu đáng tin cậy để làm cơ sơ dữ liệu so sánh như: các thống kê của cơ quan nhà nước, báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, báo cáo tài chính của tổ chức đại chúng lớn. Các nguồn cơ sở 1194
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 dữ liệu này sẽ giúp kiểm toán viên so sánh và xem xét đánh giá đơn vị được kiểm toán. Thứ năm, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của kiểm toán viên Các công ty kiểm toán nên tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty thông qua công tác tuyển dụng các nhân viên chất lượng, có kiến thức và kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu công việc. Đồng thời cần có chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm giữa chân những nhân viên giỏi làm việc lâu dài cho công ty. Do đặc thù ngành kiểm toán thường có sự biến động nhân viên, nên các công ty kiểm toán cần phải xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chính sách đãi ngộ thu hút. Bên cạnh đó, các công ty kiểm toán cần phải không ngừng nâng cao kỹ năng cũng như nghiệp vụ của các kiểm toán viên trong công ty thông qua các khóa đào tạo, cập nhật các kỹ thuật kiểm toán mới cũng như các quy định pháp lý mới nhất liên quan. Ngoài ra, các kiểm toán viên cần phải được bồi dưỡng về mặt đạo đức và các quy định liên quan để không vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Việc tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên cần được thực hiện thường xuyên và phối hợp với các chuyên gia kiểm toán nước ngoài, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp như hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACP). Ngoài ra, ban lãnh đạo các công ty kiểm toán cũng cần tổ chức các buổi đào tạo nội bộ hoặc tăng cường trao đổi trong nhóm kiểm toán nhằm hướng dẫn, giúp đỡ các kiểm toán viên giải quyết các vấn đề phát sinh. Việc thông tin trong nhóm là hết sức cần thiết, giúp cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao hơn. Thứ sáu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin Trong điều kiện hiện nay, các công ty kiểm toán muốn xây dựng phần mềm kiểm toán áp dụng vào thực tế không phải là một điều quá khó khăn. Tùy theo đặc thù và quy mô của hoạt động mình, các công ty kiểm toán cần xây dựng một phần mềm chuyên sâu về phân tích, trong trường hợp các công ty không đủ tiềm lực về tài chính có thể xây dựng một bảng Excel trong đó có cài sẵn các công thức phân tích báo cáo tài chính. Với phần mềm này, các tỷ số phân tích tài chính trong giai đoạn lập kế hoạch được cài sẵn công thức sẽ cho ra ngay kết quả khi kiểm toán viên nhập liệu vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Sau khi kiểm toán viên nhập các bút toán điều chỉnh, phần mềm này sẽ cho ra các kết quả phân tích mới tương ứng với số liệu sau điều chỉnh, giúp kiểm toán viên đánh giá được tác động của các bút toán điều chỉnh đến các tỷ số tài chính dùng để phân tích. Bên cạnh đó, phần mềm kiểm toán cũng có thể giúp kiểm toán viên có cái nhìn sinh động khi thực hiện phân tích thông qua các phương pháp đồ thị, sơ đồ, biểu đồ… 7. Kết luận Thủ tục phân tích thể hiện là thủ tục kiểm toán hiện đại, có nhiều ưu điểm giúp kiểm toán viên tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế thấp nhất các rủi ro kiểm toán. Thủ tục phân tích có vai trò quan trọng trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán, từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Trên cơ sở dữ liệu phỏng vấn và kết quả khảo sát, nghiên cứu này đã xem xét thực trạng áp dụng thủ tục này tại các công ty kiểm toán nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội thực hiện trên các khia cạnh sau: Về mức độ sử dụng thủ tục phân tích; Về tầm quan trọng của các thủ tục phân tích; Về mức độ sử dụng các phương pháp, chỉ tiêu phân tích; Về hiệu quả phát hiện ra các sai sót trên BCTC của các phương pháp, chỉ tiêu phân tích; Về mức độ sử dụng các phần của BCTC để thực hiện phân tích. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra các vấn đề còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp để khắc phục các tồn tại đó qua đó giúp các công ty kiểm toán nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội nâng cao hiệu quả, chất lượng của cuộc kiểm toán trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 1195
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] AICPA (1978), “Analytical Review Procedures”, Statement on Auditing Standards (SAS) No. 23, American Institute of Certified Public Accountants, New York, NY. [2] AICPA (1988), “Analytical Procedures. SAS No. 56, American Institute of Certified Public Accountants”, New York, NY. [3] Bộ Tài chính (2013), “37 chuẩn mực kiểm toán Việt nam”, Nhà xuất bản Lao động. [4] Luippold B.L. and Kida T.E. (2012), “The impact of initial information ambiguity on the accuracy of analytical review judgements”, Auditing: A Journal of Practice & Theory. [5] Messier W.F. et al. (2013), “Two decade of behavioral research on analytical procedures: What we have learned?”, Auditing: A Journal of Practice & Theory. [6] VACPA (2020), “Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2020 và phương hướng hoạt động năm 2021”. [7] Phan Trung Kiên, Nguyễn Thị Thanh Diệp, Đoàn Thanh Nga (2021), “Giáo trình Kiểm toán căn bản”, Nhà xuất bản Tài chính. 1196
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2