intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiệp vụ thanh tóan và hạch tóan nghiệp vụ thanh tóan

Chia sẻ: Tt Cao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

77
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'nghiệp vụ thanh tóan và hạch tóan nghiệp vụ thanh tóan', luận văn - báo cáo, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiệp vụ thanh tóan và hạch tóan nghiệp vụ thanh tóan

  1. Mở đầu: Trong xu thế phát triển mới, nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn thay đổi, đề ra những chính sách, những chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể đứng vững trên thị trường.Và thông tin là điều hết sức quan trọng đối với nhà quản trị trong doanh nghiệp. Nhà quản trị doanh nghiệp không thể đưa ra những chiến lược kinh doanh có hiệu quả nếu thiếu những thông tin cần thiết. Nhất l à thông tin của bộ phận kế toán, mà trong đó đặc biệt là thông tin về hạch toán các nghiệp vụ thanh toán. Nắm rõ về tình hình thanh toán tại Công ty tức là biết được các mối quan hệ giữa Công ty với nhà cung cấp, với người mua, với ngân hàng, cơ quan thuế... và quan trọng hơn cả đó là biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Với lý do đó, em đã chọn đề tài “ Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty cơ khí ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng “ cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nội dung chuyên đề gồm 3 phần : Phần I : Những vấn đề lý luận về hạch toán các nghiệp vụ thanh toán Phần II : Tình hình thực tế về hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty c ơ khí ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty cơ khí ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng. Mặc dù rất tích cực trong công tác tìm tòi và tra cứu , song với năng lực và thời gian có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô cùng các anh chị trong phòng kế toán để chuyên đề của em càng hoàn thiện hơn.
  2. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô hướng dẫn, các anh chị trong phòng kế toán Công ty cơ khí ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành chuyên đề này. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2004 Sinh viên thực hiện Trần Thị Tố Ni Lớp 26K06.2 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP. I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP 1. Sự cần thiết của việc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải xác định mục tiêu hoạt động nhất định. Mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào theo đuổi là lợi nhuận và mục tiêu lợi nhuận đó hoà lẫn với các mục tiêu khác như việc tạo ra uy tín, sự tin cậy, chiếm được vị thế thị phần trên thị trường. Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp thành công nhưng cũng không ít doanh nghiệp thất bại hoàn toàn. Nguyên nhân do đâu mà cùng trong một môi trường cạnh tranh như nhau lại dẫn đến kết quả như vậy? Có thể đó là do giá cả, chất lượng của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Và một doanh nghiệp tồn tại lâu
  3. dài cũng có nghĩa là doanh nghiệp đó đã cung cấp cho xã hội những lợi ích với giá cả bù đắp được chi phí bỏ ra. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận đòi hỏi nhà quản lý phải nắm bắt thông tin và ra quyết định kịp thời đúng lúc. Để đạt được thành công trong kinh doanh một trong những tác nhân quan trọng đó là đối tác kinh doanh. Và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng luôn hiện ra trong mối liên hệ phổ biến với hoạt động của các doanh nghiệp khác, các cơ quan quản lý nhà nước. Mối quan hệ này tồn tại trong tất cả các hoạt động tài chính của doanh nghiệp từ quá trình mua sắm các loại vật tư, công cụ dụng cụ, tài sản cố định đến quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ hay mua bán các loại chứng khoán... Nói tóm lại quá tr ình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể thiếu các nghiệp vụ thanh toán. Mọi quan hệ thanh toán đều tồn tại trong cam kết vay nợ giữa chủ nợ với con nợ về một khoản tiền theo điều khoản đã quy định hiệu lực trong thời hạn cho vay. Chúng ta có thể đánh giá, phản ánh tình trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua quá tr ình thanh toán của doanh nghiệp. Các nghiệp vụ về thanh toán bao giờ cũng theo dõi và quản lý theo các góc độ khác nhau của các khoản tiền nợ. 2. Nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán - Khi tiến hành hạch toán các nghiệp vụ thanh toán thì cần phải ghi chép, phản ánh một cách chính xác về từng khoản nợ phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản nợ và thời gian thanh toán từng khoản nợ cụ thể. - Giám sát chặt chẽ tình hình công nợ của Công ty, chấp hành tốt những quy định của pháp luật về thanh toán. Vận dụng hình thức thanh toán tiên tiến, hợp lý để
  4. đảm bảo thanh toán kịp thời, đúng hạn, ngăn ngừa tình trạng chiếm dụng vốn không hợp lý góp phần cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. 3. Ý nghĩa hạch toán các nghiệp vụ thanh toán - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán giúp cho nhà quản trị có cách nhìn tổng quát về tình hình Công ty từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh mới. - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán là cơ sở để cung cấp số liệu, thông tin cho một số phần hành, cho các phòng ban có liên quan lập kế hoạch, các báo cáo, lập dự toán tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán nhằm giúp kiểm tra giám sát chặt chẽ mọi sự vận động của các khoản phải thu, các khoản phải trả giúp cho việc quả n lý và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nguyên tắc. II. NỘI DUNG CỦA HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN 1. Hạch toán các khoản phải thu khách hàng Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là tiềm kiếm lợi nhuận. Bất cứ doanh nghiệp nào sản xuất hay thương mại thì khi bước vào kinh doanh cũng đều mong muốn doanh nghiệp mình bán được hàng và nhiều hàng.Và một trong những chính sách nhằm tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường là chính sách bán hàng tín dụng cho khách hàng. Nợ phải thu là phần tài sản của doanh nghiệp đang bị các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác tạm thời sử dụng. Thông tin về công nợ phải thu trợ giúp đắc lực trong công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp.
  5. 1.1.Nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu khách hàng - Nợ phải thu khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu và từng khoản nợ. Kế toán cần theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu và thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ nần dây dưa, nợ khó đòi... - Trên tài khoản phải thu khách hàng không theo dõi tiền bán hàng đã thu trực tiếp tại thời điểm xảy ra nghiệp vụ bán hàng. - Trong hạch toán chi tiết TK phải thu khách h àng, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi không có khả năng thu hồi nợ và trích lập dự phòng nợ khó đòi. - Đối với trường hợp doanh nghiệp bán trả góp, thì tài khoản phải thu khách hàng phản ảnh tổng số tiền nợ phải thu khách hàng mua trả góp( số nợ gốc và số nợ phải thu) 1.2.Phương pháp hạch toán Để theo dõi khoản phải thu khách hàng kế toán sử dụng TK 131- phải thu khách hàng Trình tự hạch toán khoản phải thu khách hàng thể hiện qua sơ đồ sau : 2.Hạch toán các khoản phải trả người bán Trong những năm qua công cuộc đổi mới ở nước ta đang diễn ra một cách sâu sắc, nền kinh tế nước ta đang từng bước khẳng định vị thế của mình với các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những tác nhân góp phần tạo nên vị thế của doanh nghiệp trên thị trường đó là vấn đề tạo được uy tín tốt với bạn bè, nhà cung cấp thông qua thanh toán tình hình công nợ với nhau. Nợ phải trả người bán là phần tài sản của các doanh nghiệp khác bị doanh nghiệp chiếm dụng.
  6. 2.1.Nguyên tắc hạch toán các khoản phải trả nhà cung cấp Tài khoản này dùng để phản ảnh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp lao vụ, dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả và chi tiết theo 3 hoạt động : hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Tài khoản này có thể có số dư nợ. Nếu có số dư nợ thì phản ảnh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán. 2.2. Phương pháp hạch toán Để theo dõi khoản phải trả người bán kế toán sử dụng TK 331 Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp : 3. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán nội bộ Thông thường một doanh nghiệp không chỉ sản xuất kinh doanh một mặt h àng mà là sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng. Và thường một Công ty thường có 2, 3 chi nhánh trực thuộc nằm rải rác nhiều nơi. Quan hệ giữa Công ty và các xí nghiệp trực thuộc để thể hiện qua các nghiệp vụ thanh toán nội bộ với nhau. 3.1. Nguyên tắc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán nội bộ Các quan hệ thanh toán nội bội giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới được phản ánh vàoTK 136 - Phải thu nội bộ và TK 336 - Phải trả nội bộ, chủ yếu gồm: - Quan hệ về cấp phát vốn, quỹ, về giao nộp giữa cấp trên và cấp dưới.
  7. - Quan hệ về thu nội bộ, chi hộ giữa cấp trên, cấp dưới và giữa các đơn vị cấp dưới với nhau. TK 136, TK 336 được mở chi tiết cho từng đơn vị có quan hệ thanh toán với nhau và theo riêng từng khoản phải thu, phải nộp, phải cấp, phải trả. Trong quan hệ thanh toán nội bộ cấp trên là doanh nghiệp chứ không phải là cơ quan quản lý; các đơn vị cấp dưới là các đơn vị thành viên trực thuộc hoặc phụ thuộc cấp trên, không có tư cách pháp nhân đầy đủ do sự phân cấp quản lý tài chính trong nội bộ nhưng có tổ chức kế toán riêng. Cuối kỳ kế toán kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số phát sinh, số dư tài khoản 136, 336 với các đơn vị có quan hệ theo từng nội dung thanh toán. Tiến h ành thanh toán bù trừ theo từng khoản của đơn vị có quan hệ thanh toán, đồng thời hạch toán bù trừ trên hai tài khoản đó theo chi tiết cho từng đối tượng. Đối với cấp trên thì chi tiết cho từng đơn vị trực thuộc; đối với cấp dưới thì chi tiết theo từng khoản phải thu, phải nộp cấp trên. Khi đối chiếu nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời. 3.2. Phương pháp hạch toán Để phản ánh tình hình thanh toán nội bộ, kế toán sử dụng : + TK 336 - Phải trả nội bộ. TK 336 chỉ phản ánh các nội dung kinh tế về quan hệ thanh toán nội bộ đối với các khoản phải trả giữa cấp trên và cấp dưới và giữa các đơn vị thành viên trong doanh nghiệp. Tài khoản này được hạch toán chi tiết cho từng đơn vị có quan hệ thanh toán, trong đó được theo dõi theo từng khoản phải nộp, phải cấp và phải trả.
  8. + TK 136 - Phải thu nội bộ. Tài khoản này có 2 TK cấp 2 là : 1361 (vốn kinh doanh đơn vị trực thuộc) tài khoản này chỉ được mở ở cấp trên để phản ảnh vốn kinh doanh do cấp trên cấp trực tiếp hoặc hình thành bằng phương thức khác hiện có ở đơn vị trực thuộc và TK 1368 (phải thu khác) tài phản ánh tất cả các khoản phải thu giữa đơn vị phụ thuộc của DN. Hạch toán ở đơn vị cấp trên Trình tự hạch toán ở đơn vị cấp trên thể hiện ở sơ đồ sau : HẠCH TOÁN VỐN KINH DOANH ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HẠCH TOÁN PHẢI THU KHÁC Ở ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC Hạch toán ở đơn vị cấp dưới HẠCH TOÁN PHẢI THU NỘI BỘ Ở ĐƠN VỊ CẤP DƯỚI 4.Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với công nhân viên 4.1. Hạch toán các khoản tạm ứng 4.1.1.Nguyên tắc hạch toán - Khoản tạm ứng là một khoản tiền hay vật t ư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản suất kinh doanh hoặc giải quyết một số công việc nào đó đã được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là cán bộ công nhân viên hoặc người lao động làm việc tại doanh nghiệp. - Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt.
  9. - Khi hoàn thành hoặc kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải quyết toán toàn bộ, phải dứt điểm khoản đã tạm ứng trên bảng thanh toán tạm ứng. Khoản tạm ứng sử dụng không hết phải nộp lại quỹ hoặc trừ vào lương của người tạm ứng. - Kế toán mở sổ chi tiết cho từng đối tượng nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận và thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng. 4.1.2. Phương pháp hạch toán Để theo dõi các khoản tạm ứng kế toán sử dụng TK 141. Sơ đồ hạch toán các khoản tạm ứng thể hiện như sau : Hạch toán các khoản phải trả cho nhân viên 1.2. Bất cứ ở đâu, khi nào thì lao động vẫn là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể tồn tại được nếu không có lao động. Vì vậy trong công tác quản lý nhân sự, chính sách quản lý nguồn nhân lực luôn được coi trọng để lôi cuốn người lao động đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của toàn doanh nghiệp. Một trong các chính sách đó là chính sách thù lao lao động biểu hiện dưới dạng tiền lương. 4.2.1. Nguyên tắc hạch toán - Tiền lương là khoản tiền công trả cho người lao động, tương ứng với số lượng, chất lượng, kết quả lao động. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả thì tiền lương của người lao động sẽ gia tăng. Tuy nhiên, mức tăng tiền lương không được vượt quá mức tăng năng suất lao động. - Ngoài tiền lương, người lao động tại doanh nghiệp còn nhận những khoản tiền thưởng và các trợ cấp bảo hiểm khác.
  10. - Phải tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác số liệu về số lượng, chất lượng và kết quả lao động. Phải tính toán chính xác và thanh toán kịp thời các khoản tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp BHXH và các khoản trích nộp theo đúng chế độ quy định. - Phải tính toán và phân bổ chính xác, hợp lý chi phí tiền l ương và các khoản trích theo lương vào các đối tượng hạch toán chi phí. 4.2.2. Phương pháp hạch toán Để hạch toán các khoản phải trả công nhân viên kế toán sử dụng TK 334 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ CNV 5.Hạch toán các khoản nợ vay ngắn hạn 5.1.Nguyên tắc hạch toán - Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một năm hay một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp kể từ khi nhận tiền vay. - Hạch toán vay ngắn hạn phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng vay, từng khế ước vay về số tiền vay, đã trả, còn phải trả. - Nếu doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ, trả nợ vay bằng ngoại tệ th ì phải theo dõi chi tiết gốc ngoại tệ riêng và phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ vay và trả nợ vay để ghi sổ kế toán. 5.2. Phương pháp hạch toán SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TK 311 Hạch toán các khoản nợ vay ngắn hạn thể hiện qua sơ đồ sau : 6.Hạch toán các khoản nợ, vay dài hạn
  11. Nguồn vốn vay nợ là bộ phận không thể thiếu được trong doanh nghiệp để tài trợ cho các hoat động kinh doanh của mình. Sử dụng nguồn vốn vay nợ là nhằm hướng đến một cấu trúc tài chính hợp lý trong chế độ tài chính cho phép để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. 6.1. Nguyên tắc hạch toán - Vay dài hạn là khoản vay có thể dùng để mua sắm TSCĐ, thanh toán khối lượng công tác xây, lắp, mua sắm vật tư, thiết bị dùng cho XDCB, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu dài hạn. - Doanh nghiệp phải tính và lập kế hoạch vay dài hạn vào cuối mỗi niên độ kế toán đồng thời xác định các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo để theo dõi và lập kế hoạch chi trả. - Phải theo dõi chi tiết cho từng đối tượng vay, khế ước vay. 6.2. Phương pháp hạch toán : SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN NỢ DÀI HẠN SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN VAY DÀI HẠN 7. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà nước Các khoản thanh toán với nhà nước bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật. Hạch toán các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộ p cho ngân sách sử dụng tài khoản 133” Thuế GTGT được khấu trừ “, và TK 333” Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”. 7.1.Nguyên tắc hạch toán
  12. Các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định. Thời gian gởi tờ khai của tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là trong mười ngày đầu tháng tiếp theo. Doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu quyết toán thuế, nếu là cơ sở kinh doanh báo cáo sai để trốn, lậu thuế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Đối tượng nộp thuế GTGT có trách nhiệm nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản kê thuế, phí, lệ phí phải nộp và đã nộp. Những doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam để quy đổi theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán. Trong vòng ba tháng liên tục (không phụ thuộc vào năm) mà doanh nghiệp có VAT đầu vào lớn hơn VAT đầu ra thì được khấu trừ thuế. 7.2. Phương pháp hạch toán Tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ “ • SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THUẾ GTGT SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC PHẦN II TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ÔTÔ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG
  13. A.GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng Công ty Cơ khí ô tô và thiết bị điện đóng tại 128 Ông Ích Khiêm Đà Nẵng, nguyên trước đây là xưởng quân cụ của Mỹ- Ngụy có chức năng là sửa chửa các phương tiện phục vụ chiến tranh. Sau ngày giải phóng Miền Nam 30/4/1975 thì nơi đây chỉ là một xưởng lụp xụp, máy móc thiết bị đều bị cũ kỹ lạc hậu. Tháng 5/ 1975 tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng ra quyết định thành lập nơi đây thành xưởng sửa chữa ô tô và đầu tư nhiều trang thiết bị để mở rộng quy mô. Tháng 8/1975 theo quyết định 141QĐ-TTCQ của Phó chủ tịch UBND tỉnh đã nâng cấp xưởng sửa chữa ô tô thành Xí nghiệp sửa chữa ô tô Đã Nẵng. Ngày 17/10/1992 UBNN tỉnh ra quyết định số 2972/QĐ-UB đổi tên xí nghiệp sửa chữa ô tô Đà Nẵng thành Nhà máy cơ khí ô Đà Nẵng trực thuộc Sở giao thông vận tải ( Nay là Sở giao thông công chính thành phố Đà Nẵng ). Ngày 1/1/1993 Công ty cơ khí và thiết bị điện đóng tại 449 Núi Thành đã hợp nhất với nhà máy cơ khí ô tô Đà Nẵng thành Công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng. Hơn 25 năm hình thành và phát triển, Công ty đã gặp không ít khó khăn và thử thách nhất là từ khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự cạnh tranh của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Song d ưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ ban Giám đốc Công ty và sự đoàn kết chặt chẽ của cán bộ công nhân viên
  14. toàn Công ty đã vượt trở ngại, không ngừng vươn lên và luôn hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của Nhà nước và ngành giao. Với những gì đã đạt được, Công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng vẫn không ngừng đầu tư, cải tiến về mọi mặt kể cả số lượng lẫn chất lượng nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ ÔTÔ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG 1.Chức năng của Công ty Công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng là một đơn vị kinh tế thuộc phần kinh tế quốc doanh chuyên : - Bảo dưỡng, sản xuất, đại tu các loại xe ô tô. - Thiết kế, đóng mới, lắp ráp các loại xe cứu thương, xe du lịch - Gia công cơ khí, sửa chữa các thiết bị nông nghiệp, phục hồi phụ tùng ôtô. - Sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành y tế và dân dụng bằng inox. - Sản xuất tấm lợp mạ màu, các loại ống inox. Công ty có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, là nơi người lao động thực hiện quyền làm chủ của mình trong việc quản lý. 2. Nhiệm vụ của Công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện Đà Nẵng - Xác định và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo pháp luật của nh à nước. - Nghiên cứu quy mô Công ty, khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường để xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả. - Quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ, chính sách đạt hiệu quả cao.
  15. -Thực hiện đầy đủ các cam kết, hợp đồng mua bán, hợp tác với các đối tác khác để nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề cho cán bộ công nhân viên Công ty. III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ ÔTÔ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG 1.Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Quy trình đóng mới các loại ô tô thể hiện qua sơ đồ sau: Theo quy trình công nghệ này thì các công việc vừa tiến hành tuần tự vừa tiến hành đồng thời trên các nơi làm việc. Việc đóng mới sản phẩm đòi hỏi công nhân làm việc phải có tay nghề cao và có kiến thức nhất định. 2. Đặc điểm quá trình sản xuất tại Công ty Đặc điểm sản xuất chính của Công ty vẫn là sản xuất đơn chiếc, công việc mang tính lắp ghép và gián đoạn. Công ty vừa tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng vừa không theo đơn đặt hàng. Quá trình sản xuất là quá trình triển khai thực hiện kế hoạch và hợp đồng giữa Công ty với khách hàng. Căn cứ vào kế hoạch hay hợp đồng, phòng kế hoạch lập kế hoạch tiến độ sản xuất đưa xuống các phân xưởng, phòng ban thông qua lệnh sản xuất. Trong khi tiến hành sản xuất cũng như kiểm tra kỹ thuật đều dựa vào bản vẽ được thiết kế riêng cho từng sản phẩm mà phòng kỹ thuật đã phê duyệt. 3. Cơ cấu tổ chức sản xuất Do tính đa dạng trong ngành nghề cũng như tính đa dạng của sản phẩm nên cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty được xây dựng phù hợp với yêu cầu của quá trình sản xuất, cụ thể như sau:
  16. Chức năng của các xí nghiệp phân xưởng - Phân xưởng thân xe : là bộ phận chủ yếu của nhà máy được hạch toán trực tiếp. Phân xưởng có nhiệm vụ tháo rời toàn bộ xe và chuyển các bộ phận được tháo rời đến nơi thích hợp để gia công và lắp ráp lại hoàn chỉnh khi đã hoàn thành từng công đoạn. Ngoài ra phân xuởng còn có nhiệm vụ làm khung xe, lắp đặt Chassis và trang trí nội thất. - Phân xưởng sản xuất phụ tùng : là bộ phận mới thành lập, được hạch toán trực tiếp, chuyên sản xuất ống xả, điện hóa mạ ống xả và sản phẩm Inox. - Xí nghiệp sửa chữa bảo dưỡng : luôn sửa chữa, phục hồi chức năng của các loại máy nổ, sửa chữa bộ phận chi tiết của xe, tân trang sơn mới, kiểm tra thông số an toàn, thông kỹ thuật của máy móc thiết bị, kéo dài thời gian hoạt động và công suất Momen trung bình,... của xe. Ngoài ra còn sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn TSCĐ của nhà máy. - Xí nghiệp cơ khí : chuyên sản xuất các loại sản phẩm cơ khí theo yêu cầu của khách như: giường bệnh nhân, tủ Inox, giá treo bình dịch, xe đẩy, gia công sản phẩm cơ khí bên ngoài, phục hồi phụ tùng của máy từ phân xưởng thân xe, xí nghiệp sửa chữa bảo dưỡng chuyển qua. 4. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Bộ máy quản lý tại Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (trang sau) Chức năng của các bộ phận
  17. - Giám đốc: Là người đứng đầu trong hệ thống chỉ đạo trực tuyến, có thẩm quyền cao nhất, là người quản lý chung và chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó giám đốc nội chính sản xuất: Là người trực tiếp chỉ huy quá trình sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về kỹ thuật, tổ chức nghiên cứu, áp dụng các thành tựu công nghệ mới vào sản xuất. - Phó giám đốc kinh doanh tiếp thị: Là người chịu trách nhiệm về kế hoạch sản xuất và điều hành, chịu trách nhiệm đầu ra sản phẩm. - Phó giám đốc kế hoạch vật tư: Là người trực tiếp chỉ huy việc lập kế hoạch khai thác, quản lý, cung ứng vật tư. Chịu trách nhiệm về việc cung ứng vật tư cho sản xuất. - Phòng kế hoạch thị trường : Chuẩn bị kế hoạch, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiếp thị khai thác việc làm, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch, lập định mức sản xuất, ký kết hợp đồng với khách hàng. - Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm về công tác nhân sự như tuyển dụng, bố trí, đào tạo lao động. Phòng còn có chức năng trong quản lý hành chính văn thư, y tế, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ đời sống nhân viên, thi đua và khen thưởng. - Phòng vật tư : Chỉ đạo thực hiện khai thác, quản lý theo dõi tình hình cung ứng tất cả các loại vật tư cho các bộ phận để kịp thời với tiến độ sản xuất. - Phòng kế toán tài chính: Tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và thống kê nội bộ nhà máy, thực hiện thu chi, quản lý và đảm bảo cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc ra các quyết định về tài chính và quản lý chi phí, tham gia xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm.
  18. - Phòng kỹ thuật KCS : chịu trách nhiệm về quy trình công nghệ của các sản phẩm trong Công ty, xây dựng các bản vẽ kỷ thuật, phối hợp với các phân xưởng kiểm tra xe khi vào xưởng để cung cấp thông tin kỹ thuật cho các bộ phận liên quan. Có nhiệm vụ giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm và chất lượng vật tư, phụ tùng nhập kho. V. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG 1.Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung theo sơ đồ sau :Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận - Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức mọi mặt của công tác kế toán ở nhà máy, giám sát mọi họat động của các kế toán viên. Kế toán trưởng là người tham mưu cho giám đốc, giúp giám đốc đề ra các kế hoạch tài chính phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, và là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và các cơ quan tài chính về kết quả tài chính của Công ty. - Kế toán tổng hợp: giúp kế toán tr ưởng chỉ đạo các nghiệp vụ trong phòng kế toán, theo dõi tổng hợp số liệu từ các phần hành để xác định kết quả kinh doanh, lập Báo cáo tài chính . - Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình biến động về số lượng, giá trị TSCĐ, trích và tính khấu hao TSCĐ, kiểm kê đánh giá tài sản, tổng hợp các chứng từ liên quan của phân xưởng thân xe gởi lên phòng kế toán Công ty để tổng hợp. - Kế toán vật tư: Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất tồn vật tư, công cụ dụng cụ trong nhà máy.
  19. - Kế toán tiền: theo dõi tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, các khoản thu chi tồn quỹ trong Công ty, thanh toán các khoản chi phí trong Công ty. - Kế toán công nợ: theo dõi các khoản phải thu, phải trả với khách hàng, nhà cung cấp, các khoản tạm ứng đối với công nhân viên. - Thủ quỹ: theo dõi quản lý thực hiện việc thu chi quỹ tại nhà máy. - Kế toán nhà máy điện cơ, kế toán nhà máy cơ khí ô tô,kế toán nhà máy cơ khí,kế toán XN sửa chửa bảo dưỡng & XN cơ khí : Hạch toán các công việc ban đầu tại các xí nghiệp, cuối tháng phân loại tổng hợp các chứng từ đưa về phòng kế toán Công ty. Hình thức kế toán đang áp dụng 1. Hình thức kế toán được áp dụng tại Công ty là hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức này thể hiện qua sơ đồ sau : Hằng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán các phần hành căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra ghi vào sổ, thẻ, bảng kê chứng từ có liên quan. Đối với các nghiệp vụ phát sinh ít, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc lập chứng từ ghi sổ. Đối với các nghiệp vụ phát sinh nhiều thì kế toán vào các bảng kê, đến cuối tháng cộng các bảng kê và lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi được lập xong chuyển đến cho kế toán trưởng kiểm tra, ký duyệt sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp để ghi vào sổ Cái. Đồng thời căn cứ vào số liệu trên các sổ kế toán chi tiết kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiếu số liệu của bảng này với số liệu của các tài khoản tổng hợp trên sổ Cái để phát hiện sai sót. Cuối quý, từ sổ Cái kế toán tổng hợp lập bảng cân đối số phát sinh. Sau đó từ bảng cân đối số phát sinh kết hợp với sổ tổng hợp chi tiết tiến hành lập báo cáo kế toán.
  20. B. HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ÔTÔ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG I.Hạch toán các khoản phải thu khách hàng Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường và sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì cần tạo ra những mối quan hệ tốt với khách hàng, muốn làm được điều này cần phải sản xuất ra những sản phẩm có chất l ượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp... xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của mình phần hành kế toán công nợ của Công ty cơ khí ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng được tổ chức theo đặc điểm riêng phù hợp với việc thanh toán với khách hàng. Công ty cơ khí ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng tiến hành sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng và nhận sửa chữa các loại xe theo các hợp đồng. Thông thường thì khách hàng ứng trước 20-30% tổng giá trị hợp đồng khi bắt đầu thực hiện. Sau đó trả hết hoặc trả dần tuỳ theo quy định trong hợp đồng. Để theo dõi các khoản nợ, các khoản ứng trước của khách hàng với Công ty kế toán sử dụng tài khoản 131 và chi tiết cho từng khách hàng, mỗi khách hàng được theo dõi riêng. Luân chuyểnchứng từ 1. Chứng từ được sử dụng để hạch toán các khoản phải thu khách hàng là : Hoá đơn (GTGT), phiếu thu, giấy báo Có ngân hàng... Sơ đồ luân chuyển chứng từ : • 2. Tổ chức sổ sách kế toán
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0