Người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất
lượt xem 39
download
Tham khảo luận văn - đề án 'người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất
- Người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất 1
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 2 Cấu trúc bài làm: ................................................................................................ 4 I/ Các khái niệm chung về quyền SD hạn chế BĐS liền kề ................................. 5 1. Khái niệm về BĐS.......................................................................................... 5 2, Khái niệm BĐS liền kề ................................................................................... 5 3. Vấn đề ranh giới giữa các BĐS liền kề ........................................................... 6 4, Quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề .............................................................. 7 II/ Các căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề ............. 7 2. Căn cứ chấm dứt quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề. ................................. 15 III/ Vấn đề pháp lý đặt ra về căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề. ..................................................................................................... 22 1. Vấn đề pháp lý đặt ra .................................................................................... 22 2. Một ví dụ về quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề ........................................ 23 Kết luận ............................................................................................................ 25 Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 26 2
- LỜI NÓI ĐẦU Do đặc tính đất đai là không di rời được, và việc sử dụng bất động sản của con người là một nhu cầu thực tiễn đòi hỏi có sự điều chỉnh của pháp luật. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề phát sinh từ tính chất tự nhiên ấy của bất động sản và hậu quả của việc dịch chuyển, phân chia, sáp nhập bất động sản. Đây là một chế định “dẫn xuất” của chế định về quyền sở hữu, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề mới xuất hiện trong pháp luật dân sự nước ta với đặc thù là không thừa nhận quyền sở hữu tư nhân với đất đai. Trong khi Hiến pháp vẫn quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì luật đất đai nước ta quy định người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất. Việc thực hiện những quyền này phải theo quy định của BLDS và pháp luật về đất đai. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề cũng là một quyền dân sự, một quan hệ pháp luật dân sự, nó phát sinh, thay đổi, chấ m dứt khi có các sự kiệ n pháp lý. Và được xác lập hay chấm dứt theo thoả thuận hoặc quy đinh của pháp luật. đi vào tìm hiểu sâu, ta còn thấy được các căn cứ là m phát sinh, chấ m dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề còn có những đặc thù riêng biệt. Bài là m của em còn nhiều thiếu xót, rất mong các thầy cô trong tổ bộ mô n góp ý thêm. Em xin chân thành cảm ơn ! 3
- Cấu trúc bài làm: I/ Các khái niệm chung về quyền sử dụng hạn chế bất động sản (BĐS) liền kề 1. Khái niệm về BĐS 2. Khái niệm về BĐS liền kề 3. Vấn đề ranh giới giữa các BĐS liền kề 4. Khái niệm về quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề II/ Các căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề 1. Căn cứ phát sinh quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề 1.1. Xác lập theo thoả thuận 1.2. Xác lập theo quy định của pháp luật: 1.2.1. Sự chuyển giao BĐS 1.2.2. Việc xác lập theo thời hiệu 1.2.3. Xác lập do sự phân chia BĐS 2. Căn cứ chấm dứt 2.1. Các BĐS liền kề nhập làm một 2.2. Chủ sở hữu không còn nhu cầu sử dụng BĐS liền kề: 2.2.1. Do từ bỏ quyền 2.2.2. Do không tiếp tục sử dụng 2.2.3. Do thoả thuận chấ m dứt III/ Vấn đề pháp lý đặt ra về căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề. 1. Vấn đề đặt ra 2. Tình huống về quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề 4
- I/ Các khái niệm chung về quyền SD hạn chế BĐS liền kề 1. Khái niệm về BĐS Theo điều 174 khoản 1_ BLDS 2005 có khái niệ m về BĐS như sau: BĐS là các tài sản bao gồm: a, đất đai; b, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; c, các tài sản khác gắn liền với đất đai; d, các tài snả khác do pháp luật quy định. Phân loại tài sản thành BĐS và động sản là cách phân loại tài sản bắt đầu từ luật La Mã cổ đại, được xem là cách phân loại tài sản mang tình truyền thống, và cho đến nay vẫn tồn tại trong luật dân sự của hầu hết các nước trên thế giới. Chứng tỏ đây là cách phân loại tài sản có ý nghĩa thực tiễn và pháp lý sâu sắc. Tài sản được coi là BĐS trong hệ thống pháp luật nước ta được chuyển hoá từ cách liệt kê thuần tuý những tài sản được coi là BĐS đến việc phân định thông qua việc mô tả tính chất của tài sản được coi là BĐS và kết hợp với việc liệt kê cùng mô tả tính chất chung của BĐS . 2, Khái niệm BĐS liền kề Một BĐS được phân lập với các BĐS khác qua ranh giới của các BĐS ấy. Tuy nhiên không phải giữa tất cả các BĐS đều tồn tại một ranh giới, mà chỉ có 5
- các BĐS thuộc bản chất không di rời được mới tồn tại ranh giới, và khi tồn tạ i ranh giới mới có khái niệm BĐS liền kề. Như vậy BĐS được coi là liền kề với một BĐS khác và có thể phải chịu sự hạn chế về quyền với BĐS khi chúng thuộc BĐS không di rời được, cùng loại và giữa chúng có một ranh giới về địa lý cũng như pháp lý. BĐS liền kề là BĐS có sự tiếp giáp nhau về ranh giới giữa các BĐS. Và hai BĐS liền kề có thể lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề khi chúng có chủ sở hữu khác nhau. Từ việc xác định các BĐS liền kề mới có thể xác định được các hạn chế mà chủ sở hữu hay người sử dụng phải chịu để thuận lợi cho chủ sở hữu BĐS khác. Sự hạn chế trên một BĐS là một dạng quyền của người khác trê n một BĐS không thuộc sở hữu của mình. 3. Vấn đề ranh giới giữa các BĐS liền kề Ranh giới giữa các BĐS liền kề là để phân lập BĐS này với BĐS khác, là để xác định quyền sử dụng của chủ sở hữu BĐS đó, nên việc xác định ranh giới là vấn đề quan trọng để giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng BĐS. Việc xác định ranh giới có cơ sở chung là diện tích, hình dáng, kích thước của BĐS. Việc này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. Việc xác định ranh giới cũng có thể do thoả thuận của các chủ sở hữu với nhau. Điều 265 khoản 1_ BLDS 2005 đã chỉ rõ: “Ranh giới giữa các BĐS liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp”. Điều 265 và 266 _ BLDS 2005 cũng đã có quy định cụ thể về quyền sở hữu mốc giới ngăn cách các BĐS và nghĩa vụ tôn trọng ranh giới các BĐS. Như vậy ta có thể hiểu một cách chung nhất BĐS liền kề là BĐS có chung ranh giới. 6
- 4, Quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề Điều 273 _ BLDS 2005 quy định về quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề như sau: “ Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề thuộc sở hữu của người khác để đảm bảo các nhu cầu của mình về lối đi, cấp thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác”. Theo truyền thống và thông lệ, đây là một trong những quyền quan trọng và có ý nghĩa của chủ sở hữu. Nhờ quy định này mà thực tế các BĐS bị vây bọc bởi các BĐS của các chủ sở hữu khác đều có lối đi ra. Mục đích để tạo cơ sở pháp lý về những điều kiện thuận lợi để các chủ sở hữu có thể khai thác một cách có hiệu quả nhất công dụng của tài sản. Tuy nhiên, đó chỉ là quyền hạn chế và quyền đó gồ m: Quyền về lối đi qua; Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc; Quyền cấp thoát nước, Quyền tưới tiêu; … Điều 275, 276, 277, 278 _ BLDS 2005 đã cụ thể hoá của những quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề này. Là một quyền mang yếu tố quan hệ vật quyề n (chủ thể thực hiện quyền bằng hành vi, ý chí của mình) nhưng lại có dấu ấn của quan hệ trái quyền (chủ thể thực hiện quyền phải thông qua hành vi của người khác hoặc phụ thuộc ý chí người khác), khi pháp luật quy định, nên quyền này là một quyền dân sự đặc biệt. II/ Các căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề 1. Căn cứ phát sinh quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề Quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề là một quyền, tuy là một quyền khách quan nhưng vẫn là dạng quyền thuộc năng lực pháp luật của chủ thể mà không phải là một quyền dân sự chủ quan. Để một quyền khách quan thành một quyền dân sự cụ thể phải có những điều kiện nhất định. Bởi ứng với mỗi một quyền dân sự của một chủ thể bao giờ cũng tồn tại nghĩa vụ với chủ thể khác, và điều này được thấy rõ ở quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề. Nếu như một chủ sở hữu bị vây bọc muốn mở một lối đi trên BĐS của chủ sở hữu liền kề, mà điều 7
- này là hợp lý, thì chắc chắn chủ sở hữu của BĐS đó phải có nghĩa vụ trong việc thoả mãn quyền này của chủ sở hữu liền kề. Điều 274 _ BLDS 2005 có quy định về xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề như sau: 1. Quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề được xác lập theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 2. Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người dược chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó. Theo quy định trên ta thấy rằng: Quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề không tồn tại mặc nhiên do sự liền kề giữa các BĐS , mà phải dựa trên cơ sở nhất định và với những điều kiện nhất định. Pháp luật chỉ quy định những cơ sở làm phát sinh quyền của các chủ thể cùng những điều kiện về mặt khách quan. Để tạo ra quyền về mặt chủ quan cần có những hành vi cụ thể cùng với những điều kiện nhất định. Và những hành vi và điều kiện này phải phù hợp với yêu cầu của của pháp luật chứ không thể tuỳ tiện. 1.1. Quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề được xác lập theo thoả thuận. Trong quan hệ dân sự thì tự do, tự nguyện cam kết là những nguyên tắc cơ bản mang tính bản chất. Nguyên tắc này quy định cho các chủ thể trong quan hệ tuỳ theo ý chí và nguyện vọng của mình để tạo lập các quyền và nghĩa vụ dân sự cho chính mình. Khi điều 273 – BLDS 2005 quy định: “ Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng BĐS liền kề thuộc sở hữu của người khác để đảm bảo các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác...” thì không có nghĩa là bất kì chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất nào cũng có thể yêu cầu chủ sở hữu BĐS xung quanh mình đáp ứng yêu cầu đó. Để chủ sở hữu liền kề đáp ứng nhu cầu về quyền sử dụng hạn chế đối với BDS của họ, thì chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất phải thoả thuận với chủ sở hữu BĐS liền kề để tạo lập quyền đó cho mình. Việc thoả thuận này phải tuân thủ các nguyên tắc chung về giao dịch dâ n 8
- sự và các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Nghĩa là các bên có thể tự do, tự nguyện cam kết và thoả thuận nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Chẳng hạn như một chủ sở hữu nhà thoả thuận với chủ sở hữu BĐS liền kề mở một lối đi bí mật và thuận lợi để vận chuyển những loại hàng hoá b ị pháp luật cấm. Mặc dù thoả thận giữa hai bên có được thoả mãn thì theo pháp luật cũng không có hiệu lực. Chỉ khi đã đạt được thoả thuận với chủ sở hữu BĐS liền kề thì chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất mới có thể tiến hành các hành vi cần thiết trong việc thực hiện quyền sử dụng BĐS liền kề nhằm thoả mãn nhu cầu trong việc khai thác và sử dụng BĐS thuộc sở hữu của mình. Trong trường hợp BĐS bị vây bọc bởi các BĐS khác nhau thuộc các chủ sở hữu khác nhau, thì khi ấy chủ sở hữu BĐS bị vây bọc có thể lựa chọn một trong số các chủ sở hữu BĐS liền kề để xác lập thoả thuận. Và còn có thể thoả thuận với các chủ sở hữu BĐS để xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề với những nội dung cụ thể tuỳ thuộc vào mục đích của mình sao cho thuận lợi. Ví dụ như có thể nhờ BĐS liền kề phía trước cho mở lối đi, và nhờ BĐS liền kề phía sau cho mắc đường dây điện thoại. Tuy nhiên không phải sự thoả thuận nào cũng đem lại kết quả. Trong trường hợp các bên không đạt được một thoả thuận về quyền sử dụng hạn chế BĐS liề n kề thì chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩ m quyền giải quyết để phù hợp quyền lợi chính đáng của mình. Căn cứ vào yêu cầu của chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất này, và các điều kiện thực tế của các bên, toà án sẽ quyết định cuối cùng và các bên phải chấp nhậ n với cách giải quyết của toà án. Quyết định của toà án có thể là bác bỏ hoặc chấp nhận yêu cầu đó bằng một bản án. Trong trường hợp toà án chấp nhận yêu cầu của bên có quyền thì toà án có thể đưa ra các quyết định sau: Nếu chưa có quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề thì quyết định cho phép chủ sở hữu nhà, người sử sụng đất có được quyền đó, đồng thời toà án sẽ xác định giới hạn của quyền đó, cách thức tạo lập cùng phương thức xác định giới hạn của quyền sử dụng hạn 9
- chế BĐS liền kề cùng với khoản đền bù phù hợp cho chủ sở hữu BĐS liền kề. Các thủ tục giải quyết tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. 1.2. Xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề theo quy định của pháp luật. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thực tế mọi quyền dân sự nói chung và quyề n sử dụng hạn chế BĐS liền kề nói riêng, đều được xác lập theo quy định của pháp luật. Bởi vì về mặt lý luận chỉ khi pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội thì quan hệ đó mới trở thnàh quan hệ pháp luật, và các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ này mới trở thành một quyền dân sự, một nghĩa vụ dân sự và được pháp luật bảo vệ. Với ý nghĩa này thì việc thoả thuận để tạo lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề cũng được coi là căn cứ do pháp luật quy định. Vậy những căn cứ do pháp luật quy định được đề cập ở đây là những căn cứ không do các bên tạo lập theo thoả thuận mà phát sinh trực tiếp từ các quy định của pháp luật khi thoả thuận không thành. Tuy nhiên, pháp luật nước ta cũng mới chỉ quy định các căn cứ là m phát sinh quyền chủ thể, còn căn cứ để phát sinh quyền chủ quan thì cần có những điều kiện nhất định. Theo đó các căn cứ do pháp luật quy định sẽ bao gồ m: 1.2.1. Sự chuyển giao BĐS đã xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề. Khoản 2 điều 274 _ BLDS 2005 quy định: “ Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề đă được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó.” Như vậy, với việc chuyển giao nhà hay quyền sử dụng đất đã được xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề, thì việc chuyển giao nhà và quyền sử dụng đất đó đương nhiên được chuyển giao cùng quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề mà không cần thêm sự thoả thuận đặc biệt nào. Nghĩa là người chuyển giao không cần phải thoả thuận với chủ sở hữu BĐS liền kề, và chủ sở hữu BĐS liề n kề cũng không có quyền ngăn cản chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất mới thực hiện quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề thuộc quyền sở hữu của họ. Người được chuyển nhượng nhà, quyền sử dụng đất được sử dụng quyền hạn chế BĐS 10
- liền kề này với nội dung và phương thức như người chuyển giao cho họ đã thực hiện trước đó, vì họ là người kế quyền của người dã chuyển giao. Tuy nhiên, trong trường hợp này pháp luật không cấm các bên có thoả thuận khác để phù hợp hơn với nhu cầu và lợi ích của họ, bởi vì tự do thoả thuận vẫn là một nguyên tắc cơ bản của quan hệ dân sự. Và đi cùng với quy định ấy, trong trường hợp chủ sở hữu BĐS phải chịu hạn chế mà chuyển giao BĐS của mình cho người khác thì chủ sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất mới vẫn tiếp tục phải chịu nghĩa vụ cho chủ sở hữu BĐS liền kề sử dụng hạn chế BĐS đã được chuyển giao. Nhưng khi chuyển giao BĐS mà phải chịu hạn chế thì họ phải báo cho người chủ sở hữu mới biết về tình trạng cụ thể của BĐS, trong đó có quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề mà BĐS đó đang phải chịu.(Đây là quy định về quyền của người thứ ba đối với tài sản được chuyển giao) Như vậy việc thay đổi chủ sở hữu hay chủ sử dụng các BĐS không là m thay đổi quyền sử dụng hạn chế của người khác trên BĐS đó. Chính vì vậy mà có quan niệm cho rằng quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề là quan hệ giữa BĐS này với BĐS khác, mà không phụ thuộc vào việc thay đổi chủ sở hữu của các BĐS . Và quan điểm về việc chuyển giao BĐS chịu quyền sử dụng hạn chế đồng thời với việc chuyển giao quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề, cũng như BĐS hưởng quyền này cũng được thừa nhận trong pháp luật của các nước trê n thế giới. 1.2.2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề theo thời hiệu. Khoản 1 điều 247 _ BLDS 2005 có quy định về việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu như sau: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm với động sản, ba mươi năm với BĐS thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu”. Và cũng “ trừ truờng hợp tài sản đó thuộc sở hữu nhà nước đã được quy định tại khoản 2 điều 247 bộ luật này”. 11
- Như đã biết, quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề được coi là một quyền trên BĐS, nên khi một người sử dụng BĐS liền kề một cách công khai, liên tục, ngay tình trong ba mươi năm thì pháp luật cũng đương nhiên thừa nhận quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề mặc dù vẫn thừa nhận BĐS thuộc quyền sở hữu của người khác. Vậy nên, họ có quyền sử dụng hạn chế với BĐS mà họ đã sử dụng trong suốt thời gian trước đó, và quyền này sẽ tồn tại cho đến khi có các căn cứ làm chấm dứt quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề. Vì một nghĩa nữa, khi đã công nhận quyền sở hữu với BĐS theo thời hiệ u thì cũng phải công nhận quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề theo thời hiệu, vì suy cho cùng nó cũng chỉ là một quyền sử dụng với BĐS ở hình thức đặc biệt. Tuy nhiên bởi khái niệm “chiếm hữu ngay tình” nên việc xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề theo thời hiệu lại không hề đơn giản. Xem xét kỹ ta sẽ thấy: Trong khi một BĐS thuộc sở hữu của một chủ thể, chủ sở hữu vẫn thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản của họ như một chủ sở hữu thưc sự với đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu và không mất quyền chiếm hữu. Đồng thời lại có một người không phải là chủ sở hữu mà chiế m hữu ngay tình, liên tục, công khai. Như vậy đã có một mâu thuẫn về lý luận, vì không thể cùng tồn tại một thời điểm hai chủ thể cùng chiế m hữu đối với một tài sản không phải là tài sản thuộc sở hữu chung, trong đó chủ sở hữu đang chiếm hữu tài sản đối với tư cách là chủ sở hữu và một người khác cũng chiế m hữu tài sản đó, nhưng lại được xem là ngay tình. Cho nên việc sử dụng BĐS của người khác một cách ngay tình, liên tục, công khai mà không có sự phản đối của chủ sở hữu tức là chủ sở hữu đã đồng ý, sự dồng ý này có thể coi là cho phép sử dụng. Nếu có sự phả n đối của chủ sở hữu BĐS liền kề, với bất kỳ hình thức phản đối nào đều được coi là chủ sở hữu BĐS liền kề đã bày tỏ ý chí phản đối, và như vậy việc sử dụng của chủ sở hữu đó với BĐS liền kề được xem là không ngay tình. Thực tế cũng như pháp luật đã thừa nhận quy tắc này để áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết các tranh chấp về nhà ở đối với các giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991 (nghị quyết số 58/ NQ-UBTVQH10) 12
- có hiệu lực từ ngày 01/01/1999; Báo cáo số 158/ BC ngày 25/03/1985 của Toà án nhân dân tối cao về giải quyết tranh chấp về nhà ở). Theo tinh thần quy định tại điểm c khoản 1 điều 11 nghị quyết số 58/NQ-UBTVQH10 thì: Đối với trường hợp bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ đã làm thêm diện tích hoặc xây dựng nhà ở mới trong khuôn viên nhà thuê, mượn, ở nhờ trong trường hợp bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã đồng ý bằng văn bản, hoặc đến trước ngày 01/07/1996 không có khiếu kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc làm thêm diện tích, xây dựng nhà mới có thể sử dụng để ở một cách riêng biệt thì diện tích làm thêm đó thuộc quyền sở hữu của bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ. Với quy định như thế này chúng ta có thể thấy, khi pháp luật công nhận thờ i hiệu là một trong những căn cứ phát sinh quyền sở hữu đối với BĐS, và nế u BĐS đó bị vây bọc thì quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề được mặc nhiên phải công nhận cho chủ sở hữu BĐS đó, nghĩa là quyền sử dụng cũng được xác định theo thời hiệu. 1.2.3. Xác lập quyền sử dụng hạn chế BĐS liền kề do sự phân chia BĐS. Bình thường một BĐS đang được khai thác, sử dụng phải có lối đi ra đường công cộng. Và nếu không có lối đi nếu BĐS đó bị vây bọc thì họ có quyền yêu cầu về lối đi đối với các chủ sở hữu BĐS liền kề theo quy tắc xác lập về lối đ i được quy định tại khoản 1 điều 275 _BLDS 2005 ( quyền về lối đi qua BĐS ) Bên cạnh đó tại khoản 3 điều 275_BLDS 2005 cũng có quy định: “Trong trường hợp BĐS được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 điều này mà không có đền bù”. Quy định này chỉ nói về lối đi mà không quy định các quyền khác với BĐS bị phân chia, tuy nhiên các quyền sử dụng BĐS liền kề khác vẫn có thể được thực hiện thông qua việc áp dụng tương tự pháp luật dân sự. Theo quy định trên, nếu một BĐS bị phân chia thành nhiều phần do các chủ sở hữu khác nhau có thể có tình trạng một hay nhiều BĐS mới được tạo ra sau 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội
10 p | 542 | 93
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP:" HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐÔ THỊ TẠI ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG "
44 p | 195 | 74
-
Bài thuyết trình: Công tác Chuyển Nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản
18 p | 292 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quyền của người sử dụng đất ở Việt Nam
115 p | 79 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quyền của người sử dụng đất ở Việt Nam
13 p | 206 | 17
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
164 p | 64 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá kết quả thực hiện quyền của người sử dụng đất tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
126 p | 32 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại thôn Phong Châu, Xã Phú Châu Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội
71 p | 44 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân tại địa bàn tỉnh Quảng Trị
93 p | 30 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam
91 p | 44 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam
63 p | 28 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là vợ chồng theo pháp luật Việt Nam
101 p | 30 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất có sự tham gia của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Tòa án Việt Nam và kinh nghiệm nước ngoài
144 p | 18 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
114 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người sử dụng đất bị thu hồi ở tỉnh Trà Vinh
108 p | 23 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất khu vực các xã phía tây huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2016 - 2018
98 p | 25 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền của người sử dụng đất bị thu hồi ở tỉnh Trà Vinh
19 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn