ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
PHẠM HƢƠNG THẢO<br />
<br />
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT<br />
Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đồng Ngọc Ba<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Chuyên ngành : Luật kinh tế<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 38 01 07<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,<br />
họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
1<br />
<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2015.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại<br />
Trung tâm thông tin - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung tâm tƣ liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA<br />
<br />
2.1.2.<br />
2.1.3.<br />
2.1.4.<br />
2.1.5.<br />
<br />
1<br />
6<br />
<br />
2.2.<br />
2.2.1.<br />
2.2.2.<br />
<br />
7<br />
<br />
2.2.3<br />
<br />
7<br />
9<br />
15<br />
<br />
2.2.4.<br />
<br />
NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT<br />
<br />
1.1.<br />
1.1.1.<br />
1.1.2.<br />
1.1.3.<br />
1.2.<br />
1.2.1.<br />
1.2.2.<br />
1.3.<br />
1.4.<br />
1.4.1.<br />
1.4.2.<br />
1.4.3.<br />
<br />
Một số vấn đề về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở<br />
Việt Nam<br />
Khái niệm về sở hữu và chế độ sở hữu đất đai<br />
Vấn đề sở hữu đất đai trong lịch sử Việt Nam<br />
Đặc điểm của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt<br />
Nam hiện nay<br />
Vấn đề người sử dụng đất và quyền của người sử dụng đất<br />
trong chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam<br />
Vấn đề người sử dụng đất trong chế độ sở hữu toàn dân đối<br />
với đất đai ở Việt Nam<br />
Khái niệm và đặc điểm quyền của người sử dụng đất trong<br />
chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam<br />
Một số mô hình sở hữu đất đai trên thế giới và kinh nghiệm<br />
trong việc ghi nhận quyền cho người sử dụng đất<br />
Sự cần thiết và ý nghĩa của việc mở rộng quyền cho người<br />
sử dụng đất ở Việt Nam<br />
Phát triển nông nghiệp và nông thôn<br />
Phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ<br />
Phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất<br />
động sản<br />
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA<br />
<br />
17<br />
2.3.<br />
17<br />
2.3.1.<br />
23<br />
2.3.2.<br />
26<br />
30<br />
<br />
Thực trạng pháp luật về xác lập quyền cho người sử dụng đất<br />
Giao đất<br />
<br />
3<br />
<br />
38<br />
41<br />
42<br />
45<br />
48<br />
48<br />
48<br />
56<br />
69<br />
71<br />
<br />
85<br />
90<br />
96<br />
100<br />
<br />
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ<br />
QUYỀN CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT Ở<br />
<br />
30<br />
31<br />
32<br />
34<br />
<br />
NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM<br />
<br />
2.1.<br />
2.1.1.<br />
<br />
2.2.5.<br />
<br />
Cho thuê đất<br />
Nhận chuyển quyền sử dụng đất<br />
Công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất<br />
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận<br />
quyền sử dụng đất<br />
Thực trạng pháp luật về quyền của người sử dụng đất<br />
Thực trạng pháp luật về quyền chung của người sử dụng đất<br />
Thực trạng pháp luật về quyền của tổ chức trong nước sử<br />
dụng đất<br />
Thực trạng pháp luật về quyền của hộ gia đình, cá nhân<br />
trong nước sử dụng đất<br />
Pháp luật về quyền của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử<br />
dụng đất<br />
Pháp luật về quyền của tổ chức nước ngoài có chức năng<br />
ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người<br />
Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam<br />
Bất cập của pháp luật hiện hành về quyền của người sử<br />
dụng đất<br />
Bất cập trong quy định của pháp luật về quyền của người<br />
sử dụng đất<br />
Bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật về quyền của<br />
người sử dụng đất<br />
Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ BẢO ĐẢM<br />
<br />
34<br />
34<br />
<br />
VIỆT NAM<br />
<br />
3.1.<br />
3.2.<br />
3.3.<br />
<br />
Quan điểm hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền sử<br />
dụng đất<br />
Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của người sử dụng đất<br />
Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về quyền của người<br />
sử dụng đất<br />
<br />
100<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
109<br />
110<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
4<br />
<br />
103<br />
105<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta ngày càng phát triển hướng<br />
đến mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".<br />
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện công cuộc đổi mới được<br />
Đảng xác định là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, với việc xác định lợi ích của<br />
người lao động là động lực quan trọng của sự nghiệp phát triển đất nước. Nhằm<br />
mục tiêu giải phóng năng lực sản xuất, phát huy tối đa tính năng động, sáng tạo<br />
của người lao động, Đảng đã lãnh đạo việc đưa nước ta chuyển sang nền kinh tế<br />
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó xác định khâu quan trọng trong<br />
chính sách kinh tế là đổi mới chế độ, chính sách về đất đai. Thể chế hóa<br />
đường lối, chính sách của Đảng, Luật Đất đai qua các thời kỳ đã không<br />
ngừng mở rộng và hoàn thiện các quy định về quyền của người sử dụng đất.<br />
Nhà nước đã khẳng định và bảo đảm thực hiện các quy định về địa vị pháp<br />
lý của người sử dụng đất, quy định việc thực hiện giao đất, cho thuê đất cho<br />
người sử dụng đất, hoàn thiện quyền của người sử dụng đất, đặc biệt là các<br />
quyền chuyển quyền sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất.<br />
Nhờ các chính sách và quy định đúng đắn này đã làm cho người sử<br />
dụng đất gắn bó hơn với đất đai, yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, kinh<br />
doanh để tăng hiệu quả sử dụng đất. Trong các lĩnh vực khác, nhờ sự thay<br />
đổi trong chính sách đất đai, đã tạo môi trường thu hút vốn đầu tư nước<br />
ngoài phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Trong quá trình phát triển, pháp<br />
luật đất đai không ngừng được hoàn thiện theo hướng mở rộng quyền năng<br />
cho người sử dụng đất, thiết lập khuôn khổ và cơ chế pháp lý cho người sử<br />
dụng đất thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất, hạn chế tối đa sự can<br />
thiệp của các cơ quan công quyền khi người sử dụng đất thực hiện các giao<br />
dịch dân sự về quyền sử dụng đất của mình.<br />
Mặc dù đã đạt được những kết quả to lớn, tuy nhiên, Trong thực tế, một<br />
số quy định về quyền của người sử dụng đất còn chưa đầy đủ, chưa làm rõ<br />
cơ chế thực hiện các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện<br />
<br />
chủ sở hữu đất đai, chưa giải quyết hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, người<br />
sử dụng đất và nhà đầu tư.<br />
Theo tác giả, việc hoàn thiện pháp luật về quyền của người sử dụng đất<br />
theo hướng giải quyết hài hòa mối quan hệ về sở hữu đất đai và quan hệ sử dụng<br />
đất, tạo lập môi trường pháp lý minh bạch cho các giao dịch dân sự, thương mại<br />
về đất sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng đất phát huy tối đa nguồn lực đất đai.<br />
Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài "Pháp luật về quyền của người sử dụng đất ở<br />
Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn đóng góp một số vấn đề về<br />
lý luận và thực tiễn đối với quy định về quyền của người sử dụng đất.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu các quy định của Luật Đất đai về<br />
quyền của người sử dụng đất đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà<br />
nghiên cứu lý luận, các luật gia và cán bộ thực tiễn, nhưng nhiều vấn đề lý<br />
luận và thực tiễn liên quan đến công tác này vẫn còn nhiều quan điểm khác<br />
nhau cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.<br />
Hiện nay, ở các mức độ khác nhau đã có một số công trình nghiên cứu<br />
được công bố như các giáo trình đại học giảng dạy về Luật Đất đai của<br />
Trường Đại học luật Hà Nội... đã nghiên cứu khái quát các vấn đề về quyền<br />
của người sử dụng đất.<br />
Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về quyền của người sử dụng<br />
đất phải kể đến: Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Quang Tuyến<br />
với đề tài "Địa vị pháp lý của người sử dụng đất trong các giao dịch dân sự,<br />
thương mại về đất đai"; Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thị<br />
Hồng Nhung với đề tài "Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất<br />
trong kinh doanh bất động sản ở Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ Luật học của<br />
tác giả Nguyễn Thị Thập với đề tài "Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá<br />
nhân dưới khía cạnh quyền tài sản tư theo quy định của pháp luật Việt<br />
Nam"; Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Doãn Cương với đề tài<br />
"Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất"...<br />
Một số bài báo nghiên cứu ở phạm vi hẹp về quyền của người sử dụng<br />
đất đã được công bố như: bài viết của tác giả Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Xuân Trọng, "Bàn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất"; bài viết của<br />
tác giả Nguyễn Minh Thắng, "Không được hạn chế quyền của người sử dụng<br />
đất"; bài viết của tác giả Thu Hà, "Khắc phục những bất cập để đảm bảo<br />
quyền sử dụng đất cho người dân"...<br />
Qua nội dung các công trình nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề quyền của<br />
người sử dụng đất đã được nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ và ở<br />
nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, một số vấn đề lý luận về quyền của<br />
người sử dụng đất vẫn còn một số quan điểm khác nhau, thực tiễn quy định<br />
về quyền của người sử dụng đất vẫn còn một số bất cập do vậy vấn đề này<br />
vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện. Xuất phát từ lý do<br />
trên, tác giả chọn đề tài "Pháp luật về quyền của người sử dụng đất ở Việt<br />
Nam" làm Luận văn thạc sĩ Luật học của mình.<br />
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Luận văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan<br />
đến quyền của người sử dụng đất bao gồm:<br />
- Các vấn đề lý luận về sở hữu đất đai, chế độ sở hữu đối với đất đai và<br />
quyền của người sử dụng đất;<br />
- Quy định của pháp luật về căn cứ xác lập quyền cho người sử dụng đất;<br />
- Thực trạng pháp luật về quyền của người sử dụng đất là tổ chức kinh tế,<br />
hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giá, người Việt Nam định cư<br />
ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất ở Việt Nam.<br />
Từ đó chỉ ra những bất cập và phương hướng hoàn thiện quy định của<br />
pháp luật về quyền của người sử dụng đất.<br />
3.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu<br />
Để đạt được mục đích trên, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu<br />
của đề tài là các quy định của Luật Đất Đai năm 2013 về về quyền của người<br />
sử dụng đất và thực tiễn thực hiện quyền của người sử dụng đất ở Việt Nam.<br />
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa<br />
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của<br />
Đảng, Nhà nước ta trong chính sách đất đai.<br />
<br />
Quá trình nghiên cứu đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích, so<br />
sánh, tổng hợp; nghiên cứu thực tiễn công tác thực hiện quyền cho người sử<br />
dụng đất... để làm căn cứ cho các vấn đề khoa học cần nghiên cứu trong luận<br />
văn. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả có nghiên cứu, tham<br />
khảo các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật liên quan đến phạm vi đề tài;<br />
tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình đã công bố, tổng kết, đánh giá<br />
của các cơ quan chuyên môn và ý kiến của các chuyên gia có liên quan đến<br />
các vấn đề nghiên cứu trong luận văn.<br />
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài<br />
Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận<br />
về quyền của người sử dụng đất ở Việt Nam; phân tích khái quát lịch sử hình<br />
thành và phát triển chế độ sở hữu đất đai, người sử dụng đất và quyền của<br />
người sử dụng đất ở Việt Nam; làm rõ các quy định của Luật Đất đai 2013<br />
về người sử dụng đất và quyền của người sử dụng đất trong mối quan hệ so<br />
sánh với pháp luật đất đai trước đây và các văn bản pháp luật khác có liên<br />
quan; phân tích thực tiễn thực hiện quyền của người sử dụng đất trong thực tế.<br />
Qua đó chỉ ra những mâu thuẫn, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện<br />
hành; những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định đó,<br />
cũng như chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, để đề xuất một số giải pháp<br />
hoàn thiện các quy định của Luật Đất đai về quyền của người sử dụng đất.<br />
Về thực tiễn, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo, phục vụ hoạt<br />
động nghiên cứu và học tập. Những đề xuất, kiến nghị của tác giả luận văn sẽ<br />
cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động<br />
thực tiễn áp dụng Luật Đất đai liên quan đến quyền của người sử dụng đất.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung<br />
của luận văn gồm ba chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền của người sử dụng đất<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quyền của người sử dụng đất ở Việt Nam<br />
Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện và bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp<br />
luật về quyền của người sử dụng đất ở Việt Nam.<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
1.1. Một số vấn đề về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam<br />
1.1.1. Khái niệm về sở hữu và chế độ sở hữu đất đai<br />
1.1.1.1. Khái niệm quan hệ sở hữu<br />
Quan hệ sở hữu là các quyền năng pháp lý trong quá trình xác lập và<br />
vận động của các quyền năng kinh tế đối với đối tượng sở hữu theo các quy<br />
định của pháp luật. Toàn bộ các quy định của pháp luật về quan hệ sở hữu và<br />
cơ chế vận hành các quan hệ sở hữu đó hợp thành chế độ pháp lý về sở hữu.<br />
1.1.1.2. Khái niệm chế độ sở hữu đất đai<br />
Chế độ pháp lý về sở hữu đất đai là toàn bộ các quy định pháp luật trong<br />
việc xác lập và vận động của quan hệ sở hữu đất đai. Chế độ sở hữu đối với<br />
đất đai bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu và các<br />
vấn đề liên quan đến cơ chế vận hành của quan hệ sở hữu đối với đất đai.<br />
1.1.2. Vấn đề sở hữu đất đai trong lịch sử Việt Nam<br />
1.1.2.1. Sở hữu đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến<br />
Quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai bắt đầu hình thành vào triều<br />
Lý (thế kỷ XI), thực sự phát triển vững chắc từ thời Lê Sơ (thế kỷ XV) và<br />
tiếp tục duy trì trong các triều đại sau với quy mô và mức độ khác nhau.<br />
Mặc dù chế độ sở hữu nhà nước đối với đất đai được xây dựng và củng cố<br />
ngày càng vững chắc qua các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt trong triều<br />
đại Lê Sơ, tuy nhiên bên cạnh nó vẫn tồn tại hình thức sở hữu tư nhân đối với<br />
ruộng đất. Hình thức sở hữu này bắt đầu xuất hiện từ thời Lý - Trần, đến thời Lê<br />
Sơ, với chính sách cấp ruộng đất cho công thần, quan lại, nhà nước cũng cho phép<br />
họ có quyền định đoạt (mua bán, chuyển nhượng, để thừa kế) trừ khi họ phạm<br />
tội nên hình thức sở hữu ruộng đất tự nhân trở thành một hình thức phổ biến.<br />
1.1.2.2. Sở hữu đất đai trong thời kỳ Pháp thuộc<br />
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Việt Nam,<br />
chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam cũng nằm dưới sự quyết định của người Pháp.<br />
<br />
Ở Nam Kỳ, thực dân Pháp đẩy mạnh sở hữu tư nhân đối với đất đai; ở Bắc Kỳ<br />
và Trung Kỳ, thực dân Pháp duy trì và phát triển công điền, công thổ, bảo vệ<br />
ruộng đất của làng xã để buộc nông dân phải lệ thuộc vào ruộng đất công.<br />
1.1.2.2. Sở hữu đất đai ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1980<br />
Trong thời kỳ này ở miền Bắc tồn tại cả sở hữu nhà nước, sở hữu cá<br />
nhân và sở hữu của cộng đồng dân cư đối với đất đai. Tuy nhiên trong những<br />
năm miền Bắc thực hiện phong trào hợp tác hóa, Nhà nước đã vận động<br />
nông dân đóng góp ruộng đất để tham gia vào làm ăn tập thể thì về cơ bản<br />
đất đai ở nước ta đã được xã hội hóa toàn bộ.<br />
Ở Miền Nam, sau Cách mạng tháng Tám, chính quyền cách mạng cũng<br />
thực hiện giảm tô và phân phối lại ruộng đất theo chủ trương chung. Tuy<br />
nhiên, do sự can thiệp của đế quốc Mỹ, việc thực hiện các chính sách này bị<br />
gián đoạn. Sau khi giải phóng miền Nam, mô hình hợp tác xã và chính sách<br />
đất đai được áp dụng thống nhất ở cả miền Nam.<br />
1.1.2.3. Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai từ năm 1980 đến nay<br />
Hiến pháp năm 1980, quy định tại Điều 18: "Đất đai, rừng núi, sông hồ,<br />
hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa,...<br />
đều thuộc sở hữu toàn dân". Theo đó, từ thời điểm này ở Việt Nam chỉ còn<br />
tồn tại một hình thức sở hữu duy nhất là sở hữu toàn dân đối với đất đai.<br />
1.1.3. Đặc điểm của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt<br />
Nam hiện nay<br />
1.1.3.1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thực hiện quyền<br />
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý<br />
Do không thể có cơ chế để toàn dân thực hiện tất cả các quyền chủ sở hữu<br />
mà quyền năng chủ sở hữu đối với đất đai được thực hiện thông qua vai trò của<br />
Nhà nước. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu quyền sử dụng đất<br />
thông qua việc ban hành chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...<br />
1.1.3.2. Đất đai không phải là đối tượng của quan hệ chuyển dịch quyền<br />
sở hữu<br />
Do đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu trao<br />
quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất nên người sử dụng đất chỉ có quyền<br />
chuyển giao quyền sử dụng đất được Nhà nước giao cho trên cơ sở pháp luật.<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
Chương 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN<br />
VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT<br />
<br />