intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh

Chia sẻ: Mi Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

228
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 1967 xuất hiện truyện vừa Cửa sông của Nguyễn Minh Châu, viết về những người ở một làng nhỏ ven sông, về cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ chống miền Bắc Việt Nam đã làm thay đổi ra sao đời sống dân làng và tâm trạng của họ: Vào thời điểm thử thách nặng nề đối với Tổ quốc, cả thanh niên, cả những người lính phục viên cũng tái ngũ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh

  1. Nguyễn Minh Châu và sáng tác của anh Năm 1967 xuất hiện truyện vừa Cửa sông của Nguyễn Minh Châu, viết về những người ở một làng nhỏ ven sông, về cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ chống miền Bắc Việt Nam đã làm thay đổi ra sao đời sống dân làng và tâm trạng của họ: Vào thời điểm thử thách nặng nề đối với Tổ quốc, cả thanh niên, cả những người lính phục viên cũng tái ngũ. Ngay cả cụ Lâm 80 tuổi cũng thấy tiếc là mình không thể cầm súng như đứa cháu mình... Thay thế cho những người đàn ông ra trận, những người đàn bà đảm đương việc đồng áng. Cuốn truyện tươi tắn do cái nhìn ấm áp của tác giả, do tính trữ tình của trần thuật. Đọc cuốn sách này ngay lúc máy bay Mỹ còn ném bom xuống Hà Nội.
  2. Nguyễn Đình Thi nhận xét: "Tôi hiểu rằng đây là sự ra đời hiển nhiên của một tài năng mới. Con người này nắm vững đến tuyệt vời chất liệu mình viết: Anh biết rõ cả đời sống người lính, cả đời sống của miền Trung, nói cho đúng, cái dải đất gồm những bãi cát trống trải dài nằm giữa một bên là đồi núi và một bên là biển cả nơi mà đời sống thật nghèo khó, nơi mà thức ăn duy nhất nuôi người là khoai và cá, cũng là nơi đã hiến tặng cho đất nước chúng tôi không ít những đầu óc xuất chúng". Cảm hứng các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, như tự anh nói, trước hết là cố gắng "tìm cái hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người". Và đó vẫn là chủ âm trong sáng tạo của Nguyễn Minh Châu, với việc xây dựng nhân vật chính diện. "Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó" - anh nói. Khát vọng nhận thức như vậy, có lẽ là điểm xuất phát của những
  3. tìm tòi, là ngọn nguồn tính lạc quan, cái nhìn đôn hậu của anh đối với cuộc đời, có thể cảm thấy rõ ở sáng tác của anh sự biểu hiện của nét tao nhã lãng mạn. Nhà văn dường như vượt lên khỏi cái hằng ngày và hướng về cái đẹp đẽ của cuộc đời; cái đẹp dường như được giải thoát khỏi gánh nặng của cái xấu, bay vượt lên khỏi cái thường nhật. Truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng được viết chính bởi "chìa khóa" ấy. Nhân vật của truyện - một người lái xe tải quân sự, một nghề nghiệp mà ở thời chiến vừa lãng mạn, vừa đầy nguy hiểm: Máy bay Mỹ nhằm bắn tất cả những mục tiêu di động trên các con đường ở Việt Nam. Tình huống được mô tả trong truyện cũng khá đặc biệt: Trên đường đi, người lái xe gặp cô gái mà thật ra đã đính hôn vắng mặt với anh. Vị hôn thê chưa một lần biết mặt vị hôn phu, nhưng vẫn chung thủy với anh. Đề tài về sự dũng cảm đã xâm nhập vào câu chuyện tình khác thường thời chiến này. Cô gái tên là Nguyệt (mặt trăng) - và ở đây có sự cộng hưởng rõ rệt với nhan đề của truyện - đã biểu hiện sự dũng cảm khi cùng vị hôn phu cứu chiếc xe. Chàng trai chỉ lờ mờ đoán rằng cô ở cùng chỗ với vị hôn thê của mình, rồi
  4. họ chia tay, chẳng nói gì với nhau, nhưng giữa họ đã nảy nở một tình cảm cao thượng và trong sáng. Nhà văn thời ấy đã khá triệt để trong việc thi vị hóa nhân vật. Đây vừa là chỗ mạnh của anh, lại vừa là chỗ yếu: Niềm tin vào tính bất khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, của cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã "tắm rửa sạch sẽ" các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong bầu không khí vô trùng: Nhưng sự ước lệ này, cũng tất nhiên thôi, đã báo thù được cho nhà văn - những trái bom địch ném xuống dường như không thể giết ai. Trên thực tế mảnh bom chỉ làm xây xát nhẹ trên vai nữ nhân vật... Dẫu sao vẫn có thể biện hộ được cho tác giả về góc nhìn ấy, cách cảm nhận ấy đối với cuộc đời bởi tác giả đã ủy thác cho người lái xe rất hạnh phúc này cái vai trò phải đứng ở ngôi thứ nhất để dẫn dắt câu chuyện. Đời sống thời chiến đã đưa nhà văn đến với những người tham gia các trận đánh khốc liệt nhất. Ba lô trên vai, anh đã đi trên
  5. "đường mòn Hồ Chí Minh" nổi tiếng... Năm 1972 tiểu thuyết Dấu chân người lính của anh ra đời. Trong cuốn sách này có bước chân hành quân của sư đoàn đi trên "đường mòn Hồ Chí Minh", có trận Khe Sanh nổi tiếng, có cả những "nốt" của một thiên "bi kịch lạc quan" thực sự trong câu chuyện kể về cái chết của anh lính trẻ lãng mạn Lữ và đồng đội. Mùa xuân năm 1975, Nguyễn Minh Châu với cuốn sổ ghi chép của mình đã có mặt ở Huế, Sài Gòn và nhiều thành thị phía Nam lúc ấy vừa được giải phóng. Hòa bình trở lại trên đất Việt Nam. Đã đến lúc san lấp các hố bom đạn, cày những cánh đồng hoang hóa, gỡ sạch mìn, khôi phục các thành phố và làng mạc đổ nát, sắp đặt gây dựng một cuộc sống hòa bình. Khó mà kể hết những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh nhiều năm. Nhưng một trong những hậu quả ấy: Sự chia cắt giữa hai miền đất nước trái ngược nhau - cần được khắc phục dần dần. Và đó là một quá trình khó khăn, phức tạp. Chủ nghĩa nhân đạo của chế độ mới Xã hội chủ nghĩa thậm chí được biểu hiện ngay ở thái độ đối với
  6. những người nguyên là kẻ thù. Trong tiểu thuyết Miền cháy của mình, công bố năm 1977, Nguyễn Minh Châu đã ghi nhận thời điểm chuyển từ thời chiến sang thời bình. Chất người sâu sắc của những biến đổi xã hội đang diễn ra ở miền Nam đã được thể hiện bởi số phận chú bé Sinh, con trai tên sát nhân, một sĩ quan của chế độ Sài Gòn cũ; cưu mang đứa trẻ là những người hoạt động bí mật trước đây, những người mà với họ, cha nó chỉ độc làm điều ác. Trước mắt các nhà văn Việt Nam đặt ra những nhiệm vụ phức tạp, không dễ vượt qua. Và họ đã viện đến kinh nghiệm của văn học Xô viết. Tôi nhớ trong lần tôi gặp anh gần đây ở Hà Nội, Nguyễn Minh Châu đã vui vẻ và sôi nổi như thế nào khi nói về Quy luật của muôn đời của N. Đumbatzê và Thao thức của A. Trôn. "Những tác phẩm ấy rất gần gũi đối với tôi - anh nói, bởi vì chúng động đến một cái gì đó sâu kín trong lòng tôi". Giai đoạn mới trong sự phát triển của văn học Việt Nam ngày nay
  7. - trong đó có sáng tác của Nguyễn Minh Châu - gắn bó ngày càng trực tiếp với sự tác động gia tăng của văn học Xô viết. Năm 1983 Nguyễn Minh Châu công bố cuốn sách mới gồm một số truyện ngắn và truyện vừa Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, tên truyện vừa này được lấy làm tên chung của tập sách. Cuốn sách đã gây sự hưởng ứng đáng kể. Trong một cuộc tọa đàm bàn tròn tại ban biên tập tuần báo Văn nghệ, các nhà văn và nhà phê bình nổi tiếng đem nó ra thảo luận. "Sau chiến tranh, tôi đã đi thực tế nhiều lần gặp nhiều đồng chí chỉ huy và chiến sĩ cũ, chuẩn bị cho một cuốn tiểu thuyết mà bối cảnh là cuộc chiến đấu anh hùng ở thành cổ Quảng Trị năm 1972 - Nguyễn Minh Châu nói tại cuộc thảo luận - Nhưng khi bắt tay vào làm thì song song với những vấn đề chiến tranh chống Mỹ, cái "đời sống của ngày hôm nay" nó bắt tôi phải quan tâm. Chắc các đồng chí cũng thấy những biểu hiện của lối sống, đạo đức và thậm chí là cả quan niệm sống của những con người xung quanh ta - nhất là thanh niên - khiến chúng ta không thể không quan tâm và lo lắng".
  8. Sự lo lắng ấy của nhà văn, khát vọng bảo vệ tất cả những gì tích cực, đẩy lùi cái ác, đã bộc lộ rõ rệt trong cuốn sách mới này của anh. Ngay ở đây anh vẫn giữ một niềm tin không chút dao động vào cái đẹp tâm hồn của con người. Ở các truyện ngắn, truyện vừa của anh, con người bị phán xét bởi lương tâm mình - không gì khe khắt và công bằng hơn sự phán xét này. Đôi khi lương tâm như là được nhân cách hóa dưới dạng một người khác, ví dụ phó chính ủy Kinh, người đã phải mang một chiếc chân giả (truyện ngắn Hạng). Hạng nguyên là chính trị viên đã chuyển sang "dân sự", khéo léo thích nghi với cuộc sống, mất dần tính nguyên tắc của mình, nhưng để tự trấn an, anh thậm chí còn nghĩ ra quan niệm "triết lý" giản đơn, theo đó "xã hội loài người cũng giống như xã hội loài nhím, nếu sống kề sát bên nhau quá thì lông con này sẽ đâm vào da con kia. Cho nên người ta sống kề nhau cần phải để một khoáng cách". Hạng bỏ rơi việc giúp đỡ cô vợ góa người đồng chí của mình và con trai của anh bạn, nhưng Kinh không trách Hạng - anh hành động, bộc lộ sự kiên tâm nhẫn nại của mình, Hạng thì còn lại một mình với lương tâm mình.
  9. Chiếm vị trí trung tâm trong cuốn sách là truyện vừa Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Truyện viết về một đề tài không dễ, đề tài mà văn học Việt Nam chỉ mới bắt đầu chiếm lĩnh - đề tài về người phụ nữ trong chiến tranh và số phận của họ sau chiến tranh, một số phận không giản đơn, không ngọt ngào, bởi tấn bi kịch của những năm chiến tranh vẫn còn lại với con người cho đến chót cuộc đời. Cô Quỳ xinh đẹp trong chiến tranh đã mất người yêu - Hòa, người chỉ huy trung đoàn; đau khổ vì một sự ân hận muộn màng; đã có lúc cô muốn thấy ở Hòa một lý tưởng lãng mạn nào đó, được tẩy sạch khỏi mọi cái thường ngày, nhưng anh vẫn là một người tài giỏi mà vẫn là kẻ "không có gì xa lạ với con người": Có thể hớn hở vì được thăng cấp, vì được ăn ngon... Quỳ đau khổ trong đơn độc, yếu đuối. Khi cô lấy chồng - là một người bạn cũ của Hòa - thì đó là một tặng phẩm tưởng nhớ người đã khuất và khát vọng giúp đỡ một con người chứ không phải là ý định tìm hạnh phúc riêng. Truyện nói lên cái ham muốn giữ gìn sự trong sáng về đạo đức, nói lên tình cảm cao thượng và
  10. cảm giác lỗi lầm trước những ai đã đem cuộc sống tô điểm cho chiến thắng của Việt Nam trong cuộc chiến đấu tàn khốc với bộ máy chiến tranh của đế quốc Mỹ. Vấn đề trách nhiệm đạo đức trước những người lính của cuộc chiến tranh vừa qua được nhà văn đề cập đến trong truyện ngắn rất thành công Bức tranh. Nhân vật của truyện, một họa sĩ có tài, đã bỏ qua lời hứa với người chiến sĩ khiêm nhường, đã giúp mình vượt khỏi hiểm họa. Người họa sĩ không giữ lời, và một bất hạnh không sửa chữa được đã xảy ra với bà mẹ người lính. Cho đến thời gian hòa bình, anh ta lại bị bất an vì cảm giác hối lỗi, anh ta hết sức khâm phục trước cái lớn lao của tâm hồn và xử sự của người lính cũ, nay chỉ là một anh thợ cắt tóc bình thường. Về Nguyên Minh Châu, người ta hay nói đến anh như một nhà văn tạo nên những hình tượng con người dị biệt - tỷ như cô Quỳ, băn khoăn bằng những hành động bất ngờ của mình, tỷ như người lính cũ, chẳng những không buông ra những lời trách cứ
  11. người họa sĩ hay quên mà còn làm như thể không nhận ra anh ta. Thuộc trong loại này còn có nữ nhân vật của truyện ngắn Bên đường chiến tranh, mấy chục năm trước, chiến tranh chia rẽ chị với người yêu, nhưng qua suốt cuộc đời, chị vẫn giữ trong lòng tình cảm của mình, hoặc nhân vật chính trong Dấu vết nghề nghiệp người thủ môn già trước lúc chết vẫn nhớ đến "những giờ phút huy hoàng" của thời trai trẻ. Tính lãng mạn của các hình tượng nhân vật này đã được Nguyễn Minh Châu đem đối lập với thói thị dân phàm tục. Nhà văn dứt khoát không chấp nhận những thói tật đó, dù chúng xuất hiện dưới dạng những đám đông vô bản sắc, ngu độn hay dưới dạng một thiếu phụ tân thời, "mô-đéc". Tội lỗi về đạo đức trước một phụ nữ, bị chết khi sinh nở mà người ta đã vu oan và hãm hại, giản đơn như thể không chủ tâm và ác ý, do một đơm đặt nào đấy giữa các bà chủ nhà với nhau - đó là chủ đề truyện ngắn Những người đàn bà ở khu nhà chúng
  12. tôi (tức là truyện Đứa ăn cắp - N.D). Thái độ phàm tục vô hồn và thờ ơ đối với những người cùng sống bên cạnh, hóa ra tuyệt nhiên không phải là vô hại. Truyện Sắm vai dành cho việc tìm hiểu hậu quả độc hại của sự đầu hàng trước lối sống tiêu dùng, phàm tục. Nhân vật của truyện, một nhà văn đứng tuổi, chiều theo cô vợ phàm tục xinh đẹp, thật ra là sẵn sàng từ bỏ cả nếp sống quen thuộc cả chính bản thân mình, thực chất của mình, và thế có nghĩa là từ bỏ cả sự sáng tạo. Nhưng nhân vật còn đủ sức để từ bỏ sự mê muội ấy. Vấn đề khắc phục thói gia trưởng chưa hề mất tính thời sự đối với Việt Nam, nơi vẫn còn những tàn tích của nền nếp phong kiến trong phạm vi gia đình. Truyện ngắn Giao thừa trình bày sự rời bỏ những truyền thống gia đình không chịu được thử thách của thời gian. Thay vào đó là những nguyên tắc mới, mềm dẻo hơn không phá vỡ khối thống nhất gia đình. Ông Thừa bắt đầu hiểu
  13. điều đó, khi ông định xây dựng theo lối cổ những mối quan hệ với những đứa con đã trưởng thành. Tuy vậy cái cũ không phải ở mọi chỗ đều rút lui một cách hòa bình. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa xua tan làn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh đã trở nên quen thuộc về một ngư phủ dưới cánh buồm mờ ảo trong không gian xa rộng của biển cả. Người chủ thuyền trở nên hung bạo vì cuộc sống trống rỗng và tẻ nhạt, luôn luôn đánh đập người vợ. Nhưng truyện còn có một ý nghĩa rộng hơn: Nó như khơi gợi người ta nên nhìn kỹ vào những gì ẩn sau vẻ đẹp điền viên bề ngoài để nhớ đến trách nhiệm của nghệ sĩ trước cuộc sống, trước con người. Ở sáng tác của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn bộc lộ ra những đặc tính của một thể loại ưu việt, mở ra cho văn học những đề tài và vấn đề mới của đời sống nhân dân, những hình tượng nhân vật mới. Các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đào sâu thêm ý niệm của chúng ta về nước Việt Nam hiện nay, về tiềm năng tinh
  14. thần của những con người xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0