Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo _1
lượt xem 2
download
Trên tất cả, có lúc ông phản tỉnh, thức nhận, soi nhìn lại con đường công danh, quan lộc: - Cái vinh nhục nhục vinh là đắp đổi. (Quân tử cố cùng - I
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo _1
- Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo
- Trên tất cả, có lúc ông phản tỉnh, thức nhận, soi nhìn lại con đường công danh, quan lộc: - Cái vinh nhục nhục vinh là đắp đổi. (Quân tử cố cùng - I) - Đem thân thế nương miền toàn thạch, Trốn đường danh mua lấy cuộc nhàn… (Con tạo ghét ghen) - Chen chúc lợi danh đà chán ngắt, Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao. Đám phồn hoa trót bước chân vào, Sực nghĩ lại giật mình bao kể xiết!... (Thoát vòng danh lợi) Ông tự biết mình phải sống kiếp chim lồng và biết cách thích nghi, biết cách tìm tự do trong khuôn khổ, biết cách chịu trận trong vòng cương tỏa, biết cách thỏa hiệp với cường quyền, biết cách sống chung giữa chốn trần ai, biết cách làm xiếc giữa những thách đố, biết cách hót lên tiếng oanh vàng trong trói buộc, biết cách mở rộng đường biên trong những ghét ghen, biết cách tìm vui trong danh lợi, biết cách chủ động tìm ra niềm hoan lạc trong cõi đời nhiều hiểm họa, bon chen… Trong chừng mực nhất định, ông tỉnh táo trong cuộc say, đứng cao hơn các chữ Xuất - Xử - Hành - Tàng - Danh - Lợi - Thành - Bại - Vinh - Nhục - Cùng - Thông - Được - Mất - Ân - Oán - Khen - Chê, gián cách mình với thói thường và cao đạo bảo toàn khí tiết: Vào vòng cương tỏa chân không vướng, Tới cuộc trần ai áo chẳng hoen. (Uống rượu tự vịnh) Đây chính hình mẫu con người tài cao, đạt tới độ thấu suốt lẽ đời, đạt tới diệu đạo đại ẩn, dấn thân nhập cuộc với chốn quan trường, thị thành, danh lợi mà vẫn gián cách, vượt lên, đứng trên mọi chốn quan trường, thị thành, danh lợi… Hơn nữa, Nguyễn Công
- Trứ cũng có phần đồng cảm với cách nhìn của Phật giáo về thời gian đời người vốn đong đầy bất trắc, mong manh và hữu hạn: - Khi hỷ nộ, khi ai lạc, khi ái ố, lúc sầu bi, Chứa chi lắm một bầu nhân dục… (Chữ nhàn) - Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi… (Đời người thấm thoát) - Ba vạn sáu ngàn ngày thấm thoát… (Nghĩa người đời) - Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, Cảnh phù du trông thấy cũng buồn cười. (Vịnh nhàn) Nguyễn Công Trứ thử gián cách, đặt mình vào cõi hư vô và đốn ngộ ra mối tệ hại, mê lầm của “nhân dục” và những giới hạn của kiếp người “sắc sắc không không”, “sinh ký tử qui”… Trong từng thời đỉểm, từng đoạn đời, Nguyễn Công Trứ chợt tỉnh và thực sự gặp gỡ cách thức quan niệm, hình dung của Phật giáo về kiếp sống đời người. 3. Nguyễn Công Trứ tự ý thức đ ược phận vị con người cá nhân nhà nho trong giới hạn “Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng” nhưng vẫn trổ tài, thị tài và tự khẳng định mình là con người “gồm thao lược”, “nên tay ngất ngưởng”, “dương dương người tái thượng”, “phơi phới ngọn đông phong”, “Trong triều ai ngất ngưởng như ông” và chỉ chịu trách nhiệm với chính mình, nhập cuộc và chịu trận với cuộc đời, vượt qua khuôn thước lễ giáo: Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, Không Phật, không Tiên, không vướng tục. (Bài ca ngất ngưởng)
- Tự tôn phong mình là “tay ngất ngưởng” nhưng Nguyễn Công Trứ lại muốn dung hòa, đi về giữa hai thái cực “tay kiếm cung” với “dạng từ bi”, giữa phong cách một đạo sĩ nhẹ bước “gót tiên” với “một đôi dì”, cố gắng tạo nên sự hòa hợp, thỏa hiệp, thỏa thuận giữa Bụt với “ông ngất ngưởng”: Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi! Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng… Đặt trong tương quan Nho - Phật - Đạo, nhà nghiên cứu Trương Tửu xác định thái độ cầu nhàn và thoát tục của Nguyễn Công Trứ: “Đã đi tới chỗ chủ trì quan niệm hư ảo về nhân sinh thì tất nhiên phải có thái độ tiêu cực trong cuộc sống. Các nhà Nho, khi muốn theo thái độ tiêu cực này, thường vin vào hai hệ thống tín ngưỡng đồng thời với Khổng thị: Phật giáo và Lão giáo. Phật thì chủ trương xuất thế (tu hành) để diệt dục, lấy khổ hạnh và trầm tư mặc tưởng làm phương tiện. Lão thì chủ trương phóng nhiệm để phiêu dật trong cõi thiên nhiên, lấy nhàn tản vô vi làm kế hoạch. Cái chỗ mà Phật và Lão giống nhau là cả hai đều khởi thuyết ở quan niệm nhân sinh hư ảo. Các nhà Nho, trong những thời kỳ sa đọa của đẳng cấp đều phải bước vào thế giới Phật, Lão để tìm sự an ủi. Nhưng họ có nhiều khuynh hướng thiên về Lão hơn là Phật, vì nhà Nho đã đến lúc thoát lui thì ưa nhàn tản vô vi và hiếu lạc hơn là khổ hạnh diệt dục. Nhà Nho cầu nhàn không phải để suy nghĩ về đạo lý mà là để hưởng thụ cuộc đời lạc thú. Họ thoát tục không phải bằng tu hành mà là bằng rượu, thơ, cờ, đàn, ả đào, giăng gió, núi sông. Họ có cốt cách giang hồ, cốt cách tài tử hơn là cốt cách khổ hạnh. Nguyễn Công Trứ cũng cầu nhàn và thoát tục theo lối ấy”(3)… Nhận xét về mấy câu thơ trong Bài ca ngất ngưởng trên đây, nhà nghiên cứu Trương Chính mở rộng liên hệ và nhận định: “Có nhiều người nghiên cứu thơ Nguyễn Công Trứ thấy nội dung khá phức tạp, vừa lạc quan tin tưởng lại vừa bi quan thất vọng, vừa ca tụng con người hoạt động lại vừa cầu nhàn, vừa đề cao Nho giáo lại vừa ca tụng Đạo giáo, vừa chê những người theo đạo Phật là “không quân thần phụ tử” lại vừa ca
- tụng đạo Phật là trên trời dưới đất không gì bằng, vừa tự khẳng định mình lại vừa tự phủ định mình… thì cho Nguyễn Công Trứ là một “khối mâu thuẫn lớn” (…). Còn như bản thân Nguyễn Công Trứ thì càng về sau càng đi vào con đường bế tắc. Ông không theo Tiên mà cũng không theo Phật; không dám phủ nhận những nguyên lý của Nho giáo nhưng đã trở thành ngất ngưởng ngông cuồng; ghê tởm cái xã hội phong kiến đầy gian dối, lọc lừa, đổi trắng thay đen, biết mình đi nhầm đường mà không tìm được lối thoát, đành tỏ ra bằng một thái độ khinh bạc ngạo mạn, thách thức công nhiên mọi thứ dư luận”(4)…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 8: Qua Đèo Ngang - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 927 | 57
-
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG Nguyễn Công Trứ
9 p | 730 | 38
-
Nhân cách nhà nho trong " bài ca ngất ngưởng " hoặc " bài ca ngắn đi trên bãi cát "
10 p | 514 | 31
-
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG ( Nguyễn Công Trứ )
6 p | 275 | 17
-
Bài 7: Luyện tập làm văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 209 | 10
-
Bài 7: Quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 368 | 9
-
Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa
2 p | 180 | 6
-
Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo _2
5 p | 69 | 6
-
Bình giảng đoạn thơ: "Tiếng thơ ai động đất trời... Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày" trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu
5 p | 189 | 5
-
Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
4 p | 61 | 5
-
Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo _3
5 p | 82 | 5
-
Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo .
5 p | 86 | 4
-
Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo
5 p | 74 | 4
-
Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo _4
5 p | 70 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn