intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

179
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà nước ta trong những năm vừa qua đã ban hành nhiều pháp luật về thể chế hóa đường lối của Đảng, tạo khuôn khổ pháp lý cho công cuộc đổi mới. Có thể tóm lược bằng các cụm từ sau: Dân chủ hoá xã hội, Hợp lý hoá bộ máy Nhà nước, Xã hội hoá các hoạt động Nhà nước (dịch vụ công), Dân doanh hoá nền kinh tế và Pháp chế hoá. Thử xem xét những vấn đề này trong thực tế. Dân chủ hoá xã hội Xã hội ta là xã hội dân chủ: "Bao nhiêu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới

  1. Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới Nhà nước ta trong những năm vừa qua đã ban hành nhiều pháp luật về thể chế hóa đường lối của Đảng, tạo khuôn khổ pháp lý cho công cuộc đổi mới. Có thể tóm lược bằng các cụm từ sau: Dân chủ hoá xã hội, Hợp lý hoá bộ máy Nhà nước, Xã hội hoá các hoạt động Nhà nước (dịch vụ công), Dân doanh hoá nền kinh tế và Pháp chế hoá. Thử xem xét những vấn đề này trong thực tế. Dân chủ hoá xã hội Xã hội ta là xã hội dân chủ: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân", "quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Cuộc vận động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, ở cơ quan, ở doanh nghiệp đã được triển khai rộng rãi, thực hiện tích cực đã mang lại những kết quả tốt bước đầu. Nhưng còn cần phải làm nhiều hơn, mạnh hơn nữa. Điều nhức nhối hiện nay là tệ nạn quan liêu, tham nhũng phát triển. Trên thực tế không phải tất cả các lợi ích đều vì dân. Số không nhỏ người có chức, có quyền đang chiếm đoạt tài sản quốc gia và tài sản nhân dân. Tham nhũng đã thành quốc nạn. Thực tế chưa phải tất cả quyền hạn đều của dân, một mặt, cuộc đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, quấy nhiễu, ức hiếp nhân dân ch ưa kiên quyết, triệt để, mặt khác, còn thiếu cơ chế, thiếu những quy định để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Hợp lý hoá bộ máy Nhà nước
  2. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở các địa phương đã có những đổi mới về tổ chức và hoạt động có hiệu quả và thiết thực, thể hiện dân chủ đại diện ngày càng cô thực chất. Nhưng đây cũng chỉ là bước đầu, còn nhiều mặt phải đẩy mạnh hơn nữa... Bộ máy hành chính Nhà nước đã cô những đổi mới về tổ chức và hoạt động, cải cách hành chính bước đầu có kết quả, nhưng phải tiến hành mạnh mẽ hơn theo hướng xác định rõ chức năng nhiệm vụ không chồng chéo nhưng không bỏ sót nhiệm vụ, đẩy mạnh việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương. Bộ máy xét xử còn ít đổi mới tổ chức và hoạt động, còn nhiều vi phạm. Nạn tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan xét xử cũng đáng báo động. Xã hội hóa một số lĩnh vực hoạt động của Nhà nước (dịch vụ công) Luật khoa học và công nghệ ra đời phát huy khả năng đầu tư không chỉ của Nhà nước mà của các thành phần kinh tế, tạo thuận lợi cho sự đóng góp của trí thức, của nhà đầu tư vào khoa học và công nghệ. Cần mở rộng cơ hội đầu tư của dân, xã hội hóa một số lĩnh vực hoạt động từ trước tới nay thuộc Nhà nước, nay cần tạo điều kiện và khuyến khích kinh tế dân doanh phát triển không chỉ trong các ngành sản xuất và dịch vụ thông thường mà cả trong một số lĩnh vực dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, giao thông công cộng đô thị bảo trì và phát triển các công trình phúc lợi công cộng, tư vấn, bảo hiểm, kiểm toán, kể cả một số công việc dịch vụ trong các c ơ quan hành chính, sự nghiệp của Nhà nước. Đây là một chủ 1 trương, biện pháp thúc đẩy tiến trình xã hội hoá, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ công đi đôi với chính sách bảo đảm cho người nghèo có điều kiện hưởng thụ các dịch vụ phúc lợi thiết yếu.
  3. Có lẽ đã đến lúc cần phải thay đổi tư duy cũ bằng một tư duy mới là trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội, các thành phần kinh tế đều có thể tham gia theo khả năng và theo pháp luật, không có một lĩnh vực nào là "vùng cấm địa", hoặc chỉ dành riêng cho hoạt động của cơ quan Nhà nước. Dân doanh hoá nền kinh tế Chúng ta không chủ trương tư nhân hóa, nhưng dân doanh hóa, mở rộng và phát triển kinh tế dân doanh, thu hẹp kinh tế Nhà nước. Trong tổng thể các thành phần kinh tế hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất quá độ lên CHXH, nhân tố hàng đầu đảm bảo định hướng XHCN là vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước, là hệ thống doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy doanh nghiệp Nhà nước phải bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, nhưng phải hoạt động có hiệu quả để làm đúng vai trò chủ đạo của mình. Theo chủ trương trên, phải đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện tốt việc giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có quy mô vừa và nhỏ. Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới, phát triển nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước. Nâng cao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tổ chức sản xuất, kinh doanh, thực hiện chủ trương chuyển doanh nghiệp kinh doanh 100% vốn Nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Luật Doanh nghiệp. Đẩy mạnh việc thi hành Luật Doanh nghiệp, đơn giản tối đa mọi thủ tục hành chính. Các cơ quan công an, kiểm soát, thanh tra Nhà nước không vào kiểm tra tài chính, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, trừ trường hợp phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nếu kết quả kiểm tra doanh nghiệp không có vi phạm pháp luật thì cơ quan kiểm tra phải gánh chịu chi phí phát sinh và phải
  4. bồi thường thiệt hại nếu có. Cấm hình sự hoá khi giải quyết các quan hệ kinh tế, dân sự. Pháp chế hoá đường lối, chính sách của Đảng. Một xã hội văn minh là sống và làm việc theo pháp luật. Nói cách khác là tất cả mọi mặt của xã hội ta phải theo pháp luật. Không có pháp luật thì mọi quan hệ xã hội không được điều chỉnh bằng một ý chí thống nhất, xã hội không có một trật tự kỷ cương. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng về mặt này, nhưng vẫn chưa đủ. Đặc biệt cần chú ý là việc quyết định đối với các khâu nói trên. Không có pháp luật thì mọi quan hệ xã hội không tự thân nó đi vào cuộc sống xã hội được. Trong thế kỷ XXI, khoa học và côthực thi pháp luật còn rất yếu đối với những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và có trách nhiệm. Pháp chế hóa là khâu có tính chất ng nghệ sẽ có những bước nhảy vọt chưa từng thấy. Kinh tế tri thức sẽ chiếm vị trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan ngày càng có nhiều nước tham gia. Thế giới chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Đất nước ta đứng trước cơ hội lớn và thách thức lớn. Thành tựu của 15 năm đổi mới, tình hình chính trị - xã hội ổn định, quan hệ hợp tác quốc tế thuận lợi. Đó là cơ hội lớn để phát triển đi lên. Song cũng có những thách thức lớn. Đó là bốn nguy cơ: tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, quan liêu, tham nhũng, diễn biến hoà bình. "Bốn nguy cơ mà Đảng ta từng cảnh báo vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp Chúng đan xen và tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào" (Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ IX).
  5. Đẩy lùi bốn nguy cơ, thách thức lớn, nắm lấy cơ hội là phải tiếp tục đổi mới, đổi mới nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Đổi mới không chỉ là sửa chữa sai lầm, điều chỉnh một số chính sách, pháp luật cho phù hợp, mà là một sự thay đổi về chất, có tính bước ngoặt trong tư duy và trong phương pháp lãnh đạo, quản lý. Đổi mới Tòan diện, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế, phải tạo ra sự chuyển đổi căn bản từ nền kinh tế dựa trên công hữu tư liệu sản xuất với hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, mở cưa với thị trường thế giới. Trước mắt cần đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế. Điều rất quan trọng là phải ban hành kịp thời, đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành luật để luật thực sự đi vào cuộc sống. Bởi rào cản chủ yếu hiện nay làm cho pháp luật chưa đi vào cuộc sống là thiếu cơ chế thực hiện pháp luật. Cùng với việc đổi mới kinh tế, tất yếu phải đổi mới thể chế, tổ chức bộ máy Nh à nước cho phù hợp. Phát huy dân chủ, chống quan liêu, tham nhũng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Sức mạnh của Nhà nước ta là ở dân, dân như nước có thể nâng thuyền và có thể lặt thuyền. Cần ban hành Luật giám sát của nhân dán. Nhà nước ta có nhiều cơ quan, tổ chức kiểm tra, giám sát, nhưng giám sát của nhân dân là rộng rãi nhất, sát sao và thiết thực nhất và có hiệu quả (đây là hình thức giám sát trực tiếp của dân). Trên đây là những lĩnh vực, vấn đề chính yếu, có tính then chốt trong đổi mới cần tập trung nghiên cứu, giải quyết để tạo điều kiện và thúc đẩy trong tổng thể của công cuộc đổi mới về Nhà nước và Pháp luật làm hành trang vào thế kỷ XXI.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0