intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bệnh truyền nhiễm mới nổi

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

126
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiễm HIV/AIDS Từ năm 2000 đến nay, số lượt bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nhập viện điều trị vì các bệnh nhiễm trùng cơ hội không ngừng gia tăng, với số lượng tăng trung bình mỗi năm khoảng 20%. Cụ thể, số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện năm 2006 là 2.725 trường hợp, gấp 4 lần số lượt bệnh nhân điều trị trong năm 2000. Trong khi đó, khu vực ngoại trú hàng ngày tiếp nhận điều trị cho khoảng hơn 100 lượt bệnh nhân. Riêng trong năm 2006, đã tiếp nhận khám 33.000 lượt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bệnh truyền nhiễm mới nổi

  1. Những bệnh truyền nhiễm mới nổi Nhiễm HIV/AIDS Từ năm 2000 đến nay, số lượt bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nhập viện điều trị vì các bệnh nhiễm trùng cơ hội không ngừng gia tăng, với số lượng tăng trung bình mỗi năm khoảng 20%. Cụ thể, số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện năm 2006 là 2.725 trường hợp, gấp 4 lần số lượt bệnh nhân điều trị trong năm 2000. Trong khi đó, khu vực ngoại trú hàng ngày tiếp nhận điều trị cho khoảng hơn 100 lượt bệnh nhân. Riêng trong năm 2006, đã tiếp nhận khám 33.000 lượt cho 5.000 bệnh nhân. Vấn đề khó khăn hiện nay trong điều trị người bệnh nhiễm HIV/AIDS là đa số bệnh nhân suy kiệt và mắc các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội rất nặng, chưa có hướng điều trị hiệu quả như các trường hợp hạch trong ổ bụng và trung thất, nhiễm trùng thần kinh ngoài toxoplasma… Đặc biệt, các bệnh viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans, gây tử vong với tỷ lệ rất cao. Vấn đề kháng thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội đã xảy ra như kháng thuốc của Candida, Penicillium marneffei và ngay cả kháng thuốc ARV bậc 1 và cách chuyển đổi sang phác đồ
  2. bậc 2. Ngoài ra, vấn đề khi sử dụng phác đồ ARV bậc 2, gặp phản ứng bất lợi hoặc không hiệu quả hoặc bị lao, cách xử trí hãy còn chưa có giải đáp rõ ràng. Sốt xuất huyết dengue Số trường hợp sốt xuất huyết dengue (SXH-D) nhập BVBNĐ không thay đổi nhiều trong 3 năm đầu của thế kỷ XXI, trung bình là 1.524 ± 416 hàng năm (thay đổi từ 1.169 - 1.983). Tuy nhiên, từ năm 2003, số bệnh nhân nhập viện hàng năm tăng lên rõ rệt, vượt hơn 3.500 ca mỗi năm, năm 2006 có số bệnh nhân cao nhất: 5.147 trường hợp. Riêng 9 tháng đầu năm 2007, cùng với số liệu về sự gia tăng rõ rệt số bệnh nhân mắc bệnh tại các tỉnh miền Nam với 61.638 trường hợp (tăng hơn 50% so với năm 2006) và 56 ca tử vong, Bệnh viện bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận số mắc SXH-D là 3.265, bệnh nhân người lớn là 2.076 ca, chiếm tỷ lệ 63,6%. Nếu năm 1990, số bệnh nhân SXH người lớn là 211, chỉ chiếm tỷ lệ 9,7% trong tổng số các trường hợp nhập viện thì năm 2005, tỷ lệ này đã là 66,2% và năm 2006 là 60,6%. Nếu tính riêng số trường hợp bệnh SXH-D người lớn và trẻ em nhập viện trong 7 năm qua, tần số người lớn bệnh SXH-D đã tăng 6,5 lần, trong khi số trẻ em vào viện qua cùng khoảng thời gian chỉ tăng 2,2 lần. Bệnh cảnh lâm sàng của SXH-D có nhiều biểu hiện không thường gặp như viêm cơ tim, xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, viêm gan, tiểu huyết sắc tố cũng như tình trạng sốc không đáp ứng với điều trị. Một số điểm cần lưu ý khi điều trị SXH người lớn do không giống như ở trẻ em, đặc biệt tránh biến chứng quá tải tuần
  3. hoàn do lượng dịch bồi hoàn quá mức chỉ định. Hiện tượng miễn dịch chéo giữa các týp huyết thanh, giúp hiểu biết thêm về cơ chế bệnh sinh của nhiễm dengue nặng và cho thấy đây có thể là một trở ngại quan trọng cho việc phát triển vaccin phòng bệnh. Thủy đậu Số trường hợp bệnh thủy đậu người lớn và trẻ em nhập viện hàng năm trung bình là 149 ± 65 ca (thay đổi từ 32 - 218) với số trường hợp thủy đậu trẻ em là 32 ± 11. Bệnh có khuynh hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt, số BN của năm gần nhất 2006 là 208 trường hợp, gợi ý cần tăng cường tuyên truyền chủng ngừa vaccin phòng bệnh thủy đậu. Bệnh rubella Bệnh rubella trước đây chưa được đề cập trong y văn Việt Nam, không có tên trong danh sách 24 bệnh do Bộ y tế quản lý. Năm 2002, BV tiếp nhận điều trị một bệnh nhân chẩn đoán rubella đầu tiên, sau đó số trường hợp được phát hiện tăng lên 5 trong năm 2005 và 41 trong năm 2006. Bệnh nhân hầu hết là công nhân trong các khu công nghiệp ở Lê Minh Xuân, Củ Chi... Diễn tiến bệnh lành tính. Sán lá gan lớn Bệnh nhiễm sán lá lớn ở gan gia tăng mạnh ở các tỉnh miền Trung trong những năm gần đây và đã có nhiều bệnh nhân vào Thành phố Hồ Chí Minh, nhập
  4. BVBNĐ điều trị. Trong 4 năm đầu của thập niên 2000, số bệnh nhân nhập viện trung bình hàng năm là 66 ± 31 người (thay đổi từ 27 - 98). Mới đây, số BN đã tăng vọt đến 416 trường hợp trong năm 2005, và 693 năm 2006 với hơn 50% số bệnh nhân đến từ Quảng Ngãi. Bệnh SARS Trong danh sách các bệnh mới trỗi dậy phải kể đến bệnh SARS, xâm nhập vào Việt Nam qua trường hợp một bệnh nhân người nước ngoài. Bệnh đã lan tràn nhanh chóng sau đó, gây bệnh cho 63 trường hợp với số tử vong 5 người. Trong thời gian này, BVBNĐ đã tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân có bệnh cảnh tương tự như viêm phổi do virus nhưng không có trường hợp nào xác nhận virus học dương tính. Bệnh cúm A (H5N1) Trong đợt dịch cúm A (H5N1) xuất hiện lần đầu tiên tại TP. HCM từ tháng 1 năm 2004, tổng số bệnh nhân đã được theo dõi, điều trị là 45, trong đó 7 trường hợp được chẩn đoán xác định RT - PCR (4 tử vong). Qua đợt dịch tái xuất hiện từ ngày 26/12/2004 đến ngày 25/1/2005, BV đã theo dõi 22 trường hợp, trong đó 7 BN xét nghiệm PCR (+) H5N1. Tổng cộng 2 đợt dịch, trong số 67 trường hợp theo dõi, BV đã xác định 14 trường hợp H5N1 và tử vong 9. Vấn đề điều trị cúm A H5N1 hiện còn một số khó khăn do chưa có sẵn test nhanh chẩn đoán với độ đặc
  5. hiệu tin cậy, kháng sinh oseltamivir có biểu hiện kháng và đang được nghiên cứu về liều lượng thích hợp. Bệnh nhiễm liên cầu lợn Streptococcus suis Bệnh được phát hiện tại Việt Nam trong khoảng 10 năm gần đây với số trường hợp được phát hiện những năm đầu tiên chỉ khoảng từ 1 - 3 mỗi năm. Một nghiên cứu về bệnh viêm màng não từ năm 1996 đến 2005 cho thấy S. suis là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu về viêm màng não (38,6%), kế đó mới là S. pneumoniae (18,4%). Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2006, số trường hợp viêm màng não do S. suis trung bình hàng năm là 24 ± 12 ca, năm có số bệnh nhân cao nhất là 2006 (52 trường hợp). Riêng về số trường hợp nhiễm trùng huyết do S. suis ghi nhận được từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2007 là 3 ca. O
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2