NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XHCN
lượt xem 472
download
.THAM KHẢO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH Câu hỏi: Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định:" Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nứôc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" anh,chị hãy lý giải: - Nhà nước pháp quyền là gì? so sánh các đặc trưng của nhà nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam noí riêng. - Tại sao nước ta phải xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? Phương...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XHCN
- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XHCN 1
- THAM KHẢO CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH Câu hỏi: Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (đã đượ c sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định:" Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nứôc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" anh,chị hãy lý gi ải: - Nhà nước pháp quyền là gì? so sánh các đặc trưng của nhà nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam noí riêng. - Tại sao nước ta phải xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? Phương hướng hoà n thiện bộ máy nhà nước ta theo hướng pháp quyền. Trả lời: - Khái niệm về nhà nước pháp quyền 1. Khái ni ệm nhà nước pháp quyền Hiện nay, trong lý luận có nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về khái ni ệm và các yếu t ố cơ bản của nhà nước pháp quyền. Cụ thể các quan điển thường nhấn mạnh đến một trong những yếu tố cơ bản sau đây của nhà nước pháp quyền: tính tối cao của pháp luật, nghĩa vụ t uân thủ p háp luật của chính nhà nước; cơ chế phân chia quyền lực, kì m chế và đ ối trọng giữa nhữ ng nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và t ư pháp; dân chủ, xã hội công dân; quyền con người… Là một khái niệm có nội hàm khái niệm rộng lớn, nhà nước pháp quyền bao gồm nhiều thành t ố cấu thành trong mối quan hệ biện chứng: nhà nước và pháp luật, nhà nước và xã hội công dân, dân chủ. Nhà nước pháp quyền là một hì nh thức t ổ chức nhà nước. Trên cách hi ểu phổ quát nhất, nhà nước pháp quyền được thể hi ện ở những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất , tổ chức nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật, bản thân nhà nước cũng phải đặt mình trong khuôn khổ pháp luật. Hình thức tổ chức nhà nước được xây dựng trên cơ sở của sự phân công lao động hợp lý giữa các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước: l ập pháp, hành pháp và tư pháp . Một hình thứ c t ổ chức nhà nước mà nền tư pháp được t ổ chức khoa học, có hiệu quả và độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền phải hi ện hữu một nền hành chính trong sạch, hiệu quả, phục vụ tốt nhất nhữ ng nhu cầu đa dạng, chính đáng của các cá nhân, tổ chứ c. Thứ hai, một hì nh thức tổ chức nhà nước mà pháp luật có vị trí , vai trò xã hội to lớn, là ph- ương tiện điều chỉ nh quan trọng hàng đầu đối với các quan hệ xã hội, l à công cụ của nhà nứơc và toàn xã hội. Nhấn mạnh đến vị trí vai trò của pháp luật, song nhà nước pháp quyền không loại trừ đạo đức. Đường lối của Đảng, Nhà nước ta cũng đã xác định: quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với gi áo dục, nâng cao đạo đức và mọi hành vi dân sự đ ều khô ng đ ược trái pháp luật và t rái đạo đức xã hội. Thứ ba, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải thực sự vì con người-giá trị cao quý nhất. Theo đấy pháp luật là công cụ ghi nhận các quyền con người, quy định cơ chế bảo đảm và bảo vệ các quyền và l ợi í ch chính đáng của công dân.Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân và tổ chức, không có ngoại lệ nào. Từ phương diện xã hội, nhà nước pháp quyền chí nh là sự thể hiện một xã hội đ ược tổ chứ c thành nhà nước, có sự phát triển lành mạnh của xã hội dân sự, nơi nhà nước thực sự là một t ổ chức công quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân là mối quan hệ bình đẳng pháp lý và đồng trách nhi ệm. Các đặc điểm, tiêu chí trên của nhà nước pháp quyền lại có những mức độ thể hiện khác nhau ở các quốc gia cả trên bì nh diện lý l uận, nền văn hoá và t ổ chứ c nhà nước, hệ thống pháp luật. Nhà nước pháp quyền là hi ện tượng chí nh trị -pháp lý phức tạp rộng lớn đ ược thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Do vậy có thể đưa ra một đ ịnh nghĩa bao quát hết nội hàm khái niệm nhà nước pháp quyền. Hiện nay, trong luật học đã có sự thừa nhận chung về khái niệm nhà nước pháp quyền, tức là một khái niệm cho phép thể hiện đ ược những đặc điểm (nguyên tắc) cơ bản nhất, tiêu biểu nhất của nhà nước pháp quyền. Định nghĩa nhà nước pháp quyền: Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước đ- 2
- ược tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, t ất cả vì l ợi ích chính đáng của con người. Xây dựng nhà nư ớc pháp quyền là một tất yếu khách quan ở nước ta. Đường lối xây dựng nhà n- ước pháp quyền Việt Nam XHCN đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác đị nh: " Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, l à công cụ chủ yếu thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân". Thể chế hoá tinh thần, nội dung trên của Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Điều 2 Hiến pháp năm 1992 ( đã được sửa đỏi, bổ sung năm 2001) quy định: " Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩâ Việt Nam là Nhà nướ c pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đ ội ngũ trí thức…" - So sánh đặc điểm Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN và Nhà nước pháp quyền nói chung NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nhà nước pháp quyền, có t hể nêu những đặc điểm cơ bản nhất về nhà nước pháp quyền như sau: - Nhà nước pháp quyền là nhà nướ c có hệ thống pháp luật hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất để thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và đạo đứ c tiến bộ cuả nhân loại. - Xác lập và có cơ chế hữu hiệu đ ể đảm bảo t ính tối cao của luật trong hệ t hống các văn bản pháp luật. - Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải mang tính nhân đạo phù hợp đạo đứ c xã hội, tất cả vì lợi ích chí nh đáng của con người. - Nhà nước pháp quyền là nhà nước, trong đó mối quan hệ giữa nhà nước và công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, quan hệ đồng trách nhiệm. Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ đối với mọi cá nhân, t ổ chứ c kể cả nhà nước, nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất, tinh thần cho cá nhân về các quyết định và hành vi sai trái của mì nh. - Nhà nước pháp quyền l à nà nư ớc trong đó các quyền tự do, dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng hệ thống pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải đượ c xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật. - Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước được t ổ chức khoa học, các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đ ợc phân đ ịnh rõ ràng, hợp lý cho ba hệ thống cơ quan nhà nước tương ứng trong mối quan hệ cân bằng, kiểm soát lẫn nhau tạo thành một cơ chế đ ồng bộ đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân. - Nhà nước pháp quyền tồn t ại trên cơ sở một xã hội công dân phát triển lành mạnh, đảm bảo tự do của các cá nhân và các tổ chức của họ trên cơ sở pháp luật và đạo đức x ã hội. - Nhà nước pháp quyền là nhà nước sống hoà đồng với cộng đồng thế giới, thực hiện các cam kết quốc t ế, các điều ước quốc tế mà nhà nư ớc là t hành viên ký kết hay công nhận. Nhận diện t ừ góc độ tổng thể, nhà nước pháp quyền là kiểu tổ chức xã hội ở trình độ cao và tính pháp quyền trong mọi lĩnh vực quan hệ xã hội. Mục đích cao cả, nhiệm vụ thường trực của nhà nước pháp quyền không gì khác hơn là vì con người. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XHCN Căn cứ vào nhữ ng đặc điểm chung của nhà nước pháp quyền, căn cứ vào tì nh hình cụ thể ở nước ta có thể nêu những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN như sau: 1). Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân - Cái gốc của chế độ Nhà nước pháp quyền là xác lập dân chủ, tức là thừa nhậ n và bảo đảm thực hiện quyền lực của nhâ n dân. Quyền lực nhà nước phả i là sản phẩm của ý chí nhâ n dân. Dấ u hiệu đặc trưng đầu tiên của Nhà nước pháp quyền là tính hợp pháp, hợp hiến của Nhà nước. Ở nước ta, chính quyền và Nhà nước ngay t ừ đầu đã t hể hiện tính chất nhân dân và cách mạng sâu sắc, bởi vì nó chính là thành quả trực tiếp của Cách mạng thánh Tám do nhân dân thực hi ện thành công dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà nước ta là con đẻ của khối đại đoàn kết toàn dân, “ không phân biệt gi ống nòi, gái trai, gi àu nghèo, giai cấp, tôn giáo”1. Có thể nói, Nhà nước ta được thai nghén từ trong khói l ửa cách mạng trong căn cứ địa đạo Cao – Bắc- Lạng, từ Đại hội quốc dân Tân Trào và Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam được thành lập ngày 16 - 3
- 8 – 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Ngay từ đầu, chính quyền, Nhà nước của ta là chính quyền, Nhà nước của nhân dân ta, do nhân dân giành được. Còn về mặt pháp lý thì đó là những thiết chế quyền lực do nhân dân ta tự giác bầu ra trên cơ sở sử dụng quyền bầu cử của những công dân hoàn toàn tự do của một đất nước hoàn toàn độc lập. Trong Tuyên ngôn độc lập do độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình đã chỉ rõ: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xí ch thực dân gần 100 năm để xây dựng nên Nhà nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ cộng hoà”. Vì vậy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí Minh đã đề nghị: “Tôi đề nghị Chí nh phủ phải tổ chức càng sớm càng hay cuộc t ổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai, gái, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, gi òng giống”. Tính pháp quyền cao nhất của quyền lực nhà nước ở nước ta là ở chỗ đó. Chính vì t ầm quan trọng của việc khẳng định chủ quyền chính trị của nhân dân mà ngày nay vấn đề bầu cử, các hình thức dân chủ trực tiếp vẫn ti ếp tục là những vấn đề cần được đặt trong sự chú ý của quá trình cải cách bộ máy nhà nước và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Bầu cử như thế nào, quyền bầu cử phải được sử dụng như thế nào để nhân dân tìm cho được “những người xứng đáng thay mặt cho mình gánh vác việc nước” là nội dung cơ bản của việc đổi mới cơ chế bầu cử ở nước ta hiện nay. - Khẳ ng đị nh quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân không chỉ là nguyên tắc cơ bản được ghi nhậ n trong hiến pháp mà còn gắn liền với với việc thiết lập các cơ chế bảo đả m thực hiện quyền lực thực sự của nhâ n dân. + Nhân dân ta, người chủ của quyền lực, không chỉ tạo l ập nên Nhà nước của mình, trực tiếp và thông qua các cơ quan đại diện cho mình thực thi quyền l ực, mà còn thông qua các hình thức khác để tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước, tác động mạ nh mẽ đến quá trình hoạ ch định chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước, cũng như vào các hoạt động thuộc phạm vi của Nhà nước – hoạt động lập pháp, hoạt động quản lý – điều hành, công tác xét xử và các hoạt động bảo vệ pháp luật. Đó chẳng những l à chủ trương của Đảng và Nhà nước ta mà còn l à một trong những quyền cơ bản của công dân nước ta. Điều 53 của Hiến pháp ghi: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội…”. + Là cơ sở chính trị của chí nh quyền nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứ c thành viên là những t ổ chức đ ể qua đó nhân dân ta “tham gia xây dự ng và củng cố chí nh quyền nhân dân, cù ng Nhà nướ c chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân (…), giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán b ộ, viên chức Nhà nước (Điều 9 Hiến pháp). Công đoàn là t ổ chức chí nh trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, cùng với cơ quan nhà nước (…) chăm lo và bảo vệ q uyền lợi của cán b ộ, công nhân, viên chứ c và nhữ ng người lao động khác, tham gia quản lý Nhà nư ớc và xã hội, tham gia kiểm tra, gi ám sát hoạt động của cơ quan nhà nước…” (Điều 10 Hi ến pháp). Thay mặt cho các tổ chứ c của mì nh, Chủ tịch uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Vi ệt Nam, T ổng liên đ oàn lao động Việt Nam và người đứng đầu các đ oàn thể nhân dân được mời tham dự các phi ên họp của Chí nh phủ khi bàn các vấn đ ề có liên quan (Điều 111 Hiến pháp). Đ ến lượt mình, Chính phủ có trách nhiệm hiến định là phối hợp với các t ổ chức đó trong khi thực hiện nhi ệm vụ, quyền hạn của mình, tạo đi ều kiện để các t ổ chức đó hoạt động có hiệu quả (Điều 112 Hiến pháp). + Cá nhân công dân, song song với việc tham gia vào các hoạt động của Nhà nước với tư cách là thành viên của các tổ chức chính trị – xã hội, còn tham gia công việc của Nhà nước và xã hội ở cơ sở trong các hoạt động đa dạng nhằm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và l ợi ích hợp pháp của công dân, gi ữ gì n an ninh quốc gia và trật t ự an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng (Điều 11 Hiến pháp). Trong các phạm vi khác nhau của hoạt động Nhà nước, pháp luật cũng đã tạo ra những điều kiện về mặt pháp lý để thu hút sự tham gia rộng rãi và sự đóng góp tích cực của công dân. Đó là dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hiện thực. Chẳng hạn, theo Hi ến pháp ở nước ta, ngoài hệ t hống các Toà án có thể thành lập các t ổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những vụ vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ t rong nhân dân theo quy định của pháp luật. Vi ệc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Một trong những mục đích của các chế định như “phòng vệ chính đáng”, “tì nh thế cấp thiết”, “án treo” v.v… là nhằm động viên sự tham gia của công dân vào việc thực hiện một chức năng quan trọng của Nhà nước là duy trì và bảo vệ trật tự pháp luật, phòng chống tội phạm, giáo dục, cải tạo người phạm tội. + Ở những mức độ khác nhau, nhâ n dân có thể tác động một cách tích cực vào quá trình thực hiện quyền lực nhà nước. 4
- Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta đã có nhiều quy định cụ thể để hiện thực hoá khả năng đó. Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, đi ện ảnh, xuất bản, thư vi ện và các phương tiện thông tin đại chúng khác, khuyến khích phát triển các hình thức hoạt động văn học, nghệ thuật. Đó là kênh cực kỳ quan trọng để qua đó nhân dân nói tiếng nói của mình góp vào quá t rì nh hoạch định đường lối của Đảng, xây dựng chí nh sách và pháp luật của Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta tạo ra mọi điều kiện để công dân có thể sử dụng một cách có hiệu quả các quyền quan trọng như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin (Đi ều 69, quyền khiếu nại, quyền t ố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào (Điều 74 Hiến pháp). Việc khi ếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Chính phủ thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết. Hiến pháp cũng quy đị nh trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các t ổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Điều 125 Hiến pháp). + Gi áo dục ý thức chính trị và năng lực chính trị cho nhân dân là bảo đảm hết sức quan trọng để duy trì bản chất dân chủ của Nhà nước ta và chế độ chính trị của chúng ta. Nhưng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ý thức và năng lực đó của nhân dân phải là sản phẩm của hoạt động quản lý, tham gia quản lý Nhà nước và quả n lý xã hội của nhâ n dân. Người nói : Nhà nước ta “phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia vào công việc của Nhà nước” (người trích nhấn mạnh). + Hiệu quả của chính quyền, của cả hệ thống chính trị của chúng ta hiện nay l à đẩy tới sự nghiệp đổi mới, làm cho đất nước ta không ngừng phát triển, mà trước hết l à lấy kết quả phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh l àm mục tiêu tổ chức và hoạt động. - Trong tư tưởng và phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta, tí nh hiệu quả và thiết thực vì dân là một phương châm tổ chức và hoạt động hết sức được coi trọ ng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có l ỗi ; nếu dân rét, Đảng và Chí nh phủ có lỗi ; nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi”. Khi Bác nói như vậy là Bác muốn nói đến hi ệu quả thực t ế nhi ệm vụ cụ thể t rong việc hoạch định chí nh sách và pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Từ đó, tiêu chí của việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Nhà nước là khả năng phục v ụ nhân dân, là công cụ để nhân dân là m chủ về kinh tế, chính trị, xã hội, sử dụng tốt và có hiệu quả các quyền, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mì nh. Chúng ta cần nhớ câu nói rất đơn giản, nhưng rất rõ ràng của Bác l à: “Việc gì có lợi cho dân thì ta phải làm, việc gì hại cho dân thì ta phải tránh”. Chính quyền là của dân, nên nó phải tiện lợi cho dân, gắn với dân, tôn vinh nhân dân. - Đối với chúng ta vấn đề về tính pháp quyền của quyền lực nhà nước được xem xét ở bình diện khẳng định và bảo đảm quyền lực đó l à của nhân dân, giữ cho nó luôn luôn nằm trong quỹ đạo phục vụ nhân dân. Ở bình diện thứ hai, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để nhân dân uỷ nhiệm cho Nhà nước thực hiện quyền lực của mình mà không bị mất quyền, không bị lạm quyền, sử dụng quyền lực để đi ngược lại với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Do đó, một trong những vấn đề bức xúc hiện nay đối với Đảng và Nhà nước ta, với cả hệ thống chí nh trị nước ta là vấn đề đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng. Quan liêu, tham nhũng l à những hiện tượng gắn li ền với quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước. Điểm chung giữa chúng là đều dẫn tới chỗ làm cho quyền lực của nhân dân đi chệch khỏi bản chất, mục tiêu của Nhà nước ta. - Để thực hiện được sự giám sát của nhân dân đối với bộ máy Đảng và Nhà nước, Hi ến pháp và pháp luật đã quy định một hệ thống các bảo đảm mà trước hết là quy định về các quyền của công dân: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin. Đó là những quyền rất quan trọng để nhân dân có thể được tự do thể hiện ý kiến, làm tăng tính công khai, minh bạch của các hoạt động của Đảng và Nhà nước. Thông tin chính, đầy đủ, đa chi ều, có chất lượng, sự thảo luận, bàn bạc thấu đáo các vấn đề quốc kế dân sinh, thu hút đông đảo người dân tham gia, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến và sự phản biện có tính chất xây dựng- đó là thước đo của một xã hội dân chủ, cởi mở. 5
- 2). Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam t ổ chức và hoạt động trên cơ sở Hi ến pháp, ra sức tôn trọng và bảo vệ Hi ến pháp Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chí nh trị được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp. Chính vì lẽ đó mà Hiến pháp được coi là Đạo luật cơ bản của Nhà nướ c, có hiệu lực pháp lí cao nhất, quy đị nh chế độ chí nh trị, kinh t ế, văn hoá, xã hội, quốc phò ng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc t ổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sự hiện diện của Hiến pháp là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an toàn của người dân. Như vậy, chủ nghĩa lập hiến là điều kiện đ ể bảo đ ảm sự chính đ áng về mặt pháp lí (tí nh pháp quyền) của các thiết chế q uyền lự c nhà nước cũng như của các hành vi có tính quốc gia. Điều đó giải thích vì sao chủ nghĩa lập hiến và sự hiện diện của chế đ ộ bảo hiến, lại là một dấu hiệu quan trọng của Nhà nước pháp quyền. Ở Việt Nam, xây dựng và hoàn thi ện Hiến pháp luôn luôn là p hương hướng quan trọng để t hực hiện dân chủ, giữ vững quyền lự c chính trị của nhân dân, tạo điều kiện đ ể thú c đẩy mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, từ rất sớm, đã có yếu t ố của lập hiến tiến b ộ. Trong bài diễn ca nói về 8 yêu sách gửi các nước đ ồng minh họp Hội nghị Vessailles đầu năm 1919, Nguyễn ái Quốc viết: “Bảy xin Hiến pháp ban hành Trăm điều phải có t hần linh pháp quyền”1 Trong phiên họp đầu tiên của Chí nh phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 3-9- 1945, Hồ Chủ tịch đã nói: “Trước chúng ta đã bị chế độ q uân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thự c dân khô ng kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hi ến pháp dân chủ”2 Như vậy, ngay từ đầu, ở nước ta, sự hiện di ện của Hiến pháp đã được gắn liền với nền dân chủ, với quyền tự do dân chủ của nhân dân. Nhà nước ta được tính chất và hoạt động trên nền tảng Hiến pháp và trong khuôn khổ của Hiến pháp. Kế thừa và phát triển các giai đ oạn lịch sử của chủ nghĩa lập hiến Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Vi ệt Nam xuất phát từ những nguyên tắc và quan đi ểm lớn của Đảng ta và đi ều chỉnh nhữ ng chế định lớn như : 1) Chủ quyền quốc gia sự thống nhất và t oàn vẹn lãnh thổ; 2) Đại đoàn kết toàn dân; 3) Toàn b ộ quyền lực thuộc về nhân dân: quyền lự c nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhâ n dân và là quyền lự c thống nhất; 4) Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Vi ệt Nam đ ối với Nhà nướ c và xã hội; 5) Phát triển kinh t ế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 6) Thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do cơ bản của cô ng dân và nghĩa vụ của cô ng dân; thực hiện vai trò xã hội của Nhà nước, đ ề cao chủ nghĩa nhân đạo XHCN, và tính nhân văn trong đời sống x ã hội; 7) Bảo đảm sự bình đẳng của mọi cô ng dân trước pháp luật 8) Quản lí xã hội bằng pháp luật, đ ề cao đạo đức XHCN, bảo đảm và không ngừng t ăng cường pháp chế XHCN; 9) Tập trung dân chủ trên cơ sở có sự phân cô ng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hi ện ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp; bảo đảm sự độc lập của Toà án; 10). Tổ chức quyền lự c theo đơn vị hành chính-lãnh thổ, đảm bảo sự hài hoà giữa quyền lực tập trung thống nhất với sự chủ động sáng tạo của địa phương và cơ sở. Những quan điểm lớn, nhữ ng nội dung cơ bản trên đ ây của Hiến pháp là cơ sở pháp lí quan trọng cho sự duy trì quyền lực nhà nước, cho sự làm chủ của nhân dân. Và đó chí nh là nền tảng có tí nh chất hiến định để x em xét, đánh giá sự hợp hiến hay không hợp hiến của các đạo luật, cũng như các quyết sách khác của Nhà nước và của cá tính chất chính trị, tính chất xã hội. Hiến pháp có một vai trò quan trọng như vậy trong việc duy trì quyền lự c của nhân dân, cho nên, việc xây dự ng và thự c hi ện một cơ chế hữ u hiệu cho việc phát hiện, đánh giá và p hán quyết về những quy 1 Trích theo Báo Nhân dân ngày 3.2.1977. 2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.4, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.6. 6
- định và hoạt đ ộng trái với Hiến pháp là rất cần thiết trong tổ chức và thực hiện quyền lự c nhà nước ở nước ta hiện nay. Trên những nét đại thể, cơ chế đó phải là một cơ chế lấy nhữ ng quy định của Hiến pháp đ ể làm căn cứ cho các đánh giá và phán quyết của mì nh, phải thực sự khách quan, toàn diện, trung thực, lấy lợi ích quốc gia, các quyền và tự do và các lợi ích chí nh đáng của nhân dân làm thước đo duy nhất. Vì t hế, chí nh các quy định của Hiến pháp phải thự c sự ổn định, có t ính pháp lí cô đọng và đầy đ ủ và có đầy đủ khả năng tạo ra sự an toàn pháp lí cao nhất cho cô ng dân và có khả năng phát huy hiệu lực trực tiếp. Tôn trọng Hiến pháp là tôn trọng ý chí p hổ biến nhất và đầy đ ủ nhất của nhân dân. Chí nh vì vậy, chủ nghĩa lập hi ến đ ồng nghĩa với sự thừa nhận tính tối cao của chủ q uyền nhân dân. Bảo vệ Hiến pháp là bảo vệ chủ quyền Nhà nước, bảo vệ ý chí của nhân dân. 3). Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lí xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị t rí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội. Pháp luật XHCN của chú ng ta là kết quả của sự t hể chế hóa đường l ối, chí nh sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trên tất cả các mặt kinh t ế, chính trị, xã hội, văn hóa giáo dục khoa học, đ ối nội, đối ngoại. Pháp luật thể hi ện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hi ện thực khách quan, thú c đ ẩy tiến bộ x ã hội. Vì vậy, nói đ ến pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là nói đến tính pháp luật khách quan của các quy định pháp luật, chứ khô ng phải chỉ nói đ ến nhu cầu đặt ra pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách chung chung với mục đí ch tự thân của nó. Pháp luật của Nhà nước ta phản ánh đường lối, chí nh sách của Đảng và lợi í ch của nhân dân. Vì vậy, pháp luật phải trở thành phương thức quan trọng đối với tính chất và hoạt động của Nhà nước và là thước đo giá t rị phổ biến của xã hội ta: công bằng, dân chủ, bình đẳng – những tố chất cần thiết cho sự phát triển tiến b ộ và b ền vững của Nhà nước và xã hội ta. Nhà nước pháp quyền đặt ra nhiệm vụ p hải có một hệ t hống pháp luật cần và đủ đ ể điều chỉ nh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự t ồn tại một trật tự pháp luật và kỉ luật. Pháp luật thể chế hó a các nhu cầu quản lí xã hội, là hình thức tồn tại của các cơ cấu và t ổ chức xã hội và của các thiết chế Nhà nước. Vì vậy, s ống và làm việc theo Hi ến pháp và p háp luật là lối sống có trật tự và lành mạnh nhất của xã hội. Tất cả các cơ q uan nhà nước, t ổ chứ c kinh t ế, tổ chức x ã hội và mọi công dân đ ều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp đã ghi rõ những yêu cầu đó như sau: a) Về Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đ ội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam (…) là lự c lượng lãnh đạo Nhà nướ c và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuô n khổ Hiến pháp và pháp luật” (Điều 4). b) Về Nhà nước: - “Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, t ổ chứ c kinh t ế, tổ chức xã hội, đơ n vị vũ trang và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và p háp luật… Mọi hành động xâm phạm lợi í ch của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lí theo pháp luật” (Điều 12). - “Nhà nước thống nhất quản lí t oàn b ộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật” (Điều 18); “Nhà nước thống nhất quản lí nền kinh t ế q uốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chí nh sách” (Điều 26) c) Về cô ng dân: “Quyền và nghĩa vụ của cô ng dân do Hiến pháp và p háp luật quy định” (Điều 51); “Công dân có q uyền tự do kinh doanh theo quy đị nh của pháp luật” (Điều 57); “Các tôn giáo đ ều bình đ ẳng trước pháp luật” (Điều 70); “Công dân có quyền b ất khả xâm phạm về thân thể, đượ c pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm” (Đi ều 71); “Việc bắt giữ và giam giữ người phải đúng pháp luật” (Điều 71); “Khô ng ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 72); “Việc khám xét chỗ ở, việc bó c, mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có t hẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật” (Điều 73); “Các bản án và quyết đ ịnh của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được…nghiêm chỉnh chấp hành” (Đi ều 136). Nội dung pháp luật của Nhà nước ta chính là sự thể chế hóa đường lối của Đảng, do vậy trong nội dung pháp luật đã hàm chứa đầy đủ đường lối của Đảng (đường lối của Đảng là cái hồn của pháp luật), chấp hành pháp luật chí nh là thực hiện đường lối của Đảng. Đồng thời, pháp luật là nhữ ng quy tắc xử sự chung nên mọi cá nhân, tổ chứ c phải tuân thủ. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất có vị t rí lãnh đạo Nhà nước và xã hội ta, nhưng Đảng, các t ổ chức ủy đảng và đảng viên đều phải chấp hành pháp luật. Nghĩa vụ t uân theo Hiến pháp và pháp luật khô ng loại trừ bất cứ một ai. Mặc dù Điều 4 Hiến pháp 1992 7
- xác đ ịnh: Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thì cũng tại Điều 4 Hiến pháp 1992 khẳng định: mọi t ổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Sau 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ t hống pháp luật góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nền kinh t ế thị trường XHCN và đổi mới hệ t hống chí nh trị. Pháp luật đã bước đầu trở thành công cụ chủ yếu để quản lí Nhà nướ c, quản lí xã hội. Nguyên tắc pháp quyền từng bước được đ ề cao và phát huy hiệu quả trên thực t ế. Pháp luật là cơ sở đ ể duy trì bản chất của Nhà nước. Bản thân Nhà nước vừa là công cụ tổ chứ c của giai cấp, vừa là hình thức thự c hiện quyền lực x ã hội công khai. Tính chất đó của Nhà nước tất yếu chỉ có thể được biểu hi ện bằng nhữ ng đ ại lượng có khả năng thể hiện sự phổ biến và công khai. Đó là pháp luật. Nhà nước chỉ có thể t hể hiện ý chí phổ biến và uy quyền cô ng khai của mình qua một loại đại lượng có tính phổ bi ến, có tính bắt buộc chung. Cần phải khẳng định rằng, t ính chất thự c sự nhân dân và nguyên tắc pháp lý t rong tổ chức quyền lự c là tiền đề q uan trọng nhất để bảo đảm cho pháp luật có được bản chất pháp lý của nó, tức là tính bình đẳng, phổ biến, công bằng. Sự hiện di ện của một hệ thống như vậy, một hệ thống pháp luật làm tiêu chí cho việc t ổ chức và hoạt động của quyền lự c, làm giá trị cho vi ệc xác định các mục tiêu của quyền lự c mục tiêu vì con người - đó chí nh là nhữ ng đặc trưng cơ b ản của Nhà nướ c pháp quyền, trong đó, pháp luật l à cơ sở cho hoạt động của các thi ết chế quyền lực, còn các thiết chế quyền lự c phải thực sự trở thành bảo đảm cho pháp luật có được những thuộc tính công bằng và dân chủ. Nhà nước là người l àm ra luật, ban hành pháp luật, nhưng lại phải tự đặt mình trong sự ràng buộc về thẩm quyền và trách nhiệm trước pháp luật, trong khuôn khổ các quy định của pháp luật. Phục tùng pháp luật là phục tùng ý chí và l ợi í ch của nhân dân, đường lối, chính sách của Đảng. Tuy nhiên nói đến pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là nói đến bản chất dân chủ và giá trị công bằng, bình đẳng của nó. Khô ng thể tuỳ tiện đưa ra luật! T ình trạng “phi mã’ của các văn bản dưới luật, các “giấy phép con” của các B ộ, ngành, các địa phương; tình trạng thay đổi quá nhanh và thiếu tính khả thi của các quy định pháp luật đã phần nào làm suy giảm lòng tin vào nhữ ng giá trị cô ng bằng và khả năng điều chỉnh của pháp luật hiện nay. Vì vậy, nhi ệm vụ cấp bách hàng đầu trong việc xây dự ng Nhà nước pháp quyền là quyết tâm đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặt công việc đó trên một nền tảng khoa học. Đề cao pháp luật, t ăng cường pháp chế phải đ i liền với mối quan tâm làm sao để đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo thói quen và nếp sống tôn trọng pháp luật trong cán b ộ và mọi tầng lớp nhân dân. Cho nên, xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống phải thực sự là hai mặt của một nhiệm vụ. Đổi mới và hoàn thiện pháp luật phải đi li ền với đ ổi mới và hoàn thiện thự c tiễn áp dụng pháp luật. Tăng cườ ng hoạt động xây dựng pháp luật phải đi liền với vi ệc khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động của các t ổ chứ c và công dân nhằm sử dụng đầy đ ủ các quyền và thự c hiện tốt các nghĩa vụ của họ, khuyến khí ch tính tích cự c pháp lý của họ; phải đi liền với việc hoàn thiện các thủ t ục pháp lý, đổi mới và cải cách hành chí nh và hệ thống tư pháp. Đồng thời, đề cao pháp luật và p háp chế còn đặt ra nhiệm v ụ phải bằng mọi cách nâng cao hiểu biết pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật, đấu tranh có hiệu quả với các vi phạm và tội phạm, kiên quyết chống quan li êu và tham nhũng trong bộ máy Đảng và Nhà nướ c. 4). Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối l iên hệ dân chủ gi ữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội Xét về bản chất, ngọn cờ b ảo vệ quyền con người thuộc về các Nhà nước chân chính cách mạng, Nhà nước XHCN. Cuộc đấu tranh trên bảy mươi năm đầy gian khổ, hy sinh của dân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng, suy cho cù ng, chí nh là vì quyền con người, quyền đượ c sống, quyền tự do và q uyền mư u cầu hạnh phúc của cộng đồng dân t ộc và của từng cá nhân, từ ng con người mà Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt nhân dân Việt Nam tuyên bố với toàn thế giới trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà 2/9/1945 đã chỉ rõ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bì nh đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Vấn đ ề bảo đảm quyền con người, quyền cô ng dân, mở rộng quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nướ c và công dân, giữa công dân với Nhà nước v.v, luô n được Đảng ta dành sự quan tâm đặc biệt. Do đó, xây dựng Nhà nước pháp quyền theo hướng bảo đảm tôn trọng quyền con người, quyền công dân là một nhiệm vụ cấp bách. 8
- Quyền của công dân khác với thẩm quyền của cá nhân thuộc các chức sắc của b ộ máy nhà nước. Quyền của cô ng dân - đó là những khả năng được bảo đảm trong việc thụ hưởng các đi ều kiện và nhu cầu khác nhau và do đó công dân có thể sử dụng hay không sử dụng các quyền đó và sử dụng như t hế nào đó theo ý riêng của mình. Trong khi đó, thẩm quyền của các chức sắc Nhà nước, các cơ quan nhà nước là cái mà các chứ c sắc và cơ quan đó có trách nhiệm phải thực hiện. Công dân có thể làm tất cả nhữ ng gì luật khô ng cấm. Các chức sắc Nhà nước và các cơ quan nhà nước chỉ đượ c làm những gì luật quy định. Công dân phải bị truy cứu trách nhi ệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật. Các chức sắc Nhà nước có thể bị t ruy cứu trách nhiệm pháp lý khô ng chỉ vì hành vi vi phạm pháp luật mà cả bởi những việc l àm có thể khô ng do lỗi của mì nh mà do những bất cập, những khuyết đ iểm, những biểu hiện thiếu trình độ và năng lực cần thiết. Chức năng và hoạt động của Nhà nước cần được cải cách theo hướng t ạo ra các điều kiện thuậ n lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư đều có cơ hội tiếp cận một cách cô ng bằng đối với các “đầu vào”, “gia nhập thị trường” bao gồm đất đai, tín dụng, kỹ t huật, môi trường kinh doanh, thô ng tin kinh t ế. Xóa bỏ tận gốc cơ chế x in-cho của cơ chế b ao cấp, lấy hiệu quả kinh t ế làm tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như các thành phần kinh tế và các chủ t hể kinh doanh. Xóa bỏ ưu đãi có tính chất độc quyền trong sản xuất, kinh doanh. Nhà nước cần làm tốt hơn nguyên t ắc phân phối chủ yếu theo kết quả lao đ ộng và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mứ c đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhà nướ c cần thự c hiện chính sách điều tiết thu nhập giữa những người tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sao cho người lao động khô ng bị giới chủ bóc lột quá mứ c và có thu nhập tương xứng, xứ ng đáng với giá trị sức lao động của họ. Đó là cô ng bằng xã hội của thời kỳ q uá độ. Đồng thời, Nhà nước cũng ra sứ c khuyến khí ch làm gi àu hợp pháp, t ạo điều kiện cho người lao động không ngừng nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp. Ngòai việc phân phối cho những người trực tiếp tham gia vào quá t rình sản xuất, kinh doanh, Nhà nước cần thự c hi ện việc phân phối lại thô ng qua các sắc thuế (thuế giá t rị gia tăng, thuế tiêu thụ đ ặc biệt, thuế x uất, nhập khẩu v.v...) để t ạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nướ c và lấy từ nguồn này chi đầu tư p hát triển và tiêu dù ng. Nhà nước cò n có vai trò xây dựng và thực thi vào quy hoạch phát triển, thự c hiện kế hoạch câ n đối hợp lý vào đầu tư cho các vùng lãnh thổ khác nhau. Có hai loại khu vự c và địa bàn: các khu vực và địa bàn trọng đi ểm, đầu tàu; các khu vự c và địa bàn khác, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dâ n tộc thi ểu số, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ. Sự quan tâm đặc biệt này có hai mục đích. Mức đầu tư cần thiết cho các vùng và địa bàn trọng đi ểm, đầu tầu s ẽ kéo theo sự phát triển của cả nước. Cò n sự chú ý t hích đáng đến các vùng và địa bàn khác là nhằm khắc phục sự “bất công tự nhiên” hoặc do lịch sử để lại, giữ vững ổn định chính trị, xã hội bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. 5. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam bảo đảm quyền lực nhà nước l à thống nhất, có sự phân công và phối hợp gi ữa các cơ quan nhà nước trong vi ệc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ vi ệc thực hiện quyền lực nhà nước Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) cùng với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ q uá độ lên chủ nghĩa xã hội”, quan điểm về sự tồn tại của ba quyền và sự phân cô ng, phối hợp giữa ba phạm vi quyền lực đó của Nhà nước mới được chính thứ c khẳng định trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển, vận dụng vào hòan cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam các tri thức của nhân loại và trước yêu cầu của sự nghiệp đ ổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của b ộ máy nhà nước. Và đến Hội nghị Trung ương l ần thứ t ám (khóa VII), (1995), quan ni ệm của Đảng về sự tồn tại của ba quyền đã đượ c sự bổ sung quan trọng: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cô ng và phối hợp chặt chẽ giữ a các cơ quan nhà nước trong vi ệc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Có nói rằng, quan điểm về sự t hống nhất quyền lực nhà nước có sự phân cô ng, phối hợp chặt chẽ giữa ba quyền và quyền lực nhà nước là một quan điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo trong thiết kế mô hình t ổ chức Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Ở nước ta xuất phát từ bản chất của Quốc hội với t ính cách là cơ quan quyền lự c nhà nước cao nhất và cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, Quốc hội cần nắm giữ những quyền hạn mà vi ệc thực thi chúng có ý nghĩa quyết định đối với tòan b ộ hoạt động Nhà nước. Quyền quyết định các vấn đề quan trọng, trong đó cần chú trọng đ ến quyền quyết định chí nh sách tài chính, tiền t ệ quốc gia, quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước... Vấn đ ề ngân sách Nhà nước luôn có ý nghĩa quyết định đối 9
- với t òan bộ hoạt động Nhà nước. Do vậy quyền quyết định ngân sách Nhà nước được khẳng định thuộc về Quốc hội và chỉ thuộc về Q uốc hội mà thôi. Quốc hội là một cơ quan thự c hiện quyền lập pháp. Do vậy quyền l àm luật là thẩm quyền cơ bả n nhất của Quốc hội. - Cải cách nền hành chính quốc gia là một trong những khâu đ ột phá của cải cách b ộ máy hành chí nh Nhà nước. Do vậy sự chuyển đổi tí nh chất, nội dung và phương pháp thự c thi của nền hành chí nh quốc gia phải được bắt đầu từ cải cách Chính phủ. Để có được các giải pháp cải cách Chí nh phủ p hù hợp với nhu cầu của một nền hành chí nh mới, cần thiết phải đổi mới nhận thức về vai trò, bản chất của Chí nh phủ trong điều kiện hiện nay. Trước hết phải nhận thứ c rằng t ính chất của quá t rình chuyển đổi nền hành chính quốc gia đang ngày càng làm tăng vai trò của Chính phủ, trong mọi quan hệ hành chí nh. Quá t rình hội nhập kinh tế q uốc t ế, đòi hỏi Chí nh phủ đóng vai trò vừa là người mở đường, khai thông các quan hệ kinh t ế đ ối với các quốc gia khác, vừa là người cung cấp các dịch vụ và bảo đảm cho các doanh nghi ệp trong nướ c tham gia vào thị trường thế giới. Điều đặc biệt quan trọng là trong quá trình hội nhập quốc tế, Chính phủ không chỉ p hải chịu trách nhiệm chí nh trị về hội nhập quốc t ế mà còn phải chịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích quốc gia, của các doanh nghiệp trong các quan hệ kinh tế đ ối ngoại. Tính định hướng XHCN của nền kinh t ế t hị trường ở Việt Nam, đòi hỏi phải thay đổi tính chất, nội dung, chứ c năng kinh t ế và chứ c năng xã hội của Nhà nước mà người đại diện thự c hiện các chức năng này là Chính phủ. Với vị trí là cơ quan hành chí nh Nhà nước cao nhất, lãnh đạo thô ng suốt toàn bộ hệ thống hành chí nh Nhà nướ c, Chính phủ có nhiệm vụ xây dự ng và kiện toàn b ộ máy hành chính có hiệu lực t ừ Trung ương đ ến địa phương, Chính p hủ có vai trò cự c kỳ q uan trọng đ ối với cô ng cuộc cải cách hành chí nh. Tăng cường quản lý tập trung thống nhất của Chính phủ trên các vấn đề quản l ý vĩ mô, không can thiệp trực tiếp vi ệc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện đúng và tốt hơn chức năng quản lý Nhà nước đích thực trong kinh tế thị t rường; phát huy mạnh mẽ tí nh năng động tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế t hị t rường. Chính phủ phải tập trung vào nhiệm vụ đổi mới và hoàn thiện thể chế hành chính trong quản lý kinh tế, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch định hướng cho sự phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước; chăm lo các vấn đề văn hoá xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự, an ninh và kỷ cương pháp luật; củng cố an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Bảo đảm tính thống nhất, tập trung của hệ thống hành chí nh, phát huy tính năng đ ộng, sáng tạ o của địa phươ ng. Điều chỉnh cơ cấu tổ chứ c, tinh giản bộ máy hành chí nh các ngành, các cấp hành chính trên cơ sở xác định rõ chứ c năng, nhi ệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi t ổ chức và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức ấy. Nói chung, Chí nh phủ và cơ quan hành chính các cấp cần được sắp xếp tinh gọn, giảm đầu mối, tập trung làm tốt công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực. Khắc phục t ình trạng bộ máy cồng kềnh, trùng lặp và tính cục b ộ trong hệ thống hành chí nh ở cả Trung ương và địa phương. Chính phủ có trách nhi ệm quản lý, đào t ạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đ ội ngũ cô ng chứ c Nhà nước. Thực ti ễn điều hành công việc của Chính phủ trong thời gian vừa qua cho thấy giải pháp xây dựng một đội ngũ nhữ ng người làm hành chính chuyên nghiệp được tuyển chọn và đào tạo theo tiê u chuẩn chức danh là khâu có ý nghĩa quyết định. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải xây dự ng và hoàn thiện chế đ ộ công vụ bao gồm nhữ ng vấn đề về trách nhi ệm và kỷ luật đối với cô ng chức, về đạo đức của người cô ng chứ c trong khi thi hành nhiệm vụ. Từng bước chí nh quy hoá các công sở, nâng cao kỷ luật và phong cách làm vi ệc; ứng dụng công nghệ t in học vào cô ng tác quản lý hành chính; t ăng cường các phương tiện thô ng tin liên lạc cho các cơ q uan đ ể nâng cao hiệu suất cô ng t ác và hi ệu lự c quản lý. - Các cơ quan tư pháp. +Trong Hi ến pháp 1992, vấn đ ề t ổ chức và hoạt động của Toà án được quy đị nh tại các đ iều từ Điều 127 đến Điều 136. Các Toà án nhân dân ở nước ta đượ c tổ chức theo nguyên t ắc kết hợp giữa thẩm quyền xét xử với t ổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ từ cấp huyện trở lên. Ở mỗi đơn vị cấp huyệ n (quận, thị xã, thành phố t huộc tỉ nh) có một Toà án, ở mỗi tỉnh, thành phố t rực thuộc Trung ương có một Toà án cấp tỉnh và ở Trung ương có Toà án nhân dân tối cao. +Hệ thống Viện Kiểm sát - vai trò, địa vị pháp lý của hệ thống các Viện kiểm sát được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và cụ t hể hoá bởi Luật tổ chức Vi ện Kiểm sát nhân dân năm 2002. Viện Kiểm sát nhân dân có hai chức nănng chính: *Chứ c năng thực hành quyền công tố (chức năng công tố) là chứ c năng chí nh yếu của Viện ki ểm sát. 10
- * Chức năng kiểm sát hoạt động t ư p háp Trong quan ni ệm về phân quyền hiện đại, ngoài sự p hân biệt ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, còn có sự phân quyền giữa Trung ương và đị a phương. Trên thế giới, tù y thuộc vào tí nh chất của chế đ ộ Nhà nướ c mà sự “phân quyền theo chiều dọc” này là rất đa dạng và có nhiều mứ c độ. Nhưng cũng phải thấy một điều rất rõ nét hiện nay là p hân quyền, phân cấp từ Trung ương cho địa phương đang là một xu thế trong các cuộc cải cách Nhà nước hiện nay trên thế giới. Ở nước ta khái niệm chí nh quyền đị a phương đượ c dùng thông dụng kể từ sau khi thành lập chí nh quyền nhân dân. Trong khái niệm này thường bao hàm hai cơ quan là Hội đồng nhân dân và ủy ban nhâ n dân (ủy ban hành chí nh trước Hi ến pháp 1980). Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân đ ều có cùng chứ c năng chấp hành pháp luật tại địa phương, quản lý địa phương theo quy định của pháp luật. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, UBND là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chí nh Nhà nước ở địa phương. 6). Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Trong hệ t hống chí nh trị nước ta Đảng cộng sản Việt nam là một bộ phận hợp thành, vừa là t ổ chứ c lãnh đạo hệ t hống ấy. Lịch sử của Đảng ta là lịch sử của một Đảng cách mạng gắn bó máu thịt với nhân dân. Đảng ở trong lò ng dân, từ nhân dân mà ra và hoạt động không vì mục đí ch nào khác ngoài việc phục vụ lợi í ch của nhân dân. Đảng hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình nhờ sự ủng h ộ của nhân dân, đi đú ng đường lối phục vụ nhân dân. Bài học đó là bài học xuyên suốt lịch sử Đảng ta. Sự nghiệp đổi mới được tiến hành với những kỳ tí ch được thế giới thừa nhậ n cũng nhờ Đảng đã nắ m bắt được sáng kiến to lớn của nhân dân, hiểu được nguyện vọng của nhân dân và phát huy được động lực to lớn của nhân dân thực hiện sự nghiệp đổi mới đó. Lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội l à nhiệm vụ vô cù ng khó khăn, phức t ạp. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trước dân tộc, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, coi đó là q uy luật tồn t ại và phát triển của Đảng. Qua tổng kết thực tiễn thế giới và Việt nam, Đảng ta đã nêu rõ nguy cơ lớn nhất của Đảng cầm quyền là quan liêu, xa dân, thoái hóa, biến chất, đi đ ến mất phương hướ ng về chính trị. Trong điều ki ện kinh t ế thị t rường và t oàn cầu hóa, càng cần cảnh giác và có giải pháp khắc phục nguy cơ nói trên. Mối quan hệ Đảng – nhân dân ở đây được Đảng ta nhìn nhận từ nhữ ng bì nh diện sau đây: Thứ nhất , Đảng tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân là đ ể lấy các ý kiến đó làm cở sở cho việc hoạch định đườ ng lối, chủ trương đúng đắn của mì nh. Xa rời nhân dân, thiếu hi ểu biết về ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân, quan liêu, bao biện là những căn bệnh hết sứ c nguy hiểm đối với một đảng cầm quyền. Chủ t ịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “ Khi đặt ra khẩu hiệu và chỉ thị, luôn phải dựa vào đi ều kiện thiết thực và kinh nghiệm cách mạng ở các nước, ở trong nướ c và ở địa phương. Phải luô n luô n do nơi quần chú ng mà kiểm soát những khẩu hiệu và chỉ thị đó có đú ng hay khô ng”. Thứ hai, khi đã có đường lối, chủ trương, chính sách t ốt thì Đảng chỉ có t hể đưa đường lối, chủ trương, chính sách đó vào cuộc sống nếu được sự tiếp nhận và tự giác thực hiện t ừ phía nhân dân, từ đó mới có thể huy đ ộng được đông đảo nhân dân tham gia thực hiện bằng nhân tài, vật lực của chính nhân dân – nguồn lự c nội sinh của sức mạnh kiểm tra, sự sáng tạo của nhân dân. Quá trình lãnh đạo cách mạng mấy chục năm qua của Đảng cộng sản Việt nam đã khẳng định tính đúng đắn của tư t ưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng. Khi nào đường lối của Đảng được xây dựng từ cở sở thực tiễn Việt nam, tranh thủ được những ý kiến đóng góp rộng rãi của nhân dân thì được nhân dân tiếp nhận, nhanh chóng đưa vào cuộc s ống. Ngược lại, lức nào đường lối, chính sách của Đảng xa rời thực ti ễn, không hợp lòng dân thì khó được nhân dân chấp nhận. Thứ ba, sự liên hệ mật thiết với nhân dân giúp cho Đảng có thể dự a vào dân để t ự chỉnh đ ốn, xây dựng Đảng ta và đ ội ngũ đảng viên ngày càng trong sạch, vững mạnh. Chủ t ịch Hồ Chí Minh đã từng vạch rõ rằng, đại đa số đảng viên vào đảng với mong muốn phấn đấu, hy sinh cho dân, cho nước. Song không ít đảng viên vào đảng vì họ tưởng rằng “vào đảng thì dễ tìm công ăn việc làm, mong làm chức này chứ c nọ”. Nhữ ng người như vậy dễ sinh ra những b ệnh rất nguy hiểm như “bệnh tham lam”, “bệnh lười biếng”, “bệnh kiêu ngạo”, “bệnh hiếu danh”, “thiếu kỷ luật”, “óc hẹp hòi”. Có thể nói rằng một đảng duy nhất cầm quyền, cơ chế quyền lực nhà nướ c tập quyền xã hội chủ nghĩa không tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập” – nhữ ng đặc điểm đó của hệ t hống chí nh trị 11
- nước ta đã đặt sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động của Nhà nướ c nó i riêng và nền dân chủ XHCN của chú ng ta nói chung vào trạng thái phát triển khô ng có đối trọng. Trong bối cảnh đó không thể không nói đến nguy cơ chủ q uan, lạm quyền và q uan liêu trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, giống như một bài toán của lịch sử, yếu tố “kiềm chế” thay cho cơ chế “đối trọng” trong hệ t hống chính trị nước ta đã được xác lập. Đó là Mặt trận T ổ quốc Việt nam và hệ thống các t ổ chứ c, đoàn thể xã hội với vai trò ki ểm tra, giám sát của các tổ chức đó đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước ta. Ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò quan trọng của các tổ chức quần chú ng trong cách mạng nước ta. Người nói: “nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đ ều vì lợi ích của dân mà làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân, như Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Công đoàn, Hội nông dân cứ u quốc, Phụ nữ cứ u quốc.v..v.. Những đoàn thể ấy là tổ chứ c của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, lien lạc mật thi ết nhân dân với Chính phủ”. Trên cơ sở kinh nghiêm khẳng đ ịnh vai trò quan trọng ấy của Mặt trận và các đ oàn thể, Hiến pháp nước ta (Điều 9) đã ghi nhận:” Mặt trận Tổ quốc Vi ệt nam (…) động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thực hành Hiến pháp và p háp luật, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước”. Với tính cách là một t ổ chức chí nh trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, T ổng liên đ oàn lao đ ộng Việt nam cũng được Hiến pháp xác định chứ c năng “ tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế” (Đi ều 10). Như vậy sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thông qua các t ổ chứ c đoàn thể của họ đã được đặt lên tầm Hiến đ ịnh, do đó nó có khả năng hiện thực đ ể áp dụng và mang tí nh bắt buộc về mặt pháp lý. Đó chí nh là một cơ chế kiểm tra, giám sát của xã hội đối với hoạt động lãnh đạo và của bộ máy công quyền. Cơ chế đó là bảo đảm quan trọng cho sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý của Nhà nước đạt được mục đí ch và hiệu quả mong muốn tránh được nhữ ng sai phạm và rủi ro không đáng có. Đối với vấn đ ề Đảng cầm quyền trong Nhà nước pháp quyền Việt nam XHCN, có một khí a cạnh quan trọng là phân định vai trò lãnh đạo của Đảng với vai trò quản lý của Nhà nước. Nhiều vấn đề cụ thể xung quanh vấn đề lớn này được đặt ra như: mối tương quan giữa cấu trú c tổ chứ c các cơ quan Đảng với cơ cấu tổ chức b ộ máy nhà nước ở các cấp từ Trung ương đ ến địa phương; các tiêu chí phân định sự lãnh đạo chí nh trị của các cấp ủy đảng và quyền tự chủ, độc lập của các cơ quan nhà nước; cơ sở pháp lý xác định quyền hạn và trách nhi ệm của các t ổ chứ c đảng trong các hoạt động lãnh đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở các cấp; vai trò, phương thứ c lãnh đạo của các cấp ủy đảng theo cấu trú c lãnh thổ như tỉnh ủy, huyện ủy, đảng ủy x ã và của các cấp ủy trong bản thân các cơ quan nhà nước cần phải đượ c xác đị nh như t hế nào: các vị t rí, chức vụ t rong bộ máy đảng và bộ máy nhà nước, cán bộ đảng và cô ng chức nhà nước… cần được xác định về mặt pháp lý. - Tại sao nước ta phải xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN? Phương hướng hoà n thiện bộ máy nhà nước ta theo hướng pháp quyền. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, về cơ bản chính là yêu cầu, đòi hỏi đối với vi ệc hoàn thiện phương thứ c tổ chức quyền lực nhà nước đ ể đáp ứng các tiêu chí của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền x ã hội chủ nghĩa đ ã được Đảng ta coi là nhiệm vụ quan trọng và đã được Hi ến pháp ghi nhận. Nhiệm vụ đó được Đảng đặt trong định hướng chung của việc đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo, bảo đảm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, khô ng ngừng đổi mới hệ t hống chí nh trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội ch ủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.3 Đảng ta coi xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là khâ u then chốt, là nhân t ố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đ ổi mới; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là nhu cầu bứ c thiết của xã hội; Nhà nước phải thể chế hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyền của công dân, quyền của con người; phát huy vai trò của Mặt trận tổ q uốc và các đoàn thể nhân dân trong việc t ập hợp các t ầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đ oàn kết toàn dân t ộc đ ể thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới. Xác lập nhữ ng mối quan hệ hợp lý giữa Đảng, Nhà nước và Mặt trận tổ quốc cù ng các đ oàn thể nhân dân thông qua hệ t hống cơ chế t hí ch hợp, làm cho t ất cả các b ộ phận cấu thành hệ t hống chính trị ngày càng vững mạnh, quyền làm chủ của nhân dân được thự c hiện ngày một tốt hơn, từ đó tạo ra động lự c mạnh mẽ cho cô ng cuộc đ ổi mới4. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo cáo chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng. Báo Nhân dân, ngày 19-4 -2006. 4 Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo cáo chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng. Báo Nhân dân, ngày 19-4 -2006. 12
- Như vậy, vi ệc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta xuất phát từ những yê u cầu, đòi hỏ i chủ yếu sau đây: 1. Nhu cầu về việc phát huy bản chất XHCN duy trì và phát huy b ản chất tốt đẹp của Nhà nước XHCN và hệ thống chính trị XHCN, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của tất cả các khâ u trong hệ thống chí nh trị; đấu tranh có hi ệu quả chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, làm trong sạch b ộ máy Đảng và Nhà nước; 2. Thúc đẩy mạnh mẽ cải cách kinh t ế – xã hội, xây dựng nền kinh t ế thị trường định hướng XHCN, chủ động và tích cự c hội nhập quốc tế; 3. Tôn trọng và b ảo đảm các quyền và tự do của con người, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các quan hệ x ã hội ngày càng đa dạng và phức tạp, hội nhập và toàn cầu hoá đang đặt ra cho chú ng ta nhi ều cơ hội và t hách thức. Nhữ ng cung cách quản lý, điều hành xã hội của cơ chế hành chính, tập trung hoá, bao cấp trước đây khô ng còn phù hợp. Để đủ sức quản lý xã hội trong bối cảnh mới, phải cải cách sâu sắc và toàn di ện mọi mặt đời sống kinh tế, chí nh trị, xã hội, nhà nước và pháp luật. Xây dựng nhà nước pháp quyền sẽ đáp ứng đ ược những yêu cầu đó. Xây dựng nhà nước pháp quyền đ ể củng cố, phát huy bản chất nhân dân của nhà nước ta, thiết lập nhữ ng mối quan hệ đúng đắn giữa nhà nước và nhân dân. Xây dựng nhà nướ c pháp quyền s ẽ cho phép giải quyết một cách t ốt nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Xây dựng nhà nước pháp quyền là vấn đề còn rất mới mẻ đối với chúng ta cả về lý luận và t hực tiễn, do vậy phải được tiến hành một cách đ ồng bộ. Trong quá t rình xây dựng nhà nư ớc pháp quyền, cần phải vừa ti ếp thu có chọn lọc lý l uận và t hực ti ễn nước ngoài, vừa phát huy nội lực, đảm bảo định hư ớng xã hội chủ nghĩa và giữ gì n bản sắc dân tộc, kế t hừa kinh nghi ệm dựng nước và giữ nước cuả cha ô ng. 2. Những quan đi ểm cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Việc xây dự ng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, thự c hiện quyền lự c nhà n- ước thuộc về nhân dân. Quan niệm này thể hiện bản chất nhà nước ta và đã được xác đị nh trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001):"Nhà nướ c Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nô ng dân và đội ngũ t rí thức". Nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân được thể hiện trong tổ chức và hoạt động, trong chí nh sách và pháp luật nhà nước ta. Nhà nứơc ta do nhân dân thành lập, do nhân dân ki ểm tra, giám sát. Mục tiêu cao nhất của nhà nước là phục vụ lợi ích của nhân dân. Đấy cũng chính là nguồn sứ c mạnh to lớn của nhà nước đã được kiểm nghi ệm trong lịch sử dân tộc. Đ ể đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, cần p hải thực hiện thường xuyên hoạt động giám sát nhà nước và giám sát xã hội đối vớí toàn b ộ hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc bi ệt là giám sát tối cao của quốc hội. - Quyền l ực nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc quyền lự c nhà nước thống nhất thể hiện quyền lự c nhà nước thuộc về nhân dân, ch ủ thể cao nhất thự c hiện quyền lự c nhà nước. Đây là q uan đi ểm có tính nguyên tắc chỉ đạo , tổ chứ c và hoạt động của nhà nư ớc ta khô ng theo nguyên tắc phân chia quyền lự c như ở nhiều quốc gia khác. Đồng thời quan điểm này cũng thể hiện sự tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong học thuyết và t hực tiễn áp dụng phân chia quyền lực ở các quốc gia khác. Trong lần sửa đ ổi một s ố điều của Hiến pháp 1992 đ ã thể hiện một bước tiến trong việc nhận thứ c và t hự c hi ện nguyên tắc quyền lự c nhà nước thống nhất nhưng có sự p hân công và p hối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Sự phân công rành mạch, xác đị nh rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng loại cơ q uan nhà nư ớc và cơ chế p hối hợp chính là đi ều kiện cốt yếu đ ể đảm b ảo thống nhất quyền lực nhà nước. - Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo xã hội và nhà nư ớc. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là nhân t ố bảo đảm thành công của sự nhgiệp đ ổi mới đ ất nước. Trong điều kiện hiện nay, Nói đến sự tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đ ối với nhà nước phải gắn liền với đổi mới, chỉnh đốn tổ chứ c Đảng, đáp ứng yêu cầu sự nghi ệp cách mạng trong điều kện mới. Trong đi ều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta, điều vô cùng quan trọng l à phải phân đ ịnh rõ giữa sự lãnh đạ o của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống lại các hiện tượng" hành chí nh đơn 13
- thuần phi chí nh trị", xa rời sự lãnh đạo của Đảng trong t ổ chức và hoạt đ ộng của bộ máy nhà nước và ngư ợc lại, sự bao biện, làm thay các công việc nhà nước từ phía các t ổ chức Đảng. - Thực hi ện nguyên t ắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà n- ướ c Tập trung dân chủ là nguyên tắc nền t ảng của nhà nứơc và hệ t hống chính trị ở nước ta, nếu xa rời thì sẽ làm giảm hiệu lự c và hiệu quả q uản lý xã hội của nhà nước nhất là trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập và mở rộng dân chủ như hiện nay. Tập trung dân chủ là nguyên tắc quản lý nhà nước được thể hiện trong sự kết hợp giữa lãnh đạo đi ều hành tập trung thống nnhất của Trung ương với phát huy tính năng đ ộng, tính chủ đ ộng của địa phương, khắc phục cả hai khuynh hướng phân tán cục bộ và tập trung quan liêu. Nguyên tắc t ập trung dân chủ p hải yêu cầu thực hi ện sự phân cấp mạnh mẽ giữa các cơ quan trong tổ chức b ộ máy nhà nước, xác đị nh rõ ràng cơ chế trách nhiệm theo quy định pháp luật. Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chứ c và hoạt động của bất kỳ cơ quan nhà nước, ở chế đ ộ tập thể lãnh đạo hay chế đ ộ thủ trưởng. Nguyên tắc tập trung dân chủ có nhữ ng biểu hiện đặc thù ở mỗi loại cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước. - Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời giáo dục nâng cao đạo đức Pháp chế là nguyên tắc tổ chức và hoạt đ ộng của b ộ máy nhà nước, là nguyên tắc hiến đị nh, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, tăng cường pháp chế lại càng trở thành một nhu cầu cấp thiết. Bên cạnh việc thực hiện nguyên tắc tính pháp chế thống nhất, cò n phải thực hi ện nguyên t ắc giải quyết mối quan hệ giữa tí nh pháp chế t hống nhất và tính hợp lý, cô ng bằng. Trong khi chưa có sự t hay đổi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mọi chủ t hể đ ều phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền chỉ có thể phát huy được hiệu lực, hiệu quả thực tế khi có sự phối hợp với đạo đức. Đây là vấn đề có tính quy luật đã được minh chứng trong lị ch sử. Cho dù hoàn thi ện đến đâu pháp luật cũng không bao giờ dự liệu hết được tính chất đa dạng, phong phú của cuộc s ống. Đ ể b ổ sung cho pháp luật, đ ể cho pháp luật có thể t hực hiện, xã hội còn cần tới nhữ ng quy tắc điều chỉnh xã hội khác như các quy phạm đạo đứ c, tập quán, phong tục…Trong quản lý xã hội muốn cho pháp luật được mọi người dân tôn trọng, tự giác thực hiện thì pháp luật phải được bảo vệ, phải thể hiện đư ợc những giá t rị đạo đứ c, được nhân dân chấp nhận, ủng hộ, đồng tình. Do vậy, lấy đạo đức để q uản lý xã hội cũng là một đi ều tất yếu khách quan, xuất phát từ chính thự c t ế đòi hỏi của cuộc sống. Nhà nước pháp quyền thượng tôn pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật nhưng không loại trừ đạo đức, bởi pháp luật trong nhà nướ c pháp quyền là hướng tới những giá trị nhân đạo, công bằng, chân-thi ện-mỹ-í ch, t ất cả vì mục đí ch phục vụ con người. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN 1. Khái quát chung về phương hướng cơ bản xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam Xây dựng nhà nước pháp quyền là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, khó khăn, phức tạp. Những nhiệm vụ và phương hướng cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền liên quan đến nhiều lĩnh vự c chí nh trị, kinh tế, văn hoá- xã hội, nhà nước và pháp luật. Nghĩa là khô ng chỉ quan tâm đến cải cách bộ máy nhà nước hay sửa sang, hoàn thiện pháp luật…mà phải tiến hành đồng bộ nhi ều phương hướng hoạt động để tạo tiền đề vững chắc cho hi ện thực nhà nước pháp quyền ở nước ta. Về t ổng thể, có thể nêu ra nhữ ng ph- ương hướng, nhiệm vụ cơ bản sau: - Hoàn thiện nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; - Hoàn thiện hệ thống pháp luật; - Xây dự ng ý thức, lối s ống tuân thủ pháp luật, xây dựng nền văn hoá pháp lý; - Thực hiện dân chủ hoá đời sống chí nh trị, kinh t ế, văn hoá- xã hội của đất nước; - Bảo đảm và bảo vệ các quyền con người; - Đôỉ mới hệ thống chính trị; - Phát triển nền kinh t ế thị t rường đị nh hướng XHCN; - Xây dự ng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; - Phát huy nội lực, chủ động tham gia hội nhập khu vực và q uốc tế, giữ vững an ninh chính trị, trật t ự an toàn xã hội. Từ góc đ ộ pháp lý, những phương hướng, nhiệm vụ cơ bản về xây dự ng nhà nước pháp quyền tập trung nhất vào nhà nư ớc, pháp luật, dân chủ, quyền con người, hệ thống chí nh trị. Dưới đây là một số nét khái quát. 2.Hoàn thiện nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, tiếp tục thực hi ện công cuộc cải cách bộ máy nhà nước 14
- Công cuộc cải cách lớ n về bộ máy nhà nước thời gian qua đã đạt được một số thành tựu to lớ n theo đ ịnh hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Tuy vậy, trước yêu cầu của sự nghi ệp phát triển đất nước và t ình hình quốc tế hiện nay, t ổ chứ c và hoạt động của b ộ máy nhà nư ớc còn nhiều yếu kém, bất cập. Do vậy, tiếp tục cô ng cuộc cải cách nhà nước là một trong những nhi ệm vụ chiến l ược chủ yếu để xây dự ng nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ XHCN. - Đổi mới hoạt động của Quốc hội Thời gian qua hoạt động của Quốc hội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dạng pháp luật. Chất l ượng của các luật, pháp l ệnh đã đ ược nâng cao, đã góp phần to lớ n vào sự phát triển kinh t ế, xã hội, văn hoá; ổn đ ịnh an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy vậy, so với yêu cầu nhà nước pháp quyền, cần phải tiếp tục đ ổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội trên một số lĩnh vực quan trọng như sau: - Đôỉ mới về tổ chứ c bộ máy ( về đại biểu Quốc hội, về các cơ q uan chuyên mô n của Quốc hội, các đ oàn đại bi ểu Quốc hội…). - Đôỉ mới nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động lập pháp của Quốc hội. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thực hi ện chư ơng trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh. Nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm tra, thảo luận các dự án luật, pháp lệnh. Thự c hiện dân chủ hoá rộng rãi trong hoạt động lập pháp, đ ổi mới cơ chế lấy ý kiến của nhân dân về dự án luật, pháp lệnh. Hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội nhằm bảo đảm tính khách quan, phổ t hông, dễ hiểu, dễ vận của các văn bản quy phạm pháp luật. Gỉam dần các luật, pháp l ệnh chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung muốn thực hi ện được phải có văn bản hướng dẫn thi hành. - Cải tiến chất lượng kỳ họp của Quốc hội, tăng cường năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội, tăng cường s ố lượng đại biểu chuyên trách. - Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giám s át tối cao của Quốc hội. Để thực hiện được nhiệm vụ này, cần xác định rõ ràng, về nội dung giám sát tối cao của Quốc hội đối với hoạt đ ộng của Ch ủ tịch nước, Uỷ b an Thường vụ Quốc hội, Chí nh phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân t ối cao. Đồng thời đổi mới phươ ng thức giám sát, xác định hậu quả pháp lý của giám sát tối cao. - Thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia Cải cách nền hành chí nh quốc gia là khâu trọng t âm của toàn bộ công cuộc cải cách bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong đó, cải cách thủ tục hành chí nh được xác định là khâu đột phá. Mục tiêu đặt ra cho cải cách hành chí nh xét về t ổng thể là nhằm chuyển từ một nền hành chí nh trì trệ, nhiều tầng, nhi ều nấc, thủ tục hành chí nh phức tạp, khô ng thuận tiện cho ngời dân sang một nền hành chí nh gọn nhẹ, trong sạch, hiệu quả, phục vụ những nhu cầu của người dân và xã hội một cách tốt nhất. Thực hiện cải cách hành chí nh trên cả ba mặt: cải cách thể chế hành chính với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải cách cơ cấu, t ổ chức và q uy chế hoạt đ ộng của hệ thống hành chí nh; hoàn thiện chế độ cô ng vụ và q uy chế công chức nhà nước. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ t ục hành chính, thực hiện có hiệu q ủa cơ chế " một cửa", tin học hoá các hoạt động quản lý hành chính. Để có một nền hành chính năng đ ộng, hiệu qủa, tinh gọn, cần phải tiếp t ục đổi mới t ổ chức và hoạt đ ộng của Chính phủ, sắp xếp , thu gọn các đầu mối của Chính phủ. Đổi mới hoạt động của Chính phủ theo hướng Chính phủ t ập trung vào vi ệc xây dựng chính sách, các thể chế, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, chỉ đạo và điều hành phối hợp các ngành, các cấp thực thi chí nh sách, pháp luật. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền đi ạ p hương, đẩy mạnh phân cô ng, phân cấp, nâng cao tí nh chủ động, chịu trách nhiệm của chính quyền địa phư ơng đối với mọi mặt đời sống xã hội tại địa phư ơng. Tăng cường chế đ ộ ki ểm tra, gi ám sát, đánh giá các hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ b an nhân dân. Tổ chức hợp lý HĐND, tăng cường vai trò của HĐND tại địa phương. Kiện toàn các cơ quan chuyên môn của UBND và b ộ máy chí nh quyền cấp xã. Trong nền hành chính, yếu t ố con người là khâu then chốt. Cần xây dựng quy chế hoạt đ ộng cô ng vụ, nâng cao đạo đức nghề nghi ệp của đội ngũ cán bộ. Thự c hiện thường xuyên công t ác đào tạo, b ồi d- ưỡng nâng cao trì nh đ ộ và kỹ năng thực hành chuyên môn của đôị ngũ cán b ộ. Xây dựng cho đội ngũ cá n bộ nhà nước thói quen tuân thủ pháp luật, áp dụng các tiến b ộ khoa học công nghệ, công tâm trong việc giải quyết công việc đ ối với người dân, chị u trách nhiệm pháp lý về các quyết định và hành vi của mình. - Thực hiện cải cách tư pháp Trong nhà nước pháp quyền và một xã hội cô ng dân phát triển lành mạnh, vai trò của b ộ máy t ư pháp đặc biệt quan trọng. Ngày 02/01/2002 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TW về một 15
- số nhiệm vụ t rọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới. Cải cách tư pháp cần được tiến hành trong tổng thể cải cách của b ộ máy nhà nước, cải cách hành chí nh. Nôị dung và các nguyên tắc cơ b ản của cải cách tư pháp ở nư ớc ta tập trung vào những lĩnh vực hoạt động sau: - Xây dự ng các cơ quan tư pháp vững mạnh, trong sạch, từng bướ c hiện đại hoá. Hệ thống các cơ quan t ư pháp bao gồm: các Toà án nhân dân, các Viện Kiểm sát nhân dân, các cơ quan đ iều tra; tổ chức luật sư, cô ng chứ ng, giám định t ư pháp và các chứ c danh tư pháp như t hẩm phán, luật sư, công chứng viên, giám định viên… - Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tư pháp trong cô ng tác điều tra, gíam định, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt đ ộng t ư pháp khác. Tổ chứ c lại cơ q uan điều tra, thi hành án theo nguyên t ắc thu gọn đầu mối, thành lập cảnh sát tư pháp. - Đảm bảo nguyên tắc độc lập khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật của thẩm phán, hội thẩm nhân dân và một số hoạt động tư pháp khác như điều tra , t ruy tố. Để nâng cao tính độc lập của hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động xét xử nói riêng cần phải thực hi ện nhiều biện pháp đồng b ộ như ki ện toàn cơ cấu, t ổ chứ c, cơ chế ki ểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, hoàn thiện các quy đ ịnh pháp luật; đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao đạo đức nghề nghiệp… - Các hoạt đ ộng tư pháp phải đảm bảo tính dân chủ, gi ản tiện, minh bạch và hiệu quả. Hoạt động tư pháp phải thực sự baỏ vệ được các quyền và lợi í ch chính đ áng của nhân dân. - Xử lý nghiêm minh, đú ng pháp luật, công bằng, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật, giảm đến mức thấp nhất tình trạng oan, sai, tồn đọng các vụ việc. 3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tiêu chí nhà nước pháp quyền là vấn đ ề rộng lớn, liên quan đến các l ĩnh vực xây dựng pháp luật, t ổ chức thực hiện pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý. Trong xây dựng pháp luật cần chú ý đảm bảo cả về số lượng vầ chất lượng các văn bản pháp luật, cả pháp luật về nội dung và p háp luật về t hủ t ục. Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng bảo đảm tính công bằng, minh bạch, tí nh khả thi của các quy đị nh, tính đồng bộ và thống nhất của các văn bản, tính phù hợp giữa luật với các hình thứ c điều chỉnh khác. Giải quyết đú ng đắn mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia với pháp luật và t hông lệ q uốc t ế. Xây dựng chiến lược phát triển khung pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi, an toàn cho các hoạt động đầu t ư, kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng hợp tác phát triển, cạnh tranh lành mạnh. Xây dựng khung pháp luật phục vụ chí nh sách chủ động hội nhập kinh tế quốc t ế. Đảm bảo sự ghi nhận về nội dung và cơ chế t hự c thi các quyền, lợi ích chí nh đáng của cô ng dân. Tổ chứ c thự c hiện pháp luật, nâng cao chất lượng hi ệu quả hoạt đ ộng áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền, xây dựng môi trường xã hội- p háp lý thuận lợi cho nhữ ng hành vi hợp pháp. Đảm bảo thự c hiện t ính tối cao của luật. Trong hệ thống pháp luật, các đạo luật phải chi ếm ư u thế, điều đó phản ánh tính t ối cao của quyền lực nhân dân bởi các đạo luật đ ược cơ q uan đại biểu cao nhất của nhân dân ban hành, quy định những vấn đề q uan trọng, cơ bản của xã hội. Đảm bảo tính minh b ạch, công khai của pháp luật, nhà nước phải đáp ứng nhu cầu thô ng tin về pháp luật, về các hoạt động thự c tiễn pháp lý cho cá nhân và tổ chứ c. Cần triển khai chiến lược xây dựng ý thức pháp luật và thực thi pháp luật của các tầng lớp nhân dân. 4. Đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện dân chủ hoá mọi mắt đời sống xã hội Công cuộc cải cách bộ máy nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay phải được tiến hành song song, đồng b ộ với việc đổi mới và hoàn thi ện hệ thống chính trị theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. -Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lư ợng l ãnh đạo nhà nước và xã hội. Xây dựng nhà nước pháp quyền khô ng thể tách rời với việc đổi mới hệ thống chí nh trị. Trước hết phải đổi mới tổ chức và hoạt động của Đảng, nâng cao via trò, nâng cao năng lự c lãnh đạo của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đói với nhà nước và xã hội. -Tổ chứ c chí nh trị-xã hội là nơi triển khai thực hi ện chí nh sách của Đảng, pháp luật của Nhà n- ước. Vì vậy, các t ổ chức chí nh trị- xã hội phải có bư ớc đ ổi mới về cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt đ ộng đ ể góp phần vào vi ệc xây dựng thành công nhà nước pháp quyền. 16
- -Dân chủ vừa là yếu tố cấu thành của nhà nư ớc pháp quyền, vừa là mục tiêu vừa là đ ộng lực của nhà nước pháp quyền. Dân chủ còn là điều kiện cho sự tồn tại của nhà nước pháp quyền. Do đó, để thực hiện thành công sự nghi ệp xây dựng nhà nước pháp quyền, cần thực hiện dân chủ hoá sâu sắc mọi mặt của đời sống nhà nước, pháp luật, xã hội. Nâng cao hiệu quả t hự c hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng sự đồng thuận xã hội. KẾT LUẬN Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình lâu dài, vô cù ng khó khăn, phức tạp. Chú ng ta vừa tiếp thu có chọn lọc lý luận và t hự c tiễn của thế giới về xây dựng nhà nước pháp quyền, vừa phải đảm bảo phát huy bản sắc văn hoá dân t ộc, kiên đị nh trên con đư ờng XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, x ã hội cô ng bằng, dân chủ và văn minh. 2. Câu hỏi: Nhận xét về pháp luật tư sản, C.Má c viết: "Pháp luật của các ông chẳng qua cũng là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, mà nội dung ý chí đó là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định". Anh(chị) hãy ;phân tích và liên hệ thực ti ễn pháp luật Việt Nam để làm sáng t ỏ nhận định trên. Trả lời: 1. Bản chất pháp luật Tiếp cận vấn đề về bản chất pháp luật -Bản chất pháp luật là một thể t hống nhất bao gồm hai mặt-hai phương diện cơ bản: phương diện giai cấp và phương di ện xã hội hay thường được gọi là tí nh giai cấp và tính xã hội. Hai phương diện này có quan hệ mật thiết, phụ t huộc, tác đ ộng lẫn nhau và cả hai đều mang tính t ất yêú khách quan. -Do những đi ều kiện khách quan và chủ q uan, sự thể hiện và t hự c hiện tính giai cấp và t ính x ã hội của pháp luật có khác nhau trong các kiểu nhà nướ c, trong các giai đoạn phát triển của mỗi một nhà nước. Theo đ ấy tí nh giai cấp của pháp luật thường được thể hiện một cách cô ng khai, quyết liệt trong các nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến. Trong các xã hội đương đại, pháp luật cũng thể hi ện tính giai cấp của mình, đồng thời theo xu hướng chung, tính xã hội, tính nhân loại ngày càng thể hiện rõ nét hơn. -Pháp luật khô ng chỉ là công cụ quản lý, cần thiết của nhà nước và cò n là cô ng cụ của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Đó chính là vai trò, giá trị đích thực của pháp luật. Sự phát tri ển của xã hội hiện đại đang dần dần trả lại vị thế, vai trò , công năng đó của pháp luật. Qúa trình dân chủ hoá dời sống xã hội trong đó có đời sống chí nh trị-pháp lý sẽ xác lập, nâng cao hơn tính xã hội của pháp luật. Bản chất của pháp luật là vấn đề thuộc về nhữ ng dấu hi ệu bên trong của pháp luật, những mục đích điều chỉnh pháp luật, pháp luật đó bảo vệ lợi ich của ai…? Pháp luật ngoài việc thể hiện ý chí nhà n- ước của giai cấp thống trị, là công cụ của nhà nư ớc ra còn có vai trò và giá trị xã hội to lớn, không chỉ là sản phẩm thuần tuý của nhà nước. Pháp luật thể hiện các giá trị đã được kết tinh từ truyền thống, văn hoá, đạo đức dân t ộc và nhân loại… Tính giai cấp của pháp luật Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở sự phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị xã hội trong hệ t hống các văn b ản pháp luật, các loại hoạt động áp dụng của nhà nước. C,Mác và Ph.Ăngghen đã viết về pháp luật tư sản: "Pháp luật của các ông là ý chí của giai cấp các ông đ ược đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do đ iều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết đ ịnh". Nội dung của pháp luật tức là ý chí nhà nước được quy đị nh bởi các điều kiện sinh hoạt vật chất, các yếu tố kinh t ế và phi kinh t ế. Cần có quan điểm khách quan, toàn diện về pháp luật, khô ng tuyệt đ ối hoá vai trò của các yếu t ố kinh t ế t rong đời sống pháp luật và nhà nước. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, đị nh hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo những mục đí ch, đường lối phát triển cho phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và nhữ ng đi ều kiện khách quan của đất nước. Pháp luật đương nhi ên khô ng phải là cấp số cộng gi ản đơn tất cả các lợi ích, nhu cầu của mọi cá nhân trong giai cấp thống trị mà là nhữ ng lợi ích tiêu biểu, cơ bản và đ ược chọn lọc, thô ng qua nhà nước "đề lên thành luật". -Pháp luật của bất kỳ nhà nước nào cũng mang tí nh giai cấp sâu sắc, nhưng mứ c độ, cách t hứ c thể hiện và trong thực t ế tí nh giai cấp khô ng hoàn toàn gi ống nhau trong các kiểu pháp luật và ngay cả trong một nhà nước, vào những thời điểm khác nhau. +Pháp luật chủ nô công khai xác nận quyền lực tuyệt đối, vô hạn của chủ nô và t ình trạng vô quyền của người nô lệ như là những "cô ng cụ bi ết nó i"trong xã hội. + Pháp luật phong kiến vẫn được coi là pháp luật "quả đấm" với hệ thống nhữ ng quy đị nh, chế tài trừng phạt dã man, vô nhân đạo, bảo vệ công khai lợi í ch của giai cấp đị a chủ, phong kiến. 17
- + Pháp luật tư sản mặc dù là một bước tiến bộ, phát triển vượt bậc so với các kiểu pháp luật trước đó cả về nội dung và hình thứ c, song nó vẫn là cô ng cụ bảo vệ lợi ích giai cấp t ư sản trước hết. Bản chất của pháp luật tư sản Pháp luật tư sản ra đời cù ng với nhà nướ c tư sản trong cách mạng tư sản. Bản chất pháp luật t ư sản được quy định bởi cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội, nhiệm vụ, mục tiêu của nhà nước tư sản và được thể hiện ở tính chất giai cấp và tí nh chất xã hội của pháp luật tư sản. -Pháp luật tư sản mang tí nh chất giai cấp sâu sắc vì nó do giai cấp tư sản tạo ra thông qua nhà n- ước tư sản và luôn luôn thể hiện ý chí và bảo vệ lợi í ch của giai cấp tư sản. Trong "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" (năm 1848), Mác và Ăng ghen đã chỉ ra rằng pháp luật tư sản l à ý chí của giai cấp t ư sản được đưa lên thành những quy tắc xử sự có t ính b ắt buộc chung, cái ý chí mà mà nội dung của nó do những đi ều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội tư bản chủ nghĩa quyết định. + Giai cấp tư sản sử dụng pháp luật của mì nh như là một công cụ có hi ệu lự c nhất để đàn áp, bó c lột giai cấp cô ng nhân, nhân dân lao động; duy trì, bảo vệ sự thống trị của mì nh về kinh t ế, chính trị , tư t- ưởng trong xã hội tư bản chủ nghĩa. +Qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhà nướ c tư sản và pháp luật t ư sản thì tính chất giai cấp của pháp luật tư sản cũng có những biểu hiện khác nhau. * Ở giai đoạn tự do cạnh tranh và hình thành các thi ết chế của nền dân chủ tư sản (t ừ các cuộc cách mạng tư sản đ ến năm 1 87 1), tính chất giai cấp của pháp luật tư sản thể hiện một cách kín đáo, nhẹ nhàng và khó nhận biết. * Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền - nhà nước , rồi sau đó là chủ nghĩa đ ế quốc ( 1 87 1 - 1 9 1 7 ) và nhất là t hời kỳ đ ầu thuộc giai đoạn thứ ba (từ năm 1 9 1 7 đến nay) - thời kỳ tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản ( 1 9 1 7 - 1 945 ) , tính chất giai cấp của pháp luật tư sản thể hiện một cách công khai, mạnh mẽ, quyết li ệt mà minh chứ ng là nhữ ng đ ạo luật phản đ ộng, phản dân chủ. *Trải qua 60 năm, kể t ừ sau cuộc t ổng khủng hoảng của chủ nghĩa t ư bản và kết thú c cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (năm 1945) đến nay, trên thế giới nói chung và t rong các nước t ư bản chủ nghĩa nói riêng đã xảy ra biết bao sự kiện kinh t ế, chí nh trị, văn hóa, x ã hội, khoa học, cô ng nghệ, . . . quan trọng, làm biến đ ổi sâu sắc và t oàn diện bộ mặt của thế giới và của các nước tư bản chủ nghĩa, tác động và ảnh hởng tích cự c tới nhà nước tư sản và pháp luật tư sản. Bởi vậy, tính chất giai cấp của pháp luật tư sản có xu hướng quay trở về giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, nhưng với mức độ tinh vi, khéo léo, tinh tế và uyển chuyển hơn. ã hội đương thời. Bản chất pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa Bản chất pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩ a được thể hiện ở tính giai cấp, tính xã hội v à tính nhân loại . Pháp luật có vai trò hàng đầu trong việc đi ều chỉ nh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, các giá trị và vai trò của pháp luật chỉ có t hể đảm bảo, phát huy trong sự kết hợp chặt chẽ với các phương tiện điều chỉnh xã hội khác. Trong quá trì nh đi ều chỉnh hành vi và các quan hệ xã hội của con người, pháp luật xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ biện chứ ng với các hiện tượng xã hội quan trọng khác như chí nh trị, kinh t ế; văn hoá, đạo đứ c, tô n giáo; tập quán, nhà nước v.v. . . Ngay t ừ sự ra đời và trong suốt quá trình phát triển, pháp luật xã hội chủ nghĩa thường xuyên tiếp nhận, kế t hừ a chọn lọc những giá trị văn hoá pháp l ý của nhân loại . Sự kế t hừa này được thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời s ống pháp luật nh các tư tởng pháp lý tiến bộ, kỹ t huật pháp lý, hoạt đ ộng xâ y dựng pháp luật; cách thức áp dụng pháp luật; phương pháp đưa thông tin pháp luật vào cuộc s ống v. v. . Đối với Việt Nam , trong suốt sáu mươi năm qua, hệ t hống pháp luật không ngừng được đ ổi mới , hoàn thiện, thể hi ện đậm nét tí nh dân t ộc, tí nh đ ịnh hướng xã hội chủ nghĩa và tính thời đại. Pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam l à hệ thông các quy tắc xử sự( sự thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân lao động, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận), có t ính bắt buộc chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện trên cơ sở kết hợp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế, thu hút sự tham gia tích cực của toàn xã hội vào hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh . 2. Những đặc điểm cơ bản của pháp luật Việt Nam xã hộ i chủ nghĩ a Bản chất pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa được thể hi ện đậm nét ở các đặc điểm cơ bản sau đây: 1. Mang t ính nhân dân sâu sắc 18
- Pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dần sâu sắc. Pháp luật thể hi ện ý chí của giai cấp công nhân, giai cấp nô ng dân, tầng lớp trí thức và nhữ ng ngư ời lao động khác. Với tư cách là kiểu lịch sử p háp luật mới, pháp luật xã hội chủ nghĩa có đặc điểm bản chất khác biệt căn bản với các kiểu pháp luật khác ở tính nhân dân sâu sắc. Về bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết "pháp luật thự c sự dâ n chủ vì nó bảo vệ q uyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao đ ộng" . Tí nh nhân dân của pháp luật nước ta được thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật, trong hoạt động áp dụng pháp luật, phổ bi ến và giáo dục pháp luật. Trong thời kỳ đổi mới đất nư ớc, nhà nước ta thực hi ện nhiều hình thức để thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào hoạt động xây dựng pháp luật để các quy định pháp luật ngày càng phù hợp với cuộc sống. Hoạt động xây dựng pháp luật nhữ ng năm gần đây thực sự đã và đang đ ược đổi mới cả về nội dung, hình thứ c, cách thức xây dựng. Các quyền, lợi í ch chính đáng của người dân đã được ghi nhận và có cơ chế bảo đảm, b ảo vệ hữ u hiệu hơn. Hoạt động kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật cũng đ ược quan tâm hơn, thô ng qua đó gó p phần tích cự c vào việc phát hiện những quy định pháp luật bất cập, gây thi ệt hại đ ến các quyền và lợi ích chí nh đáng của người dân và kịp thời sửa đổi, bổ sung. 2.Khẳng định đường l ối phát triển kinh tế thị t rường có sự điều tiết của nhà nước theo đị nh h- ướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở tổng kết thực ti ễn đ ổi thới đất nướ c, tác động của quá trì nh chuyển đổi nền kinh t ế, xã hội đã khẳng định về tính chất, đặc điểm của kinh t ế thị trường định hư ớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đ ể xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khô ng thể t hiếu được vai trò quản lý của nhà nư ớc bằng một hệ thống pháp luật và các cô ng cụ quản lý khác . Trong những năm qua, nhà nước đã xây đựng, ban hành nhi ều văn bản pháp luật có chất lượng cao, về cơ bản đã tạo dự ng được khung pháp luật phục vụ cho vi ệc p hát triển nền kinh t ế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng b ước thay thế cơ chế kinh t ế kế hoạch hoá tập trung, mệnh lệnh hành chính bao cấp, hiện vật trước đây, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt đ ộng kinh t ế của xã hội. Nhờ vậy, đã tạo lập được hành lang pháp lý cho việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xác định chế độ sở hữu và các hình thứ c sở hữu, địa vị p háp lý của các doanh nghiệp, thương gia, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do hợp đồng, các cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư, giảm dần sự can thiệp của cơ quan Nhà nước bằng các bi ện pháp hành chính vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại. Bên cạnh những thành t ựu, ư u điểm và t ác động tích cực đ ến đời sống kinh t ế - xã hội, hệ t hống các văn bản pháp luật về kinh t ế nói riêng cò n bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là trong các quy đ ịnh pháp luật về thủ t ục về cơ chế thực thi pháp luật. 3. Tí nh cưỡng chế nhà nước trong pháp luật Với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc biệt quan trọng, do nhà nước ban hành, xuất phát từ thự c tiễn xã hội, pháp luật nước ta t ất yếu được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cư ỡng chế nhà nước. Pháp luật xã hội chủ nghĩa tuy mang tính cư ỡng chế, nhưng tính cưỡng chế đó đã chứa đựng nhữ ng nội dung mới, khác với cưỡng chế t rong các kiểu pháp luật bóc lột. Do nội dung của pháp luật xã hội chủ nghĩa phù hợp với ý chí, lợi ích của nhân dân nên có điều ki ện được người dân thực hiện một cách tự giác. Các biện pháp cưỡ ng chế đượ c áp dụng đối với những người vi phạm pháp luật trên cơ sở kết hợp giáo dục , thuyết phục , thu hút sự tham gia của xã hội vào cuộc đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật, giúp đỡ nhữ ng người vi phạm pháp luật trở t hành các công dân tốt cho xã hội. Các biện pháp cưỡng chế nhà nư ớc có mục đí ch xử lý nghiêm minh những người có hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục, cải tạo họ thành những ngư ời lao đ ộng lương thiện. Các biện pháp cưỡng ch ế nhà nước được áp dụng khô ng nhằm mục đí ch gây đau đớn, dày vò về thể xác, xú cphạm đến nhân phẩm, danh dự của con người. Hiệu quả áp dụng các biện pháp cư ỡng chế trong pháp luật khô ng chỉ phụ thuộc vào chính bản thân các biện pháp đó mà cò n phụ t huộc vào nhiều yếu t ố khách quan và chủ q uan khác như tính hợp lý, mứ c độ răn đ e, công tác giáo dục đạo đức, pháp luật, dư luận xã hội. Cần thường xuyên thăm dò, nghiên cứ u dư luận xã hội về việc áp dụng các chế tài xử lý vi phạm đ ể từ đó có sự thay đ ổi, b ổ sung cho phù hợp. 4. Cơ sở đạo đức và tính dân tộc của pháp luật Việt Nam Pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa thể hi ện tính dân tộc sâu sắc có mối quan hệ mật thiết với văn hoá, đạo đức, phong tục, tập quán. - Đạo đức truyền thống dân tộc và nhữ ng giá trị, nguyên tắc đạo đứ c tiến bộ nhân loại là cơ sở của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Về cơ bản, giữa chú ng khô ng có sự đối lập nào. Các tư tưởng 19
- và qui tắc đ ạo đức ti ến bộ luô n là cơ sở cho pháp luật xã hội chủ nghĩa. Đ ến lượt mình, pháp luật l ại củng cố và truyền bá các giá trị đạo đức đó Từ Hiến pháp đến các văn bản pháp luật khác đ ều ghi nhận, bảo vệ các quan điểm, chuẩn mự c đạo đứ c truyền thống . Xu hướng chung là pháp luật nước ta càng ghi nhận nhi ều hơn các quy tắc đạo đứ c . xử Sự theo nhữ ng quan điểm, chuẩn mự c đạo đức truyền thống dân tộc đã đ ược Bộ Luật Dân sự ghi nhận thành nguyên tắc pháp lý mà các chủ thể phải tuân theo trong các giao dịch dân sự: +T ự do giao kết hợp đồng nhưng khô ng được trái pháp luật và đạo đứ c xã hội ; + Tự nguyện , bình đ ẳng , thiện chí, hợp tác , trung thự c và ngay thẳng. . . -Tương t ự, trong các quan hệ lao động, Bộ luật lao động cũng quy định nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm, t ính trung thự c giữa người lao đ ộng và người sử dụng lao động. Pháp luật chỉ có t hể thực hiện đ ược vai trò là phương tiện điều chỉnh hàng đầu nếu như có sự h ỗ trợ của các quy p hạm xã hội khác, đặc biệt là đạo đức truyền thống và đạo đứ c tiến b ộ. Các nguyên tắc, chuẩn mự c đạo đứ c luô n là tiêu chí t ác đ ộng đến nội dung của các quy phạm pháp luật,được tính đến khi xem x ét các vấn đ ề pháp lý và ngượ c lại :trong từng vấn đ ề của đạo đứ c đều phải xem xét cả về p hư ơng diện pháp lý. Đồng thời pháp luật còn có mối quan hệ mật thiết vớ i các loại quy tắc xã hội khác như phong tục, tập quán, truyền thống. .. Khi áp dụng pháp luật, muốn đ ược cô ng bằng và đầy đủ, cần phải được b ổ sung bằng tục l ệ,tập quán. Pháp luật Vi ệt Nam bảo vệ những phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dâ n tộc, đồng thời cũng có nhữ ng quy định nhằm ngăn cản, hạn chế và loại trừ dần những t ập tục lạc hậu, phản tiến bộ như tệ đa thê, tảo hô n, nghi là ma lai… 5.Pháp luật là hình thức thể hiện đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam . Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Sự lãnh đ ạo của Đảng đối với tiến trình phát triển của xã hội chỉ có thể đợc thự c hiện thô ngqua nhà nớc bằng một hệ thống pháp luật. Trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước ta có nhiệm vụ thể chế hoá thành các quy định pháp luật đ ể đưa đường lối đó vào cuộc sống. 6. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Pháp luật có p hạm vi đ iều chỉnh rộng. - Các nền pháp luật trước như chủ nô, phong kiến có phạm vi điều chỉnh hẹp, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực hành chính - chí nh trị với mục đí ch b ảo vệ, củng cố nền thống trị của thiểu s ố giai cấp bóc lột, duy trì sự bất bình đẳng trong xã hội. - Pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vi ệt Nam hiện nay có phạm vi điều chỉnh rộng; khô ng nhữ ng chỉ quy đ ịnh về tổ chứ c b ộ máy và hoạt động của các cơ quan nhà nước mà cò n quy định các quyền và nghĩa vụ công dân trong tất cả các lĩnh vực hoạt động x ã hội, quy định nhữ ng vấn đề về quản lý lao động, kiểm tra, thống kê. Nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội mới xuất hiện đã kịp thời có các văn bản pháp luật điều chỉ nh như về bảo vệ môi trường, thị trườngchứ ng khoán, các quan hệ hôn nhân và gia đì nh có yếu tố nư ớc ngoài v.v. . . 3. Câu hỏi: Trình bày nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phôí hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc này được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) như thế nào? Trả lời: 1. Quan niệm về quyền lực nhà nước Với nghĩa chung nhất, quyền lực mà cái mà nhờ đó buộc người khác phải phục tùng, là khả năng thực hiện ý chí của mình trong quan hệ với người khác. Trong xã hội, quyền lực có nhiều loại khác nhau: quyền l ực đạo đức, quyền lực tôn gi áo, quyền lực dòng họ, quyền lực kinh tế…Trong số nhi ều loại quyền lực đ ồng thời tồn tại, đan xen thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau tạo thành chỉnh thể của quyền lự c trong xã hội, đáng chú ý nhất là quyền lực công(quyền lực xã hội) và quy ền lực chính trị. Quyền lực chính trị là một bộ phận của quyền lực trong xã hội, và bao giờ cũng mang tính giai cấp. Trong quan hệ nội b ộ của giai cấp hoặc liên minh giai cấp, quyền lực chính trị có thể chứa đựng nhữ ng mâu thuẫn, thậm chí cả những đ ối kháng, nhưng trong quan hệ với bên ngoài nó thường thống nhất về cơ bản. Trong xã hội hiện đại, bên cạnh quyền lực chí nh trị của giai cấp cầ m quyền còn tồn tạ i quyền lực chí nh trị và y êu cầ u quy ền lực chính trị của giai cấp, tầng lớp khá c. Quyền lực chính trị của giai cấp nắ m quyền cò n được tổ chức thành nhà nước. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài soạn ôn thi tốt nghiệp môn quản lý nhà nước về kinh tế
66 p | 1557 | 913
-
BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 1)
6 p | 698 | 357
-
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TỪ MỘT SỐ HỌC THUYẾT KINH TẾ CẬN, HIỆN ĐẠI VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM
10 p | 936 | 338
-
Ôn thi Quản lý Nhà nước về kinh tế
74 p | 836 | 223
-
Câu hỏi ôn tập Lịch sử nhà nước & pháp luật
4 p | 852 | 208
-
Những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với việc đổi mới mô hình bộ máy nhà nước
20 p | 482 | 129
-
Chuyên đề 3: Quyết định hành chính nhà nước - TS. Hà Quang Ngọc
34 p | 751 | 50
-
Bài giảng Chuyên đề 1: Bản chất của nhà nước XHCN
19 p | 247 | 29
-
Bài giảng Bài 5: Bộ máy nhà nước
0 p | 280 | 24
-
Bài giảng Các quan điểm về nhà nước hiện nay trên thế giới - TS. Ngô Huy Cương
62 p | 97 | 9
-
Nhà nước và pháp luật nước ngoài: Luật kiện tụng hành chính Nhật Bản và một số vấn đề cải cách tố tụng hành chính ở Nhật Bản
7 p | 138 | 9
-
Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
7 p | 87 | 9
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 1 - ThS. Hà Minh Ninh
32 p | 43 | 8
-
Xây dựng nhà nước pháp quyền để huy động các nguồn lực cho phát triển ở Việt Nam hiện nay
5 p | 127 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 1 - ThS. Ngô Minh Tín
45 p | 70 | 4
-
Can thiệp của nhà nước vào các loại khoa học
21 p | 25 | 3
-
Xu thế phát triển của nhà nước pháp quyền Việt Nam trong điều kiện thực hiện Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
9 p | 36 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn