Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHỮNG KINH NGHIỆM PHẪU THUẬT SAU 200 TRƯỜNG HỢP<br />
GHÉP THẬN TỪ NGƯỜI CHO SỐNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Trần Ngọc Sinh**, Chu Văn Nhuận*, Dương Quang Vũ*, Thái Minh Sâm*, Châu Quý Thuận*,<br />
Dư Thị Ngọc Thu*, Hoàng Khắc Chuẩn*, Trần Trọng Trí*, Nguyễn Thị Thái Hà*<br />
<br />
TÓM TẮT:<br />
Mục tiêu: Ghép thận (KTx) tại Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) thời gian qua chủ yếu từ người hiến thận sống<br />
và có quan hệ gia đình. Trong báo cáo này, chúng tôi muốn đánh giá kết quả phẫu thuật trên những trường hợp<br />
ghép tại bệnh viện trong thời gian qua.<br />
<br />
Đ ối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trường hợp lâm sàng, cắt ngang, theo dõi trong 3<br />
tháng đầu sau mổ của những trường hợp (TH) ghép từ 1992 đến 2010. Bệnh nhân là các trường hợp được KTx<br />
tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1992 đến 2010. Chọn người hiến và nhận theo tiêu chuẩn quốc gia. Kỹ thuật mổ chủ<br />
yếu là ghép vào hốc chậu phải, trừ trường hợp hốc chậu phải có chống chỉ định (vết mổ cũ) và vài trường hợp của<br />
loạt đầu từ năm 1992 đến 1997. Thận ghép lấy từ mổ mở cắt thận (1992-2004) và cắt thận qua nội soi ổ bụng<br />
(2004-2005) hay nội soi sau phúc mạc (2005-2010). Ghép nối mạch máu (động mạch: nối tận-tận vào động mạch<br />
chậu trong, nếu có chống chỉ định sẽ nối tận-bên vào động mạch chậu ngoài, khi có viêm tắc động mạch; tĩnh<br />
mạch: nối tĩnh mạch tận-bên vào tĩnh mạch chậu ngoài). Từ năm 1998, sáng kiến phương pháp ghép chuyển vị<br />
tĩnh mạch thận ghép và tĩnh mạch chậu, trường hợp tĩnh mạch thận ghép lấy từ bên phải ngắn, cho phép chỉ ghép<br />
vào hốc chậu phải, trừ trường hợp có chống chỉ định đo vết mổ cũ bên phải. Theo dõi sau ghép trong điều kiện<br />
cách ly vô khuẩn (tuyệt đối trong 7 ngày đầu và tương đối trong 7 ngày kế tiếp), xuất viện 15 ngày sau mổ nếu<br />
diễn tiến tốt. Thuốc ức chế miễn dịch dẫn nhập là cyclosporine A tĩnh mạch và Methyl-Prednisolone (1992-2006)<br />
và Baxiliximab (Simulect®) hoặc Diziazumab (Simulect®) (giai đoạn 2006 trở đi). Thuốc ức chế miễn dịch dùng<br />
sau KTx theo công thức quy ước: Prednisone (Pred), Cyclosporine A (CyA), và Azathioprime (AZA) hoặc MMF.<br />
Kết quả phẫu thuật được đánh giá theo theo diễn tiến trong mổ và sau mổ trong 3 tháng.<br />
Kết quả: 202 lần ghép cho 201 trường hợp (TH) (có một người ghép 2 lần đều là người hiến thận trong gia<br />
đình). Giới tính gồm: 135/201 TH nam giới, (67,16%); 66/201 TH nữ giới, (32,84%). Tuổi trung bình: 33.98 ±<br />
9,44, tuổi lớn nhất: 61, tuổi nhỏ nhất:15. Trừ 3/201 TH ghép từ người hiến thận không cùng huyết thống<br />
(1,49%). Thận ghép lấy từ bên phải: 52/202 thận (25,74%); thận ghép lấy từ bên trái: 150/202 thận (74,26%).<br />
Thận ghép từ mổ mở cắt thận là 88/202 (43,56%); từ phẫu thuật nội soi qua ổ bụng cắt thận 13/202 (6,44%); từ<br />
phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận là 101/202 (50,00%). Kết quả chung sau 3 tháng: thành công 201/202<br />
lần ghép (99,5%) cho 201 TH, một TH bị thải ghép tối cấp phải cắt bỏ thận sau theo dõi 1 tuần lễ. Biến chứng<br />
phẫu thuật đẫn tới tử vong: 0 TH, Biến chứng sau mổ: chảy máu sau mổ lại 2/201 (0,99%); hẹp động mạch hoặc<br />
tĩnh mạch thận ghép: 0 TH; là dò nước tiểu 4/201 (1,99%), phải mổ lại; chậm chức năng thận phải chạy thận<br />
nhân tạo: 2/201TH (0,99%). Biến chứng liên quan đến đáp ứng miễn dịch:1/201 thải ghép tối cấp (cắt bỏ thận<br />
ghép), 49/201 lần ghép bị thải ghép cấp (24,38%) đáp ứng tốt điều trị, không có trường hợp nào phải cắt thận.<br />
Kết luận: Trong thời gian đầu, về kỹ thuật mổ, theo chủ trương: thận phải được ghép vào hốc chậu trái,<br />
thận trái ghép vào hốc chậu phải, nhưng cũng chưa có TH nào ghép vào hốc chậu trái vì chưa lấy thận phải.Thời<br />
gian sau 1997-1998, do chỉ có 1 kíp mổ, do phát kiến kỹ thuật chuyển vị mạch máu, thận trái được ghép tự nhiên<br />
vào hố chậu phải; trường hợp thận phải, sẽ dùng kỹ thuật chuyển vị tĩnh mạch thận ghép và tĩnh mạch chậu để có<br />
thể ghép vào hốc chậu phải mà không cần phải dùng mảnh ghép tĩnh mạch hiễn trong. Các biến chứng sau mổ<br />
*Khoa Tiết niệu, bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Trần Ngọc Sinh.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Bộ môn Tiết Niệu Học, Khoa Y Đại học Y Dược<br />
ĐT: 0989047088.<br />
Email: tnsinh09@gmail.com<br />
**<br />
<br />
387<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
trong vòng 3 tháng đầu như nhiễm khuẩn, chảy máu sau mổ, hẹp động mạch thận... không đáng kể và không như<br />
lo ngại trước đây về ghép thận tại Việt Nam.Vấn đề ức chế miễn dịch không phải là trở ngại lớn trong loạt này<br />
với người cho sống và có quan hệ gia dình, thải ghép cấp dễ dàng khống chế với Methyl-Prednisolone liều cao.<br />
Từ khoá: Ghép thận đồng loại, Ghép thận từ người hiến thận sống, Phẫu thuật cắt thận nội soi để ghép<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURGICAL RESULTS OF LIVING DONOR TRANSPLANTATION (201 CASES) OF CHORAY<br />
HOSPITAL<br />
Tran Ngoc Sinh, Chu Van Nhuan, Duong Quang Vu, Thai Minh Sam, Chau Quy Thuan,<br />
Du Thi Ngoc Thu, Hoang Khac Chuan, Tran Trong Tri, Nguyen Thi Thai Ha<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 387 - 497<br />
Objective: Kidney transplantation (KTx) of Cho Ray Hospital (CHR) is mainly from the living and related<br />
donor. We would like to report the results of our series.<br />
Materials and Methods: A case study on the serial from 1992 to 2010 of CHR. The patients were on<br />
hemodialysis or on CAPD. The donor were select based on the compatibility to the receipient and a open<br />
nephrectomy (1992-2004) or laparoscopic nephrectomy (2004-2005), then retroperitoneal laparoscopic<br />
nephrectomy (2005-2010). The receipient underwent a transplantation by a vascular anastomosis (renal vein: end<br />
to side with the external iliac vein; artery: end to end with the internal iliac artery except and contraindication due<br />
to an atherosclerosis). From year 1998, we have introduce the “vascular disposition technique” for the short vein<br />
graft (right kidney) and we can transplant only on the right iliac fossa (RIF) except a contraindication due to a<br />
surgical history of the RIF. The immuno-suppresive regiment was a convention formula: Prednisone (Pred),<br />
Cyclosporine A (CyA), Azathioprime (AZA) or Mycofenolate Mofetil (MMF). The surgical results was assessed<br />
on per-operative and postoperative following up to 3 months.<br />
Results: There were 202 KTx on 201 patients (pts). Everage of age was 33.98 ± 9.44y/o (n=201 pts). 135/201<br />
(67.16%) were males; 66/201 (32.84%) were females, range: 61 and 15 y/o. There was one pts with 2 times KTx.<br />
198/201 (98.51%) were related donor KTx. And only 3/201 (1.49%) were non related KTx.<br />
There were 52/202 (25.74%) right renaal grafts and 150/202 thận (74.26%) left renal grafts. Three operation<br />
were used for nephrectomy: open 88/202 (43.56%), laparoscopic 13/202 (6.44%) and retroperitoneal 101/202<br />
(50.00%). The post-operatve results after 3 monts were satisfactory in 201/202 RTx (99.5%), one RTx was failed<br />
due to pyperacute rejection (negative fault of anti- leucocyte antibody). Post-operative complications: dead (0.0%),<br />
wound infections (0.0%), bleeding 2/201 (0.99%);, arterial stenosis (0.0%), urinary leaking 4/201 (1.99%),<br />
delayed function 2/201TH (0,99%). Immuno-response: 49/201 (24.38%) acute rejection, sensible to<br />
corticotherapy. No nephrectomy due to acute rejection.<br />
Conclusion: KTx becomes regular operation of CHR. The surgical results was satisfacory, no severe<br />
complication, neither surgical mortality rate. After 18 years, we have some experience with the biggest number in<br />
Vietnam. But we need expand more the number of KTx, not only with living donor but with the brain dead donor.<br />
<br />
Keyword: Allograft in Việt Nam, living donor transplantation,laparoscopic living donor nephrectomy<br />
MỞ ĐẦU<br />
KTx tại BVCR thời gian qua chủ yếu từ<br />
người hiến thận sống và có quan hệ gia đình.<br />
Trong báo cáo này, chúng tôi muốn đánh giá kết<br />
<br />
388<br />
<br />
quả phẫu thuật trên những trường hợp ghép tại<br />
bệnh viện trong thời gian qua, trong đó có một<br />
số kỹ thuật sáng tạo riêng của nhóm ghép<br />
BVCR.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp<br />
Nghiên cứu trường hợp lâm sàng<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
- Bệnh nhân là các trường hợp được KTx tại<br />
bệnh viện Chợ Rẫy từ 1992 đến 2009.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ ; các trường hợp chống<br />
chỉ định phẫu thuật: rối loạn đông máu, suy tim<br />
nặng, nhiễm khuẩn đang diễn tiến, chạy thận<br />
nhân tạo chưa đủ, bất hoà hợp các tiêu chuẩn<br />
miễn dịch ghép.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu:<br />
<br />
-<br />
<br />
Chọn người hiến hiến và nhận thận theo<br />
tiêu chuẩn KTx của Bộ Y Tế (VN), thông qua<br />
Hội đồng KTx BVCR.<br />
<br />
- Chuẩn bị tiền phẫu<br />
+ Xét nghiệm tiền phẫu theo thường quy<br />
của đại phẫu.<br />
+ Chạy thận nhân tạo đủ trước mổ, cập<br />
nhật bilan về chức năng thận sau chạy thận<br />
nhân tạo hoặc lọc màng bụng (ion đồ và<br />
thăng bằng kiềm-toan) (cập nhật vào sáng<br />
ngày trước mổ).<br />
+ Kiểm tra chức năng đông máu: vào buổi<br />
sáng, trước mổ (kiểm tra ảnh hưởng của<br />
Heparin dùng trong thận nhân tạo hôm trước<br />
mổ).<br />
<br />
Phương pháp vô cảm: gây mê<br />
Sau mổ dùng giảm đau loại truyền tĩnh<br />
mạch, hoặc dùng phương pháp gây tê ngoài<br />
màng cứng cho thuốc giảm đau liên tục (giai<br />
đoạn 2004-2010).<br />
- Mổ lấy thận ghép: mổ mở cắt thận (19922004), cắt thận qua nội soi ổ bụng hay nội soi<br />
sau phúc mạc (2004-2010).<br />
- Kỹ thuật mổ: Thời gian đầu, từ năm 1992<br />
đến 1997, thận phải được ghép vào hốc chậu<br />
trái, thận trái ghép vào hốc chậu phải. Thời<br />
gian sau, 1997-1998, do chỉ có 1 kíp mổ, do<br />
phát kiến kỹ thuật chuyển vị mạch máu, thận<br />
được ghép vào hố chậu phải là chỉ định chọn<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lựa chủ yếu dù thận ghép là thận lấy từ bên<br />
phải hay bên trái.<br />
- Phương pháp khâu nối mạch máu: nối<br />
động mạch thận vào động mạch chậu trong,<br />
nếu có nhiều động mạch thận có thể tạo hình<br />
mạch máu ngoài cơ thể (trên bàn rửa thận lúc<br />
lấy thận), hoặc cắt động mạch chậu trong<br />
chừa các nhánh tương ứng. Trường hợp động<br />
mạch chậu trong bị tắc hay bị xơ vữa, sẽ chọn<br />
động mạch chậu ngoài hay động mạch chậu<br />
trong.<br />
- Phương pháp cắm niệu quản vào bàng<br />
quang kiểu “Chu Shue LEE” (gần giống<br />
phương pháp Le Duc) được thực hiện cho 3<br />
trường hợp đầu. Cắm lại niệu quản theo kỹ<br />
thuật Politano-Leadbetter có đặt một thông<br />
niệu quản làm nòng mở ra da qua ngả bàng<br />
quang, rút thông vào ngày thứ 7 đến 10 sau<br />
mổ (loạt 1992-2009) tùy trường hợp; hoặc theo<br />
Lich-Gregoir cải biên bằng cách có đặt một<br />
thông JJ niệu quản-bàng quang làm nòng,<br />
không mở ra ngoài nhưng khâu vào ống<br />
thông niệu đạo-bàng quang bằng chỉ không<br />
tan, cả 2 ống thông cùng được rút bỏ vào<br />
ngày thứ 7 đến 14 sau mổ (loạt 2004-2010)<br />
- Theo dõi sau ghép trong điều kiện cách<br />
ly vô khuẩn (tuyệt đối trong 7 ngày đầu và<br />
tương đối trong 7 ngày kế tiếp), cắt chỉ muộn<br />
hơn mổ thường (10 đến 14 ngày), xuất viện 15<br />
ngày sau mổ nếu diễn tiến tốt.<br />
- Thuốc ức chế miễn dịch dẫn nhập: thay<br />
đổi theo điều kiện có thuốc của khoa Dược:<br />
Azathiopim 100mg (AZA) và Cysclosporine A<br />
(CsA) 5mg/kg vào ngày trước mổ, hoặc thay<br />
CsA bằng Tacrolimus 0,1 đến 0,2 mg/kg, trong<br />
mổ trước khi mở kẹp có dùng MethylPrednisolone truyền nhanh 500mg, những<br />
ngày sau giảm liều dần. Những năm đầu có<br />
dùng dẫn nhập bằng Cyclosporine A tĩnh<br />
mạch (theo phác đồ của GS Chue Shue Lee,<br />
người KTx đầu tiên tại Việt Nam). Từ năm<br />
1994 về sau có dùng các loại “ kháng thể đơn<br />
dòng” như Basiliximab (Simulect®) hoặc<br />
<br />
389<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Daclizumab (Zenapax®), “kháng thể đa dòng”<br />
<br />
chưa dùng vì thị trường tại chỗ chưa có.<br />
<br />
huyết thống, có một người hoà họp 3/6 (“cha<br />
nuôi “ cho con), hai người còn lại hoà hợp 1/6.<br />
<br />
- Thuốc ức chế miễn dịch dùng sau KTx<br />
theo công thức quy ước: Prednisone (Pred),<br />
Cyclosporine A (CyA), và Azathioprime<br />
(AZA) hoặc Mycofenolate Mofetil (MMF).<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm của người nhận thận (n=201 TH):<br />
giới tính, tuổi, mối quan hệ với người hiến thận (201<br />
TH và số cuộc mổ KTx là 202 cuộc<br />
mổ ghép)<br />
<br />
- Kết quả phẫu thật được đánh giá theo theo<br />
diễn tiến sau mổ, chức năng thận và biến chứng<br />
phẫu thuật nếu có (kể cả biến chứng cũa đáp<br />
ứng miễn dịch ghép và do thuốc ức chế miễn<br />
dịch; thải ghép tối cấp và thải ghép cấp).<br />
- Bệnh nhân được khám định kỳ theo dõi<br />
biến chứng sau ghép, điều trị chống thải ghép<br />
và hướng dẫn chế độ phòng ngừa biến chứng<br />
do thuốc ức chế miễn dịch.<br />
- Thống kê theo dõi 3 tháng sau mổ cho<br />
thấy các kết quả ngoại khoa trên đối tượng là<br />
người suy thận mạn giai đoạn cuối được điều<br />
trị bằng KTx.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm bệnh nhân (người nhận thận)<br />
- Bệnh nhân và lần ghép: từ năm 1992 đến<br />
10/2010 có 202 lần ghép với 201 người nhận (có<br />
một người ghép 2 lần). Tất cả đều ghép từ người<br />
hiến thận có liên hệ huyết thống trừ 3/202<br />
(1,49%) TH: 1 TH vợ cho chồng, 1 TH cha nuôi<br />
cho con, và 1 TH sư cô cho đệ tử, tất cả còn lại<br />
(199/202 TH, 98,51%) ghép từ người hiến thận có<br />
liên hệ huyết thống.<br />
1 TH. thải ghép tối cấp phải cắt bỏ thận sau<br />
khi theo dõi đến ngày thứ 8. Thử kháng thể<br />
kháng bạch cầu (tiền mẫn cảm) trong 10 ngày<br />
sau ghép thấy dương tính mạnh dù trước đó âm<br />
tính. Tuy nhiên giải phẫu bệnh không chứng<br />
minh được đó là thải ghép tối cấp (BS Trần<br />
Minh Thông, BVCR, cho kết quả là thải ghép<br />
cấp; mẫu gửi thử tại Thái Lan cho kết quả là<br />
hoại tử ống thận cấp).<br />
+ Các kết quả hoà hợp HLA: không có<br />
trường không hoà hợp hoàn toàn. Những<br />
trường hợp hoà hợp dưới 3/6 locus HLA thường<br />
là anh em ruột, anh em bạn dì, chú bác (liên hệ<br />
cấp F3).Trên 3 người hiến thận không cùng<br />
<br />
390<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ Số TH hoặc<br />
CẬN LÂM SÀNG<br />
lần mổ ghép<br />
Nam<br />
135/201<br />
Nữ<br />
66/201<br />
Tuổi trung bình<br />
33.98 ± 9,44<br />
Tuổi lớn nhất<br />
61<br />
Tuổi nhỏ nhất<br />
15<br />
Có quan hệ huyết thống<br />
199<br />
Không có quan hệ huyết thống<br />
3<br />
Cùng nhóm máu<br />
151/202*<br />
Hòa hợp nhưng khác nhóm<br />
51/202<br />
máu<br />
Tiền mẫn cảm (kháng thể<br />
201/201<br />
kháng HLA)<br />
Không hòa hợp HLA<br />
0<br />
Có hòa hợp 1 đến 2 locus HLA<br />
37/201<br />
Có hòa hợp 3 đến 6 locus HLA 164/201<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
67,16<br />
32,84<br />
<br />
98,51<br />
6,44<br />
74,75<br />
25,25<br />
100,0%<br />
0%<br />
18,41<br />
81,59<br />
<br />
*Có 202 người hiến thận (202 lần xét nghiệm,<br />
cuộc mổ) và 201 người nhận (có 1TH ghép 2 lần)<br />
- Đặc điểm về nguyên nhân gây suy thận<br />
mạn giai đoạn cuối, bảng 2 cho thấy đa số<br />
không biết nguyên nhân vì phát hiện muộn.<br />
Bảng 2: Nguyên nhân suy thận của 201 trường hợp<br />
KTx (1992-2010), đa số không biết nguyên nhân<br />
(phát hiện muộn).<br />
Nguyên nhân<br />
Đái tháo đường<br />
Viêm cầu thận cấp diễn tiến<br />
Thận hư<br />
Thận đa nang<br />
Không rõ nguyên nhân<br />
<br />
Số trường Tỉ lệ (n=201)<br />
hợp<br />
2<br />
1,00<br />
3<br />
1,49<br />
0<br />
0,00<br />
2<br />
1,00<br />
194<br />
96,52<br />
<br />
Số bệnh nhân ghép hàng năm<br />
- Sau những trường hợp đầu thưa thớt (19922000), sau năm 2000, số lượng ghép tăng lên<br />
nhiều lần, một năm bằng từ 2 lần đến 5 lần tổng<br />
số của 10 năm trước cộng lại.<br />
- Biểu đồ 1 trình bày số trường hợp ghép<br />
hàng năm, trong đó 10 trường hợp đầu tiên có<br />
sự tham gia ghép của cố Giáo Sư Chu Shue LEE,<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
cố Phó Giáo Sư Tôn Thất Bách (thuộc Uỷ Ban<br />
KTx quốc gia); GS Luc De Bauwn và BS Hoàng<br />
Anh Dũng (Vương Quốc Bỉ). Những trường sau<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
do nhóm BV Chợ Rẫy thực hiện (theo phác đồ<br />
ghép chuyển vị mạch máu, chủ yếu là ghép vào<br />
hốc chậu phải).<br />
<br />
soá TH<br />
30<br />
<br />
28 26<br />
<br />
25 25<br />
25<br />
20<br />
<br />
18<br />
15<br />
<br />
16<br />
13<br />
<br />
15<br />
10<br />
<br />
soá TH<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
7<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
2 3<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
1992<br />
<br />
1998<br />
<br />
2000<br />
<br />
2002<br />
<br />
2004<br />
<br />
2006<br />
<br />
2008<br />
<br />
2010<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố những trường hợp KTx tại BVCR theo năm (201 TH và số cuộc mổ KTx là 202 cuộc mổ<br />
ghép). Từ 1992-1999 có 10 TH, ghép với sự tham gia của Hội Đồng Ghép thận Quốc Gia hoặc chuyên gia quốc<br />
tế hỗ trợ, từ năm 2000, ghép do ê kíp BVCR thực hiện.<br />
<br />
Chuẩn bị tiền phẫu<br />
Chạy thận nhân tạo đủ trước mổ: 197/201 lần<br />
ghép (98,01%), lọc màng bụng liên tục (CAPD):<br />
3/201 lần ghép (1,49%), không dùng điều trị thay<br />
thế thận trước mổ: 1/201 lần ghép (0,5%). Những<br />
trường hợp lọc máu trước mổ không đủ phải<br />
hoãn mổ: 6/201 TH (2,99%).<br />
<br />
Thận ghép<br />
- Được lấy từ người sống hiến thận, bên của<br />
thận ghép được chọn theo nguyên tắc, nếu hai<br />
thận bình thường về chức năng và hình thể:<br />
chọn bên trái; nếu 2 thận bình thường nhưng có<br />
1 bên kém hơn về chức năng và hình thể: chọn<br />
bên kém. Bên của thận ghép và các phẫu thuật<br />
lấy thận để ghép trên 202 người hiến thận,.<br />
Trong đó có 3 phương pháp lấy thận từ người<br />
hiến thận được áp dụng như sau: (trình bày ở<br />
bảng 2)<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
+ Thận ghép lấy từ bên trái: 52/202 thận<br />
(25,74%)<br />
+ Thận ghép lấy từ bên trái: 150/202 thận<br />
(74,26%)<br />
Các phẫu thuật lấy thận để ghép trên 202<br />
người hiến thận. Có 3 phương pháp lấy thận từ<br />
người hiến thận được áp dụng, phương pháp<br />
mổ mở được từ bỏ sau năm 2004 (chỉ để dự<br />
phòng mổ nội soi thất bại, chuyển mổ, nhưng<br />
chưa có trường hợp nào) (trình bày ở bảng 4).<br />
<br />
391<br />
<br />