intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ TRONG LỜI TỰA CUỐN GÓP PHẦN PHÊ PHÁN KHOA HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC MÁC

Chia sẻ: Lê Quốc Hiếu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

338
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” được Các mác viết từ tháng tám năm 1858 đến tháng giêng năm 1859, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong việc hình thành khoa kinh tế chính trị ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ TRONG LỜI TỰA CUỐN GÓP PHẦN PHÊ PHÁN KHOA HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC MÁC

  1. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ TRONG LỜI TỰA CUỐN GÓP PHẦN PHÊ PHÁN KHOA HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC MÁC Tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” được Các Mác viết từ tháng Tám năm 1858 đến tháng Giêng năm 1859, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong việc hình thành khoa kinh tế chính trị macxít và hoàn thiện triết học macxít. đây là một trong những tác phẩm thiên tài của Mác và cũng là tác phẩm có tính chất nền tảng của chủ nghĩa Mác*. Trong phần Lời tựa**, Mác đã trình bày vắn tắt lịch sử của các công trình nghiên cứu của mình và nêu lên một cách kinh điển quan niệm duy vật về lịch sử. ở đó, ông đã rút ra những kết luận hết sức quan trọng, có tính chất cách mạng đối với lý luận cũng như thực tiễn. Lần đầu tiên, Mác đã trình bày những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử mà trước đó không tìm thấy trong một tác phẩm nào khác. Hội thảo khoa học kỷ niệm lần thứ 185 ngày sinh Các Mác vĩ đại (5. 5. 1818 - 5. 5. 2003) Nguyễn Bá Cường Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Tiếp tục tư tưởng xuất phát trong “Hệ tư tưởng Đức”: “tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất trong những tư liệu sinh hoạt để thoả mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất. Hơn nữa, đó là một hành vi lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi 1
  2. lịch sử mà (hiện nay cũng như hàng nghìn năm về trước) người ta phải thực hiện hằng ngày, hằng giờ, chỉ để nhằm duy trì đời sống con người.” (1), Mác đi đến kết luận: con người muốn sống và sáng tạo ra lịch sử thì trước hết phải sản xuất vật chất. “Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế là con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”(2). Để sản xuất vật chất - cơ sở cho sự sinh tồn và phát triển của xã hội và cũng là cơ sở hình thành nên tất cả các quan hệ xã hội khác - con người không thể không quan hệ với nhau. Đó là yêu cầu khách quan của sự nảy sinh và phát triển của đời sống xã hội. Mác viết: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất”(3). Những quan hệ đó của con người là “những quan hệ nhất định” - không phải là những quan hệ bất kỳ nào, không phải là những quan hệ trừu tượng mà là những quan hệ được xác định, cụ thể, hiện thực - những quan hệ trong quá trình sản xuất ra đời sống xã hội. Những quan hệ đó không phải là những quan hệ tuỳ tiện, muốn thế nào cũng được mà là những quan hệ tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người và loài người. Sản xuất của cải vật chất, theo Mác, xét về tính chất của nó là sản xuất xã hội. Sản xuất của con người biệt lập là một sự trừu tượng không có nội dung và không thể quan niệm được. Chính vì thế, nhiệm vụ quan trọng nhất của khoa học xã hội macxít (chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị học) là nghiên cứu hình thức sản xuất xã hội. Chỉ bằng con đường đó mới có thể vạch ra những thời đại phát triển lịch sử cơ bản của nhân loại và xác định vai trò của sản xuất vật chất trong sự phát triển mọi phương diện của đời sống xã hội. Quan điểm duy vật lịch sử đó của Mác đã cho chúng ta phương pháp nhận thức tổng thể các quan hệ xã hội bằng cách “quy” các quan hệ tư tưởng về các quan hệ vật chất, rồi từ các quan hệ vật chất rút ra các quan hệ sản xuất. Quan 2
  3. hệ sản xuất là những quan hệ đầu tiên, cơ bản nhất, xét đến cùng, quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ đó “hình thành sợi chỉ xuyên qua toàn bộ sự phát triển, sợi chỉ duy nhất có thể làm cho ta hiểu được sự phát triển” của lịch sử xã hội. Nhưng “những quan hệ sản xuất của bất cứ xã hội nào cũng hợp thành một thể thống nhất” nên để hiểu được nó thì phải “viện đến tất cả những quan hệ khác của xã hội” (4). Chính việc rút ra những quan hệ vật chất, theo Lênin, Mác đã cung cấp cho khoa học xã hội một tiêu chuẩn khách quan để vạch ra ranh giới và phân biệt được cái cơ bản với cái phát sinh trong mạng lưới phức tạp của những hiện tượng xã hội. Con người không thể tiến hành sản xuất vật chất được nếu chỉ quan hệ với nhau (quan hệ sản xuất), mà con người còn phải quan hệ với tự nhiên (nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất) - biểu hiện ở lực lượng sản xuất vật chất của xã hội***. Đó là quan hệ “kép”, hay theo Mác, là “quan hệ song trùng” mang tính khách quan, phổ biến trong lịch sử sản xuất vật chất của nhân loại nhằm mục đích cải biến tự nhiên và xã hội. Trình độ của lực lượng sản xuất nói lên trình độ của người lao động và của công cụ lao động. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất biện chứng trong một phương thức sản xuất nhất định. Trong đó, những quan hệ sản xuất “phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất”(5). Như thế, quan hệ sản xuất được coi như là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất. Do sự phát triển không ngừng của sản xuất vật chất làm cho lực lượng sản xuất luôn biến đổi cùng với sự biến đổi to lớn về trình độ của người lao động và công cụ sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách thức kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình, mà trước hết là quan hệ sản xuất vật chất. Tính quyết định sự thay đổi của quan hệ sản xuất thuộc về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Mác khẳng định: 3
  4. “Khi những tư liệu sản xuất vật chất, những lực lượng sản xuất mà thay đổi và phát triển thì những quan hệ xã hội trong đó những cá nhân sản xuất, tức là những quan hệ sản xuất xã hội, cũng thay đổi, biến đổi theo”. Trong mối quan hệ với lực lượng sản xuất, mặc dù bị quyết định nhưng quan hệ sản xuất, đến lượt mình, lại tác động trở lại làm ảnh hưởng đến sự biến đổi của lực lượng sản xuất. Điều này được Mác nêu rõ: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay - đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó - mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất vật chất, những quan hệ ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất”(6). Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn luôn tồn tại sẵn trong mỗi phương thức sản xuất. Nhưng chỉ khi quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích trói buộc và kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thì mới dẫn đến đòi hỏi tất yếu khách quan là phải thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một kiểu quan hệ sản xuất mới cao hơn. “Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”(7). Như vậy, biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được biểu hiện là biện chứng của “phù hợp” (quan hệ sản xuất vốn là hình thức phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất) và “không phù hợp” (do mâu thuẫn giữa tính năng động, cách mạng của lực lượng sản xuất với tính ổn định tương đối của quan hệ sản xuất). Đó là sự phù hợp biện chứng chứa đựng mâu thuẫn và bao hàm mâu thuẫn trong đó bao giờ cũng thể hiện tính độc lập tương đối của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Bởi vì, “phù hợp” hay “không phù hợp” thì quan hệ sản xuất vẫn quy định khuynh hướng phát triển của các quan hệ lợi ích và từ đó quy định hệ thống các yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, tác động thúc đẩy hay kìm hãm chỉ có 4
  5. tính chất tương đối, bởi xét cho cùng, quy luật tất yếu sẽ vạch đường đi cho mình. ở đây, Mác đã vạch ra tính đúng đắn, khoa học của quan điểm duy vật về lịch sử thể hiện ở chỗ coi nhân tố chủ quan của con người có vai trò động lực trong việc phát hiện và giải quyết mâu thuẫn thúc đẩy tiến trình phát triển lịch sử xã hội. 2. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Lần đầu tiên trong Lời tựa, Mác đưa ra khái niệm về cơ sở hạ tầng (cơ cấu kinh tế) và kiến trúc thượng tầng một cách tương đối hoàn chỉnh. Ông cho rằng, mỗi xã hội có một kết cấu kinh tế đặc trưng riêng, tức là cơ sở hiện thực của xã hội, trên đó nảy sinh một kiến trúc thượng tầng tương ứng: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”(8). Mác đã vạch rõ sự thống nhất của những hiện tượng kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng của đời sống xã hội và chỉ ra rằng, xét đến cùng, những hiện tượng ấy đều do sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định. Bởi vậy, với khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, Mác đã cung cấp chìa khoá để nhận thức một cách duy vật mọi hiện tượng xã hội. Xuất phát từ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, áp dụng vào nghiên cứu và nhận thức đời sống xã hội, Mác đã chỉ ra được mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. Cơ cấu kinh tế của xã hội của mỗi thời đại nhất định tạo nên cái cơ sở hiện thực mà xét đến cùng, phải bằng cái cơ sở hiện thực ấy mà giải thích toàn bộ kiến trúc thượng tầng bao gồm các thể chế pháp luật và chính trị, cũng như quan niệm tôn giáo, triết học và các quan niệm khác của mỗi thời kỳ lịch sử xã hội nhất định. Mác khẳng định tính chất quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh 5
  6. chóng”(9). Luận điểm đó của Mác không mảy may gạt bỏ tính độc lập tương đối của kiến trúc thượng tầng, vai trò tích cực của chính quyền nhà nước, của các hình thái ý thức xã hội như pháp luật, đạo đức, tôn giáo, triết học,… Mác cũng lưu ý rằng, không phải cơ sở hạ tầng (cơ cấu kinh tế) thay đổi thì ngay lập tức làm cho toàn bộ kiến trúc thượng tầng “đồ sộ” phải “đảo lộn”. Chính do tính độc lập tương đối nên kiến trúc thượng tầng chỉ “bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” mà thôi. Ông đã chỉ ra phương pháp luận: khi xem xét “những cuộc đảo lộn ấy, bao giờ cũng cần phân biệt cuộc đảo lộn vật chất - mà người ta có thể xác nhận với một sự chính xác của khoa học tự nhiên - trong những điều kiện kinh tế của sản xuất, với những hình thái pháp lý, chính trị, tôn giáo, nghệ thuật hay triết học, với những hình thái tư tưởng trong đó con người ý thức được cuộc xung đột ấy và đấu tranh để giải quyết cuộc xung đột ấy”. Bởi vì, “nếu ta không thể nhận định về một người căn cứ vào ý kiến của chính người đó đối với bản thân, thì ta cũng không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội”(10). Phương pháp luận nghiên cứu lịch sử xã hội ấy bắt nguồn từ một những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đó là tính chất quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”(11). Như thế, chỉ khi nào hiểu được những điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi thời đại tương ứng, khi nào tất cả những cái khác được rút ra từ những điều kiện vật chất ấy thì mới có thể hiểu được tất cả các quan hệ xã hội, các hệ thống tôn giáo, pháp luật và tất cả các quan điểm lý luận và tư tưởng đã xuất hiện trong lịch sử. Luận điểm đó, theo Ăng-ghen, là 6
  7. một phát minh có tác dụng cách mạng hoá không chỉ đối với môn kinh tế chính trị mà còn đối với tất cả các môn khoa học lịch sử nữa(12). Còn luận điểm nói rằng ý thức của con người phụ thuộc vào tồn tại xã hội của họ, chứ không phải ngược lại, xem ra rất đơn giản, đã giáng một đòn chí mạng vào mọi thứ chủ nghĩa duy tâm, ngay cả đối với chủ nghĩa duy tâm ẩn dấu nhất và phủ định tất cả mọi quan điểm quen thuộc về lịch sử trước Mác, làm cho toàn bộ phương thức tư duy chính trị cổ truyền bị sụp đổ. Quan điểm cơ bản đó "vẫn xuyên qua như một sợi chỉ đỏ" tất cả mọi hành động của con người và khẳng định tất cả mọi hoạt động chính trị đều phát sinh từ những sự thúc đẩy vật chất trực tiếp chứ không phải từ những câu nói đi kèm theo những hành động ấy. Như vây, phải xuất phát từ tồn tại xã hội để giải thích ý thức xã hội. 3. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội Trên cơ sở nêu rõ về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, Mác đã xây dựng một phạm trù khoa học có ý nghĩa như là phạm trù nền tảng của chủ nghĩa Mác nói chung và của chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng, đó là phạm trù “ hình thái kinh tế - xã hội”. Hình thái kinh tế - xã hội là một kiểu xã hội ở một trình độ phát triển nhất định, có một kiểu quan hệ sản xuất riêng biệt, với một cơ cấu kinh tế nhất định, trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng nhất định tương ứng với nó. Ông viết: “Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế - xã hội”(13). Khi “giải phẫu” xã hội tư bản chủ nghĩa, Mác đã phát hiện ra những mối quan hệ bản chất, những quan hệ có tính lặp lại trong mọi xã hội, từ đó chỉ ra tính quy luật trong sự vận động và phát triển của xã hội. Theo Mác, chỉ có lấy quan hệ sản xuất làm tiêu chuẩn khách quan thì mới có thể phân biệt được các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. "Những quan hệ sản xuất… hợp thành một 7
  8. xã hội ở vào một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt. Xã hội thời cổ, xã hội phong kiến, xã hội tư sản đều là những tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại”(14). Lấy quan hệ sản xuất làm tiêu chuẩn khách quan để xác định kiểu hình thái kinh tế - xã hội không có nghĩa là tách rời nó khỏi mối quan hệ biện chứng với lực lượng sản xuất, cũng không có nghĩa là muốn xã hội chuyển sang một hình thái mới, cao hơn thì chỉ việc làm thay đổi quan hệ sản xuất của xã hội đó. Sự thay đổi của quan hệ sản xuất cũng như sự thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội phụ thuộc chính vào sự phát triển của các lực lượng sản xuất của bản thân xã hội ấy. Bởi theo Mác, điều hiển nhiên là: “Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hơn cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong bản thân xã hội cũ”(15). Đây là tư tưởng hết sức quan trọng và được coi là một phát hiện có giá trị lý luận khoa học to lớn của Mác. Thực tế lịch sử cho thấy, tất cả các hình thái xã hội không tự mất đi, không ai có thể làm cho nó mất đi khi lực lượng sản xuất chưa phát triển đến một mức độ nhất định. Vì thế, không thể thay thế những quan hệ sản xuất một cách tuỳ tiện, không thể xoá bỏ xã hội nào cả khi mà lực lượng sản xuất của xã hội đó chưa phát triển cao độ. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao là do việc giải quyết những nhiệm vụ, yêu cầu và những xung đột nảy sinh trong mỗi giai đoạn phát triển lịch sử xã hội cụ thể nhất định. Không có một sắc luật nào có thể chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn được. Muốn có một quan hệ sản xuất tiên tiến, thì phải ra sức phát triển lực lượng sản xuất bằng mọi cách, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với 8
  9. trình độ của lực lượng sản xuất, tạo mọi điều kiện để giải phóng tối đa sức sản xuất của xã hội. Mặt khác, cũng không thể thiết lập được quan hệ sản xuất mới cao hơn trong điều kiện lực lượng sản xuất chưa phát triển. Thực tiễn xây dựng quan hệ sản xuất ở Việt Nam trước thời kỳ đổi mới đã chứng tỏ rằng, lực lượng sản xuất không chỉ bị kìm hãm trong điều kiện quan hệ sản xuất lạc hậu mà còn ngay cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính vì thế, “nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được, vì khi xét kỹ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng bản thân những nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó đã có rồi, hay ít ra cũng đang ở trong quá trình hình thành” (16). Từ chỗ khẳng định: cơ sở kinh tế của một xã hội là do sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo nên và quyết định, Mác đã dự đoán được những cái đang hình thành để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trước mắt của nhân loại. Như vậy, điểm mấu chốt, trung tâm của “Lời tựa” của Mác là tư tưởng về hình thái kinh tế - xã hội. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao trong lịch sử phụ thuộc vào các quy luật tất yếu khách quan của xã hội, đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, và nhiều quy luật xã hội khác. Từ đó, Mác tiến tới luận chứng cho sự phát triển dẫn đến diệt vong của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ông viết: “Các quan hệ sản xuất tư sản là hình thức đối kháng cuối cùng của quá trình sản xuất xã hội, đối kháng không phải với nghĩa là đối kháng cá nhân, mà với ý nghĩa là đối kháng nảy sinh từ những điều kiện sinh hoạt xã hội của các cá nhân; nhưng những lực lượng sản xuất phát triển trong lòng xã hội tư sản đồng thời cũng tạo ra những điều kiện vật chất để giải quyết đối kháng ấy. Cho nên với hình thái 9
  10. xã hội tư sản, thời kỳ tiền sử của xã hội loài người đang kết thúc’’(17). Chính từ đây, Mác đã có thể tiến tới tuyên bố: “Giờ tận số của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã điểm” và sự thắng lợi của giai cấp vô sản đang tiến gần , bởi “sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”(18). đây là sự tiếp tục phát triển hơn nữa quan điểm duy vật về lịch sử và theo Ph. Ăng-ghen, nếu đem vận dụng những tư tưởng đó vào thời đại hiện nay thì lập tức cái triển vọng của một cuộc cách mạng vĩ đại, một cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong tất cả các thời đại, liền mở ra trước mắt chúng ta(19). Tóm lại, những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử mà Mác đã trình bày trong Lời tựa của tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”: biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, … là những công thức kinh điển của chủ nghĩa Mác áp dụng vào những quan hệ xã hội, đã làm cho Lời tựa trở thành một văn kiện có giá trị khoa học độc lập, đánh dấu sự phát triển và hoàn thiện của chủ nghĩa Mác. Cuối Lời tựa, Mác dẫn lời của Dante Alighieri (1265 -1321), nhà thơ vĩ đại người Italia: “ở đây hãy vứt bỏ mọi nghi ngờ; Và ở đây mọi sợ hãi phải tiêu tan”. Mác coi đây là phương châm sống của mình trong nghiên cứu khoa học cũng như trong đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng nhân loại thoát khỏi mọi sự bóc lột, mọi sự áp bức, và mọi sự bất công xã hội để tiến tới xây dựng một xã hội theo đúng lý tưởng cộng sản đã được nêu lên trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848): “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”./. Hà Nội, tháng Tư 2003. 10
  11. * Xem C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tậ p, Nxb Chính trị quố c gia, Hà Nộ i, 1993, tậ p 13, tr. 9 - 225. ** Sđd, tr. 13 - 18. Lời tự a đượ c Mác viết vào tháng Giêng 1859, đượ c đăng lầ n đầ u trên t ờ báo ti ếng Đứ c “Das Volk” (“Nhân dân”) ở Luân đôn ngày 4 tháng Sáu 1859 dướ i dạ ng rút ngắ n đôi chút. (1) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr. 39 - 40. (2) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sdd, tập 3, tr. 29. (3) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sdd, tập 13, tr. 14 - 15. (4) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sdd, tập 4, tr. 188. *** Trong tác phẩm “Lao động làm thuê và tư bản” (1849), Mác viết: “Trong sản xuất, người ta không những chỉ tác động vào giới tự nhiên mà còn tác động lẫn nhau nữa. Người ta không thể sản xuất được, nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và sự tác động của họ vào giới tự nhiên, tức là việc sản xuất, chỉ diễn ra trong khuôn khổ của những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó” - Các Mác-Phriđrích Ăng-ghen, Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, Tập I, tr. 745. (5) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sdd, tập 13, tr. 15. (6) , (7) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sdd, tập 13, tr. 15. (8), (9) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sdd, tập 13, tr. 15. (10) , (11) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sdd, tập 13, tr. 15. (12) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sdd, tập 13, tr. 607. (13) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sđd, tr. 15. (14) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, tập 6, tr. 552 - 553. (15) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sđd tập 13, tr.15 -16. 11
  12. (16) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sđd tập 13, tr. 16. (17) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sđd, tr. 16. (18) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sđd, tập 23, tr. 21. (19) C.Mác và Ph.Ăng-ghen, sđd, tập 13, tr. 607. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1