intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO

Chia sẻ: Tien Dat Dat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:227

165
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những phóng sự - ký sự đăng báo Kỳ 1: Hiệu sách cũ của "gã ngông" TT - Có người đã rơi nước mắt khi bất ngờ thấy bút tích của mình trên quyển sách đã bị thất lạc bao năm đang bày bán ở vỉa hè. Có người quyết dốc hết lương hưu dành dụm để mua cho được một độc bản sách. Cũng có người mừng như vớ được vàng khi chỉ trả vài ngàn đồng cho bộ sách cổ nằm lẫn trong đống giấy vụn ve chai...Đó chỉ là những chi tiết nhỏ trong thế giới sách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO

  1. Những phóng sự - ký sự đăng báo NHỮNG PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO 1
  2. Những phóng sự - ký sự đăng báo Tác giả: QUỐC VIỆT TRONG THẾ GIỚI SÁCH CŨ (Phóng sự: báo Tuổi Trẻ từ 15/05 đến 20/05/08) 2
  3. Những phóng sự - ký sự đăng báo 8002/50/51 ,măN ứhT Kỳ 1: Hiệu sách cũ của "gã ngông" TT - Có người đã rơi nước mắt khi bất ngờ thấy bút tích của mình trên quyển sách đã bị thất lạc bao năm đang bày bán ở vỉa hè. Có người quyết dốc hết lương hưu dành dụm để mua cho được một độc bản sách. Cũng có người mừng như vớ được vàng khi chỉ trả vài ngàn đồng cho bộ sách cổ nằm lẫn trong đống giấy vụn ve chai... Đó chỉ là những chi tiết nhỏ trong thế giới sách cũ chứa đựng bao thế thái nhân tình. Trong thế giới sách cũ, có người lấy đó để làm giàu, cũng có nhiều người xem là thú chơi, là đạo của đời mình. Tôi vừa bước vào hiệu sách số 180 Bà Triệu thì bị gọi giật: "Đi đâu đấy?". Một người đàn ông trung niên đang nhìn tôi lừ lừ. Cảm giác ban đầu của tôi thật sốc với tiệm sách cũ có tiếng ở Hà Nội này. Nhưng rồi sau vài câu qua lại hiểu ý khách lạ, ông chủ nhà sách đã nhẹ giọng xuống mặc dù vẫn còn chút bất cần đời. "Anh cứ gọi tôi là gã gàn dở hay gã ngông cũng được. Tôi mới đuổi thẳng cổ mấy cặp sinh viên đấy. Ai đời đi mua sách mà đứa con trai thì tay nhét túi quần, tay phì phèo điếu thuốc, còn con gái vừa xỉa tăm tanh tách vừa trả giá leo lẻo như mua cá” - ông chủ tiệm sách cũ Lương Ngọc Dư lại tự giới thiệu mình bằng một tràng khinh khỉnh. 3
  4. Những phóng sự - ký sự đăng báo Ai biết đọc, biết viết với chút vốn lận lưng cũng có thể buôn sách cũ. Nhưng sẽ không thể có một tiệm sách cũ đàng hoàng nếu như chủ nhân của nó không có vốn đọc đàng hoàng Ông Lương Ngọc Dư Ông Lương Ngọc Dư (phải) và người bạn trẻ mê sách cũ "Tôi sẳn sàng tặng không" Nhưng chỉ nhìn thoáng qua "gia sản" sách quí trong ngôi nhà phố trung tâm Hà Nội này cũng biết ông Dư không phải là kẻ gàn. Những hàng kệ sách cao bằng cả hai thân người chồng lên nhau. Các lối đi ở giữa hẹp đến mức khách lạ phải nghiêng người len vào để không chạm rơi sách. Ấn tượng đập ngay vào mắt là cuốn An Nam tạp chí có ảnh hành quyết tướng sĩ Hoàng Hoa Thám đã ố vàng màu thời gian nhưng vẫn còn rõ mặt những người yêu nước chí lớn không thành. Bộ Thú xem truyện Tàu của lão gia Vương Hồng Sển được đánh số thứ tự, in từ năm 1970 nằm ngay ngắn ở vị trí trang trọng trên kệ sách. Đặc biệt là cuốn Hồng Đức bản đồ của tủ sách Viện khảo cổ, Bộ Quốc gia giáo dục (Sài Gòn - 1962) có nhiều bản đồ minh chứng chủ quyền của VN với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… 4
  5. Những phóng sự - ký sự đăng báo Ông chủ tiệm sách Dư bắt đầu ý hợp với kẻ hậu bối lạ hoắc đến từ miền Nam như tôi. Vừa dẫn tôi đi tham quan "gia sản" sách, ông vừa vui vẻ leo trèo cầu thang để lấy những quyển sách trên cao mà tôi yêu cầu. Người đàn ông tưởng như bất cần đời này cực kỳ nâng niu sách. Nhẹ nhàng lần giở từng trang trong quyển sách ảnh bìa đỏ Chiến tranh giải phóng Việt Nam do Nhật in tặng nhân dân VN, ông rưng rưng kể sách này có những hình ảnh đặc biệt từ cuộc chiến chống Mỹ đến chiến tranh biên giới phía Bắc. Và ông xúc động nhất là chính nhiếp ảnh gia người Nhật đã bỏ mình ở Lạng Sơn để nhân dân VN có quyển sách ảnh quí hiếm. Bây giờ, ngồi nhớ lại chuyện xưa, ông Dư trầm ngâm: "Ai biết đọc, biết viết với chút vốn lận lưng, cũng có thể buôn sách cũ. Nhưng sẽ không thể có một tiệm sách cũ đàng hoàng nếu như chủ nhân của nó không có vốn đọc đàng hoàng". Ông chủ tiệm sách cũ đầy cá tính này cực kỳ khó tính với những kẻ giả cận thị, giả mê sách để "lấy màu" trí thức, nhưng cũng rất quí những người thật sự mê sách. Tiệm sách cũ 180 phố Bà Triệu từng bị tiếng tai "máy chém", ông không thanh minh mà còn hãnh diện, vì ông tin rằng sách quí thì vô giá. Vả lại, đôi khi ông cũng muốn hét giá để những kẻ giả vờ mê sách đừng mua về nhà xếp xó. Tuy nhiên, nhiều người cũng đã tận mắt chứng kiến ông bán rẻ, thậm chí tặng không sách quí cho những người nghèo mê sách và cần sách. Những tủ sách, đời người Quyển Hồng Đức bản đồ quí hiếm của ông Dư Ông Dư là kỹ sư xây dựng. Thời bao cấp túng thiếu, ông đành phải bán chính mớ sách cũ của mình. Một vài lần riết rồi quen, ông đã biết mua lại 5
  6. Những phóng sự - ký sự đăng báo sách cũ để bán cho người có nhu cầu. Có vốn đọc từ hồi đi học, ông tự nhiên vào nghề buôn sách cũ và càng ngày càng thấm dần chữ nghĩa. Những lúc nhàn rỗi, ông miên man đọc hết quyển này đến quyển khác. Ông lặng lẽ trở thành mọt sách lúc nào không biết, thấm thía với từng trang sách hay và xúc động với cả thủ bút của những người đã từng nâng niu nó trước ông. Thời kỳ bao cấp, nhiều trí thức, kể cả chức sắc, tướng lĩnh gặp khó khăn kinh tế, nhà cửa chật hẹp đành phải rời tủ sách. Biết ông Dư là người kinh doanh sách cũ chuyên nghiệp nhưng không xem sách là món hàng nên họ mời ông. "Nhiều lần tôi không kìm nổi xúc động khi đứng trước những tủ sách quí, đặc biệt là sự giữ gìn, nâng niu sách của chủ nhà. Tôi khuyên họ nếu chưa cần phải bán thì cố giữ lại, vì có thể cả đời người chưa tích lũy nổi tủ sách quí giá như vậy" - ông Dư kể. Sau đó một số người quyết định không bán nữa, nhưng đa số vẫn đành phải ngậm ngùi chia tay nó. Một học giả tóc bạc phơ vừa tẩn mẩn phủi từng nếp bụi trên những quyển sách văn học cổ trước khi rời chúng đưa cho ông vừa nghèn nghẹn tâm sự: "Tôi giữ lại thì chưa biết lúc mình chết tủ sách sẽ thế nào. Chuyển cho anh, tôi tin những quyển sách đáng kính này sẽ đến người đọc đáng kính". Ngoài số sách cũ kinh doanh, ông Dư giờ cũng đã có tủ sách của đời mình. Trong đó có một cuốn đặc biệt in ở Pháp vào thế kỷ 18, nội dung viết về địa chí Đông Dương mà nhiều người mê sách cổ trả vàng lượng ông vẫn không bán. Hầu hết chủ nhân những tủ sách quí gia đình đều yêu cầu ông Dư phải xóa dấu tích, thủ bút của họ trên sách. Với ông Dư, "sách quí mà có thêm chữ ký tay, con dấu hay hình ảnh của tên tuổi được xã hội kính trọng thì giá trị của sách sẽ tăng gấp nhiều lần. Nhưng tôi tôn trọng nguyện vọng của những người đã nuốt nước mắt rời nó”. Ông Dư vẫn tâm sự rằng ngày cuối đời nào đó, nếu phải trao lại tủ sách này cho người đọc đáng kính, ông sẽ xóa hết thủ bút khẳng định chủ nhân của mình trên đó. 6
  7. Những phóng sự - ký sự đăng báo Thứ Sáu, 16/05/2008 Kỳ 2: Thư phòng trầm mặc TT - Những ngày lang thang tìm hiểu thế giới sách cũ ở Hà Nội, tôi được nghe kể nhiều về nhà sách số 5 Bát Đàn của ông Phan Trác Cảnh. Ông Phan Trác Cảnh: "Tôi tin sách cũng có hồn" - Ảnh: Quốc Việt Nhà sách không trưng bày bất cứ quyển nào ra mặt tiền và ông chủ cũng là người kiệm lời, trầm tính. Nhưng những người nghiện sách khoa học xã hội, đặc biệt là sách địa chí, lịch sử các dân tộc VN, đều phải gõ cửa nhà sách này. Cả đời cho sách cũ Vợ ông Phan Trác Cảnh nhẹ nhàng mời khách: "Chú muốn mua hay chỉ tham quan cũng được". Mặt tiền tầng trệt không trưng quyển sách nào, nhưng vừa dợm chân bước lên cầu thang lên tầng trên, tôi đã thấy từng dãy sách xếp dọc lối đi. Ông Cảnh đang nghe nhạc Phạm Duy và xem tài liệu dày gần 2.000 trang về hát ả đào, quan họ do chính mình sưu tầm. Thấy khách ghé thăm, ông mỉm cười: "Gần 10 tấn sách, không còn chỗ để chứa nên đành để tạm ra ngoài". Không gian phảng phất mùi giấy cũ. Sách bày kín giá kệ khắp các tường và tầng trên vẫn còn các phòng sách khác. Cuốn Souvernirs de Hue in bằng tiếng Pháp từ năm 1867 của tác giả Michel Duc Chaigneau viết kỷ niệm về Huế đã sờn rách được bọc lại cẩn thận. Các quyển Hán văn tân giáo khoa thư xuất bản năm 1928 và Ngũ thiên tự năm 1929 cũng còn nguyên vẹn. 7
  8. Những phóng sự - ký sự đăng báo Nhiều báo, tạp chí đầu thế kỷ trước như Phong Hóa, Phụ Nữ Tân Văn, Gia Định Báo, Gió Mới, Văn Mới, Nông Cổ Mín Đàm, Nam Phong... vẫn đang nằm trên kệ thách thức thời gian… Thấy tôi mải mê với kệ sách nghiên cứu 54 dân tộc VN, ông Cảnh chỉ cho xem bộ tài liệu đồ sộ gồm 11 tập chuyên nghiên cứu về người Hoa ở VN và những cuốn sách quí viết về người Mường cổ. Người đã dành cả đời cho sách cũ này kể rằng lúc đầu ông còn tập hợp chung các loại sách, nhưng bây giờ tập trung vào nội dung nghiên cứu cổ xưa. "Tác phẩm văn học hay có thể được tái bản. Nhưng các sách nghiên cứu cổ rất kén người đọc, nên hiếm hoi lắm. Nó đang tuyệt bóng dần trên thị trường", ông Cảnh ưu tư, rồi cho tôi xem bộ nghiên cứu lịch sử quân đội VN gồm hàng trăm quyển xếp cả một dãy kệ lớn. Chủ nhân của nhà sách số 5 Bát Đàn này do quá mê văn chương Tự Lực Văn Đoàn mà thành nghiện sách. Nửa chừng xuân của Khái Hưng là quyển sách đầu đời làm ông Cảnh mê mẩn, đó cũng là bản in đầu tiên mà ông vẫn gìn giữ đến giờ như kỷ vật của đời mình. Ngay thời gian còn làm việc ở Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, ông đã xây dựng "gia tài" sách cũ. Những ngày đầu khó khăn, ông phải nhịn cả suất ăn sáng, gói thuốc lá quen thuộc để có tiền mua sách. Bạn bè tưởng ông đã đổi nghề buôn ve chai khi thấy ông cứ lẽo đẽo đi cùng họ để lùng sách quí trong giấy vụn. Những người đọc đáng kính Báo của đầu thế kỷ trước vẫn được nâng niu ở tiệm sách số 5 Bát Đàn - Ảnh: Quốc Việt 8
  9. Những phóng sự - ký sự đăng báo "Hình như sách cũ cũng có linh hồn. Mình quí nó thì nó sẽ tìm mình" - ông chủ tiệm sách Bát Đàn nói. Ông Cảnh kể qua thời đầu chật vật, nhiều người đã tự tìm đến mua bán, trao đổi sách. Thậm chí, một số người ở miền Nam cũng cung cấp sách cũ cho ông. Họ quí ông vì không chỉ bán sách, ông còn là người đọc sâu, biết trọng sách quí. Họ thêm nể ông vì nhà sách không kinh doanh bát nháo mà được nâng niu cẩn thận như thư viện quí. Chính vì vậy, một số người trong những tên tuổi vang bóng như Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Trần Quốc Vượng, Vương Hồng Sển, Hà Văn Tấn, Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm, Phan Ngọc đã xúc động khi thấy tác phẩm mình được nâng niu ở vị trí trang trọng trên kệ sách nhà ông. Và một số người trong họ đã dần trở thành bạn tâm giao của ông. Ngoài nhiều quyển đặc biệt không bán, tiệm sách số 5 Bát Đàn còn hai thứ được ông Cảnh lưu giữ kỹ là cuốn thư mục sách do mình biên soạn và bút tích, hình ảnh những người đọc đáng kính. Giáo sư Nhật Yao Takao lần đầu ghé đây khi còn là sinh viên và nhà sách này còn là ngôi nhà cấp bốn với mái tôn thấp nóng, nhưng Takao đã tìm thấy những cuốn sách văn hóa, văn học cổ mình cần. Đến nay đã 17 năm và dù đã là tiến sĩ, nhưng năm nào ông cũng sang VN để tìm sách và gặp bạn tri kỷ là ông Cảnh. Nhiều chuyến ông còn dẫn theo sinh viên để họ tiếp tục đọc sách quí nơi này. Một người bạn khác của ông Cảnh là nghiên cứu sinh tiến sĩ Imamura. Lần đầu đến từ 15 năm trước, Imamura còn là cựu nhân viên sứ quán Nhật. Mê sách, anh say sưa với các tài liệu quí ở đây. Đến khi nghỉ việc ở sứ quán, anh chọn đề tài lịch sử người Hoa ở VN để nghiên cứu, và nguồn tài liệu từ nhà sách này. Bạn bè anh như vợ chồng nhà khảo cổ nổi tiếng Kikuchi Seichi và Abe Yuriko cũng thành bạn tâm giao của ông Cảnh trong những lần ghé thăm, tìm tài liệu khảo cổ về gốm sứ VN. Ông có hàng trăm bạn quốc tế đến từ Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp..., nhiều người là giáo sư, nhà ngoại giao, khách du lịch. Nhưng ông cũng có những người bạn VN mê sách ở khắp đất nước. Ông cứ nhớ mãi hình ảnh cụ già 80 tuổi từ ngoại thành Hà Nội lọ mọ đến nhà sách vào tối mưa dông tầm tã. Thấy tội cụ già, ông hỏi cần sách gì để giúp nhưng cụ không trả lời. Rồi bất ngờ, cụ ôm lấy một quyển sách sờn ố bật khóc: "Quyển sách này là của bố tôi. Nó đã thất lạc gần 30 năm rồi. Tôi cứ đi tìm mãi". 9
  10. Những phóng sự - ký sự đăng báo Ông Cảnh tâm sự chính những người đọc đáng kính đã giúp mình quyết tâm theo nhà sách đến cùng. Ông bạn Takao hay nhắc nhở bạn: "Ông không có quyền nghỉ hưu, ông chưa được chết, để còn giữ nhà sách này cho đến khi tìm được người xứng đáng nhận lại nó”. Người con trai định theo nghiệp sách của bố và đã được ông gửi gắm niềm tin, nhưng thật buồn là anh bất ngờ qua đời. Đến giờ, ông vẫn chưa tìm được người nào ưng ý. Bởi theo ông, kiếm được người nặng lòng với sách cũ không dễ. Họ phải là người thích đọc, có kiến thức sâu rộng, mà đặc biệt là không mê tiền. "Tôi nghĩ sách có hồn. Nó biết tìm đến người đáng kính hoặc người đáng kính sẽ tìm đến nó” - ông Cảnh nói. Nắng chiều đã tắt sau khe cửa. Thư phòng chìm dần trong bóng tối trầm mặc. Thứ Bảy, 17/05/2008 Kỳ 3: Thư viện bách khoa ở vỉa hè TT - Cơn mưa áp thấp nhiệt đới bất ngờ giăng mờ đường phố TP.HCM, tôi trú mưa trong tiệm sách cũ nhỏ bé quen thuộc trên đường Cách Mạng Tháng Tám. Cô Nguyên bán sách từ hơn mười năm trước vẫn ngồi lặng lẽ trên chiếc ghế xưa. Tuổi xuân đã qua đi, cô không còn trẻ nữa. Nhưng nhà sách thì vẫn nhỏ bé, bạc màu thời gian như thuở tôi còn là sinh viên hay lọ mọ đến nơi này. Từ sách kén người đọc Bất ngờ, tôi tìm lại được cuốn Martin Iden của nhà văn nổi tiếng Jack London mà tôi đã tặng một người bạn. Sách chỉ có chữ lớn làm hình bìa, in trên giấy rơm vàng, do Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội in năm 1985. Cảm xúc xa xưa chợt sống lại. Tiệm sách nhỏ bé này bị tiệm thời trang to đùng kế bên như đè lấp, nhưng lại có nhiều sách văn học đã làm say mê bao thế hệ. Bên cạnh cuốn Martin Iden, quyển Chuông nguyện hồn ai của nhà văn lừng danh Hemingway đang dựa cùng bộ hai tập Quo Vadis của tác giả người Ba Lan Henryk Sienkievich... Tất cả đều là sách cũ, in trên giấy rơm thô nồng mùi thời gian. Thậm chí nó còn cũ kỹ, sờn rách đến mức cô chủ nhà sách phải tỉ mẩn ngồi dán cả bìa. Bất ngờ lại tiếp tục khi tôi phát hiện trọn bộ hai tập Chùm nho uất hận của John Steinbeck đang nằm lặng lẽ trên góc kệ mờ bụi. Sách có đóng dấu nhà sách Khai Trí cũ, trong tủ sách Gió bốn phương, in từ năm 1972. 10
  11. Những phóng sự - ký sự đăng báo Sách cũ bày bán nhiều trên các vỉa hè nhưng người đọc đang vắng dần - Ảnh: QUỐC VIỆT Theo giới mê sách cũ, TP.HCM hiện nay là trung tâm lớn nhất nước về loại sách bạc màu thời gian này, dù nó cũng không được sầm uất với nhiều người bán, người mua như xưa nữa. Đường Cách Mạng Tháng Tám bây giờ còn hai tiệm sách cũ nhỏ bé nằm kế bên hai shop thời trang sặc sỡ. Đường Điện Biên Phủ nay cũng còn vài nhà sách cũ đối diện với cổng công viên Lê Văn Tám. Vẫn gương mặt điềm đạm của những người bán xưa thấp thoáng sau kệ sách mốc meo, vẫn còn rất nhiều sách quí, nhưng họ không bày bán tràn ra hè như ngày nào nữa mà thu gọn lại trong nhà và con hẻm nhỏ. Kinh doanh sách cũ sầm uất nhất TP.HCM hiện nay vẫn là hai con đường quen thuộc Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Huy Liệu với tầm vài chục tiệm sách lớn, nhỏ nằm liền nhau. Những người mê đọc cho rằng các sách cũ giá trị đang vắng dần trên kệ bán TP.HCM. Một phần vì sau thời gian khó khăn phải bán sách lấy miếng ăn, nhiều người thích đọc đã và đang thu hồi sách quí cho tủ sách gia đình. Nguyên nhân khác do nhiều Việt kiều cũng muốn tìm lại kỷ niệm quê hương của mình nên mua rất nhiều sách quí cũ đưa ra nước ngoài. Tuy nhiên, những ngày lang thang trong thế giới sách cũ, tôi vẫn phát hiện rất nhiều sách quí đang ẩn hiện lặng lẽ trong các tiệm sách cũ. Người bán cho rằng họ không cần trưng bày loại sách này ra ngoài nhiều, vì người cần mua sẽ tự biết tìm, biết hỏi, còn mặt tiền phải dành cho những loại sách phổ 11
  12. Những phóng sự - ký sự đăng báo thông dễ bán hơn. Giá cả những loại sách này thường cũng không đắt nếu khách mua quen biết chút ít với nhà sách hoặc đừng quá mù mờ để bị hớ. Tôi mua được cả hai tập Văn minh Tây phương của ba giáo sư nổi tiếng Cran Brinton, John B. Christopher, Robert Lee Wolff, do Nguyễn Văn Lương dịch và Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản năm 1972 có dòng chữ in đậm "ấn bản đặc biệt" ở bìa sau, với giá chỉ 60.000 đồng. Kẻ mua ngẩn ngơ mừng, người bán cũng mỉm cười vì đẩy được bộ sách kén người đọc. Đến niềm vui phổ thông Khác với ngày trước, hầu hết tiệm sách cũ bây giờ đều trưng bày sách, báo phổ thông, dễ đọc ra ngoài để tìm kiếm số đông khách hàng. Trong những ngày mày mò tìm sách cũ, tôi thấy phần đông khách vẫn là các em nhỏ đi mua truyện tranh Nhật Bản, các bà nội trợ say mê tạp chí giới mình, các cô công nhân thích đọc sách phóng sự vụ án xã hội, hoặc cao hơn một chút là tiểu thuyết tình cảm, truyện kiếm hiệp... Cô chủ tiệm sách Phạm Thị Nguyên trên đường Cách Mạng Tháng Tám cho biết bây giờ rất hiếm tiệm sách nào chỉ chuyên doanh các loại sách cao cấp vì quá kén người đọc. Họ phải mở rộng mua vào, bán ra tất cả các loại sách báo mà xã hội đang có nhu cầu. Vừa nói, cô vừa cho xem một loạt sách, báo có giá chỉ 2.000-10.000 đồng đang được xếp ở vị trí kinh doanh đẹp bên ngoài các sách có giá trị. Ngay cả một số tiệm sách cũ lớn và lâu năm ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Hưng Đạo, Điện Biên Phủ, Trần Huy Liệu cũng tràn ngập các loại sách báo có giá tiền cỡ này. Anh Huỳnh Thanh Huy, chủ tiệm sách cũ ở đường Điện Biên Phủ, ước tính cứ ít nhất ba người đi mua các loại sách báo rẻ tiền này mới có một người đến tìm các loại sách cao cấp hơn. Đầu vào của nguồn sách cũng rất dễ kiếm, chủ các tiệm sách cũ chẳng cần mày mò khổ cực đi đâu vì ngày nào cũng có những người gánh ve chai đến bán lại, kể cả các cô cậu học sinh, sinh viên, bà nội trợ muốn bán lại cái mình đã đọc chán để có tiền mua sách, báo mới. Bây giờ, nhiều người ví von rằng các tiệm sách cũ đang dần trở nên giống thư viện bách khoa ở vỉa hè hơn. Ở đó, người mê sách có thể tìm thấy những cuốn sách quí thách thức thời gian và trị giá tiền bạc có thể lên đến hàng triệu đồng. Nhưng ở đó, những người đọc phổ thông khác cũng dễ dàng 12
  13. Những phóng sự - ký sự đăng báo chọn lựa các sách, báo rẻ tiền phù hợp với sở thích của mình. Người thì mải mê sưu tập cho được những cuốn sách quí hiếm vang bóng một thời, người thì lê la sách cũ chỉ vì giá rẻ và có nhiều sách hợp với "gu" đọc của mình. Chính vì vậy, nhiều tiệm sách cũ đủ loại thượng vàng hạ cám. -------------- Có rất nhiều người phải bỏ công và tốn tiền để tìm những cuốn sách quí. Muốn sở hữu được sách quí phải có vốn đọc sâu sắc, phải hiểu biết về giá trị thật trong thị trường sách đặc biệt này để khỏi bị hớ. Chủ Nhật, 18/05/2008 Kỳ 4: Săn lùng "sách độc" TT - Một đời sách trải nhiều đời người như bộ Kinh Dịch in mùa hạ năm Tân Dậu 1681 triều vua Khang Hy lại đang trong tủ sưu tầm sách cổ ở TP.HCM. Muộn hơn, bộ sách học các ngôn ngữ Á Đông nổi tiếng của Trương Vĩnh Ký in năm 1868 có con dấu của ông cũng đang được nâng niu nguyên vẹn... Linh mục Nguyễn Hữu Triết với những cuốn Hán văn từ thế kỷ 17, 18 - Ảnh: QUỐC VIÊT Để sở hữu những quyển sách cực "độc" này, nhiều người đã cả đời săn lùng và trả giá vàng lượng, nhưng đôi khi cũng đến nhanh như duyên số khó ngờ. 13
  14. Những phóng sự - ký sự đăng báo Nghệ thuật săn lùng Suốt cả buổi chiều, dịch giả Vũ Anh Tuấn kể tôi nghe chuyện sưu tầm sách quí của mình. Với ông, tủ sách quí không cần nhiều, mà quan trọng là sách có đáng quí hay không. Bộ sưu tập đặt ở tầng một. 400 quyển sách Pháp ngữ thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mà ông quí nhất được cất kỹ trong tủ kính dựng ngay cửa. Vài ngàn quyển giá trị còn lại được ông xếp ngăn nắp trong phòng làm việc rộng khoảng 30m2, nơi vẫn còn chiếc máy chữ có cách nay nửa thế kỷ. Nhìn hàng gáy sách vang bóng một thời, tôi cảm nhận được ông Tuấn là nhà sưu tầm sách tinh hoa. Ông kể mình không săn sách kiểu bạ gì ôm nấy hay chờ may mắn, mà dựa vào "kim chỉ nam" là những cuốn từ điển tiểu sử và thư tịch tổng quát bằng tiếng Pháp in từ nửa đầu thế kỷ trước. Những người mê sách cổ đều hiểu rằng nếu sách VN không quá xưa để viết bằng chữ Hán Nôm thì rất nhiều cuốn sử dụng Pháp ngữ, nhất là giai đoạn nhiều biến động thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Từ những cuốn từ điển như quyển Dictionnaire Bio - Bibliographie Générale Ancienne Et Moderne De L’Indochine Franc5aise mà ông có thể dò biết các tác giả và nội dung họ viết để thẩm định, chọn hướng sưu tầm giá trị. Quyển sách học ngoại ngữ in năm 1868 vẫn còn con dấu của Trương Vĩnh Ký 14
  15. Những phóng sự - ký sự đăng báo Trong bộ sưu tầm của ông Tuấn, nhiều sách xưa quí hiếm viết về VN bằng tiếng Pháp. Từ tác giả linh mục Cadière viết hàng chục sách văn hóa, lịch sử, phong tục VN, hay hai tác giả Pierre Huard và Maurice Durand ở Trường Viễn Đông Bác Cổ với cuốn sách nổi tiếng Connaissance du Viet Nam, đến Nguyễn Phan Long sâu lắng viết Đời cô Huệ, in từ năm 1921 ở Nhà xuất bản Bắc Kỳ. 20 năm trước, ông Tuấn đã tìm được sách Pháp ngữ đặc biệt viết về phụ nữ VN thời mới của tác giả người Việt này đang lặng lẽ nằm trong bụi phủ. Nhưng thấy ông quá mê nó, người bán đã ra giá bằng hơn 1 triệu đồng bây giờ... Một số người dư dả như thương gia Nguyễn Văn An, Việt kiều Pháp, có thú chơi sách quí của quê hương thì dùng tiền sưu tập. Từ Pháp, ông nhờ bạn bè trong nước săn tìm hộ với giá nào cũng mua. Những lần về nước, chính ông cũng lê la săn lùng. Hơn năm năm trước, ông đã làm giới bán sách cũ ở Sài Gòn xôn xao khi dám bỏ ra 1.000 USD để ẵm trọn bộ ba cuốn thượng, trung, hạ Việt Nam thi nhân tiền chiến của Phan Canh, Nguyễn Tấn Long, trong khi lúc ấy có thể mua giá 1 triệu đồng. Lặng lẽ hơn và cũng mới chơi sách thật sự từ năm 1995, nhưng linh mục Nguyễn Hữu Triết đã gầy dựng một bộ sưu tập sách cổ, đặc biệt là sách Hán Nôm, khiến giới mê sách phải nể phục. Một chiều trong nhà thờ Tân Sa Châu, linh mục đã cho tôi xem bộ hai quyển diễn giải Kinh Dịch triều Khang Hy in năm 1861 ở Trung Hoa. Bìa đã sờn rách, nhưng các chữ Hán bên trong vẫn còn rõ nét. Ngoài ra, tủ sách cổ của linh mục còn rất nhiều sách có tuổi gấp nhiều lần tuổi 65 của ông như bộ sách đồ sộ mười quyển Thọ Thế Bảo Nguyên xuất bản năm Đồng Trị nguyên niên Nhâm Tuất 1862. Đặc biệt, bộ hơn 800 cuốn sách quí gồm đủ ngôn ngữ Hán, Pháp, Việt, Anh có thủ bút những nhân vật nổi tiếng từ triều nhà Nguyễn đến nay. Trong đó, một số cuốn có cả bút tích của Trương Vĩnh Ký xưa và Trần Huy Liệu sau này. Duyên số với sách "độc" Linh mục Nguyễn Hữu Triết tâm sự ông thiếu điều kiện để sưu tầm sách quí bài bản, nhưng ông có nhiều bạn bè tốt và uyên thâm kiến thức giúp đỡ. Chính thầy dạy Hán Nôm Nguyễn Văn Thoa đã nhiệt tình hỗ trợ sưu tập sách Hán Nôm cổ, ngôn ngữ mà ông không thạo để tự thực hiện. Bạn bè người trực tiếp tặng sách cho linh mục, người săn tìm giùm. Trong đó, một 15
  16. Những phóng sự - ký sự đăng báo người bạn Việt kiều Mỹ đã tặng quyển Lục Vân Tiên được cho là cổ nhất từ năm 1865, một cuốn sách linh mục mơ ước mà không thể tìm được. "Sách quí có duyên đến tay người biết đọc, biết trọng nó”, đó là câu tôi thường nghe từ những người mê sách cũ. Ông Vũ Anh Tuấn, người thường đề cao việc sưu tầm sách theo bài bản khoa học, nhưng cũng kể nhiều sách báo quí hiếm bất ngờ đến tay ông như duyên định. Mê thi văn Tản Đà, thích truyện đường rừng Thế Lữ, ông Tuấn từ trước năm 1975 đã ngẩn ngơ với bộ sưu tập trọn 190 số báo Phong Hóa của cụ Đ.B.Đ.. Nhưng ông không dám mơ bộ sưu tập về tay mình vì cụ Đ.B.Đ. rất quí sách. Bất ngờ một chiều mưa năm 1976, người bán sách cũ gọi ông đến lấy bộ báo xưa này. Thì ra sau năm 1975, cụ Đ.B.Đ. không dám tàng trữ sách báo văn hóa cũ trong nhà nên nó trôi nổi qua chiếu sách cũ, rồi đến đúng tay người đang ngóng trông. Về sau, con trai cụ Thế Lữ là tiến sĩ Nguyễn Thế Học từ Mỹ về xin mua lại bộ sưu tập Phong Hóa có đăng nhiều tác phẩm của cha mình. Tiếc đứt ruột, nhưng ông Tuấn quyết định trao cho con trai nhà thơ. Ông tin có duyên đến mình, nhưng con của Thế Lữ còn có duyên hơn mới biết gõ cửa nhà ông. Lần khác, ông Tuấn tình cờ kiếm được quyển Tôi với Tản Đà của Nguyễn Văn Phúc in tại Nhà xuất bản Đời Mới năm 1944. Ngày ấy, ông về Mỹ Tho "thanh lý” sách cũ nhưng không có gì quí. Trên đường về qua tiệm sách cũ nhỏ bé vắng khách, ông định liếc đỡ buồn thì kết duyên ngay với cuốn sách hiếm này. Ngoài duyên số với sách quí, dân sưu tập sách còn "đãi vàng trong cát". Linh mục Triết có duyên lắm mới được "thanh lý” tủ sách quí của cụ N.V.Y.. Nhưng ông cũng kể mình đã mua được rất nhiều sách quí từ những bao sách mớ, trong đó có bộ Kinh Dịch in từ đời Khang Hy ở Trung Hoa. Ban đầu chưa đọc được nội dung, nhưng linh mục cảm nhận sự đặc biệt toát ra từ bìa sách sờn rách và mùi giấy xưa này. Đến khi nghe bạn dạy Hán Nôm diễn giải, linh mục ngẩn ngơ xúc động. Bao thời cuộc thăng trầm, bao phận người lên xuống rồi tan đi như mây gió, nhưng quyển sách cổ vẫn còn đó với thời gian. ___________________ Ở Huế có hai người bạn thân cùng tên Phan, cùng có thú đam mê sách cũ, sách quí, sách hay. Người sở hữu một tủ sách khổng lồ, người có tủ sách quí được bồi đắp qua hai thế hệ. 16
  17. Những phóng sự - ký sự đăng báo Thứ Hai, 19/05/2008 Kỳ 5: "Cặp bài trùng" mê sách quí TT - Ông Nguyễn Hữu Châu Phan và ông Hồ Tấn Phan là hai nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử uy tín thuộc Trung tâm Nghiên cứu Huế. Họ ngoài 70 tuổi, chơi thân với nhau từ hồi còn thanh niên, khi bắt đầu có xu hướng nghiên cứu văn hóa lịch sử. Ông Nguyễn Hữu Châu Phan (trái) và ông Hồ Tấn Phan đang trao đổi chuyện sách vở tại thư viện gia đình Nguyễn Hữu - Ảnh: Thái Lộc Tủ sách hai thế hệ Thư phòng của ông Châu Phan nằm trên tầng hai khu biệt thự giữa một khu vườn rộng rợp bóng cây lâu năm ở đường Nguyễn Huệ, nơi đặt thư viện gia đình Nguyễn Hữu đồng thời là tủ sách của Trung tâm Nghiên cứu Huế do ông Phan chủ trì. Yên tĩnh, sạch sẽ và ngăn nắp. Nhiều tủ gương cao hơn 2m và rất nhiều kệ cao phân chia thư phòng theo từng ô, trong đó đặt từng loại sách khác nhau. Ông Châu Phan cho biết tủ sách hiện hơn 1 vạn cuốn, trong đó thân sinh của ông để lại khoảng 4.500 cuốn và số còn lại do ông sưu tập. "Nhưng chính bộ sách của ông cụ mới là vô song vì là sách quí, chuyên dùng, trong đó có hai loại đặc biệt là sách thủy lâm và sách mỹ thuật - văn học, nhiều quyển hiện nay rất hiếm và rất có giá trị vì ấn hành ít, khó có thể in lại" - ông nói. 17
  18. Những phóng sự - ký sự đăng báo Trong gia sản sách vở do cụ thân sinh ông để lại, được xem rất quí giá và đầy đủ là khoảng 100 bộ từ điển, trong đó có những bộ rất quí như trọn bộ Bách khoa từ điển về cây ở Đông Dương xuất bản liên tục tại Paris từ năm 1908-1942, bộ cá, bộ chim ở Đông Dương, xuất bản tại Pháp đầu thế kỷ 20. Có ba cuốn hồi ký của các vị linh mục bằng tiếng Pháp, một cuốn xuất bản vào thế kỷ 17, hai cuốn xuất bản thế kỷ 18 và rất nhiều cuốn sách xuất bản vào thế kỷ 19. Đặc biệt là bộ sưu tập với rất nhiều văn bản, hồ sơ về địa bạ, văn bản trao đổi, sang nhượng đất dưới triều Nguyễn, cổ nhất trong số đó là những văn bản dưới thời Tự Đức (1847-1883) mà dấu điểm chỉ được thể hiện bằng cách đo dấu đốt lóng tay trỏ cho đến cách dùng dấu điểm chỉ bằng dấu vân tay thời Bảo Đại... Tủ sách của ông đã đoạt giải nhất cuộc thi tủ sách gia đình lần 2 do Nhà xuất bản Văn Nghệ tổ chức vào tháng 3-2008. Trước đây ông Châu Phan vốn là một phụ khảo đại học lớp tốt nghiệp đầu tiên của Viện đại học Huế, trước năm 1975 từng cùng cụ thân sinh Nguyễn Hữu Đính chủ trương thành lập NXB Sùng Chính Huế và tập san Nghiên Cứu VN, đồng thời ấn hành nhiều công trình nghiên cứu lịch sử. Những năm 1990, Trung tâm Nghiên cứu Huế đã được thành lập tại gia đình Nguyễn Hữu nhằm tạo điều kiện cho những ai có thể đi sâu vào công cuộc nghiên cứu văn hóa Huế, cụ Nguyễn Hữu Đính là giám đốc đầu tiên, cùng con trai là Châu Phan cũng là thành viên sáng lập, đồng thời là người hoạt động tích cực. Cho đến nay, dưới sự kiên trì của ông Châu Phan là người thực hiện chính, Trung tâm Nghiên cứu Huế đã cho ra đời năm cuốn Nghiên Cứu Huế và đang sắp sửa ra mắt cuốn thứ sáu. Nhiều độc giả là các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một trong những tạp chí xứng đáng, uy tín và rất được dư luận ủng hộ. "Cái gì tìm không có thì về ông Phan" Năm 2005, khi quay một bộ phim về giai đoạn thanh niên xuống đường đấu tranh tại miền Nam VN trước năm 1975 có cảnh cậu bé bán báo dạo cầm trên tay tờ báo đương thời có những bài viết về sự kiện trên, nhà làm phim tìm tờ báo nhiều nơi mà không có. Đến ông Tấn Phan, ngay tức thì họ được đáp ứng. 18
  19. Những phóng sự - ký sự đăng báo Câu nói "Cái gì không có thì cứ về ông Phan" có lẽ xuất phát từ đó. Chỉ có điều tủ sách đồ sộ của ông đã bị cơn lũ lịch sử năm 1999 tàn phá đi phần lớn những "hàng độc". Là một giáo viên dạy tiểu học nhưng ông Tấn Phan có thiên hướng nghiên cứu văn hóa lịch sử, đặc biệt là văn bản học từ khá sớm, nhất là giai đoạn trước năm 1975, khi có điều kiện ông thường xuyên sưu tầm, trao đổi sách với một số nhà nghiên cứu kỳ cựu chủ sở hữu những tủ sách lớn ở Huế. Cuốn sách giáo khoa về lịch sử của tác giả Charles B-Maybon xuất bản năm 1919, là quà tặng đầu đời của cụ Nguyễn Hữu Đính cho con trai là Nguyễn Hữu Châu Phan khi đỗ vào ban văn - sử - địa của Trường ĐH Sư phạm Huế năm 1958 - Ảnh: Thái Lộc Sau năm 1975, cầm trong tay mấy lượng vàng, ông lên máy bay ra Hà Nội tìm sách. Trong nhiều tháng trời, ông liên hệ tìm tòi ở các trung tâm lưu trữ, thư viện lớn, các tủ sách lớn và các hiệu sách cũ đất Hà thành, phần thì mua, phần trao đổi, phần thì bằng nhiều mối quan hệ nhờ vả tìm kiếm. Ông chuyển về Huế 14 thùng lớn chứa sách, tạp chí đủ loại mà phần lớn dân chơi sách không có. Ngày nay toàn bộ các bộ sử lớn, những bộ sách văn hóa, nghệ thuật phục vụ công việc nghiên cứu mà ông có từ trước năm 1975 đều được in và tái bản mới và nhiều người có. Nhưng những cổ bản bằng chữ Hán được in trên giấy bổi, hoặc những sách xuất bản trước năm 1975, thậm chí trước năm 1945 và trong thế kỷ 19 do những nhà xuất bản nổi tiếng nước ngoài xuất bản lần thứ nhất, nhì, ba... thì không phải tủ sách hoặc thư viện lớn nào cũng 19
  20. Những phóng sự - ký sự đăng báo có nhiều như trong các tủ sách và nằm la liệt trên tầng gác của ông Tấn Phan. Nhưng đó chưa phải là những "hàng độc" của ông, bởi trong tay ông hiện còn lưu giữ những tập sách, tài liệu, văn bản vô cùng quí giá, độc đáo. Thuộc vào hàng cực hiếm có thể kể đến bộ sử Thực lục đệ thất kỷ phụ biên bản chép tay của Quốc Sử quán triều Nguyễn thực hiện dưới triều Khải Định (1916-1924). Từ lâu nay, bộ Đại Nam thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn đã được Viện Sử học VN phiên dịch thành 38 tập để lưu hành, và người ta tin rằng đó là toàn bộ thực lục của triều Nguyễn. Thực tế đến thời Khải Định, Quốc Sử quán cũng soạn thêm Đệ thất kỷ và hai phụ biên là triều Thành Thái và Duy Tân. Chỉ có điều do triều đình Huế đương thời "thiếu tiền" nên không được khắc bản gỗ để in ra và nó được tổ chức chép tay thành sáu bản. Thời gian dài loạn lạc lưu tán, đến sau năm 1975 các sử gia VN sang Pháp và tiếp cận với một bản gốc đầy đủ, và chỉ được phép photocopy mang về. Vậy mà một trong sáu bản chép tay ấy đang nằm trong tay ông Tấn Phan. Chưa kể đến những châu bản - văn bản các nghị sự quan trọng của triều đình có châu phê (chữ phê của vua) - trong giai đoạn rối ren của lịch sử triều Nguyễn cuối thế kỷ 19 mà ông nói chưa đến thời điểm công bố, trong tay ông Phan hiện còn tập các lời ai điếu cụ Phan Bội Châu của vị thư ký tòa soạn báo Tiếng Dân được xem độc nhất vô nhị. Ngay sau khi cụ Phan mất tại Huế năm 1940, phụ trách tờ Tiếng Dân lúc ấy là Huỳnh Thúc Kháng nhận được rất nhiều lời ai điếu cụ Phan. Tất cả những lời ấy được cụ Huỳnh chủ trương đăng, nhưng trước khi cho đăng chính quyền thực dân đã kiểm duyệt vô cùng nghiêm ngặt, cắt từng câu, từng chữ. Vị thư ký tòa soạn báo Tiếng Dân lúc ấy đã cắt tất cả những đoạn được đăng trên báo dán vào một cuốn tập, đồng thời viết xen kẽ vào đó những câu, chữ, thậm chí cả dấu chấm câu đã bị kiểm duyệt bởi chính quyền thực dân để làm tư liệu cho tòa soạn. Nhiều người gọi họ là “bác sĩ” của sách cũ. “Chữa bệnh” cho sách cổ, với họ, đó là tấm lòng dành cho hậu thế. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2