intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề cơ bản về Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Quyển 1): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Thường thức về Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Quyển 1 - Những vấn đề cơ bản)" Phần 1 gồm các nội dung chính như sau: Quá trình hình thành và phát triển của khoa học kinh tế chính trị Mác - Lênin; Vị trí của kinh tế chính trị trong chủ nghĩa Mác - Lênin; Sự khác nhau giữa kinh tế chính trị Mác - Lênin với các trường phái kinh tế chính trị khác;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề cơ bản về Kinh tế chính trị Mác-Lênin (Quyển 1): Phần 1

  1. HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương TRẦN THANH LÂM Phó Chủ tịch Hội đồng Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật VŨ TRỌNG LÂM Thành viên NGUYỄN HO I ANH PHẠM THỊ THINH NGUYỄN ĐỨC T I TỐNG VĂN THANH 2
  2. BAN CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN BỘ SÁCH LÝ LUẬN PHỔ THÔNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN RỘNG RÃI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC TRƯỞNG BAN GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương CÁC THÀNH VIÊN PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc Phó Trưởng ban GS.TS. Lê Văn Lợi Thành viên PGS.TS. Dương Trung Ý Thành viên GS.TS. Trần Văn Phòng Thành viên PGS.TS. Trần Minh Trưởng Thành viên BAN BIÊN SOẠN PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa (Chủ biên) PGS.TS. Đoàn Xuân Thủy TS. Nguyễn Huy Thám PGS.TS. Phạm Thị Túy PGS.TS. Trần Hoa Phượng PGS.TS. An Như Hải TS. Trương Nam Trung PGS.TS. Nguyễn Minh Quang TS. Phạm Anh PGS.TS. Nguyễn Khắc Thanh TS. Hồ Thanh Thủy PGS.TS. Hoàng Thị Bích Loan TS. Tạ Thị Đoàn PGS.TS. Lê Quốc Lý TS. Vũ Ngọc Thanh PGS.TS. Vũ Văn Phúc TS. Nguyễn Thanh Sơn TS. Mai Tế Hởn 4
  3. LỜI GIỚI THIỆU Đ ại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991) khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Từ đó đến nay, Đảng luôn luôn nhấn mạnh “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định “kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Cùng với khẳng định vai trò, giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, Đảng ta thường xuyên quan tâm, coi trọng tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” đã xác định một trong những hướng 5
  4. nghiên cứu chủ yếu là “Tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị bền vững phù hợp với thực tiễn Việt Nam; chỉ rõ vấn đề cần bổ sung, phát triển. Tiếp tục nghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, làm rõ sự bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh”. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, trong thời gian qua công tác lý luận đã đạt được những kết quả quan trọng. Tư duy lý luận tiếp tục có bước phát triển. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được đổi mới cả về nội dung và hình thức, đã góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Nội dung, phương pháp tuyên truyền còn đơn giản; tài liệu tuyên truyền chưa đa dạng; thiếu những bộ tài liệu mang tính cẩm nang, thường thức chính trị, ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Hiệu quả tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa cao. 6
  5. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thật sâu sắc, toàn diện, hệ thống. Chính vì vậy, Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quán triệt và thực hiện các nghị quyết của Đảng, với vai trò là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của hệ thống chính trị, trung tâm quốc gia nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ năm 2020, dưới sự chỉ đạo của GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nhóm tác giả, các nhà khoa học ở các viện chuyên ngành thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã biên soạn bộ sách lý luận phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới đất nước. Bộ sách gồm nhiều quyển, tập trung nghiên cứu 10 nhóm vấn đề: 1. Thường thức về triết học Mác - Lênin. 2. Thường thức về kinh tế chính trị Mác - Lênin. 3. Thường thức về chủ nghĩa xã hội khoa học. 4. Thường thức về tư tưởng Hồ Chí Minh. 5. Thường thức về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 6. Thường thức về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. 7
  6. 7. Thường thức về hệ thống chính trị Việt Nam. 8. Thường thức về nhà nước và pháp luật. 9. Thường thức về văn hóa. 10. Thường thức về dân tộc, tôn giáo. Bộ sách được biên soạn công phu, khoa học, nội dung súc tích, bảo đảm tính cơ bản, hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới đất nước nhằm đáp ứng yêu cầu công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến lý luận rộng rãi cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bối cảnh mới. Mặc dù đã rất cố gắng trong công tác biên soạn, biên tập, nhưng đây là những cuốn sách thường thức, phổ thông đòi hỏi phải có cách thức tiếp cận và thể hiện phù hợp, nên chắc chắn khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Ban Biên soạn và Nhà xuất bản mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để bộ sách được hoàn thiện hơn về nội dung trong những lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu bộ sách quý với bạn đọc. Tháng 7 năm 2023 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 8
  7. LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin, là thành tố quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Trong nhiều thập kỷ phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, khoa học kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng và chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung đã và đang được truyền bá sâu rộng trong đông đảo cán bộ, đảng viên, học viên và các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới tư duy, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trước bối cảnh phát triển và nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới càng đặt ra yêu cầu truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng một cách hiệu quả và rộng mở hơn, Viện Kinh tế chính trị học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn bộ sách Thường thức về kinh tế chính trị Mác - Lênin nhằm phục vụ đông đảo bạn đọc. Tập thể tác giả biên soạn đã lựa chọn những nội dung cốt lõi nhất trong kinh tế chính trị Mác - Lênin và hệ thống hóa theo trình tự nghiên cứu cũng như diễn đạt dưới hình thức giản dị, đại chúng nhất. 9
  8. Bộ sách Thường thức về kinh tế chính trị Mác - Lênin gồm nhiều quyển. Trong Quyển 1 này trình bày nội dung cơ bản về kinh tế chính trị của C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I.Lênin; các nội dung khác sẽ được tiếp tục trình bày ở những tập tiếp theo. Mặc dù đã rất nỗ lực, nhưng việc biên soạn chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, Ban biên soạn rất mong nhận được ý kiến đóng góp, xây dựng của quý độc giả để hoàn thiện nội dung cuốn sách trong lần xuất bản sau. BAN BIÊN SOẠN 10
  9. Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN 1. Kinh tế chính trị Mác - Lênin Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một chuyên ngành khoa học kinh tế do C.Mác cùng với Ph.Ăngghen sáng lập từ giữa thế kỷ XIX và được V.I.Lênin bổ sung, phát triển trong những năm đầu thế kỷ XX. Sau đó, kinh tế chính trị Mác - Lênin được các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới tiếp tục bổ sung, phát triển. C.Mác (Karl Henrich Marx) sinh ngày 05/5/1818 tại Trier (Đức), mất ngày 14/3/1883 tại London (Anh); là nhà lý luận lỗi lạc, nhà cách mạng vô sản vĩ đại, người đã cùng với Ph.Ăngghen sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và C.Mác chủ nghĩa duy vật lịch sử, (1818-1883) kinh tế chính trị học mácxít, chủ nghĩa cộng sản khoa học; người sáng lập, 11
  10. tổ chức và lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế. Ph.Ăngghen (Friedrich Engels) sinh ngày 28/11/1820 tại Barmen (Đức), mất ngày 05/8/1895 tại London (Anh); là nhà lý luận chính trị và nhà khoa học vĩ đại, người đã cùng với C.Mác sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản. Ph.Ăngghen (1820-1895) Ông và C.Mác là đồng tác giả bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và nhiều tác phẩm nổi tiếng khác, nhưng Ph.Ăngghen lại đề nghị học thuyết của hai người được mang tên C.Mác, đó là sự khiêm nhường hiếm thấy của một thiên tài. V.I.Lênin (Vladimir Ilyich Ulyanov) sinh ngày 22/4/1870 tại Simbirsk (Nga), mất ngày 21/01/1924; là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, nhà triết học nổi tiếng, một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là V.I.Lênin người phát triển học thuyết (1870-1924) của C.Mác và Ph.Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga 12
  11. tiến hành Cách mạng Tháng Mười (07/11/1917), thành lập nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. 2. Quá trình hình thành và phát triển của khoa học kinh tế chính trị Mác - Lênin Thuật ngữ khoa học kinh tế chính trị được xuất hiện ở châu Âu năm 1615 trong tác phẩm Chuyên luận về kinh tế chính trị của nhà kinh tế học người Pháp A.Montchrestien (1575-1621). Trong tác phẩm, tác giả đề xuất môn khoa học mới - môn kinh tế chính trị. Tuy nhiên, tác phẩm đó chỉ là phác thảo về môn học kinh tế chính trị. Tới thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện hệ thống lý luận của nhà kinh tế học người Anh A.Smith (1723-1790), kinh tế chính trị chính thức trở thành môn học với các phạm trù, khái niệm chuyên ngành. Từ đó, kinh tế chính trị không ngừng được bổ sung, phát triển cho đến hiện nay. Quá trình phát triển của khoa kinh tế chính trị được khái quát qua các thời kỳ lịch sử như sau: Thứ nhất, các tư tưởng kinh tế từ thời cổ đại đến thế kỷ XVIII. Thứ hai, các học thuyết kinh tế từ sau thế kỷ thứ XVIII đến nay. Dựa trên sự kế thừa một cách có phê phán lý luận kinh tế chính trị cổ điển, trực tiếp là của 13
  12. nhà kinh tế học người Anh D.Ricardo (1772-1823), C.Mác đã xây dựng hệ thống lý luận kinh tế chính trị mang tính cách mạng, khoa học, toàn diện về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tìm ra những quy luật kinh tế chi phối sự hình thành, phát triển và luận chứng vai trò lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen cũng là người có công lao vĩ đại trong việc công bố lý luận kinh tế chính trị, một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. Sau khi C.Mác và Ph.Ăngghen qua đời, V.I.Lênin tiếp tục kế thừa, bổ sung, phát triển lý luận kinh tế chính trị theo phương pháp luận của C.Mác và có những đóng góp khoa học rất lớn. Trong đó, nổi bật là kết quả nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm kinh tế của độc quyền, độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội... Với ý nghĩa đó, dòng lý thuyết kinh tế chính trị này được định danh với tên gọi kinh tế chính trị Mác - Lênin. Sau khi V.I.Lênin qua đời, lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin tiếp tục được các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới bổ sung, phát triển cho tới ngày nay. 14
  13. Như vậy, kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong những dòng lý thuyết kinh tế chính trị nằm trong dòng chảy tư tưởng kinh tế phát triển liên tục trên thế giới, được hình thành, xây dựng bởi C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị khoa học kinh tế chính trị của nhân loại trước đó, trực tiếp là những giá trị khoa học của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. Kinh tế chính trị Mác - Lênin có quá trình phát triển không ngừng kể từ giữa thế kỷ XIX đến nay. Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một môn khoa học trong hệ thống các môn khoa học kinh tế của nhân loại. 3. Vị trí của kinh tế chính trị trong chủ nghĩa Mác - Lênin Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin, bao gồm: triết học Mác - Lênin; kinh tế chính trị Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Cùng với triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, luận chứng sự phủ định biện chứng tất yếu của phương thức sản xuất đó bằng một phương thức sản xuất tiến bộ hơn... Nắm vững được lý luận khoa học của kinh tế 15
  14. chính trị Mác - Lênin sẽ hiểu sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội khoa học. 4. Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu gì? Xã hội loài người không thể ngừng sản xuất và trao đổi. Do đó, sản xuất và trao đổi là tất yếu trong sự phát triển của nhân loại. Trong sản xuất và trao đổi có rất nhiều mối quan hệ kinh tế khách quan. Kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu các quan hệ xã hội giữa con người và con người trong quá trình sản xuất và trao đổi đó. 5. Sự khác nhau giữa kinh tế chính trị Mác - Lênin với các trường phái kinh tế chính trị khác Kinh tế chính trị Mác - Lênin khác căn bản với các trường phái kinh tế chính trị khác ở chỗ nó góp phần luận chứng một cách khoa học về sự hình thành một cách tất yếu xã hội xã hội chủ nghĩa trong tương lai của loài người. Các trường phái kinh tế chính trị khác có thể cũng nghiên cứu quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất và trao đổi, song các trường phái kinh tế chính trị đó khác với kinh tế chính trị Mác - Lênin ở chỗ không tham gia vào việc luận chứng cho sự hình thành xã hội xã hội chủ nghĩa. 16
  15. 6. Chức năng thực tiễn của kinh tế chính trị Mác - Lênin Chức năng thực tiễn của kinh tế chính trị Mác - Lênin là góp phần cải tạo xã hội theo xu hướng tiến bộ. Trên cơ sở nhận thức được mở rộng, làm phong phú, trở nên sâu sắc do được tiếp nhận những tri thức là kết quả nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin, người lao động cũng như những nhà hoạch định chính sách hình thành được năng lực, kỹ năng vận dụng các quy luật kinh tế vào trong thực tiễn hoạt động lao động cũng như quản trị quốc gia của mình. Việc vận dụng đúng các quy luật kinh tế khách quan thông qua điều chỉnh hành vi cá nhân hoặc các chính sách kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng tiến bộ. Kinh tế chính trị Mác - Lênin, theo nghĩa đó, thực hiện chức năng cải tạo thực tiễn, thúc đẩy văn minh của xã hội; nó tham gia đắc lực vào sự hình thành phương pháp luận, cơ sở khoa học để giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong quá trình phát triển, tạo động lực thúc đẩy từng cá nhân và toàn xã hội sáng tạo, từ đó cải thiện không ngừng đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội. 17
  16. Kinh tế chính trị Mác - Lênin là cơ sở khoa học lý luận để nhận diện và định vị vai trò, trách nhiệm sáng tạo cao cả của các thành viên trong xã hội. Từ đó xây dựng tư duy, tầm nhìn và kỹ năng tiến hành các hoạt động kinh tế - xã hội trên mọi lĩnh vực ngành nghề của đời sống xã hội phù hợp với quy luật khách quan. Thông qua đó đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của xã hội. 7. Chức năng tư tưởng của kinh tế chính trị Mác - Lênin Kinh tế chính trị Mác - Lênin góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng mới cho những người lao động tiến bộ, biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và của xã hội, yêu chuộng tự do, hòa bình, củng cố niềm tin cho sự phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Kinh tế chính trị Mác - Lênin góp phần xây dựng lý tưởng khoa học cho những chủ thể có mong muốn thực hành xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp, hướng tới giải phóng con người, xóa bỏ dần những áp bức, bất công giữa con người với con người. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0