intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập và hình thức thi học phần: Thẩm định tín dụng (Học kỳ 2 - 2014-2015)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Nội dung ôn tập và hình thức thi học phần: Thẩm định tín dụng (Học kỳ 2 - 2014-2015)" cung cấp các kiến thức quan trọng về quy trình thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro và phân tích tài chính khách hàng vay vốn. Mục tiêu của tài liệu là giúp người học nắm vững các nguyên tắc và kỹ thuật thẩm định để áp dụng vào thực tế hoạt động tín dụng ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Nội dung ôn tập và hình thức thi học phần: Thẩm định tín dụng (Học kỳ 2 - 2014-2015)" để biết thêm chi tiết về phương pháp ôn tập và cấu trúc bài thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập và hình thức thi học phần: Thẩm định tín dụng (Học kỳ 2 - 2014-2015)

  1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ HÌNH THỨC THI HỌC PHẦN: THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG (3 TÍN CHỈ) HỌC KỲ 2_2014-2015 I. HÌNH THỨC ĐỀ THI 1. Đề thi gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập được trình bày dưới dạng tự luận. 2. Sinh viên làm bài thi trong thời gian 90 phút, không được sử dụng tài liệu. II. LƯU Ý ĐỐI VỚI THÍ SINH Để đạt được kết quả tốt trong kỳ thi, thí sinh cần chuẩn bị: 1. Tham khảo kỹ nội dung ôn tập tại mục III 2. Đọc kỹ bài giảng và các tài liệu do giảng viên cung cấp và giới thiệu. 3. Dự học và làm đầy đủ các bài tập do giảng viên cung cấp. 4. Nắm bắt các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan.
  2. 2 III. NỘI DUNG ÔN TẬP Chương 1: QUY TRÌNH CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG 1. Ý nghĩa của thẩm định tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng. 2. Các bước của quy trình thẩm định tín dụng. 3. Mối quan hệ giữa các khâu thẩm định tín dụng và quyết định tín dụng. Một số câu hỏi mẫu: Câu 1. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, công tác thẩm định tín dụng đóng vai trò như thế nào ? Câu 2. Trình bày các bước chủ yếu của quy trình thẩm định tín dụng ngân hàng. Chương 2: THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN 1. Nắm vững các nội dung thẩm định: tư cách pháp lý, năng lực quản lý, tình hình tài chính, phương án vay vốn, uy tín của khách hàng 2. Các tỷ số phân tích báo cáo tài chính và cách đánh giá, nhận xét. 3. Thẩm định dự báo kết quả kinh doanh và nguồn trả nợ của khách hàng 4. Biết vận dụng các nội dung thẩm định vào tình huống cụ thể. Một số câu hỏi mẫu: Câu 1. Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp khác nhau như thế nào ? Câu 2. Mức độ tin cậy của báo cáo tài chính ảnh hưởng ra sao đến công tác thẩm định tín dụng ? Chương 3: THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN 1. Nắm vững đối tượng của thẩm định tín dụng trung dài hạn. 2. Phương pháp thẩm định, nội dung thẩm định tín dụng trung dài hạn: doanh thu, chi phí, dòng tiền dự án, chi phí sử dụng vốn, các chỉ tiêu thẩm định
  3. 3 3. Xác định khả năng trả nợ của dự án. 4. Phương pháp phân tích rủi ro dự án đầu tư. Một số câu hỏi mẫu: Câu 1. Đối với dự án đầu tư của khách hàng vay vốn, làm thế nào để ngân hàng xác định chi phí sử dụng vốn phù hợp ? Câu 2. Phân tích rủi ro dự án đầu tư ảnh hưởng thế nào đến quyết định cho vay của ngân hàng ? Chương 4: THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO 1. Khái niệm, ý nghĩa, phân loại tài sản đảm bảo. 2. Các nội dung cần quan tâm khi thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo. 3. Phương pháp định giá tài sản đảm bảo. 4. Ý nghĩa của khả năng thanh lý của tài sản đảm bảo. Một số câu hỏi mẫu: Câu 1. Phân biệt tài sản đảm bảo là bất động sản và động sản. Câu 2. Vì sao cần phải thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo ? Chương 5: XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP 1. Mục tiêu, ý nghĩa của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. 2. Nắm vững các căn cứ xếp hạng tín dụng: các nguồn thông tin, phân loại doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính, thang bậc xếp hạng 3. Quy trình xếp hạng tín dụng Một số câu hỏi mẫu: Câu 1. Tại sao cần phải xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn ? Câu 2. Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng thế nào đến bậc xếp hạng tín dụng ?
  4. 4 Chương 6: THẨM ĐỊNH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 1. Các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. 2. Đánh giá rủi ro có thể xảy ra về phía khách hàng. 3. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng. Một số câu hỏi mẫu: Câu 1. Những loại rủi ro nào có thể phát sinh trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng ? Câu 2. Hãy nêu một số giải pháp cơ bản giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro khách hàng không trả được nợ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
56=>2