Ô NHIỄM NƯỚC
lượt xem 119
download
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật bởi sự có mặt của một hay nhiều hóa chất lạ vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật. Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa ô nhiễm nước:” là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, đối với động vật nuôi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ô NHIỄM NƯỚC
- Ô NHIỄM NƯỚC
- Ô NHIỄM NƯỚC I. KHÁI NIỆM VỀ Ô NHIỄM NƯỚC Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật bởi sự có mặt của một hay nhiều hóa chất lạ vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật. Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa ô nhiễm nước:” là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, đối với động vật nuôi và các loài hoang dại” Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo Nguồn gốc tự nhiên của ô nhiễm nước là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt. Các tác nhân trên đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết của chúng.
- Nguồn gốc nhân tạo của ô nhiễm n ước là do xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp, giao thông vận tải, thuốc trừ sâu diệt cỏ và phân bón nông nghiệp....vào môi trường nước Căn cứ vào các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý Theo vị trí không gian, người ta phân biệt: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm - Nguồn gây ô nhiễm + Nguồn điểm là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích thước, bản chất, lưu lượng phóng thải tác nhân gây ô nhiễm. Nguồn thải điểm chủ yếu: các cống xả nước thải + Nguồn không có điểm là các nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng tác nhân gây ô nhiễm. Thí dụ n ước mưa chảy tràn qua đồng ruộng, đường phố, đổ vào sông rạch gây ô nhiễm nước
- Một cách tổng quát, có thể định nghĩa ô nhiễm nước như sau : “Nước bị coi là ô nhiễm khi thành phần của nước bị thay đổi, hoặc bị hủy hoại làm cho không thể thể sử dụng nước cho mọi hoạt động của con người và sinh vật” . Một khi, nguồn nước bị ô nhiễm, thành phần và bản chất của nguồn nước sẽ thay đổi, biến dạng. - Thay đổi tính chất lý học (màu, mùi, vị , pH...) - Thay đổi thành phần hóa học (tăng hàm lượng các hợp chất hữu cơ, các chất vô cơ, các hợp chất độc...) - Thay đổi hệ vi sinh vật có trong nước (làm tăng hoặc giảm số lượng vi sinh vật hoại sinh, vi khuẩn và virus gây bệnh...) hoặc xuất hiện trong n ước các loại sinh vật mà trước đây không có trong nguồn nước. II. NGUỒN GỐC CỦA Ô NHIỄM NƯỚC Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do nhiều chất bẩn khác nhau. Người ta thường phân định ra những nguyên nhân như sau: 1. Ô nhiễm nước do nước thải khu dân cư Nước thải từ hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người được gọi chung là nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu dân cư hoặc nước thải vệ sinh
- Bảng 1. Thống kê một số thành phần cơ bản trong nước thải đô thị Thành phần Nguồn thải Ảnh hưởng trong nước Các chất tiêu thụ oxi Hầu hết các chất hữu cơ Tiêu thụ oxi hòa tan Các chất hữu cơ ít khả Chất thải công nghiệp, sản Độc hại cho thủy sinh vật năng phân hủy sinh học phẩm sinh hoạt Vi sinh vật Chất thải của con người Gây bệnh cho người Các chất tẩy rửa Các chất tẩy rửa sinh hoạt Độc hại cho thuỷ sinh vật Các chất tẩy rửa Gây phú dưỡng Phosphat Dầu mỡ Chất thải sinh hoạt Độc hại cho thuỷ sinh vật Các chất vô cơ Chất thải sinh hoạt Tăng độ muối trong nước Các kim loại nặng Chất công nghiệp Độc hại trong nước
- Các hợp chất càng cua Một số chất tẩy rửa, chất Vận chuyển và hòa tan thải công nghiệp các ion kim loại nặng Các chất thải rắn Mọi nguồn thải Độc hại cho thủy sinh vật Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng cao của các chất hữu cơ không bền vững, dễ bị phân hủy sinh học (như cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng (phôtpho, nitơ), chất rắn và vi sinh vật Một đặc điểm quan trọng khác của nước thải sinh hoạt là không phải chỉ có các chất hữu cơ dễ phân hủy do vi sinh vật để tạo ra khí cacbonic và nước mà còn có các chất khó phân hủy tạo ra trong quá trình xử lý. Khi nước thải sinh hoạt chưa xử lý đưa vào kênh, rạch, sông, hồ, biển sẽ gây ô nhiễm nguồn nước với các biểu hiện chính là: - Gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, độ đục, màu - Gia tăng hàm lượng chất hữu cơ, dẫn tới sự phú dưỡng hóa, tạo ra sự bùng nổ rong, tảo, dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển thủy sản, cấp nước sinh hoạt, du lịch và cảnh quan - Gia tăng vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn...) dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng
- 2. Ô nhiễm nước do nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất 3. Ô nhiễm nước do nước chảy tràn mặt đất Nước chảy tràn từ mặt đất do nước mưa hoặc do thoát từ đồng ruộng là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ, nước rửa trôi qua đồng ruộng có thể cuốn theo chất rắn (rác), hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. N ước rửa trôi qua khu dân c ư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể là ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất vi trùng.. - Quá trình tự làm sạch của nước Các quá trình phân hủy, tách và lắng đọng các chất trong nước xảy ra trong điều kiện tự nhiên. Đó là quá trình tự làm sạch của nước. Quá trình này có thể phân ra hai nhóm: + Quá trình vật lý như hấp phụ, keo tụ, lắng, phân ly, tách các chất ô nhiễm ra khỏi nước. Ví dụ để lắng các chất không tan làm cho nước trong.
- + Quá trình hóa học sinh học gồm các phản ứng thủy phân, oxy hóa khử, polyme hóa nhờ có men hoặc vi khuẩn xúc tác làm cho chất ô nhiễm trở nên ít độc hoặc không độc. Quá trình tự làm sạch nước tự nhiên diễn ra dễ dàng và nhanh chóng ở dòng sông, dòng chảy; còn ở hồ tĩnh lặng chậm chạp hơn. Hơn nữa dưới tác dụng của bức xạ mặt trời quá trình quang hợp tăng: tiêu thụ nhiều CO2 hơn, sinh lượng oxy nhiều hơn giúp làm sạch nước tự nhiên tốt hơn . Khi cân bằng động làm sạch tự nhiên bị phá vỡ, chất ô nhiễm quá lớn , cần sử dụng làm sạch nhân tạo. Kỹ thuật xử lý nước phục vụ cho trường hợp này. 4. Tình hình ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và ở Việt Nam 4.1. Ô nhiễm do chất hữu cơ Chất hữu cơ là tác nhân ô nhiễm phổ biến nhất trong các sông, hồ. Tác nhân ô nhiễm này có nồng độ lớn trong n ước thải sinh hoạt và nước thải một số ngành công nghiệp (chế biến thực phẩm, thuộc da, dệt nhuộm...). Ô nhiễm chất hữu c ơ được đánh giá qua các chỉ số cân bằng ôxi COD, BOD và DO. Từ số liệu của hàng trăm trạm quan trắc cho thấy trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô nhiễm hữu cơ rõ rệt (BOD > 6,5 mg/L hoặc COD > 44 mg/L); 5% dòng sông có nồng độ DO thấp; 50% số dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ (BOD khoảng 3 mg/L, COD khoảng 18 mg/L).
- Trong các thập kỷ gần đây ở các nước phát triển, mức độ ô nhiễm hữu cơ trong sông hồ đã giảm rõ rệt. Tại Thụy Điển, tổng tải lượng BOD từ công nghiệp đưa vào sông là 600.000 tấn năm 1950 tăng đến 700.000 tấn vào năm 1960, nhưng chỉ còn trên 300.000 tấn vào năm 1980. Tại một số quốc gia đang phát triển, nhờ quan tâm xử lý ô nhiễm, tải lượng BOD đưa vào nguồn nước cũng giảm dần tại Malaysia, tải lượng BOD từ công nghiệp chế biến dầu được xử lý 76% vào năm 1978, 96% vào năm 1980 và 99% vào năm 1982. Tuy nhiên ở nhiều quốc gia đang phát triển, tải lượng BOD đưa vào nguồn nước ngày càng tăng. 4.2. Vi sinh vật gây bệnh Do các dòng sông nhận khối lượng lớn nước thải sinh hoạt từ các trung tâm dân cư nên ô nhiễm do vi trùng xảy ra thường xuyên. Theo tiêu chuẩn của WHO tổng coliform trong nước uống không được quá 2 MPN/100ml và không được có fecal coliform trong 100ml nước uống. Tuy nhiên chỉ có dưới 10% trạm quan trắc đạt tiêu chuẩn này. Sông Yamune trước khi chảy qua thành phố, nồng độ fecal coliforms lên đến 20.000.000 MPN/100ml do ảnh hưởng của lưu lượng nước cống rãnh đổ vào sông đến 200.000 m3/ngày. Mức độ ô nhiễm do vi sinh vật ở các dòng sông trên thế giới được thống kê ở bảng 2. Bảng 2. Mức độ ô nhiễm coliform tại các trạm quan trắc toàn cầu
- Tổng Số trạm quan trắc coliform/100ml Bắc Mỹ Trung và Nam Châu Á Châu Âu và Châu Mỹ Đại Dương < 10 8 0 1 1 Tiêu chuẩn của WHO cho nước uống 2 10-99 4 1 3 2 100-999 8 10 9 14 1.000-9.999 3 9 11 10 10.000-99.999 0 2 7 2 > 100.000 0 2 0 3
- Ô nhiễm nguồn nước do vi sinh vật là nguyên nhân gây chết 25.000 người mỗi ngày ở các nước đang phát triển. 4.3. Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng Khoảng 10% số sông trên thế giới có nồng độ nitrat rất cao (9-25 mg/L), vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn nước uống của WHO (10 mg/L). Khoảng 10% các sông có nồng độ photpho 0,2-2,0 mg/L tức cao hơn 20-200 lần so với các sông bị ô nhiễm. Nguồn nước giàu các dinh dưỡng P, N có khả năng bị phú dưỡng hóa. Trên 30% trong số 800 hồ ở Tây Ban Nha và nhiều hồ ở Nam Phi, Úc và Mêhico cũng bị phú dưỡng hóa. Tuy nhiên, các hồ cực lớn như hồ Baikal (chứa 20% lượng nước ngọt toàn cầu), hồ Thượng Hồ, hồ Malawi chưa bị phú dưỡng. 4.4. Ô nhiễm do kim loại nặng Nguồn chủ yếu đưa kim loại nặng vào nước là từ các mỏ khai thác, các công nghiệp nặng và từ các bãi chôn lấp chất thải công nghiệp. Ô nhiễm do kim loại nặng chủ yếu ở các nước công nghiệp. Trong nước sông Rhine tại Hà Lan, nồng độ kim loại nặng không hòa tan trong nước tăng dần từ đầu thế kỷ đến năm 1960, sau đó giảm dần nhờ các biện pháp xử lý nước thải. Nồng độ thủy ngân, cadmi, crôm, và chì trong các năm 1990 tương ứng là 1 mðg/L, 2 mðg/L, 80 mðg/L và 200 80 mðg/L. Nồng độ các nguyên tố này vào năm 1960 tương ứng là 8 mðg/L, 10 mðg/L, 600 mðg/L và 50 mðg/L. Đến năm 1980 nồng độ thủy ngân, cadmi, crôm và chì trong nước sông Rhine là 5 mðg/L, 20 mðg/L, 700 mðg/L và 400 g/L
- 4.5. Ô nhiễm do các chất hữu cơ vi lượng Các chất hữu cơ vi lượng là các hóa chất bền vững như clo hữu cơ, polyclobiphenyl (PCB) và dung môi công nghi ệp được đưa vào nguồn nước từ các nhà máy lọc dầu, dệt, giấy, hóa chất và nguồn nước chảy tràn từ ruộng được phun hóa chất trừ sâu bệnh. Trong các năm 1979-1984 khoảng 25% số trạm quan trắc phát hiện được hóa chất hữu cơ chứa clo như DDT, aldrin, diedrin và PCB với nồng độ thường nhỏ hơn 10 nanogam/L (ng/L). Tuy nhiên, ở một số dòng sông nồng độ các hóa chất này khá cao (100-1000 ng/L) như sông Trent ở Anh, hồ Biwa và Yodo ở Nhật Bản. Ô nhiễm do clo hữu cơ nặng nhất (trên 1000 ng/L) là ở một số sông thuộc Columbia (DDT và diedrin), Indonesia (PCB), Malaysia (diedrin) và Tanzania (diedrin). các sông châu Âu, Bắc Mỹ không bị ô nhiễm nặng do hóa chất bảo vệ thực vật. 4.6. Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam Cũng tương tự như các quốc gia đang phát triển, các nguồn chính gây ô nhiễm nước ở Việt Nam là chất thải sinh hoạt, phân bón, thuốc trừ sâu và giao thông thủy. Ô nhiễm công nghiệp chỉ tập trung ở một số đô thị, khu công nghiệp. Kết quả quan trắc môi tr ường nước ở các địa phương trong năm 1995 do hệ thống quan trắc môi trường quốc gia thực hiện cho thấy: 4.6.1. Ô nhiễm nguồn nước mặt ở Hà Nội
- - Nước sông Hồng không đạt tiêu chuẩn Việt nam về nguồn nước phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, chất lượng nước sông Hồng thay đổi không đáng kể từ điểm ở đầu đến điểm ở cuối thành phố, chứng tỏ ở đoạn sông Hồng này không có nguồn nước thải lớn nào xả vào, đồng thời khả năng tự làm sạch của sông Hồng cao. - Nước ở các sông thoát nước ở Hà Nội như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu đã bị ô nhiễm nặng. các thông số BOD5, COD đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 3 lần, tổng coli cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ hàng chục đến hàng trăm ngàn lần. Nước hồ Tây hiện nay bị ô nhiễm nhẹ, nhưng đang biến đổi theo chiều hướng xấu do quá trình đô thị hóa ở khu vực này tương đối nhanh, nước thải, rác thải đổ vào hồ càng ngày càng nhiều. 4.6.2. Ô nhiễm nguồn nước mặt ở thành phố Huế - Các tiêu chuẩn lý hóa trong nước sông Hương trước khi chảy vào thành phố đều đạt tiêu chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt, nhưng tổng coli cao gấp 4 đến 8 lần tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B. Nước sông Hương ở khu vực trung tâm thành phố đã bị ô nhiễm nặng do chất thải sinh hoạt với sự biểu hiện của nồng độ BOD, N, P và vi sinh vật cao. - Nước hồ Tịnh Tâm đã bị ô nhiễm nặng, không thể là nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt.
- - Nước thải của nhà máy thực phẩm (nhà máy đông lạnh, nhà máy bia) có hàm lượng chất hữu cơ, dinh dưỡng và chất rắn lơ lửng rất cao góp phần gây ô nhiễm nước sông Hương 4.6.3. Ô nhiễm nguồn nước mặt ở thành phố Đà Nẵng Kết quả quan trắc, phân tích cho thấy hiện trạng chất l ượng nước mặt tại các khu vực Đà Nẵng nằm ở mức ô nhiễm nhẹ, còn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt và sản xuất (trừ độ mặn) 5. Những hậu quả do nguồn nước bị ô nhiễm 5.1. Do các chất hữu cơ dễ phân hủy Nguồn nước có thể bị ô nhiễm do các chất hữu cơ động vật và thực vật (Hữu cơ thực vật = xác cây cối, hoa quả, các chất mùn : nguyên tố cơ bản gây bẩn là carbon; hữu cơ động vật = phân, xác động vật thối rữa... nguyên tố gây bẩn chính là nitơ). Khi nguồn nước bị ô nhiễm nhẹ (lượng o xy hòa tan trong nước ở trên mức giới hạn cho phép); các chất hữu cơ sẽ được phân hủy bởi các vi khuẩn hiếu khí tạo thành các sản phẩm trung gian, gây ô nhiễm nh ư : nitrite, nitrate, sunfat, phosphat, CO2...
- Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng (l ượng oxy hòa tan bị giảm đến mức tối thiểu) quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ do các vi khuẩn kỵ khí đảm nhận và tạo ra các sản phẩm gây nhiễm bẩn nước như Indol , Scartol, H2S,NH3, CH4... Để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nước do các chất hữu cơ, người ta thường sử dụng các chỉ số sau đây: - Nồng độ oxi tự do trong n ước (DO). Oxi tự do trong n ước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thủy sinh, côn trùng, v.v...) thường được tạo ra do sự hòa tan từ oxi khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxi tự do trong nước nằm trong khoảng 8-10 ppm và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ của nước, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo, v.v...khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thủy vực. Có nhiều phương pháp xác định giá trị DO của nước: phương pháp Winkler hoặc phương pháp dùng điện cực - Nhu cầu sinh hóa oxi (BOD) và nhu cầu hóa học oxi (COD) Nhu cầu sinh hóa oxi là lượng oxi (thể hiện bằng gam hoặc miligam O2) cần cho vi sinh vật tiêu thụ để oxi hóa sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Phản ứng xảy ra như sau:: Chất hữu cơ + O2 vi khuẩn CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
- Như vậy BOD phản ảnh lượng các chất hữu cơ để bị phân hủy sinh học có trong mẫu nước. Thông số BOD có tầm quan trọng thực tế vì đó là cơ sở để thiết kế và vận hành trạm xử lý nước thải, BOD còn là thông số cơ bản để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước: giá trị BOD càng lớn mức độ ô nhiễm càng cao. Tiêu chuẩn (TCVN 5949-1995) giá trị cực đại cho phép nước thải đổ vào nguồn loại A (nguồn nước phục vụ sinh hoạt) là 20 mg/L . Để xác định BOD của nước người ta thường dùng giá trị BOD5 bằng cách xác định hiệu nồng độ oxi hòa tan của mẫu nước sau khi pha loãng và ủ mẫu pha loãng ở nhiệt độ 200C trong 5 ngày. Nhu cầu hóa học oxi là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các hợp chất vô cơ và hữu cơ trong nước. Để xác định giá trị COD người ta dùng phương pháp bicromat theo phản ứng hóa học sau: Chất hữu cơ + Cr2O72- + H+ CO2 + H2O + 2Cr3+ Như vậy, COD là lượng oxi cần để oxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxi cần thiết để oxi hóa một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật Khi nồng độ COD và BOD cao sẽ làm giảm DO của nước có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung.
- Sự khác nhau giữa hai thông số BOD và COD: Cả hai thông số đều xác định lượng chất hữu cơ có khả năng bị oxi hoá có trong nước, nhưng chúng khác nhau về ý nghĩa. BOD thể hiện lượng chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, nghĩa là các chất hữu cơ có thể bị oxi hoá nhờ vai trò của vi sinh vật. COD thể hiện toàn bộ các chất hữu cơ có thể bị oxi hoá nhờ tác nhân hoá học. Do vậy tỉ số COD/BOD luôn luôn > 1. Nếu nguồn nước bị các chất độc ức chế Vi sinh vật thì tỉ số đó càng cao. khi đó giá trị BOD đo được sẽ rất thấp hoặc bằng không ngược lại giá trị COD sẽ rất cao. Do vậy không thể từ COD tính ra BOD hoặc ngược lại. Chỉ trong trường hợp duy nhất khi thành phần của một nguồn nước tự nhiên (sông, hồ) hoặc nước thải không chứa chất độc và luôn ổn định thì ta có thể xác định qua thực nghiệm được một hệ số chuyển đổi từ COD thành BOD hoặc ngược lại. 5.2. Những tác hại và bệnh gây ra do ô nhiễm nước 5.2.1. Ô nhiễm nước do tác nhân vật lý và hóa học - Các hạt chất rắn Các hạt lơ lửng trong nước bao gồm nhiều loại hạt hợp chất hữu cơ và vô cơ. Một vài chất, do kích thước nhỏ, nên lơ lửng trong cột nước và tạo ra độ đục cho nguồn nước, một số chất khác ở dạng hạt lớn hơn lại chìm xuống đáy tồn tại ở dạng trầm tích đáy. Các hạt lơ lửng trong nước có nguồn gốc đầu ti ên là từ hiện
- tượng xói mòn đất, từ các dòng nước mưa chảy tràn qua đô thị, qua các vùng đất nông nghiệp và các khu vực xây dựng. Cùng với các quá trình xói mòn tự nhiên, các hoạt động như phá hủy các thảm cây xanh, tăng cường các hoạt động nông nghiệp trên các vùng đất dốc, gia tăng các bề mặt không thấm nước đã gây ra hiện tượng xói mòn quá mức tà tạo ra một lượng trầm tích lớn lắng tụ hoặc lơ lửng trong các dòng sông. Các hạt lơ lửng gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người, bởi vì chúng có thể giúp chuyển tải các vi sinh vật gây bệnh vào nguồn nước và đóng vai trò chuyển tải các chất độc, chất dinh dưỡng cũng như kim loại nặng vết vào nước. Do sự gia tăng các hạt lơ lửng trong nước làm giảm cường độ ánh sáng khuyếch tán trong nước, các hệ sinh thái thủy vực bị ảnh hưởng mạnh. Việc thiếu ánh sáng không những làm giảm giá trị thẩm mỹ của các nguồn n ước mà còn làm cho các loài thực vật thủy sinh không thể phát triển đ ược. Ngoài ra do sự tích tụ quá nhiều các hạt trầm tích nên các đặc điểm thủy văn của các nguồn n ước cũng bị thay đổi, thường dẫn đến giảm thể tích chứa của hồ nước. - Ô nhiễm nhiệt Do nhiều hoạt động trên lưu vực dẫn đến nhiệt độ biên của các dòng nước tăng lên bất thường. Khi nhiệt độ biên tăng lên 30C có thể gây ra nhiều tác động cho các hệ sinh thái thủy vực. Các dòng nước nóng đổ vào các nguồn nước thường là từ các nhà máy nhiệt điện, các cơ sở công nghiệp, và phổ biến hơn cả là các
- dòng nước mưa có nhiệt độ cao. Thêm vào đó do các hoạt động trong quá trình đô thị hóa càng làm gia tăng các dòng nước nóng tự nhiên. Khi nhiệt độ của nước cao hơn bình thường, các kim loại như đồng, cadmi được tích lũy trong các thủy sinh vật tăng lên gấp đôi. Hơn nữa các ảnh hưởng trực tiếp của việc gia tăng nhiệt độ lên hệ thống sinh vật thủy sinh còn là đẩy mạnh quá trình tích tụ sinh học các kim loại độc trong chuỗi thức ăn. Do ảnh hưởng của ô nhiễm nhiệt số l ượng fecal coliorm sẽ tăng từ 100 lên 1000 các thể trong trầm tích đáy. Một vài loại vi khuẩn và tảo lại phát triển rất mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao n ày, dẫn đến chi phí về khử trùng tăng lên. Ngoài ra chúng còn kéo theo nhiều rắc rối khác liên quan đến sự xuất hiện mùi, vị khó chụi, nước có màu sẫm hơn, thay đổi pH, phóng thải các chất độc và giảm lượng oxi hòa tan - Các hợp chất hữu cơ Hóa chất hữu cơ bao gồm các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, diệt côn trùng, diệt nấm, diệt cỏ dại và diệt chuột), các chất tẩy dầu mỡ, các dung môi hữu cơ và nhiều hợp chất sử dụng trong công nghiệp nhựa; các hợp chất hữu c ơ dễ bay hơi như benzen, xăng dầu. Một vài hợp chất hữu cơ trong số đó có thể kết hợp với các hóa chất khử trùng, tẩy uế, thí dụ THM (trihalogen methan) Các tác động lên sức khỏe tùy thuộc hoàn toàn vào tính chất các hợp chất hữu cơ và liều lượng con người hấp thu vào. Một vài loại thuốc trừ sâu và dung
- môi hữu cơ có thể gây ung thư, một số khác lại gây tác hại đến các cơ quan nội tạng của con người, một số khác có khả năng gây đột biến gen Có một số loài tảo lam có khả năng quang hợp tạo ra độc tố cyanua (cyanotoxin), khi các tế bào tảo chết, chúng bị phân hủy và phóng thải các cyanua vào nước. Các căn bệnh do nhiễm các chất độc này thường là các bệnh về gan, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, dị ứng ngoài da do tiếp xúc nước như các hoạt động vui chơi giải trí. Các báo cáo về sức khỏe cộng đồng trong khoảng 60 năm trở lại đây cho bết rằng không có trường hợp tử vong nào nhưng có mối quan hệ giữa các bệnh đường ruột, ngộ độc với hiện t ượng tảo nở hoa tạo ra độc tố trong nguồn nước là rất chặt chẽ. - Hóa chất bảo vệ thực vật: đó là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học, được dùng để phòng trừ sinh vật có hại cho cây trồng và nông sản với các tên gọi khác nhau: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, v.v...Có thể chia thuốc bảo vệ thực vật thành ba nhóm cơ bản: Nhóm Clo hữu cơ, gồm các hợp chất hóa học chứa gốc Cl rất bền vững trong môi trường tự nhiên, với thời gian phân hủy dài. Thuộc về nhóm này có Aldrin, Diedrin, DDT, Heptachlor, Lindane, Endrin, v.v... Nhóm lân hữu cơ: bao gồm hai hợp chất là Parathion và Malathion. Nhóm này có thời gian phân hủy ngắn so với nhóm clo hữu cơ, nhưng thường có độ độc cao đối với người và động vật
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TRẮC NGHIỆM Ô NHIỄM NƯỚC
26 p | 1535 | 185
-
Bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm
5 p | 123 | 12
-
Đau mắt đỏ do nhiễm nước bẩn
7 p | 189 | 9
-
Bài giảng Sức khỏe môi trường, dịch tễ: Ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng
29 p | 15 | 5
-
Giáo trình Sức khỏe môi trường (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
99 p | 22 | 4
-
Giáo trình Sức khoẻ môi trường (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
102 p | 17 | 4
-
Thực trạng ô nhiễm vi sinh vật bề mặt bên trong vòi chiết rót nước thành phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng bình ở Khánh Hòa
9 p | 9 | 3
-
Thực trạng ô nhiễm vi sinh vật của nước uống đóng chai và một số yếu tố liên quan tại Đồng Tháp năm 2016
4 p | 74 | 3
-
Khảo sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn và đánh giá các yếu tố nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
6 p | 87 | 3
-
Khảo sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn và xác định các yếu tố ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng tại hộ gia đình ở hai tỉnh Long An và Hậu Giang
9 p | 68 | 2
-
Kiến thức về phòng tránh nhiễm độc chì cho trẻ em tại một làng nghề thuộc tỉnh Bắc Ninh
6 p | 30 | 2
-
Nhiễm trùng vết thương trên bệnh nhân bỏng nặng sử dụng thuốc nam (Thông báo lâm sàng)
7 p | 20 | 2
-
Ô nhiễm đơn bào gây bệnh đường ruột (Cryptosporidum sp, Cyclospora sp and Giardia sp) và Coliform chịu nhiệt (ThC) trong rau thủy sinh ở vùng nước thải từ ruộng đến chợ tại Hà Nội
8 p | 63 | 2
-
Đánh giá ô nhiễm mầm bệnh giun sán trên cá nuôi bằng nước thải tại thành phố và nông thôn tỉnh Nghệ An
4 p | 65 | 1
-
Thực trạng ô nhiễm một số yếu tố hóa học trong nguồn nước ăn uống và sinh hoạt tại xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
6 p | 4 | 1
-
Thực trạng nguồn nước và chất lượng nước dùng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt, tại 67 đơn vị Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, năm 2024
5 p | 1 | 1
-
Nghiên cứu can thiệp nhằm làm giảm ô nhiễm phân (E.coli) trong nước uống tại hộ gia đình ở khu vực miền núi, tỉnh Lào Cai, Việt Nam
8 p | 44 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn