Ôn tập chương I – Hóa học khối 11
lượt xem 14
download
Nhằm giúp đỡ cho các bạn học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức ôn tập về Sự điện li để chuẩn bị cho các kỳ thi học kì sắp tới, mời các bạn tham khảo “Ôn tập chương I – Hóa học khối 11”. Chúc các bạn ôn tập tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ôn tập chương I – Hóa học khối 11
- ÔN TẬP CHƯƠNG I – HÓA HỌC KHỐI 11 CHƯƠNG I : SỰ ĐIỆN LI I- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ( chương trình nâng cao viết bằng chữ in nghiêng ) 1-SỰ ĐIỆN LI Kiến thức : khái niệm về sự điện li , chất điện li , chất điện li mạnh chất điện li yếu , cân bằng điện li Kĩ năng : - phân biệt được chất điện li , chất không điện li , chất đl mạnh .chất dl yếu - Viết được phương trình dl của chất dl mạnh , chất dl yếu - Hằng số điện li, độ điện li 2-AXIT , BAZO , MUỐI : Kiến thức : biết được : -Định nghĩa : axit , bazo , hidroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-re-niut -Định nghĩa : : axit , bazo , hidroxit lưỡng tính và muối theo thuyết Bronstet -Axit một nấc , axit nhiều nấc , muối trung hòa , muối axit - Hằng số axit , hằng số bazo Kĩ năng : - Phân tích một số thí dụ về axit , bazo ,muối cụ thể , rút ra định nghĩa - Nhận biết được một số chất cụ thể là axit , bazo , muối , hidro xit lưỡng tính , muối trung hòa , muối axit theo d/nghĩa - Viết được phương trình dl của các axit , bazo , muối , hidroxit lưỡng tính cụ thể - Tính nồng độ mol ion trong dd chất dl mạnh 3-SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC , pH CHẤT CHỈ THỊ AXIT –BAZO Kiến thức : Biết được : - Tích số ion của nước , ý nghĩa tích số ion của nước - Khái niệm về pH , đ/ nghĩa môi trường axit , môi trường trung tính và mt kiềm - Chất chỉ thị axit bazo : quì tím , phenolphtalein và giấy chị thị vạn năng Kĩ năng : - Tính pH của dd axit mạnh , bazo mạnh - Xác định được môi trường của dd bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng , giấy quì tím hoặc dd phenolphtalein 4-PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DD CÁC CHẤT ĐIỆN LI : Kiến thức : Hiểu được - Bản chất của phản ứng xảy ra trong dd các chất dl là phản ứng giữa các ion
- - Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd các chất dl phải có ít nhất một trong các điều kiện : + Tạo thành chất kết tủa + Tạo thành chất dl yếu + Tạo thành chất khí - Phản ứng thủy phân của muối .Môi trường của dd muối Kĩ năng : - Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra - Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dd các chất dl - Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn - Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng : tính thành phần % về khối lượng các chất trong hỗn hợp ; tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng II- CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ LUẬN 1-SỰ ĐIỆN LI 1. Thế nào là chất điện li , chất điện li mạnh , chất điện li yếu ? Cho ví dụ : 2. Cho các chất : CO2 , HCl , KOH , C2H5OH , H2O , CaCO3 , Al(OH)3, H2CO3, HF , C6H6, CH3COOH , CaO , SiO2 Xếp các chất trên vào 3 cột tương ứng : Chất không điện li Chất điện li mạnh Chất điện li yếu 3. Viết phương trình điện li của các chất sau : HCl , HClO, H2CO3 , H3PO4, Ba(OH)2NH3,Al2(SO4)3, Na2CO3, KClO3, (NH4)2SO4 4. Vai trò của nuớc trong quá trình điện li của chất điện li ? 5. Một dung dịch chứa a mol Na+, b mol Ca2+ , cmol HCO3- va2 dmol NO3- Tìm mối liên hệ giữa a,b,c,d 6. Trộn 300 ml dd CaCl2 0,1M với 200ml dd NaCl 0,2M .Tính nồng độ mỗi iontrong dd sau khi trộn 7. Tính thể tích dd Ba(OH)20,5M có chứa số mol ion OH- bằng số mol OH- có trong 200ml dd NaOH 2% 8. Tính nồng độ ion H+ trong dd HNO312,6% D=1,12g/ml 9/ dd CH3COOH1M có độ điện li = 1,42% .Tính nồng độ mol ion H+trong dd đó 10. dd HClO 0,2M có nồng độ H+ bằng 0,008M .Tính độ điện li của HClO trong dd 11. dd A có chứa 0,4mol Ca2+, 0,5mol Ba2+ và x mol Cl- .Tính x 12. Một dd chứa 0,2mol Fe2+ , 012molAl3+ xmolCl- , ymolSO42- .Cô cạn dd được 45,92g chất rắn .Tính x,y 2- AXIT – BAZO –MUỐI 1/Axit –bazo , hidroxit lưỡng tính theo thuyết Areniut , axit , bazo , chất lưỡng tính , chất trung tính theo thuyết Bron stet 2/ Axit , bazo một nấc , nhiều nâc , muối trung hòa , muối axit cho ví dụ 3/ Viết biểu thức hằng số axit , hằng số bazo của các axit , bazo sau : -Axit : CH3COOH , HF, NH4+
- - Bazo : NH3 , CH3COO- 4/ Cho các chất và ion : Na+ , Al3+ , NH4+ , HSO4- CO32- , HCO3- . Cl- , C2H5O- , C6H5O- ,Cu2+ , Theo thuyết Bron-stet chúng thuộc loại gì ? Vì sao ? Hãy chứng minh bằng PTHH 5/ Dựa ào thuyết Bronstet . Hãy xếp các chất hoặc ion sau vào cột tương ứng : NH3 , CH3COO- , Zn2+ , H2O , NaHCO3 , NO3- , Fe3+, Ba2+, Zn(OH)2 , NH4+ , Cr(OH)3 Axit Bazo Lưỡng tính Trung tính 6/ Cho tên các axit , hãy viết các CTPT của axit và của gốc axit tương ưng , ghi tên gốc axit đó STT Tên axit CTPT axit Gốc axit và tên gốc axit 1 Axit sunfuric 2 Axit clohidric 3 Axit photphoric 4 Axit axetic 5 Axit sunfuro 7/ Giải thích môi trường của các dd sau : HCl , NaOH , NaCl , NH4NO3 , K2S , CuCl2 8/ Tính độ điện li của HCN trong dd 0,05M biết Ka = 7.10-10 9/ Tính hằng số điện li của CH3COOH , biết rằng dd axit 0,1M có = 1,32% 10/ Lấy 50ml dd CH3COOH 2M pha loãng với nước thành 1 lít dd X .Nồng độ mol H+ là bao nhiêu trong dd X? Biết rằng trong 1 ml dd X có 6,02.1018 ion và phân tử axit chưa phân li 11/ Tính thể tích dd HCl 0,2M vừa đủ để trung hòa 200ml dd Ba(OH)2 0,5M 12/ Trộn a lít dd HCl 1M với b lít dd HCl 4M thu được dd X có nồng độ HCl 2M .Xác định tỉ số a/b 13/ Để trung hòa hoàn toàn 500ml dd hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 3M cần bao nhiêu ml dd Ba(OH)2 2,5M 14/ Để hòa tan a gam nhôm hidroxit cần vừa đủ 300ml dd HCl 2M Nếu cũng hòa tan lượng nhôm hidroxit đó cần vừa đủ bao nhiêu ml dd NaOH 2,4M ? 15/ Tính nồng độ mol của dd HNO3 và NaOH biết rằng : - 40ml dd HNO3 trung hòa vừa hết bằng 120ml dd NaOH - 40ml dd HNO3 sau khi tác dụng với 4g CuO thì được trung hòa vừa hết bằng 20ml dd NaOH 16/ Để trung hòa hoàn toàn 200ml dd hỗn hợp naOH 1M và KOH 3M cần bao nhiêu ml dd H2SO4 2M .cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan ? 17/ để trun ghòa hoàn toàn 600ml dd hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 1,5M cần bao nhiêu ml dd hỗn hợp Ba(OH)2 2M và KOH 1M ? 3- SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC , pH , CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZO 1/ Tích số ion của nước là gì ? bằng bao nhiêu ở 250C 2/ Nồng độ ion H+ như thế nào trong môi trường : axit , bazo ,trung tính ? 3/ pH và nồng độ mol H+ liên quan với nhau như thế nào ? cho ví dụ, ý nghĩa của giá trị pH ?
- 4/ Có 3 dd HCl , NaOH , NaCl đựng trong 3 lọ mất nhãn .Chỉ sử dụng dd phenolphtalein và các dụng cụ thí nghiệm , nếu cách nhận biết các dd đó .Viết PTHH của các phản ứng xảy ra 5/ Tính pH của : dd HCl 0,01M ; dd KOH 0,04M ; ddH2SO4 0,0005M ( coi H2SO4 điện li hoàn toàn ) 6/ Tính pH và độ điện li của a- dd HA 0,1M có Ka= 4,75.10-5 b- dd NH3 0,1M có Kb = 1,8.10-5 7/ dd A chứa Ba(OH)2 có pH =13 , dd B chứa H2SO4 có pH =2 .Tính CM của ddA , ddB 8/ Tính pH của dd thu được sau khi trộn 2,75 lít dd Ba(OH)2 có pH =13 với 2,25 lít dd HCl có pH =1 9/ Tính pH của dd CH3COOH 0,1M có độ điện li =1% 10/ dd NH3 0,4M có pH= 12 Tính độ điện li của chất điện li trong dd 11/ Trộn 500ml dd BaCl2 0,09M với 500ml dd H2SO4 0,1M a- Tính pH của dd sau phản ứng b- Tính nồng độ mol của mỗi ion trong dd sau phản ứng c- Cần bao nhiêu ml dd NaOH 20% D= 1,2g/ml để trung hòa dd sau phản ứng 12/ Pha loãng 200ml dd Ba(OH)2 bằng 1,3 lít H2O thu được dd có pH =13 .Tính nồng độ mol của dd Ba(OH)2 ban đầu 13/ V lítdd HCl có pH =3 a- Tính nồng độ các ion H+ , OH- của dd b- Cần bớt thể tích nước bằng bao nhiêu V để thu được dd có pH =2 c- Cần thêm thể tích nước bằng bao nhiêu V để thu được dd có pH = 4? 14/ A là dd Hcl 0,5M , B là dd NaOH 0,6M .Cần trộn A và B theo tỉ lệ thể tích nào để được dd có pH =1 ? và = 13? 15/ a- so sánh pH của các dd có cùng CM sau : HCl , CH3COOH , NH4Cl b- so sánh CM của các dd có cùng pH sau : NH3 , Ba(OH)2 , NaOH 4– PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DD CÁC CHẤT ĐIỆN LI 1/ Thế nào là phản ứng trao đổi ion , cho ví dụ ? 2/ Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li ? 3/ Khi trộn lẫn dd các chất sau , trường hợp nào xảy ra phản ứng ? Viết phương trình phân tử , phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra a- HCl + NaOH b- CuSO4 + HNO3 loãng c- NaHCO3+ NaOH d- Na2CO3+BaCl2 e- Fe)OH)3+ H2SO4loãng g- NaNO3+ K2CO3 h – Ca(HCO3)2+ HCl i- Na2S+ HCl k-- Fe(OH)2 + NaOH l- Zn(OH)2 + KOH 4/ Viết phương trình phân tử , phương trình ion rút gọn của các phản ứng : a- Zn+ HCl b- NH4Cl + AgNO3 c- HCOONa+ HCl d- FeO + H2SO4 được , nóng e- AlCl3 + NaOH g- CaCl2 + Na3PO4 5/ Viết phương trình phân tử , phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra khi trộn lẫn từng cặp dd các chất sau : Ba(NO3)2 , Na3PO4 , MgCl2, Na2CO3 , K2SO4 6/ Hàon thành phương trình ion , phương trình phân tử của những phản ứng sau : a- H++ OH- b- Fe3++OH- c- Ca2+ + PO43- d-Ba2+ + SO42- e- S2-+ H+
- 7/ Đánh giá gần đúng giá trị pH của dd các chất sau : STT Dung dịch pH > 7 pH =7 pH
- B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy. D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hoá − khử. 2.(1) Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các A. ion trái dấu. B. anion.C. cation. D. chất. Cho các chất dưới đây: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, CuSO4. Các chất 3.(2) điện li yếu là A. H2O, CH3COOH, CuSO4. B. CH3COOH, CuSO4. C. H2O, CH3COOH. D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4. 4.(2) Cho các chất dưới đây: HNO3, NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3, CuSO4, Cu(OH)2. Các chất điện li mạnh là A. NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3. B.HNO3, NaOH, NaCl, CuSO4. C.NaCl, H2SO3, CuSO4. D.Ag2SO4, NaCl, CuSO4, Cu(OH)2. 5.(3) Khi pha loãng dung dịch CH3COOH 1M thành dung dịch CH3COOH 0,5M thì A. độ điện li tăng. B. độ điện li giảm. C. độ điện li không đổi. D. độ điện li tăng 2 lần. 6.(2) Khi thay đổi nhiệt độ của một dung dịch chất điện li yếu (nồng độ không đổi) thì A. độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi. B. độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi. C. độ điện li và hằng số điện li đều không thay đổi. D. độ điện li thay đổi và hằng số điện li không thay đổi. 7.(2) Khi thay đổi nồng độ của một dung dịch chất điện li yếu (nhiệt độ không đổi) thì: A. độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi. B. độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi. C. độ điện li và hằng số điện li đều không thay đổi. D. độ điện li thay đổi và hằng số điện li không đổi thay đổi. 8.(2) Khi pha loãng dung dịch một axit yếu ở cùng điều kiện nhiệt độ thì độ điện li của nó tăng. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
- A. Hằng số phân li axit Ka tăng. B. Hằng số phân li axit Ka giảm. C. Hằng số phân li axit Ka không đổi. D. Hằng số phân li axit Ka có thể tăng hoặc giảm. 9.(3) Trong dung dịch axit axetic có cân bằng sau:CH3COOH H+ + CH3COO− Độ điện li của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào dung dịch axit axetic? A. Tăng. B. Không biến đổi. C. Giảm. D. Không xác định được. 10.(3) Trong dung dịch axit axetic có cân bằng sau:CH3COOH H+ + CH3COO− Độ điện li của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch axit axetic? A. Tăng. B. Không biến đổi.C. Giảm. D. Không xác định được. 11(3) Trong dung dịch axit axetic có cân bằng sau:CH3COOH H+ + CH3COO− Nếu pha loãng dung dịch bằng nước, độ điện li của CH3COOH sẽ A. Tăng. B. Không biến đổi .C. Giảm. D. Không xác định được. 12(1) Theo thuyết Bronstet, câu nào dưới đây là đúng? A. Axit là chất hoà tan được mọi kim loại.B. Axit tác dụng được với mọi bazơ. C. Axit là chất có khả năng cho proton. D. Axit là chất điện li mạnh. 13(1) Theo thuyết Bronstet thì câu trả lời nào dưới đây không đúng? A. Axit hoặc bazơ có thể là phân tử hoặc ion. B. Trong thành phần của axit có thể không có hiđro. C. Trong thành phần của bazơ phải có nhóm –OH. D. Trong thành phần của bazơ có thể không có nhóm –OH. 14(2) Theo định nghĩa axit−bazơ của Bronstet, các chất và ion thuộc dãy nào nào dưới đây chỉ đóng vai trò là axit: A. HSO , NH , CO 3 4 4 2 B. NH , HCO 3 , CH3COO− 4 C. ZnO, Al2O3, HSO , NH 4 4 D. HSO , NH 4 4 15(2) Theo định nghĩa axit−bazơ của Bronstet, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây là bazơ?
- A. CO 3 , CH3COO− 2 B. NH , HCO 3 , CH3COO− 4 C. ZnO, Al2O3, HSO 4 D. HSO , NH 4 4 16(2) Theo định nghĩa axit−bazơ của Bronstet, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây là lưỡng tính? A. CO 3 , CH3COO− 2 B. ZnO, Al2O3, HSO , NH 4 4 C. NH , HCO 3 , CH3COO− 4 D. ZnO, Al2O3, HCO 3 , H2O 17(2) Theo định nghĩa axit−bazơ của Bronstet, các chất và ion thuộc dãy nào dưới đây là trung tính? A. CO 3 −, Cl− 2 B. Na+, Cl−, SO 2 4 C. NH , HCO 3 , CH3COO− 4 D. HSO , NH , Na+ 4 4 18.(3) Theo Bronstet, ion nào dưới đây là lưỡng tính? A. PO43− B. CO32− C. HSO4− D. HCO3− 19.(3) Theo thuyết axit − bazơ của Bronstet, ion HSO có tính chất 4 A. axit. B.lưỡng tính. C.bazơ. D.trung tính. 20.(3) Theo thuyết axit − bazơ của Bronstet, ion Al3+ trong nước có tính chất A. axit. B. lưỡng tính. C. bazơ. D. trung tính. 21.(3) Cho các phản ứng sau: HCl + H2O H3O+ + Cl− (1) NH3 + H2O NH4+ + OH− (2) CuSO4 + 5H2O CuSO4.5H2O (3) HSO3− + H2O H3O+ + SO32− (4) HSO3− + H2O H2SO3 + OH− (5) Theo thuyết Bronstet, H2O đóng vai trò là axit trong các phản ứng A. (1), (2), (3). B.(2), (5). C.(2), (3), (4), (5). D.(1), (3), (4). 22.(1) Câu trả lời nào dưới đây không đúng về pH. A. pH = − lg[H+] B. [H+] = 10a thì pH = a C. pH + pOH = 14 D. [H+].[OH−] = 10−14 23.(2) Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,1M đánh giá nào dưới đây là đúng? A. pH > 1. B. pH = 1. C. [H+] < [NO2−]. D. pH < 1. 24.(2) Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M (coi HNO3 phân li hoàn toàn) đánh giá nào dưới đây là đúng?
- A. pH >1. B. pH = 1. C. [H+] < [NO3−]. D. pH < 1. 25.(1) Đối với một axit xác định, hằng số axit Ka chỉ phụ thuộc vào A. nhiệt độ. B.nồng độ. C.áp suất. D.nồng độ và áp suất. 26.(1) Chọn câu phát biểu đúng. A. Giá trị Ka của axit càng nhỏ, lực axit của nó càng mạnh. B. Giá trị Ka của axit càng nhỏ, lực axit của nó càng yếu. C. Giá trị Ka của axit càng lớn, lực axit của nó càng yếu. D. Không xác định được lực axit khi dựa vào Ka và nồng độ của axit. 27.(1) Chọn câu phát biểu đúng. A. Giá trị Kb của bazơ càng nhỏ, lực bazơ của nó càng yếu. B. Giá trị Kb của bazơ càng lớn, lực bazơ của nó càng yếu. C. Giá trị Kb của bazơ càng nhỏ, lực bazơ của nó càng mạnh. D. Không xác định được lực bazơ khi dựa vào Kb và nồng độ của bazơ. 28.(3) Một dung dịch có [OH−] = 10−12. Dung dịch đó có môi trường A. bazơ. B. axit. C. trung tính. D. không xác định được. 29.(1) Chọn câu trả lời sai trong các câu sau: A. Giá trị [H+] tăng thì giá trị pH tăng. B. Dung dịch mà giá trị pH > 7 có môi trường bazơ. C. Dung dịch mà giá trị pH < 7 có môi trường axit. D. Dung dịch mà giá trị pH = 7 có môi trường trung tính. 30.(3) Cho phản ứng :2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O Hấp thụ hết x mol NO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH thì dung dịch thu được có giá trị A. pH= 7. B. pH>7. C. pH= 0. D. pH 7?
- A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 33.(3) Theo định nghĩa về axit − bazơ của Bronstet có bao nhiêu ion trong số các ion dưới đây là bazơ: Na+, Cl−, CO32− , CH3COO−, NH4+, S2−? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 34.(3) Cho 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO 3 , NO3−, Cl−, SO 2 . Các 2 4 dung dịch đó là A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3. C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4.D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3. 35.(2) Dung dịch của muối nào dưới đây có môi trường axit? A. CH3COONa B. ZnCl2 C. NaCl D. Na2CO3 36.(2) Dung dịch muối nào dưới đây có môi trường bazơ? A. Na2CO3 B. NaCl C. NaNO3 D. (NH4)2SO4 37.(3) Dung dịch của muối nào dưới đây có pH = 7? A. NaCl B. NH4Cl C. Na2CO3 D. ZnCl2 38.(3) Khi hoà tan NaHCO3 vào nước, dung dịch thu được có giá trị A. pH =7. B. pH 7. D. pH không xác định được. 39.(2) Cho dung dịch X có pH = 10, dung dịch Y có pH = 3. Điều khẳng định nào dưới đây là đúng? A. X có tính bazơ yếu hơn Y. B. X có tính axit yếu hơn Y. C. Tính axit của X bằng của Y. D. X có tính axit mạnh hơn Y. 40.(1) Dung dịch KCl có giá trị A. pH= 7. B. pH > 7. C. pH < 7. D. pH không xác định đ- ược. 41.(1) Dung dịch CH3COONa có giá trị A. pH= 7 . B. pH> 7 B. pH< 7 . D. pH không xác định đ- ược. 42.(1) Dung dịch NH4Cl có giá trị
- A. pH = 7. B. pH > 7.C. pH < 7. D. pH không xác định được. 43.(2) Cho các dung dịch muối sau: NaNO3, K2CO3, CuSO4, FeCl3, AlCl3. Các dung dịch đều có pH < 7 là A. CuSO4, FeCl3, AlCl3. B. CuSO4, NaNO3,K2CO3. C. K2CO3, CuSO4, FeCl3. D. NaNO3, FeCl3, AlCl3. 44.(2) Cho các dung dịch muối sau: NaNO3, K2CO3, CuSO4, FeCl3, AlCl3. Dung dịch có giá trị pH > 7 là A. NaNO3. B. AlCl3. C. K2CO3. D. CuSO4. 45.(2) Dãy chất nào dưới đây gồm các chất sau khi phân li trong nước đều tham gia phản ứng thủy phân? A. Na3PO4, Ba(NO3)2, KCl. B. Mg(NO3)2, Ba(NO3)2, NaNO3. C. AlCl3, Na3PO4, K2SO3 . D. KI, K2SO4, K3PO4. 46.(2) Cho các dung dịch muối sau: NaNO3, K2CO3, CuSO4, FeCl3, AlCl3, KCl. Các dung dịch có giá trị pH = 7 là A. NaNO3 và KCl. B. NaNO3, KCl, AlCl3, CuSO4 và FeCl3. C. NaNO3, K2CO3 và KCl.. D. NaNO3, KCl và CuSO4. 47,(3) Dãy chất nào dưới đây tác dụng với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH? A. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3. B. Na2SO4, HNO3, Al2O3. C. Na2SO4, ZnO, Zn(OH)2. D. Zn(OH)2, NaHCO3, CuCl2. 48.(3) Cho dung dịch chứa x mol Ca(OH)2 vào dung dịch chứa x mol H2SO4, dung dịch sau phản ứng có môi trường gì? A. Axit. B. Trung tính. C. Bazơ. D. Không xác định được. 49(3) Cho dung dịch chứa x (g) Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x (g) HCl. Dung dịch thu được sau phản ứng có môi trường A. axit. B. trung tính.C. bazơ. D. không xác định được. 50.(3) Phương trình ion thu gọn: H+ + OH− H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hoá học nào dưới đây? A. HCl + NaOH H2O + NaCl B. NaOH + NaHCO3 H2O + Na2CO3 C. H2SO4 + BaCl2 2HCl + BaSO4↓ D. 3HCl + Fe(OH)3 FeCl3 + 3H2O.
- 51.(2) Những ion nào dưới đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch? A. Na+, Mg2+, OH−, NO3− B. Ag+, H+, Cl−, SO42− C. HSO4−, Na+, Ca2+, CO32− D. OH−, Na+, Ba2+, Cl− 52.(1) Phương trình hóa học nào dưới đây viết không đúng? A. Na2SO4 + BaCl2 BaSO4↓ + 2NaCl B. FeS + ZnCl2 ZnS + FeCl2 C. 2HCl + Mg(OH)2 MgCl2 + 2H2O D. FeS + 2HCl FeCl2 + H2S↑ 53.(3) Dung dịch HCl có pH = 3, cần pha loãng dung dịch này bằng nước bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH = 4? A. 1 lần B. 10 lần C. 100 lần D. 12 lần 54.(2) Hoà tan Cu(OH)2 bằng dung dịch NH3 đặc, dư. Kết thúc thí nghiệm, thu được A. kết tủa màu xanh. B. dung dịch không màu. C. kết tủa màu trắng. D. dung dịch màu xanh thẫm. 55.(3) Hiện tượng xảy ra khi thêm từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch muối FeCl3 là A. có kết tủa màu nâu đỏ.B. có bọt khí thoát ra. C. có kết tủa màu lục nhạt.D. có kết tủa màu nâu đỏ và bọt khí thoát ra. 56.(2) Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch? A. AlCl3 và CuSO4. B. NaHSO4 và NaHCO3. C. NaAlO2 và HCl. D. NaCl và AgNO3. 57.(3) Có bốn lọ đựng các dung dịch riêng biệt mất nhãn: AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3. Nếu chỉ được dùng một dung dịch làm thuốc thử thì có thể chọn dung dịch nào dưới đây? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch H2SO4. C. Dung dịch Ba(OH)2. D. Dung dịch AgNO3. 58.(3) Hoà tan 7,2 gam một hỗn hợp gồm hai muối sunfat của một kim loại hóa trị I và một kim loại hóa trị II vào nước được dung dịch X. Thêm vào dung dịch X một lượng vừa đủ dung dịch BaCl2 để thì thu được 11,65 gam BaSO4 và dung dịch Y. Tổng khối lượng hai muối clorua trong dung dịch Y là A. 5,95 gam. B. 6,50 gam. C. 7,00 gam. D. 8,20 gam. 59.(3) Hòa tan 2,84 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại A và B kế tiếp nhau trong nhóm IIA bằng dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít CO2 ( 54,60C ; 0,9atm) và dung dịch X. A, B lần lượt là A. Ca, Ba. B. Be, Mg. C. Mg, Ca. D. Ca,
- Zn. 60.(3) Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl− và d mol SO42−. Biểu thức nào dưới đây đúng? A. a + 2b = c + 2d B. a + 2b = c + d C. a + b = c + d D. 2a + b = 2c + d 61.(3) Thể tích dung dịch HCl 0,2M cần để trung hoà 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M là A. 50 ml B. 100 ml C. 200 ml D. 500 ml. 62.(3) Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hoà 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là A. 100ml. B. 150ml. C. 200ml. D. 250ml. 63.(2) Có dung dịch NaOH 0,01M. Nhận xét nào dưới đây đúng? A. pOH = 2 và [Na+] < [OH−] = 10−2 B. pH = 2 và [Na+] = [OH−] = 10−2. C. pH=12 và [Na+] > [OH−]. D. pH=12 và [Na+] = [OH−] = 10−2. 64.(2) Dung dịch X có pH = 12, thì [OH−] của dung dịch là A. 0,01M. B. 1,20M. C. 0,12M. D. 0,20M. 65.(3) Dung dịch NaOH có pH = 11, cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để được dung dịch NaOH có pH = 9? A. 3 lần B. 100 lần C. 20 lần D. 500 lần 66.(3) Cho 10 ml dung dịch HCl có pH = 3. Cần thêm vào dung dịch trên bao nhiêu ml nước để sau khi khuấy đều, thu được dung dịch có pH = 4? (Coi không có sự thay đổi thể tích khi trộn.) A. 10 ml. B. 90 ml. C. 100 ml. D. 40 ml. 67.(3) Trộn 20ml dung dịch HCl 0,05M với 20ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi không có sự thay đổi thể tích khi trộn và các axit phân li hoàn toàn thì pH của dung dịch thu được sau khi trộn là giá trị nào dưới đây? A. 1,0 B. 2,0 C. 3,0 D. 1,5 68.(1) Trường hợp nào sau đây không dẫn điện ? A. NaCl nóng chảy. B. NaCl khan. C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch NaOH. 69.(1) Độ điện li của chất điện li phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây ?
- A. Bản chất của chất điện li. B. Bản chất của dung môi. C. Nhiệt độ của môi trường và nồng độ của chất tan. D. Cả A, B, C đều đúng. 70.(2)Cho các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. 71.(2) Cho các chất: HNO3, KOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3, CuSO4, Cu(OH)2. Các chất điện li mạnh là A. KOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3. B. NaCl, H2SO3, CuSO4. C. HNO3, KOH, NaCl, CuSO4. D. Ag2SO4, NaCl, CuSO4, Cu(OH)2. 72.(2)Cho các chất: H2O, CH3COOH, HCl, Ba(OH)2, NaNO3, CuSO4, NH3. Các chất điện li yếu là A. H2O, CH3COOH, CuSO4, NH3. B. CH3COOH, NaNO3, NH3. C. H2O, Ba(OH)2, NaNO3, CuSO4. D. H2O, CH3COOH, NH3. 73,(2) Dãy gồm tất cả các chất điện li mạnh là A. KNO3, PbCl2, Ca(HCO3)2, Na2S, NH4Cl. B. KNO3, HClO4, Ca3(PO4)2, Na2CO3, CuSO4. C. KHSO4, HClO4, Na2S, CH3COONa, NH4Cl D. KOH, HClO4, NaHSO4, Ca(HCO3)2, NH3. 74.(3)Nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M là 0,0013M. Độ điện li của axit CH3COOH là A. 1,35%. B. 1,3%. C. 0,135%. D. 0,65%. 75.(2) Trong các muối sau: BaCl2, NaNO3, Na2CO3, K2S, CH3COONa, NH4Cl, ZnCl2, KI. Các muối đều không bị thủy phân là A. BaCl2, NaNO3, KI. B. Na2CO3, CH3COONa, NH4Cl, ZnCl2. C. BaCl2, NaNO3, Na2CO3, K2S. D. NaNO3, K2S, ZnCl2, KI. 76.(2) Nhóm có dung dịch không làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh là A. dung dịch K2CO3, dung dịch CH3COONa. B. dung dịch CH3COONa, dung dịch NH3. C. dung dịch NaOH, dung dịch C2H5NH2. D. dung dịch NH3, dung dịch C6H5NH2.
- 77.(2) Cho quỳ tím vào các dung dịch: Cu(NO3)2, Na2CO3, K2SO4, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, AlCl3, K2S. Số dung dịch có thể làm quỳ tím hoá xanh là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 78.(2) Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch ? A. NaHSO4 và NaHCO3.B. NaAlO2 và HCl.C. AgNO3 và NaCl. D. CuSO4 và AlCl3. 79.(2) Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là A. Na , Ca 2 , Cl , PO3 . 4 B. Ba 2 , Cu 2 , NO3 , SO2 . 4 C. Zn 2 , K , Cl , S 2 . D. Al3 , Mg2 , SO2 , NO3 . 4 80.(2) Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là A. Ag , Na , NO3 , Cl . B. Mg2 , K , SO2 , PO3 . 4 4 C. H , Fe3 , NO3 , SO2 . 4 D. Al3 , NH , Br , OH . 4 81.(2) Dãy gồm các ion không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là A. Na , Mg2 , NO3 , SO2 . 4 B. Na , K , HSO , OH . 4 C. Ba 2 , Al3 , HSO , Cl . 4 D. Fe3 , Cu 2 , SO2 , Cl . 4 82(2)Cho 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion trong số các ion sau: Ba 2 , Al3 , Na , Ag , CO3 , NO3 , Cl , SO2 . 2 4 Các dung dịch đó là A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3. B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3. C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4. D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ÔN TẬP: CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
8 p | 792 | 157
-
Câu hỏi trắc nghiệm Hoá 9 dạng 1 chương I, II
9 p | 2899 | 140
-
Đề cương ôn tập Hóa học 10,11 học kì I năm học 2010 – 2011 – Trường THPT Bà Rịa
7 p | 949 | 129
-
Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 9 dạng 2 chương I, II
8 p | 559 | 92
-
Câu hỏi trắc nghiệm Hoá 11 chương I, II - Ban cơ bản
12 p | 215 | 56
-
Câu hỏi trắc nghiệm Hoá 9 dạng 4 chương I, II
10 p | 243 | 48
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 11 chương I, II – Ban KHTN
13 p | 274 | 46
-
Câu hỏi trắc nghiệm chương I: Sự điện li
11 p | 353 | 42
-
Bài tập trắc nghiệm Chương I: Este – lipit
10 p | 244 | 32
-
Giáo án Lịch sử 6 bài 16: Ôn tập chương I và II
3 p | 244 | 26
-
Ôn tập Hóa học học kỳ I
4 p | 186 | 20
-
Bài giảng Lịch sử 6 bài 16: Ôn tập chương I và II
19 p | 309 | 16
-
Tiết 48 I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức.Ôn tập chuong- Giup học sinh nắm vưng kiến
7 p | 103 | 10
-
Tiết 33 ÔN TẬP CHƯƠNG II
5 p | 120 | 7
-
LUYỆN TẬP CHƯƠNG I
5 p | 52 | 3
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 7 chương 2 sách Kết nối tri thức: Ôn tập phân tử liên kết hóa học
7 p | 23 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
3 p | 33 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn