intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập trắc nghiệp phần kim loại PNC nhóm I-II

Chia sẻ: Pham Ngoc Linhdan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

160
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí Ôn tập trắc nghiệp phần kim loại PNC nhóm I-II để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập trắc nghiệp phần kim loại PNC nhóm I-II

  1. TRẮC NGHIỆM PHẦN KIM LOẠI PNC NHÓM I-II 1). Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3. Hiện tượng xẩy ra là. A). Ban đầu có chất khí xuất hiện đến một lúc nào đó không có hiện tượng gì sau đó lại có chất khí xuất hiện. B). Ban đầu không có hiện tượng gì đến một lúc nào đó có chất khí xuất hiện và sau đó lại không có hiện tượng gì. C). Ban đầu không có hiện tượng gì sau đó có chất khí xuất hiện. D). Ngay tức khắc có chất khí xuất hiện sau đó không có hiện tượng gì. 2). Từ Li  Cs thì: (Chọn kết luận đúng). A). Độ âm điện tăng dần. B). Tính kim loại giảm dần. C). Bán kính nguyên tử giảm dần. D). Năng lượng ion hoá giảm dần. 3). Cho chuỗi biến hoá: B1 B2 B3 to A A A A C1 C2 C3 Cho biết A là CaCO3. B3 và C3 là: A). Ca(OH)2 và Na2CO3. B). Ca(HCO3)2 và Na2CO3. C). Ca(OH)2 và NaHCO3. D). CaCl2 và Na2CO3. 4). Trong các ion sau ion nào có bán kính lớn nhất: A). Cl-. B). Na+. C). Ca2+. D). K+. 5). Điện phân dung dịch NaCl có chứa 58,5 gam NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Sau một thời gian thu được 1 lít dung dịch có pH = 13. Thể tích khí ở (đktc) thoát ra ở anot là: A). 3,36 lít. B). 2,24 lít. C). 11,2 lít. D). 1,12 lít. 6). Dẫn 2,24 lít H2S ở (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A. Khối lượng muối có trong dung dịch A là: A). 6,7 gam. B). Kết quả khác. C). 5,85 gam. D). 5,6 gam. 7). Từ quặng đôlômit để điều chế các muối cacbonat trung hoà riêng biệt thì các hoá chất được sử dụng là: A). Dung dịch H2SO4, dung dịch Na2CO3. B). Nước, dung dịch HCl, dung dịch xôđa. C). Dung dịch Ba(OH)2, nước, dung dich HCl. D). Nước, dung dich HCl, khí CO2. 8). Cho m1 gam quặng đôlômit tác dụng với dung dịch HCl dư đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m2 gam muối và V lít khí ở (đktc). Biết m2 - m1 = 2,2 gam. V là: A). 4,48 lít. B). 2,24 lít. C). 3,36 lít. D). Kết quả khác. 9). Khi điện phân với điện cực trơ, màng ngăn xốp dung dịch hỗn hợp NaCl và HCl thì trong quá điện phân pH của dung dịch sẽ: A). Ban đầu giảm đến một lúc nào đó thì tăng dần: B). Tăng dần. C). Không đổi. D). Giảm dần. 10). Để nhận biết được các chất bột rắn khan sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Đựng trong các lọ riêng biệt thì hoá chất được sử dụng là: A). H2O, CO2. B). Dung dịch H2SO4. C). Dung dịnh Ba(OH)2. D). Dung dịch NH4HCO3. 11). Cho đồng thời 1 lít dung dịch HCl 2M vào 1lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 1M và NaHCO3 1M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí ở (đktc). V là: 1
  2. A). V = 33,6. B). 22,4 ≤ V ≤ 33,6 . C). Kết quả khác. D). V = 22,4 . 12). Phương pháp để làm mềm nước cứng tạm thời là: A). Cho dư dung dịch Na2CO3. B). Tất cả các phương pháp đã nêu. C). Cho một lượng vừa đủ dung dịch Ca(OH)2 . D). Đun nước đến kết tủa hoàn toàn. 13). Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam một muối cacbonat kim loại hoá trị I và một muối cacbonat kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl thấy thoát ra 0,2 mol khí. Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan? A). 28 gam. B). 26 gam. C). 26,8 gam. D). 28,6 gam. 14). Cho các chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl, NaHSO4. Số chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là: A). 1. B). 2. C). 3. D). 4. 15). Cho 40 gam Fe2(SO4)3 vào dung dịch Na2CO3 dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. m là: A). 10,7 gam. B). 22,9 gam. C). 21,4 gam. D). 29,2 gam. 16). Có 3 dung dịch hỗn hợp: (NaHCO3+ Na2CO3), (NaHCO3+Na2SO4), (Na2CO3, Na2SO4). Chỉ dùng thêm một cặp chất nào trong số các cặp chất cho dưới đây để nhận biết các dung dịch trên. A). Dung dịch HCl và dung dịch Na2CO3. B). Dung dịch HNO3 và dung dịch Ba(NO3)2. C). Dung dịch Na2CO3 và dung dịch Ba(OH)2. D). Dung dịch NaOH và dung dịch Ba(HCO3)2. 17). Cho 1 lít dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 có pH = 12 vào 1 lít dung dịch H2SO4 0,01M. Thu được 2 lít dung dịch A. Nồng độ mol/lít ion [H+] là: A). 10-7M. B). 0,005 M. C). 0,01 M. D). 0,02 M. 18). Các kim loại kiềm thì: (chọn kết luận sai): A). Khối lượng riêng lớn vì nó có mạng tinh thể rỗng hơn và bán kính lớn hơn so với kim loại cùng chu kì. B). Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp do mạng tinh thể là lập phương tâm khối trong đó liên kết kim loại kém bền: C). Độ cứng thấp do lực liên kết giữa các nguyên tử kim loại là yếu: D). Có năng lượng ion hoá giảm dần từ Li  Cs. 19). Hiện tượng xẩy ra khi sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 là: A). Dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại và không đổi một thời gian sau đó giảm dần đến trong suốt. B). Ban đầu không có hiện tượng gì đến một lúc nào đó dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại sau đó giảm dần đến trong suốt. C). Ban đầu không có hiện tượng gì sau đó xuất hiện kết tủa và tan ngay. D). Dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại sau đó giảm dần đến trong suốt. 20). Có 4 cốc mất nhãn đựng riêng biệt các chất sau: Nước nguyên chất, nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu, nước cứng toàn phần. Hoá chất dùng để nhận biết các cốc trên là. A). NaHCO3. B). MgHCO3. C). Na2CO3. D). Ca(OH)2. 21). Sục V lít CO2 ở (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,02M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,97 gam kết tủa và dung dịch A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch A thu được kết tủa. V là: A). 0,896 lít. B). 0,448 lít. C). 0, 224 lít. D). 1,12 lít. 22). Cho chuỗi biến hoá: B1 B2 B3 B4 ñpnc A A A A A C1 C2 C3 C4 2
  3. Cho biết A là NaCl. B4 và C4 là: A). Na2O và HCl. B). NaOH và HCl. C). NaOH và CuCl2. D). Na2SO4 và BaCl2. 23). Cho dung dịch Mg(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch sau: HNO3, Ca(OH)2, Na2CO3, NaHSO4 dư. Khi đó số phản ứng có thể làm giảm tính cứng của nước là: A). 3. B). 2. C). 4. D). 1. 24). Nung 100 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng hỗn hợp không thay đổi được 69 gam chất rắn. % khối lượng các chất trong X là: A). 74% và 26%. B). 84% và 16%. C). 16% và 84%. D). 26% và 74%. 25). Cho từ từ 100 gam dung dịch NaHSO4 12% vào 100 gam dung dịch Na2CO3. Sau phản ứng thu được 198,9 gam dung dịch D (biết rằng dung dịch D không làm quỳ tím hoá đỏ). C% của dung dịch Na2CO3 là: A). 2,65%. B). 5,3%. C). Kết quả khác. D). 7,95%. 26). Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch sau: NaCl, NaHCO3, Na2CO3, NaHSO4, Na2SO4, NaOH. A). 3. B). 5. C). 4. D). 6. 27). Cho các dung dịch sau có cùng nồng độ mol/lít: NH3, NaOH, Ba(OH)2 . Tính bazơ tăng dần theo dãy: A). NH3, NaOH, Ba(OH)2 . B). Ba(OH)2, NH3, NaOH . C). NH3, Ba(OH)2, NaOH . D). NaOH, NH3, Ba(OH)2 . 28). Từ quặng đôlômit để điều chế hai kim loại riêng biệt không thay đổi khối lượng thì các hoá chất được sử dụng là: A). Nước. B). Dung dịch H2SO4. C). Dung dich Na2CO3. D). Dung dịch Ba(OH)2. 29). Dung dịch NaHCO3 trong nước có phản ứng: A). Axit yếu. B). Axit mạnh. C). Kiềm mạnh. D). Kiềm yếu. + + - 2- 2- 30). Dung dịch A chứa Na , NH4 , HCO3 , CO3 , SO4 . Chỉ có dung dịch HCl và dung dịch Ba(OH)2 (không được dùng bất cứ phương pháp khác kể cả phương pháp vật lý) có thể nhận biết được các ion có mặt trong dung dịch A là: A). NH4+, CO32-, SO42-. B). NH4+, HCO3-, CO32-, SO42-. + + - 2- 2- C). Na , NH4 , HCO3 , CO3 , SO4 . D). NH4+, SO42-. 31). Khi nhiệt phân hoàn toàn 17 gam muối NaNO3 thu được khối lượng chất rắn là: A). 13,8 gam. B). 4,6 gam. C). 6,2 gam. D). Kết quả khác. 32). Trong thực tế người ta sử dụng thạch cao để nặn tượng là: A). Thạch cao sống và thạch cao nung. B). Thạch cao nung và thạch cao khan. C). Thạch cao sống. D). Thạch cao nung. 33). Cho dung dịch Mg(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch sau: HNO3, Ca(OH)2, Na2CO3, NaHSO4 dư. Khi đó ion HCO3 - đóng vai trò: A). Axit trong 2 phản ứng và bazơ trong 1 phản ứng. B). Axit trong 2 phản ứng và bazơ trong 2 phản ứng. C). Axit trong 1 phản ứng và bazơ trong 1 phản ứng. D). Axit trong 1 phản ứng và bazơ trong 2 phản ứng. 34). Cho m gam hỗn hợp Na, Ba vào nước thu được dung dich A và 6,72 lít khí ở (đktc). Thể tích dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,5M và HCl 1M để trung hoà vừa đủ dung dịch A là: A). 0,3 lít. B). 0,2 lít. C). 0,4 lít. D). 0,1 lít. 35). Trong công nghiệp NaOH được điều chế bằng phương pháp: A). Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. B). Cho Na tác dụng với nước. C). Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Na2CO3. D). Cho Na2O tác dụng với nước. 36). Cho từ từ 100 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1 M và KHCO3 0,1M vào 100 ml dung dịch HBr CM. Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí ở (đktc). CM là: 3
  4. A). 0,2M. B). 0,25M. C). 0,225M. D). Kết quả khác. 37). Nung 8,4 gam quặng đôlômit đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí. Sục V lít khí này trong 150 ml dung dịch NaOH 1M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A. Các chất tan có mặt trong dung dịch A là: A). Na2CO3. B). Na2CO3 và NaHCO3. C). NaOH và Na2CO3. D). NaHCO3. 38). Sau khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp thì thu được dung dịch NaOH có lẫn tạp chất NaCl. Người ta tách NaCl ra bằng phương pháp: A). Chưng cất phân đoạn. B). Kết tinh phân đoạn. C). Cô cạn. D). Chiết. 39). Hoà tan hoàn toàn 4,68 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại A, B kế tiếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,12 lít CO2 ở đktc. Hai kim loại A, B là: A). Sr, Ba. B). Be, Mg. C). Mg, Ca. D). Ca, Sr. 40). Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y đun nóng dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z. Cho dung dich X phản ứng vừa đủ với dung dịch Y thu được dung dich Z. Sục CO2 dư vào Z thu được dung dịch Y. đốt Z trên ngọn lửa vô sắc ngọn lửa có màu vàng. X, Y, Z lần lượt là: A). Na2CO3, NaHCO3, NaOH. B). KOH, KHCO3, K2CO3. C). NaOH, NaHCO3, Na2CO3. D). NaOH, Na2CO3, NaHCO3. 41). Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B nằm kế tiếp nhau. Lấy 6,2 gam X hoà tan hoàn toàn vào nước thu được 2,24 lít H2 (ở đktc). A, B là hai kim loại: A). Li, Na. B). K, Rb. C). Na, K. D). Rb, Cs. 42). Sục V lít CO2 ở (đktc) vào 1 lít dung dịch NaOH 0,6 M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được hai chất tan có nồng độ mol/lít bằng nhau. V là: A). 6,72 lít. B). Kết quả khác. C). 8,96 lít. D). 4,48 lít. 43). Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl thì ở trên catot xẩy ra: A). Sự oxi hoá Cl-. B). Sự oxi hoá nước. C). Sự khử nước. D). Sự khử Na+. 44). Hoà tan 174 gam hỗn hợp gồm hai muối cacbonat và sunfit của cùng một kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500 ml dung dịch KOH 3M. Kim loại kiềm là: A). Li. B). Na. C). Rb. D). K. 45). Kim loại kiềm thổ là: A). Mg, Ca, Ba. B). Ca, Ba. C). Ca, Sr, Ba. D). Kim loại phân nhóm chính nhóm II. 46). Người ta điều chế canxi oxit bằng phương pháp phân huỷ canxi cacbonat ở nhiệt độ cao: Muốn cho cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận thì: A). Tăng nhiệt độ và giảm nồng độ khí CO2. B). Giảm nhiệt độ và tăng nồng độ khí CO2. C). Giảm nhiệt độ và giảm nồng độ khí CO2. D). Tăng nhiệt độ và tăng nồng độ khí CO2. 47). Cho 9,6 gam một kim loại thuộc PNC nhóm II vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy không có khí thoát ra. Đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch A có đun nóng thu được 2,24 lít khí ở (đktc). M là: A). Ca. B). Be. C). Ba. D). Mg. 48). Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,97 gam kết tủa. V là. A). 4,48 lít. B). 6,72 lít. C). Kết quả khác. D). 2,24 lít. 49). Phương pháp để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là: A). Cho dư dung dịch Na2CO3. B). Cho một lượng vừa đủ dung dịch Ca(OH)2 . C). Tất cả các phương pháp đã nêu. D). Đun nước đến kết tủa hoàn toàn. 50). Để bảo quản Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào sau đây: 4
  5. A). Ngâm trong benzen. B). Ngâm trong dầu hoả. C). Ngâm trong rượu. D). Bảo quản trong bình khí NH3. TRẮC NGHIỆM PHẦN NHÔM 1). Trong quá trình sản xuất nhôm thì: A). Cả hai điện cực đều không bị ăn mòn. B). Điện cực âm bị ăn mòn. C). Cả hai điện cực đều bị ăn mòn. D). Điện cực dương bị ăn mòn. 2). Trong thực tế người ta dùng sự điện phân Al2 O3 nóng chảy mà không dùng sự điện phân AlCl3 nóng chảy vì: A). Điện phân AlCl3 tạo khí Cl2 độc hại cho môi trường. B). Al2 O3 phổ biến và rẻ hơn AlCl3. C). AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3. D). AlCl3 là một hợp chất thăng hoa. 3). Hoá chất dùng để tách Al2O3 ra khỏi quặng boxit là: A). Dung dịch xút và dung dịch H2SO4 loãng. B). Dung dịch NaOH đặc và CO2. C). Dung dịch NaOH loãng và CO2. D). Nước vôi và dung dịch HCl. 4). Ba nguyên tố A, B, C cùng thuộc một chu kì trong bảng HTTH có tổng số điện tích hạt nhân là 36. Biết ZB = (ZA + ZC) / 2. Nguyên tố có điện tích hạt nhân lớn nhất là: A). Cl. B). Si. C). Mg. D). Al. 5). Hoà tan 21,6 gam Al trong một dung dịch hỗn hợp (NaNO3 và NaOH) dư. Tính thể tích NH3 thoát ra ở (đktc). Biết hiệu suất của phản ứng là 80%. A). 6,72 lít. B). Kết quả khác. C). 4,48 lít. D). 5,376 lít. 6). Người ta có thể dùng thùng bằng nhôm để đựng axit: A). HNO3 đặc nguội. B). HNO3 đặc nóng. C). HNO3 loãng nguội. D). HNO3 loãng nóng. 7). Chọn kết luận sai: A). Al là một kim loại dễ bị oxi hoá. B). Al bền trong nước vì có lớp Al(OH)3 bảo vệ. C). Al bền trong nước vì Al không tác dụng với H2O. D). Al bền trong không khí vì có lớp Al2O3 bảo vệ. 8). Cho Ba vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A kết tủa B và khí C. Cho bột Al dư vào dung dịch A thu được dung dịch D và khí C. Cho Na2CO3 vào dung dịch D thấy không có chất khí xuất hiện. Dung dịch D có môi trường: A). Trung tính. B). Bazơ. C). Chưa kết luận được. D). Axit. 9). Khối lượng mol của phèn chua là: A). 948. B). 516. C). 732. D). 342. 10). Biết ZAl = 13. Cấu hình electron của Al3+ là: A). 1s22s22p63s1. B). 1s22s22p6. C). 1s22s22p63s23p1. D). 1s22s22p5. 11). Cho các nguyên tử và ion sau: Al, Al3+, Mg2+, F-. Hạt có bán kính nhỏ nhất là: A). Al. B). Mg2+. C). F-. D). Al3+. 12). Hiện tượng khi cho từ từ đến dư dung dịch hỗn hợp HCl và H2SO4 loãng vào dung dịch hỗn hợp NaAlO2 và NaOH là: A). Ban đầu xuất hiện kết tủa và tan ngay, sau đó không có hiện tượng gì. B). Ban đầu không có hiện tượng gì đến một lúc nào đó có kết tủa xuất hiện và tăng dần đến cực đại sau đó giảm dần đến trong suốt, sau đó lại không có hiện tượng gì. C). Không có hiện tượng gì xẩy ra. 5
  6. D). Ban đầu xuất hiện kết tủa và tăng dần đến cực đại, sau đó giảm dần đến trong suốt và sau đó lại không có hiện tượng gì. 13). Cho 300 ml dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch 200 ml dung dịch AlCl3 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. m là: A). Kết quả khác. B). 10,2 gam. C). 15,6 gam. D). 23,4 gam. 14). Cho từ từ V ml dung dịch NaAlO2 1M vào 400 ml dung dịch HCl 2M đến phản ứng hoàn toàn thu được 31,2 gam kết tủa. V là: A). 500 ml. B). 300 ml. C). 400 ml. D). Kết quả khác. 15). Phèn chua làm trong nước đục vì: A). Thuỷ phân tạo môi trường axit và xuất hiện kết tủa keo Al2(CO3)3. B). Thuỷ phân tạo môi trường axit. C). Thuỷ phân tạo môi trường bazơ và xuất hiện kết tủa keo Al(OH)3. D). Thuỷ phân tạo kết tủa keo Al(OH)3. 16). Dung dịch chứa hoá chất duy nhất có thể nhận biết các chất rắn sau: Mg, Al2O3, Al, Ba, SiO2, Fe2O3 đựng trong các lọ mất nhãn là: A). NaOH loãng. B). H2SO4 loãng. C). NaOH đặc. D). Ba(OH)2. 17). Sục CO2 đến dư vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaAlO2 1M và Ba(OH)21M, đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Khối lượng của chất rắn B là: A). 30,6 gam. B). Kết quả khác. C). 10,2 gam. D). 40,8 gam. 18). Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X thấy dung dịch vẩn đục, nhỏ tiếp thấy trở nên trong suốt. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào thấy dung dịch vẩn đục, nhỏ tiếp thấy dung dịch trở nên trong suốt. Dung dịch X là: A). Canxi hiđrocacbonat. B). Natri aluminat. C). Phèn chua. D). Nhôm clorua. 19). Cho dãy biến hoá sau: Biết M là một kim loại. + HCl B +X+Z M t0 Ñi eä phaâ n n D E M noùg chaû n y + NaOH +Z +Y+Z C Z, X, Y lần lượt là: A). H2O, CO2, NH3. B). Al, NaOH, H2SO4. C). H2O, Na2CO3, H2SO4. D). H2O, NH3, CO2. 20). Nguyên tắc để sản xuất nhôm là thực hiện: A). Sự khử nhôm. B). Sự khử ion nhôm. C). Sự oxi hoá ion nhôm. D). Sự oxi hóa nhôm. 21). Cho các dung dịch sau đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, CaCl2, AlCl3, Ba(OH)2. Dung dịch chứa một hoá chất duy nhất để nhận biết các dung dịch trên là: A). Ca(OH)2. B). NH3. C). Na2CO3. D). ZnCl2. 22). Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M. Sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được chất rắn nặng 5,16 gam. Tính m: A). 0,81 gam. B). 0,24 gam. C). 0,48 gam. D). 0,96 gam. 23). Chia m gam hỗn hợp Ba và Al thành hai phần bằng nhau: + Phần 1 cho vào H2O dư thu đến phản ứng hoàn toàn thu được 4,48 lít H2 ở (đktc). 6
  7. + Phần 2 cho vào dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 7,84 lít H2 ở (đktc).m là: A). 31, 45 gam. B). 12,25 gam. C). 34,15 gam. D). 33,7 gam. 24). Dựa vào cấu hình electron của nhôm ta thấy Al là nguyên tố nhóm: A). p. B). f. C). d. D). s. 3+ 25). Tổng số các hạt p, n, e trong ion Al là: Biết kí hiệu của nhôm là . A). 36. B). 43. C). 40. D). 37. 26). Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng dư nước, được dung dịch D và phần không tan B. Sục CO2 dư vào D, được kết tủa E. Cho CO dư qua B nung nóng được chất rắn F. Cho F tác dụng với NaOH thấy tan một phần. Kết tủa E và chất rắn F là: A). E: Al(OH)3 ; F: Al, Fe. B). E: BaCO3, Al(OH)3 ; F: Al2O3, Fe. C). E: BaCO3 ; F: Al, Fe. D). E: Al(OH)3 ; F: Al2O3, Fe. 27). Số lượng phản ứng xẩy ra khi cho Al2O3 tác dụng với: khí CO (t0), dung dịch NaOH, dung dịch HCl, khí CO2, dung dịch NH3, Cl2 (to) là: A). 6. B). 4. C). 2. D). 3. 28). Trong quá trình sản xuất nhôm thì cần duy trì một dòng điện một chiều với: A). Cường độ rất cao và hiệu điện thế rất cao. B). Cường độ rất thấp và hiệu điện thế rất cao. C). Cường độ rất cao và hiệu điện thế rất thấp. D). Cường độ rất thấp và hiệu điện thê rất thấp. 29). Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nhôm có số electron là: A). 3. B). 1. C). 4. D). 2. 30). Cho V ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vào 500 ml dung dịch NaAlO2 1M và Ba(OH)2 0,2M thì thu được kết tủa cựu đại. V là: A). 300 ml. B). 50 ml. C). 600 ml. D). 200 ml. 31). Nhúng một thanh nhôm vào dung dịch CuSO41M đến phản ứng hoàn rút thanh nhôm ra thấy khối lượng thanh nhôm tăng 13,8 gam. Thể tích dung dịch CuSO4 là: A). 500 ml. B). 200 ml. C). 300 ml. D). 400 ml. 32). Cho 12,9 gam hỗn hợp X chứa kim loại M và oxit cao nhất của nó là M2O3 tác dụng với dung dịch HNO3 dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 63,9 gam muối nitrat của kim loại M. Khối lượng kim loại trong hỗn hợp X là: A). 5,6 gam. B). 5,4 gam. C). kết quả khác. D). 2,7 gam. 33). Hoà tan 0,54 gam một kim loại M vào 100 ml dung dịch HCl 0,8M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M, Kim loại M là: A). Mg. B). Fe. C). Al. D). Zn. 34). Để thu được Al(OH)3thì: A). Tất cả đều đúng. B). Cho dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. C). Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. D). Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2. 35). Cho m gam bột Al vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 0,1M và CuSO4 0,5M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,92 gam một kim loại duy nhất. m là: A). 0,54 gam. B). 0,945 gam. C). Kết quả khác. D). 1,08 gam. 36). Tecmit là hỗn hợp giữa Al với: A). FeO. B). Fe3O4. C). CuO. D). Fe2O3. 7
  8. 37). Sục NH3 đến dư vào dung dịch hỗn hợp AlCl3 và ZnCl2 thu được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng khí H2 dư qua B nung nóng thu được chất rắn X. Chất rắn X là: (Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn). A). Al và Zn. B). Al2 O3 và ZnO. C). Al. D). Al2O3. 38). Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch sau đựng trong các lọ riêng biệt: NH4Cl, AlCl3, BaCl2, (NH4)2CO3, Na2CO3, NaCl. A). 2. B). 4. C). 6. D). 5. 39). Cho các dung dịch: Na2CO3, CH3COONa, Al2(SO4)3, NaAlO2, NaCl. Số lượng các dung dịch đều có pH > 7 là: A). 3. B). 0. C). 2. D). 4. 40). Cho bột Al dư vào dung dịch Ba(OH)2 thu được dung dịch B. Cho dung dịch B lần lượt tác dụng với: CO2 dư, Na2CO3, NaHSO4 dư, NH3, NaOH, HCl dư. Số phản ứng xuất hiện kết tủa là: A). 2. B). 5. C). 4. D). 3. 41). Cho a mol Al và b mol Mg vào dung dịch chứa c mol CuSO4 và d mol AgNO3, đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A chứa 3 kim loại. Tìm điều kiện của a so với b, c, d. A). a > (2c + d - 2b)/3. B). a ≤ (2c + d - 2b)/3. C). a > (2c + d - b)/3. D). a ≥ (2c + d - 2b)/3. 42). Cho Al dư vào 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 loãng và H2SO4 loãng. Đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A, rắn B và hỗn hợp khí C gồm 0,1mol NO và 0,3 mol H2. CM của dung dịch H2SO4 là: Biết rằng trong dung dịch A không chứa muối amoni. A). 0,6 M. B). Kết quả khác. C). 0,5 M. D). 0,9 M. 43). Nung hỗn hợp A chứa 81 gam Al và 240 gam CuO, sau một thời gian thu được hỗn hợp B. Cho 10,7 gam B vào dung dịch NaOH dư thu được 2,24 lít H2 ở (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là: A). 33,33%. B). 50%. C). 66,67%. D). Kết quả khác. 44). Điện phân Al2O3 nóng chảy sau một thời gian thu được 26,88 lít hỗn hợp khí O2, CO, CO2 thoát ra ở anot, trong đó CO chiếm 25% về thể tích. Khối lượng Al tạo thành ở catot là: A). 27 gam. B). 37,8 gam. C). 32,4 gam. D). Kết quả khác. 45). Criolit được sử dụng trong sản xuất nhôm với mục đích: (Chọn phát biểu sai) A). Tạo một chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2 O3 nóng chảy. B). Để giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3. C). Loại tạp chất còn sót lại của Al2 O3 nóng chảy. D). Tạo một chất lỏng có tỷ khối nhẹ hơn Al. 46). Nguyên liệu dùng để sản xuất Al phải sạch vì nhôm tạo thành không nguyên chất sẽ bị: A). Giòn dễ gãy. B). ăn mòn điện hoá. C). ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá. D). ăn mòn hoá học. 47). H2S tác dụng được với bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch sau: AlCl3 FeSO4, Fe2(SO4)3, Br2, KMnO4, CuSO4. A). 6. B). 3. C). 5. D). 4. 48). Sục khí H2S đến dư vào dung dịch hỗn hợp AlCl3, FeCl3, CuCl2, đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa B. Số lượng các chất có mặt trong kết tủa B là: A). 2. B). 4. C). 1. D). 3. 49). Biết ZAl = 13. Số electron của Al trên lớp L là: A). 3. B). 1. C). 8. D). 2. 50). Cho V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. V là: 8
  9. A). 150 ml. B). Kết quả khác. C). 200 ml. D). 200 ml hoặc 300 ml. TRẮC NGHIỆM PHẦN SẮT 1). Để tận dụng sắt thép phế liệu để luyện thép thì phương pháp nào là tốt nhất: A). Tất cả các phương pháp. B). Phương pháp lò điện. C). Phương pháp Betxơme. D). Phương pháp Mactanh. 2). Nhúng một thanh Al vào dung dịch FeSO4, sau một thời gian rút thanh nhôm ra thấy khối lượng thanh nhôm tăng so với ban đầu 11,4 gam. Khối lượng Fe bám vào thanh Al là: (Biết toàn bộ Fe tạo thành đều bám vào thanh kim loại ban đầu). A). 16 gam. B). 11,2 gam. C). 11,4 gam. D). 16,8 gam. 3). Cho m gam hỗn hợp FeO, Fe3O4, Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng Fe2O3) vào dung dịch HNO3 dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,24 lít NO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là: A). Kết quả khác. B). 7,2 gam. C). 16 gam. D). 23,2 gam. 4). Nhiệt phân hoàn toàn 18 gam một muối nitrat của kim loại M, sau phản ứng thu được 8 gam một oxit kim loại. Kim loại M là: A). Mg. B). Al. C). Fe. D). Cu. 5). Để 39,2 gam bột Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 49,6 gam hỗn hợp X chứa 4 chất rắn. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 4,48 lít H2 ở (đktc). Khối lượng muối có trong dung dịch Y là: A). 99,55 gam. B). 63,8 gam. C). 88,9 gam. D). 106,65 gam. 6). Ngâm một lá kim loại nặng 50 gam trong dung dịch HCl, sau khi thoát ra 336 ml khí (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Nguyên tố kim loại đã dùng là: A). Fe. B). Mg. C). Cu. D). Al. 7). Nung hỗn hợp chứa 8,1 gam Al và 21,6 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp A. Lấy 1/2 hỗn hợp A cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,36 lít H2 ở (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là: A). 33,33%. B). 66,67%. C). 100%. D). 50%. 8). Cho các chất sau đựng trong các lọ mất nhãn: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hoá chất dùng để nhận biết các dung dịch trên là: A). Dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3. B). Dung dịch H2SO4 (loãng), dung dịch HNO3, Cu. C). CO (to), dung dịch HNO3, dung dịch NaOH. D). Dung dịch HNO3,dung dịch Ba(OH)2, dung dịch Na2CO3. 9). Tính chất vật lý nào dưới đây không phải là tính chất vật lí của Fe? A). Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn. B). Có tính nhiễm từ. C). Kim loại nặng, khó nóng chảy. D). Dẫn điện và nhiệt tốt. 10). Tính khối lượng kết tủa thu được khi thổi 3,36 lít (đktc) khí H2S qua dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3. Biết phản ứng xẩy ra hoàn toàn: A). 3,2 gam. B). 4,8 gam. C). 7,6 gam. D). 10,4 gam. 11). Đốt cháy một lượng than trong 4 mol khí O2 , sau phản ứng thu được 5 mol hỗn hợp khí chứa 3 chất khí. Tách lấy CO từ 5 mol hỗn hợp khí trên và cho đi qua bột Fe3O4 dư, đun nóng, đến phản ứng hoàn toàn khối lượng bột Fe3O4 giảm là: A). 16 gam. B). 44 gam. C). 8 gam. D). 28 gam. 12). Cho m gam Fe vào V ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 loãng và HNO3 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A, chất rắn B và hỗn hợp khí C gồm NO và H2. Muối sắt có mặt trong dung dịch A là: A). Fe(NO3)3 và FeSO4. B). Fe(NO3)3. 9
  10. C). FeSO4. D). Fe(NO3)2 và FeSO4. 13). Cho 12,7 gam FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị cuả m là: A). 10,8 gam. B). 39,5 gam. C). 14,35 gam. D). 28,7 gam. 14). Cho hỗn hợp A gồm FeS2 và FeCO3 (với số mol bằng nhau) vào bình kín chứa không khí với lượng gấp đối lượng cần thiết để phản ứng hết với hỗn hợp A. Nung bình ở nhiệt độ cao đến phản ứng xẩy ra hoàn toàn, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu. Hỏi áp suất của khí trong bình trước phản ứng (P1) và sau phản ứng (P2) thay đổi như thế nào: A). P1 < P2. B). P1 > P2. C). P1 ≥ P2. D). P1 = P2. 15). Cho 17,6 gam hỗn hợp FeS2, FeS, Fe (trong đó số mol FeS2 bằng Fe) vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít SO2 ở (đktc) sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là: A). 11,2 lít. B). 20,16 lít. C). 33,6 lít. D). 22,4 lít. 16). Trong thực tế thép silic dùng để: A). Chế tạo vòng bi, vỏ xe bọc thép… B). Chế tạo lò xo, nhíp ô tô … C). Chế tạo thanh ray vát nhọn, máy nghiền đá… D). Chế tạo dụng cụ cắt gọt kim loại… 17). Phương trình hoá học nào dưới đây được viết đúng: A). Fe + H2O to>570oC Fe2O3 + H2. B). 3Fe + 4H2O to>570oC Fe3O4 + 4H2. C). Fe + H2O to>570oC FeO + H2. D). 2Fe + 6H2O to>570oC 2Fe(OH)3 + 3H2. 18). Chất nào sau đây khi nhiệt phân (trong môi trường không có không khí)không cho FeO. A). FeSO3. B). Fe(NO3)2. C). Fe(OH)2. D). FeCO3. 19). Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao: A). H2. B). Al. C). CO. D). Than cốc. 20). Cho phản ứng: FexOy + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + NO2 + H2O. Biết VNO:VNO2= 2:1. Khi đó hệ số cân bằng của H2O là: (biết hệ số cân bằng là tối giản). A). 21x - 13y. B). 10x - 6y. C). 30x - 6y. D). 15x - 3y. 21). Cho hỗn hợp A chứa 0,1 mol Al và x mol Fe vào dung dịch AgNO3, đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn B và dung dịch C chứa 3 cation kim loại. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được 19,7 gam kết tủa E. Nung E trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam một chất rắn duy nhất. Khối lượng của chất rắn B là: A). 86,4 gam. B). 97,2 gam. C). Kết quả khác. D). 64,8 gam. 22). Cho các chất và ion sau: S, Cl2, SO2, Fe2+, Cu2+, Cl-, Fe3+. Tổng số chất vừa đóng vai trò chất oxi hoá và chất khử là: A). 3. B). 2. C). 7 . D). 4. 23). Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây: A). Zn. B). Fe. C). Ag. D). Cu. 24). Để tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp: Fe2O3, Al2O3, SiO2, thì hoá chất được lựa chọn là: A). Dung dịch HNO3 đặc và CO2. B). Dung dịch NaOH đặc. C). Dung dịch H2SO4 và dung dịch NH3. D). Dung dịch NaOH loãng. 25). Hoà tan 62,1 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng, được 16,8 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm 2 khí không màu, không hoá nâu ngoài không khí. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với H2 bằng 17,2. Kim loại M là: A). Al. B). Fe. C). Mg. D). Cu. 26). Đốt nóng hỗn hợp A gồm 11,2 gam Fe và 9 gam S, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn B. Hoà tan B trong dung dịch HCl dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít hỗn hợp khí X ở đktc. Giá trị của V là: A). 4,48. B). Kết quả khác. C). 2,24 < V < 4,48. D). 2,24 ≤ V ≤ 4,48. 10 >570oC >570oC >570oC >570oC
  11. 27). Cho 6,4 gam hỗn hợp FeS2 và S vào một bình kín chứa 1 mol không khí, khi đó áp suất trong bình là P1. Nung bình để phản ứng xẩy ra hoàn toàn, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình là P2. Biết P2 = 0,97 P1, thể tích bình không thay đổi và thể tích chất rắn không đáng kể. % khối lượng của S trong hỗn hợp ban đầu là: A). 50%. B). 75%. C). 20%. D). 25%. 28). Để điều chế được 1 tấn H2SO4 98%, cần bao nhiêu tấn quặng pirit chứa 20% tạp chất. Biết hiệu suất của cả quá trình là 75%. A). 1,2 tấn. B). 0,8 tấn. C). 0,6 tấn. D). 1 tấn. 29). Cho dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch muối sắt clorua, sau phản ứng thu được dung dịch A, kết tủa B và khí C. Nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Muối sắt clorua, kết tủa B và rắn E là: A). FeCl3, Fe(OH)3, Fe2O3. B). FeCl2, FeCO3, FeO. C). FeCl3, Fe2(CO3)3, Fe2O3. D). FeCl2, Fe(OH)2, Fe2O3. 30). Trong các cấu hình electron sau thì cấu hình nào là không đúng: A). Fe3+(Z = 26): (Ar)3d5. B). Mn2+(Z = 25): (Ar)3d34s2. 5 1 C). Cr (Z = 24): (Ar)3d 4s . D). Cu (Z = 29): (Ar)3d104s1. 31). Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất sắt chính có trong quặng: A). Pirit, chứa FeS2. B). Manhetit, chứa Fe3O4. C). Hematit nâu, chứa Fe2O3. D). Xiđerit, chứa FeCO3. 32). Cho phản ứng: FeS2 + HNO3  Fe2(SO4)3 + X + NO2 + H2O. Hệ số cân bằng của nước là: (Biết hệ số cân bằng là số nguyên dương tối giản). A). 11. B). 6. C). 13. D). 14. 33). Thành phần nào dưới đây không phải là nguyên liệu cho quá trình sản xuất thép: A). Nhiên liệu: Dầu madút hoặc khí đốt. B). Chất chảy. C). Than cốc. D). Gang, sắt thép phế liệu. 34). Cho nguyên tử của nguyên tố X có Z = 26. Ion X2+ có cấu hình electron là: A). 1s22s22p63s23p64s13d5. B). 1s22s22p63s23p63d6. 2 2 6 2 6 5 1 C). 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s . D). 1s22s22p63s23p63d44s2. 35). Để m gam bột Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp X. Hoà tan hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được 11,2 lít NO2 ở (đktc). Giá trị của m là: A). 12,8 gam. B). 11,2 gam. C). 10,8 gam. D). 5,6 gam. 36). Hoà tan 23,2 gam FeCO3 trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 thu được dung dịch A và hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch A thu được dung dịch B. Hỏi dung dịch B hoà tan được tối đa bao nhiêu gam Cu. Biết sản phẩm khử tạo thành là khí NO. A). 57,6 gam. B). 70,4 gam. C). 6,4 gam. D). 64 gam. 37). Nguyên tố X có Z = 26. Vị trí của X trong bảng HTTH là: A). Chu kì 3, nhóm IIA. B). Chu kì 4, nhóm IIB. C). Chu kì 4, nhóm IIA. D). Chu kì 4, nhóm VIIIB. 38). Để hoà tan 4 gam FexOy cần 54,75 gam dung dịch HCl 10%. Công thức phân tử của oxit sắt là: A). Fe3O4. B). Fe2O3. C). Chưa xác định được. D). FeO. 39). Phương trình hoá học nào sau đây được viết không đúng: A). 3Fe + 2O2 to Fe3O4. B). 2Fe + 3Cl2 to 2FeCl3. o C). Fe + S t FeS. D). 2Fe + 3I2 to 2FeI3. 40). Trong số các loại quặng sắt: Xiđerit, pirit, manhetit, hematit (đỏ). Quặng chứa hàm lượng % Fe lớn nhất là: A). Manhetit. B). Xiđerit. C). Hematit (đỏ). D). Pirit. 11
  12. 41). Cho 10 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Fe chiếm 1/3 về khối lượng) vào dung dịch HNO3 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A, khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 7,48 gam chất rắn B. Thể tích khí NO tạo thành ở (đktc) là: A). 0,896 lít. B). 1,12 lít. C). 1,008 lít. D). 0,672 lít. 42). Thành phần nào dưới đây là không cần thiết cho quá trình sản xuất gang? A). Chất chảy. B). Than cốc. C). Quặng sắt. D). Sắt thép phế liệu. 43). Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 26. X là nguyên tố nhóm: A). p. B). d. C). s. D). f. 44). Cho m gam Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được 16,2 gam Ag. Giá trị của m là: A). 8,4 gam. B). 4,2 gam. C). 2,8 gam. D). 5,6 gam. 3+ 2+ 45). Cho a mol Mg và b mol Zn vào dung dịch chứa c mol Fe và d mol Cu , đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa 4 ion kim loại. Biết c < 2(a + b). Điều kiện của a so với b, c, d là: A). a ≥ d - b + c/2. B). a ≥ d - b + c/2. C). a ≤ d - b + c/2. D). a < d - b + c/2. 46). Đốt nóng hỗn hợp A gồm 11,2 gam Fe và 3,2 gam S, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn B. Hoà tan B trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít NO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). V là: A). 26,88 lít. B). 22,4 lít. C). Kết quả khác. D). 13,44 lít. 47). Cho m gam Fe vào V ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 loãng và HNO3, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A, 3 gam chất rắn B và hỗn hợp khí C gồm 0,1 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 0,2 mol H2. Giá trị của m là: A). 19,6 gam. B). 16,8 gam. C). 19,8 gam. D). 22,6 gam. 48). Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 6,72 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Cho HCl dư vào dung dịch A lại thu được 2,24 lít NO ở đktc. Khối lương muối có trong dung dịch A là: A). 96,8 gam. B). Kết quả khác. C). 72,6 gam. D). 78,2 gam. 49). Chỉ dùng H2SO4 loãng có thể nhận biết bao nhiêu kim loại trong các kim loại sau đựng trong các lọ riêng biệt: Ba, Mg, Fe, Cu, Al. A). 1. B). 3. C). 5. D). 4. 50). Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và CuSO41M với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 6,4 gam kim loại ở catot. Thể tích khí ở (đktc) tạo thành ở anot là: A). 2,24 lít. B). 3,36 lít. C). 7,84 lít. D). 1,12 lít. 51). Cho 1 gam bột Fe tiếp xúc với oxi một thời gian thấy khối lượng bột đã vượt quá 1,41 gam. Nếu chỉ tạo thành một oxit sắt duy nhất thì đó là oxit nào: A). Fe3O4. B). Không có oxit thoả mãn. C). FeO. D). Fe2O3. 52). Cho m gam Fe vào 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 loãng, đến phản ứng hoàn toàn thu được 4,48 lít hỗn hợp khí ở (đktc) NO và H2 có tỉ lệ số mol 1:1, dung dịch A và chất rắn B. Nồng độ mol/lít của H2SO4 trong dung dịch ban đầu là: (Biết dung dịch A không chứa muối amoni). A). 0,2 M. B). 0,4 M. C). 0,5 M. D). 0,6 M. 53). Trong các trường hợp sau trường hợp nào các ion tồn tại trong cùng một dung dịch: A). Na+, H+, Fe2+, NO3-. B). Na+, S2-, Fe3+, NO3-. C). Ca2+, K+, S2-, HSO4-. D). Ba2+, Na+, S2-, HSO3-. 2+ 54). Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 26. Ion X có số electron độc thân là: A). 5. B). 4. C). 6. D). 3. 55). Cho 20 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch A và 0,5 mol H2. Khối lượng muối có trong dung dịch A là: 12
  13. A). 60,5 gam. B). 55,5 gam. C). 60 gam. D). 50 gam. 56). Khi cho FeCl2 tác dụng với dung dịch KMnO4 trong dung dịch H2SO4 thì hệ số cân bằng của nước trong phương trình phản ứng là: (các hệ số là các số nguyên tối giản). A). 24. B). 4. C). 16. D). 8. 57). Trường hợp nào dưới đây không phù hợp giữa nhiệt độ và phản ứng xẩy ra trong lò cao? A). 500 - 600: 3Fe2O3 + CO  2Fe3O4 + CO2 . B). 1800: C + O2  CO2. C). 700 - 800: FeO + CO  Fe + CO2. D). 1000: CaCO3  CaO + CO2. 58). Cho m gam bột Mg vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và CuSO4 1M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được 6,4 gam chất rắn. Giá trị của m là: A). 2,4 gam. B). 9,6 gam. C). 7,2 gam. D). 4,8 gam. 59). Đốt một kim loại trong bình chứa khí clo thu được 32,5 gam muối, đồng thời thể tích clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Kim loại bị đốt là: A). Mg. B). Fe. C). Al. D). Cu. 60). Cho phản ứng: FeSO4 + KMnO4 + H2O  X + Y + Z + T. Tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia phản ứng là: (biết hệ số cân bằng là các số nguyên dương tối giản). A). 36. B). 15. C). 58. D). 22. 61). Hoà tan hoàn toàn một ít oxit FexOy bằng H2 SO4 đặc nóng ta thu được 2,24 lít SO2 ở (đktc), phần dung dịch chứa 120 gam một loại muối sắt duy nhất. Công thức phân tử của oxit sắt là: A). Fe3O4. B). Chưa xác định được. C). Fe2O3. D). FeO. 62). Thể tích dung dịch HNO3 1M tối thiểu để hoà tan hoàn toàn 6,16 gam Fe là. Biết phản ứng tạo khí NO và N2O với tỉ lệ mol 1:1. A). 420 ml. B). 200 ml. C). Kết quả khác. D). 280 ml. 63). Trong các phản ứng sau phản ứng nào H2SO4 không đóng vai trò là chất oxi hoá: A). FeS2 + H2SO4  FeSO4 + H2S + S. B). 2Fe + 6H2SO4  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. C). 2H2SO4 + S  3SO2 + 2H2O . D). Fe + H2SO4  FeSO4 + H2 . 64). Phản ứng nào sau đây là không có trong quá trình luyện gang thành thép: A). FeO + Mn  Fe + MnO. B). 3CaO + P2O5  Ca3(PO4)2. C). MnO + SiO2  MnSiO3. D). 2Mn + O2  2MnO. 65). Trong các phát biểu sau: phát biểu nào đúng. A). Hàm lượng C trong thép dao động từ 0 - 2%. B). Gang trắng chứa rất ít tinh thể hợp chất hoá học là xementit Fe3C. C). Thép mềm là thép có chứa không quá 0,9%C. D). Hàm lượng C trong gang dao động từ 2 - 5%. 66). Cho phản ứng: FeS2 + Cu2S + HNO3  Fe2(SO4)3 + CuSO4 + NO2 + H2O. Hệ số cân bằng của H2O trong ptpư là: (Biết hệ số cân bằng là các số nguyên dương tối giản). A). 20. B). 15. C). 10. D). Kết quả khác. 67). Tính lượng I2 tạo thành khi cho dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,3 mol KI. A). 0,1 mol. B). 0,4 mol. C). 0,2 mol. D). 0,15 mol. 68). Cho luồng khí CO đi qua 64 gam bột Fe2O3, sau một thời gian thu được 57,6 gam hỗn hợp chất rắn A chứa 4 chất. Hoà tan A trong dung dịch HCl dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B và 4,48 lít H2 ở (đktc). Khối lượng muối có trong dung dịch B là: A). 101,6 gam. B). 25,4 gam. C). 115,8 gam. D). 122,9 gam. 13
  14. 69). Phát biểu nào dưới đây cho biết bản chất của quá trình luyện thép: A). Khử quặng sắt thành sắt tự do. B). Chuyển CaO khó nóng chảy thành CaSiO3 dễ nóng chảy để loại ra khỏi gang. C). Thực hiện sự khử ion sắt thành sắt. D). Oxi hoá các tạp chất trong gang (Si, Mn, S, P, C) thành oxit, nhằm giảm hàm lượng của của chúng. 70). Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 26. Ion X3+ có cấu hình electron là: A). 1s22s22p63s23p63d34s2. B). 1s22s22p63s23p63d5. 2 2 6 2 6 4 1 C). 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s . D). 1s22s22p63s23p63d54s1. 71). Sục H2S đến dư vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và CuSO4 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A). 27,2 gam. B). 12,8 gam. C). 9,6 gam. D). 30,4 gam. 72). Cho m gam hỗn hợp FeO, Fe3O4 và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được 4,48 lít NO2 ở (đktc) sản phẩm khử duy nhất và dung dịch A chứa 193,6 gam muối. Tính m: A). 62,4 gam. B). 57,6 gam. C). 61,8 gam. D). 64 gam. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0