intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn thi THPT quốc gia môn Hóa lớp 12 năm 2018 - Đề luyện tập 2

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

47
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn thi THPT quốc gia môn Hóa lớp 12 năm 2018 - Đề luyện tập 2 nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức, đồng thời nó cũng giúp học sinh làm quen với cách ra đề và làm bài thi dạng trắc nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn thi THPT quốc gia môn Hóa lớp 12 năm 2018 - Đề luyện tập 2

  1. Ôn thi THPTQG 2018. Môn: Hóa học 12. ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2. Thời gian làm bài: 50 phút. Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố:  H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Si = 28, P = 31, S = 32, Cl = 35,5, Br = 80, Li = 7, Na = 23,   Mg = 24, Al = 27, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Mn = 55, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Rb = 85,   Sr = 88, Ag = 108, Ba = 137, Pb = 207. Câu 1: PVC được điều chế từ monome nào? A. vinyl clorua. B. vinyl axetat. C. etilen. D. axetilen. Câu 2: Công thức nào sau đây là công thức phân tử của một este no, đơn chức, mạch hở? A. C2H4O. B. C2H4O2. C. C3H4O2. D. C2H6O. Câu 3: Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. H2O. B. H2SO4. C. NaOH. D. Al2(SO4)3. Câu 4: Chất béo là trieste của axit béo với A. ancol etylic. B. glixerol. C. ancol metylic. D. etilen glicol. Câu 5: Quặng apatit chứa thành phần chính là chất nào? A. Ca3(PO4)2. B. CaCO3. C. Al2O3. D. Fe3O4. Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. KCl. Câu 7: Kim loại nào sau đây phản ứng được với nước ở điều kiện thường? A. Mg. B. Zn. C. Ca. D. Cu. Câu 8: Kim loại nhôm không phản ứng với chất nào? A. dd HCl đặc. B. dd H2SO4 đặc. C. dd NaOH đặc. D. dd CuSO4. Câu 9: Cho biết chất nào sau đây thuộc hợp chất monosaccarit? A. tinh bột. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. xenlulozơ. Câu 10: Quặng pirit chứa thành phần chính là chất nào sau đây? A. Al2O3. B. FeS2. C. Ca3(PO4)2. D. CaCO3. Câu 11: Chất nào hòa tan được Cu(OH)2? A. CH3COOCH3. B. C2H5OH. C. C6H5NH2. D. CH3COOH. Câu 12: Kết tủa thu được khi cho CO2 (dư) phản ứng với A. dd Ca(OH)2. B. dd NaAlO2. C. dd Na2CO3. D. dd HCl. Câu 13: Kim loại X phản ứng với dung dịch HCl và với Cl2 cho cùng một sản phẩm muối. X là A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Mg. Câu 14: Cracking C4H10 trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp sản phẩm gồm mấy chất? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 15: Chất nào sau đây làm khô khí NH3 tốt nhất? A. HCl. B. H2SO4 đặc. C. CaO. D. HNO3. Câu 16: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là A. 6. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 17:  Cho các dung dịch sau: (1) etylamin, (2) đimetylamin, (3) amoniac, (4) anilin.  Số  dung  dịch có thể làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. De so 2­Trang­1/4.
  2. Ôn thi THPTQG 2018. Môn: Hóa học 12. Câu 18: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H33COOH và C15H31COOH. Số loại  trieste được tạo ra tối đa là A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 19: Để phân biệt CH3COOH và CH3COOC2H5 có thể dùng A. quỳ tím. B. dd AgNO3/NH3. C. nước brom. D. dd HCl. Câu 20: Để phân biệt các dung dịch: HCl, H2SO4, NaOH, BaCl2 có thể dùng A. dd BaCl2. B. quỳ tím. C. dd NaOH. D. Cu kim loại. Câu 21: Cho các chất: Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. Nếu cho từng  chất trên phản ứng với dung dịch HNO3 loãng (dư) thì có bao nhiêu phản ứng tạo ra chất khí? A. 1. B. 2. C. 5. D. 6. Câu 22: Thực hiện các thí nghiệm sau:  (1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (3) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. (4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. (5) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (6) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch chứa CaCl2 và MgSO4. Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 23: Cho các phát biểu sau: (a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO 2  và H2O có số  mol bằng  nhau. (b) Trong phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, glucozơ là chất bị khử. (c) Để rửa ống nghiệm có dính anilin, có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl. (d) Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau. (e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. (g) Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 24: Sơ đồ phản ứng nào phù hợp? A. Ca   CaO   CaCO3   Ca(OH)2. C. CaCO3   Ca   CaO   Ca(OH)2   CaCl2. C. Ca(OH)2   CaO   CaCO3   CaO. D. CaCO3   CaO   Ca(OH)2   CaCO3. Câu 25: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO 3/NH3 thì khối lượng Ag  tối đa thu được là A. 21,6 gam. B. 10,8 gam. C. 32,4 gam. D. 16,2 gam. Câu 26: Cho 1,3 gam Zn tác dụng với H 2SO4 đặc, nóng (dư), thu được V lít khí SO 2 (sản phẩm  khử duy nhất ở đktc). Tìm V. A. 0,224 lít. B. 0,336 lít. C. 0,672 lít. D. 0,448 lít. Câu 27: Đốt cháy hết 2,2 gam etyl axetat, thu được m gam H2O. Tìm m. A. 0,9 gam. B. 1,8 gam. C. 2,7 gam. D. 3,6 gam. Câu 28: Hấp thụ hết 336 ml khí etilen vào V ml dung dịch Br2 1M (vừa đủ). Tìm V. A. 15 ml. B. 10 ml. C. 20 ml. D. 30 ml. De so 2­Trang­2/4.
  3. Ôn thi THPTQG 2018. Môn: Hóa học 12. Câu 29: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ  lượng khí  sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 75 gam kết tủa. Giá trị của   m là A. 65. B. 75. C. 8. D. 55. Câu 30: Trộn 10 ml dung dịch HCl 1M với 10 ml dung dịch NaOH 1,1M, phản ứng hoàn toàn, thu   được dung dịch X. pH của dung dịch X bằng A. 1,3. B. 12,7. C. 13. D. 1. Câu 31: X là một  α­amino axit. Cho 9 gam X phản  ứng vừa đủ  với dung dịch KOH, thu được   13,56 gam muối. Tên của X là A. alanin. B. valin. C. axit glutamic. D. glyxin.  Câu 32: X là amin no, đơn chức, mạch hở và bậc 1.  Cho 4,72 gam X phản  ứng vừa đủ với 100  ml dung dịch HCl 0,8M. Xác định công thức của amin X. A. CH5N. B. C2H7N. C. C3H9N. D. C4H11N. Câu 33: Trộn 10 ml dung dịch AlCl3 1M với 18 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi kết thúc các  phản ứng, thu được m gam kết tủa. Tìm m. A. 0,468 gam. B. 0,78 gam. C. 0,312 gam. D. 0,39 gam. Câu 34: X là một este no, đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH 4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este  X với dung dịch NaOH dư, thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. HCOOCH(CH3)2. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. HCOOCH2CH2CH3. Câu 35: Hấp thụ 2,24 lít CO2 (đktc) vào cốc đựng 210 ml dung dịch NaOH 1M, phản  ứng hoàn  toàn thu được dung dịch X. Khối lượng chất tan có trong X là A. 10,6 gam. B. 11,13 gam. C. 11 gam. D. 11,31 gam. Câu 36: Hỗn hợp X gồm Al và Fe. Cho 1,274 gam X phản  ứng với H2SO4 đặc nóng (dư), thu  được 1,008 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Số mol H2SO4 đã phản ứng là A. 0,09. B. 0,18. C. 0,06. D. 0,12. Câu 37: Có m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: tác dụng hoàn  toàn với HNO3  đặc, nguội (dư), thu được 0,672 lít khí (đktc). Phần 2: tác dụng hoàn toàn với   H2SO4 loãng (dư), thu được 0,448 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 4,96. B. 8,80. C. 4,16. D. 17,6. Câu 38: Hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở và kế  tiếp nhau. Đốt cháy hết 1,12 lít   hơi X (đktc), thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 5,24 gam. Công thức 2 ancol là A. CH4O và C2H6O. B. C2H6O và C3H8O. C. C3H8O và C4H10O. D. C4H10O và C5H12O. Câu 39: X là ancol no, đa chức. Đốt cháy hết một lượng X cần vừa đủ  1,792 lít O 2 (đktc), thu  được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 1,44 gam H2O. Công thức của X là A. C2H4(OH)2. B. C3H5(OH)3. C. C3H6(OH)2. D. C4H7(OH)3. Câu 40: Cho một lượng kim loại R (hóa trị n) phản ứng vừa đủ với 672 ml oxi (đktc), thu được   một oxit duy nhất có khối lượng 3,04 gam. Kim loại R là A. Cr. B. Al. C. Cu. D. Zn. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ De so 2­Trang­3/4.
  4. Ôn thi THPTQG 2018. Môn: Hóa học 12. De so 2­Trang­4/4.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2