intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phác đồ điều trị các bệnh ngoại khoa - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Chia sẻ: Hạ Mộc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1703

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Phác đồ điều trị các bệnh ngoại khoa" gồm 85 phác đồ điều trị bệnh nội khoa dành cho các khoa: Khoa Phẫu thuật tim mạch lồng ngực; Khoa Ngoại tổng hợp; Khoa Ngoại tiết niệu; Khoa Chấn thương chỉnh hình - bỏng; Khoa Phẫu thuật thần kinh - cột sống; Trung tâm ung bướu; Khoa Mắt; Khoa Răng hàm mặt; Khoa Tai mũi họng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phác đồ điều trị các bệnh ngoại khoa - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

  1. BAN BIÊN SOẠN TRƯỞNG BAN 1. TTND.TS.BSCKII. Nguyễn Thị Minh Chính Giám đốc Bệnh viện PHÓ TRƯỞNG BAN 2. TTND.TS.BSCKII. Lại Đức Trí Phó Giám đốc 3. TS. Nguyễn Thị Thanh Trung Phó Giám đốc 4. ThS. Nguyễn Đức Thái Phó Giám đốc THƯ KÝ 5. TS. Trần Khánh Thu TP Kế hoạch tổng hợp 6. ThS. Nguyễn Mạnh Hùng TP Chỉ đạo tuyến 7. BSNT. Nguyễn Văn Thăng TP Quản lý chất lượng 8. BSNT. Dương Minh Tuấn PTP Kế hoạch tổng hợp 9. DS Lê Đình Trang Kế hoạch tổng hợp THÀNH VIÊN 10. TS. Đỗ Mạnh Toàn Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp 11. BSCKII. Phạm Ngọc Dũng Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu 12. BSCKII. Nguyễn Văn Dũng Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình-Bỏng 13. ThS. Phạm Văn Hữu Trưởng Khoa Phẫu thuật Thần kinh cột sống 14. BSCKII. Nguyễn Phúc Kiên Giám đốc Trung tâm Ung bướu 15. ThS Đỗ Tất Thành Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch 16. ThS. Hà Văn Hưng Trưởng Khoa Răng hàm mặt 17. BSCKII. Vũ Duy Quýnh Trưởng Khoa Tai mũi họng 18. BSCKII. Nguyễn Thị Thúy Loan Trưởng Khoa Mắt
  2. Người ký: Lại Đức Trí Email: ldtri69.bvdk@thaibinh.gov.vn Cơ quan: Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa, Tỉnh Thái Bình Thời gian ký: 20.03.2022 18:17:04 +07:00 MỤC LỤC Phần 1: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KHOA PHẪU THUẬT TIM MẠCH LỒNG NGỰC (05) 1.MÁU ĐÔNG KHOANG MÀNG PHỔI TRONG CHẤN THƯƠNG, VẾT THƯƠNG NGỰC CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 2.PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐỐT HẠCH GIAO CẢM NGỰC CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 3.TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 4.TRÀN MÁU KHOANG MÀNG PHỔI CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 5.UNG THƯ TUYẾN GIÁP CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ Phần 2: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KHOA NGOẠI TỔNG HỢP (10) 1.VIÊM RUỘT THỪA CẤP CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 2.VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 3. ÁP - XE RUỘT THỪA
  3. CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 4.SỎI TÚI MẬT VÀ BIẾN CHỨNG VIÊM TÚI MẬT CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 5.VIÊM PHÚC MẠC DO THỦNG TẠNG RỖNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 6.SỎI ỐNG MẬT CHỦ VÀ BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 7.UNG THƯ ĐẠI TRÀNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 8.UNG THƯ TRỰC TRÀNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 9.TẮC RUỘT CƠ GIỚI CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 10.THOÁT VỊ BẸN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ Phần 3: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KHOA NGOẠI TIẾT NIỆU (10) 1.SỎI THẬN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 2.SỎI NIỆU QUẢN
  4. CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 3.SỎI BÀNG QUANG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 4.CÁC BỆNH NANG THẬN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 5.VẾT THƯƠNG THẬN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 6.U ÁC CỦA BÀNG QUANG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 7.TĂNG SẢN XUẤT TUYẾN TIỀN LIỆT CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 8.U ÁC CỦA TUYẾN TIỀN LIỆT CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 9.TRÀN DỊCH MÀNG TINH HOÀN VÀ NÀNG MÀO TINH HOÀN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 10.XOẮN TINH HOÀN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ Phần 4: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH – BỎNG (10) 1.GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI
  5. CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 2.GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 3.GÃY XƯƠNG BÁNH CHÈ CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 4.GÃY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 5.GÃY THÂN HAI XƯƠNG CẲNG TAY CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 6.GÃY MÂM CHÀY CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 7.GÃY HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 8.GÃY MẮT CÁ CHÂN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 9.GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 10.TỔN THƯƠNG DÂY CHẰNG VÙNG GỐI CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ
  6. Phần 5: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KHOA PHẪU THUẬT THẦN KINH – CỘT SỐNG (10) 1.CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 2.TỔN THƯƠNG NỘI SỌ CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 3.CHẤN ĐỘNG NÃO CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 4.VẾT THƯƠNG SỌ NÃO CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 5.KHUYẾT XƯƠNG SỌ CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 6.HẸP ỐNG SỐNG THẮT LƯNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 7.TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 8.THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 9.CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG NGỰC VÀ THẮT LƯNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 10.LÚN XẸP ĐỐT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG
  7. CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ Phần 6: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TRUNG TÂM UNG BƯỚU (10) 1.BƯỚU NHÂN TUYẾN GIÁP CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 2.CÁC KHỐI U LÀNH TÍNH CỦA MÔ MỀM VÀ MÔ LIÊN KẾT CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 3.UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 4.UNG THƯ DẠ DÀY CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 5.U ÁC CỦA ĐẠI TRÀNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 6.U ÁC CỦA TRỰC TRÀNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 7.UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 8.UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 9.UNG THƯ THỰC QUẢN
  8. CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 10.UNG THƯ VÚ ĐIỀU TRỊ CHẨN ĐOÁN Phần 7: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KHOA MẮT (10) 1.BỆNH ĐỤC THỂ THỦY TINH CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 2.VIÊM LOÉT GIÁC MẠC CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 3.VẾT THƯƠNG HỞ CỦA MI MẮT VÀ VÙNG QUANH MẮT CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 4.GLÔCÔM CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 5.MỘNG THỊT CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 6.QUẶM VÀ LÔNG XIÊU CỦA MÍ MẮT CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 7.VIÊM THỊ THẦN KINH CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 8.VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO CHẨN ĐOÁN
  9. ĐIỀU TRỊ 9.BỆNH VIÊM HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 10.ĐỤC THỂ THỦY TINH BIẾN CHỨNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ Phần 8: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KHOA RĂNG HÀM MẶT (10) 1.ĐIỀU TRỊ VIÊM TẤY TỎA LAN VÙNG HÀM MẶT CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 2.VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT KHÔNG CÓ KHUYẾT HỔNG TỔ CHỨC CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 3.UNG THƯ KHOANG MIỆNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 4.U HỖN HỢP TUYẾN MANG TAI CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 5.U TUYẾN NƯỚC BỌT DƯỚI HÀM CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 6.ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM TRÊN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 7.ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI CHẨN ĐOÁN
  10. ĐIỀU TRỊ 8.ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG GÒ MÁ CUNG TIẾP CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 9.NANG XƯƠNG HÀM DO RĂNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 10.VIÊM TUỶ RĂNG CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ Phần 9: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ KHOA TAI MŨI HỌNG (10) 1.APXE QUANH AMIDAN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 2.CHẢY MÁU CAM CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 3.ĐIẾC ĐỘT NGỘT CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 4.NỐT NHỎ DÂY THANH CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 5.POLYP CỦA DÂY THANH ÂM VÀ THANH QUẢN CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 6.POLYP MŨI CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ
  11. 7.VIÊM AMIDAN MẠN TÍNH CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 8.VIÊM TAI GIỮA KHÔNG ĐẶC HIỆU CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 9.VIÊM XOANG CẤP TÍNH CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ 10.VỠ XƯƠNG MŨI CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO #. 708_BYT_2015.03.02_TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN “HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHÁNG SINH”. #. 5631 BYT_2020.12.31_HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG BỆNH VIỆN_ Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký_thay thế Quyết định 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế. #. 5948_BYT_2021.12.30_DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC CHỐNG CHỈ ĐỊNH TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH.
  12. Phần : PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TIM MẠCH LỒNG NGỰC MÁU ĐÔNG KHOANG MÀNG PHỔI TRONG CHẤN THƯƠNG, VẾT THƯƠNG NGỰC I. KHÁI NIỆM - Máu đông (hay máu cục) khoang màng phổi là tình trạng máu đông lại thành bánh to (bằng quả cam, quả xoài, quả bưởi), choán chỗ ở trong khoang màng phổi. Phần dịch còn lại là nước máu đen không đông. - MĐMP thường gặp trong bệnh cảnh của vết thương ngực hở, ít hơn trong chấn thương ngực kín. [3] II. NGUYÊN NHÂN - Chấn thương ngực,vết thương ngực - Sau các phẫu thuật can thiệp vào lồng ngưc: cắt thùy phổi,... [3] III. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định 1.1 Lâm sàng 1.1.1 Toàn thân Nhìn chung ít thay đổi: - Da xanh, niêm mạc nhợt do thiếu máu - Nhiễm trùng nhẹ: sốt 37,5-38 độ C. 1.1.2 Cơ năng - Khó thở nhẹ - Đau, nặng ngực bên tổn thương. 1.1.3 Thực thể - Đa số vị trí lỗ vào vết thương nằm trên thành ngực (> 95%): thấy chảy máu, khí, ngoài ra vết thương có thể thấy ở cổ, bụng… - Lạo xạo xương gãy
  13. - Hội chứng tràn máu màng phổi: + Lồng ngực xẹp, biên độ hô hấp giảm ở bên bị thương + Rung thanh giảm + Gõ thấy đục hơn ở vùng thấp so với bên ngực lành + Rì rào phế nang phổi giảm ở bên thương tổn + Chọc dò khoang màng phổi bên bị thương: chỉ định rất hạn chế ở nhóm bệnh này, khi không có điều kiện chup x quang ngực và không có DLMP. Vị trí chọc ở khoang liên sườn 4 - 6 đường nách giữa - tư thế nằm, hoặc 7 - 8 đường nách sau - tư thế ngồi, thấy ra máu đen không đông. - Dẫn lưu màng phổi hoạt động kém, ra nước máu đen. 1.2 Cận lâm sàng 1.2.1. Các xét nghiệm,CĐHA để chẩn đoán - X. quang ngực thẳng: là thăm dò cận lâm sàng cần thiết nhất, nên chụp ở tư thế đứng nếu toàn trạng bệnh nhân cho phép có thể thấy: + Gãy - đứt xương sườn: hình ảnh chỉ rõ ở cung sau và bên của các xương sườn, gợi ý có tổn thương bó mạch liên sườn – thương tổn điển hình gây chảy máu nhiều vủa VTN. + Tràn máu màng phổi với hình đường cong Damoiseau (hiếm khi có hình ảnh tràn máu – tràn khí màng phổi trong bệnh máu cục màng phổi). - Siêu âm màng phổi: thấy khối máu đông trong màng phổi. - Chụp cắt lớp lồng ngực: Thấy hình ảnh tràn máu, máu cục màng phổi, xẹp phổi. - Xét nghiệm huyết học: thấy dấu hiệu thiếu máu nhiều hay ít, bạch cầu tăng, nhiễm trùng nhẹ. 1.2.2. Các xét nghiệm thường qui - Xét nghiệm huyết học: tổng phân tích tế bào máu, nhóm máu, PT, APTT, thời gian máu chảy, HbsAg, HIV, HCV... - Xét nghiệm sinh hóa máu: glucose máu, GOT, GPT, ure, creatinin, điện giải đồ... [1] [2] [3] 2. Chẩn đoán phân biệt
  14. - Tràn máu màng phổi: đậm độ dịch đồng nhất - Thoát vị hoành: hình ảnh dạ dày, ruột trong lồng ngực - Phổi biệt lập: chụp động mạch phân biệt - Các bệnh lý của nhu mô phổi: đông đặc phổi, u phổi apces phổi, viêm phổi thùy… [1] [2] [3] IV. ĐIỀU TRỊ 1. Hướng điều trị - Phẫu thuật lấy máu cục, rửa sạch khoang màng phổi,dẫn lưu khoang màng phổi - Lý liệu pháp hô hấp sớm, tích cực sau mổ - Kháng sinh, dinh dưỡng nâng cao thể trạng. 2. Điều trị cụ thể - Phẫu thuật mở ngực kinh điển hoặc đường mở ngực ít xâm lấn (rạch da nhỏ): lấy máu đông, rửa sạch khoang màng phổi, bóc vỏ fibrin bọc ngoài màng phổi tạng. - Phẫu thuật nội soi lồng ngực: lấy hết máu cục, bơm rửa sạch khoang màng phổi. - Điều trị sau mổ: + Hướng dẫn bệnh nhân tập lí liệu pháp hô hấp sớm và tích cực ngay sau mổ + Thay băng, chăm sóc vết thương ngực, vết mổ, chân dẫn lưu hàng ngày + Chăm sóc, theo dõi dẫn lưu màng phổi tốt: thường rút sau 3-5 ngày khi phổi đã nở + Thuốc: kháng sinh, giảm đau + Bù máu nếu thiếu máu + Ăn uống nâng cao thể trạng. [1] [2] [3] 3. Tiêu chuẩn ra viện - Hết sốt trong 48 giờ - Phổi thông khí rõ 2 bên - Vết mổ khô - Xq ngực phổi giãn nở tốt. [2] V. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN NỘI TRÚ
  15. - Sốt, tức ngực khó thở. - Dấu hiệu thiếu máu. - CĐHA tràn dịch KMP. VI. BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ - Xẹp phổi: tích cực làm lí liệu pháp hô hấp. - Nhiễm trùng vết thương, vết mổ: cắt chỉ sớm, cấy vi trùng dịch mủ, thay băng, dùng kháng sinh liều cao - phổ rộng, theo kháng sinh đồ. - Mủ màng phổi, ổ cặn màng phổi, dầy dính màng phổi: ít gặp, điều trị phức tạp. [3] VII. PHÒNG BỆNH - Tuân thủ phác đồ điều trị - Khám lại sau 02 tuần, 1 tháng, 3 tháng sau ra viện. - Tập thở hàng ngày MỘT SỐ MÃ ICD PHỤC VỤ CHO CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ STT MÃ BỆNH TÊN BỆNH GHI CHÚ 1 J94.2 Tràn máu màng phổi 2 S27.1 Tràn máu màng phổi do chấn thương 3 S27.10 Tràn máu màng phổi do chấn thương, không có vết thương mở vào ổ ngực 4 S27.11 Tràn máu màng phổi do chấn thương, có vết thương mở vào ổ ngực TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh học ngoại tim mạch-lồng ngực HVQY 2015 2. Hoàng Văn Trưởng (2019) “Đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tràn máu tràn khí khoang màng phổi do chấn thương ngực kín tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình”- luận văn thạc sỹ y học năm 2019 – Đại học y dược Thái Bình. 3. Bài giảng “Máu cục khoang màng phổi”, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước 2018
  16. PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐỐT HẠCH GIAO CẢM NGỰC I. KHÁI NIỆM Tăng tiết mồ hôi khu trú ở bàn tay và nách là một bệnh lý cường giao cảm cục bộ chưa rõ nguyên nhân, còn gọi là tăng tiết mồ hôi nguyên phát hoặc vô căn, xay ra trên người khỏe mạnh. [5], [8], [9]. II. TRIỆU CHỨNG 1. Triệu chứng cơ năng - Tăng tiết mồ hôi mặt hay đỏ mặt: Mồ hôi mặt ra nhiều khiến bệnh nhân thấy khó chịu. Bệnh nhân cũng thường có những cơn đỏ mặt, nhất là khi có ai trêu chọc, làm ảnh hưởng khi giao tiếp. - Tăng tiết mồ hôi tay: Khi bệnh nhân có biểu hiện lo lắng thì bàn tay ra khá nhiều nhiều mồ hôi. Do bàn tay là phần quan trọng trong tiếp xúc với xã hội hay nghề nghiệp nên nhiều bệnh nhân bị tự kỷ và tránh tiếp xúc, miễn cưỡng trong bắt tay, hạn chế làm việc liên quan giấy tờ, không viết được hay làm nhoè mực,... hoặc có thể bối rối khi nắm tay, bắt tay người khác. [4], [5], [13] - Tăng tiết mồ hôi ở bàn chân và những nơi khác gây mùi khó chịu 2. Triệu chứng thực thể Lòng bàn tay bàn chân bệnh nhân lạnh, ẩm, ra mồ hôi độ 2, độ 3. [12] 3. Phân loại Đặc điểm Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 Không hoặc Ướt đẫm bàn Ướt nhiều, nhỏ Độ ẩm Bàn tay ẩm ướt nhẹ tay thành giọt Chất lượng cuộc Khó chịu trong Sợ hãi tiếp xúc Bình thường Phiền toái sống sinh hoạt hay giao tiếp Test trên giấy (-) (+) (++) (+++) thấm III. CẬN LÂM SÀNG
  17. Bộ xét nghiệm cơ bản phục vụ chẩn đoán xác định và trước phẫu thuật: Xét nghiệm huyết học: tổng phân tích tế bào máu, nhóm máu, PT, APTT, thời gian máu chảy, co cục máu, fibrinogen, HbsAg, HIV, HCV... Xét nghiệm sinh hóa máu: glucose máu, GOT, GPT, ure, creatinin, albumin, protein toàn phần, điện giải đồ... Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu... Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: XQ ngực thẳng, ĐTĐ, CLVT lồng ngực.. Một số xét nghiệm phục vụ chẩn đoán phân biệt: TSH, FT3, FT4,.... Một số xét nghiệm phục vụ việc tiện lượng và điều trị biến chứng: Tổng phân tích tế bào máu, XQ ngực thẳng, CLVT lồng ngực… IV. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định - Hai bàn tay bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, có thể ẩm ướt hoặc chảy thành giọt nên bệnh nhân bị tự kỷ và tránh tiếp xúc, miễn cưỡng trong bắt tay, hạn chế làm việc liên quan giấy tờ, không viết được hay làm nhoè mực,... hoặc có thể bối rối khi nắm tay, bắt tay người khác - Lòng bàn tay bàn chân bệnh nhân lạnh, ẩm, ra mồ hôi độ 2, độ 3. [4], [5], [13] 2. Chẩn đoán phân biệt - Tăng tiết mồ hôi thứ phát: Thường gây đổ mồ hôi toàn cơ thể. - Một số nguyên nhân gây đổ mồ hôi thứ phát như: + Thiếu vitamin và chất khoáng: Vitamin và chất khoáng đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, việc thiếu hụt các dưỡng chất trên do người bệnh sử dụng nhiều các thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất bảo quản sẽ là nguyên nhân gây nên tình trạng ra mồ hôi tay, chân vào mùa lạnh. + Bệnh cường giáp: Các phản ứng trao đổi chất sẽ bị rối loạn khi tuyến giáp hoạt động quá mức, khiến cơ thể đốt cháy nhiều calo, tạo ra nhiều nhiệt và bài tiết nhiều mồ hôi hơn. Trường hợp người bệnh tiết mồ hôi tay chân do bệnh tuyến giáp thì thường có biểu hiện đi kèm như: run tay, hay hồi hộp, đánh trống ngực, mắt lồi, sụt cân nhanh…
  18. + Tăng tiết mồ hôi thứ phát do bỏng lạnh do nhiệt độ quá thấp, u tuyến yên, thiếu máu bất sản, lao phổi… + Hoặc ra mồ hôi tay, chân do nhiễm độc: Vì tính chất công việc hay một số nguyên nhân nào đó khiến cơ thể của chúng ta tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại từ không khí, nước, môi trường ô nhiễm… khiến cho cơ thể bị nhiễm độc sẽ phản ứng lại bằng cách bài tiết ra nhiều mồ hôi để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. [4], [5], [6] 3. Chỉ định nhập viện - Triệu chứng tăng tiết mồ hôi tay nguyên phát. Độ 2 – 3: + Độ 2: Ướt đẫm bàn tay, yếu đuối Suy nhược, Test trên giấy thấm (++) + Độ 3: Ướt đến mức độ nhỏ giọt, sợ hãi tiếp xúc và giao tiếp, Test trên giấy thấm (+++). - Tuổi > 13 hoặc bằng 13. V. ĐIỀU TRỊ Nguyên tắc điều trị: Giảm lượng mồ hôi tiết ra tại lòng bàn tay và nách 1. Điều trị không phẫu thuật 1.1. Dùng muối nhôm Là chất chống tiết mồ hôi dùng bôi tại chổ, cơ chế làm tắc các ống tiết mồ hôi và làm teo các tế bào tiết mồ hôi. Hiệu quả cải thiện 98% trong trường hợp tăng tiết mồ hôi nhẹ sau 3 tuần. Hạn chế của phương pháp này là bỏng, có cảm giác kim châm, kích thích da. [2], [4], [5], [7], [8]. 1.1. Liệu pháp Ion Ngâm tay hoặc chân vào chậu nước kiềm, cho dòng điện chạy ngang qua cơ thể tạo ra ion làm thay đổi một phần cấu trúc ống tuyến và khả năng bài tiết của tuyến. Ion liệu pháp dùng điều trị cho tăng tiết mồ hôi tay và chân vì đây là nhưng phần dễ ngâm trong nước. Kết quả ngắn hạn tốt đạt trên 80%. Giới hạn phương pháp nảy là gây kích ứng da, khô và tróc da. Chống chỉ định cho bệnh nhân có thai và đang đặt máy tạo nhịp. [2], [4], [5], [6], [7], [10] 1.3. Tiêm Botulium toxin A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2